K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhất tự vi sư bán tự vi sư

 \(\rightarrow\)Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy

Ý NGHĨA :

\(\Rightarrow\)Phải tôn trọng người thầy, người cô, cô thầy như người lái đò, nếu không có thầy ( cô ) thì trên thế gian sẽ không có tri thức. Dù là nửa chữ thì thầy ( cô ) đã bỏ bao công sức dạy dỗ ta nên người.

9 tháng 12 2018

1 chữ là thầy,nửa chữ cũng là thầy

=> nói lên công lao to lớn của người thầy

1 ,Em hiểu thế nào về câu tục ngữ " Nhất tự vi sư, bán tự vi sư"

Dân gian ta hay truyền tụng một câu tục ngữ: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Tục ngữ này có gốc Hán, đọc theo âm Hán - Việt. Nếu giải nghĩa từng thành tố, ta có: nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa, sư = thầy. Nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy”. Hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời. Rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”. Đó chính là “lẽ thường (topos)” tối thiểu ở đời trong thiên hạ xưa và nay.

Nhưng phải chăng, câu tục ngữ trên đã được xây dựng trên một lối nói hơi ngoa ngôn, cường điệu? Bởi ta đi học là để thu nhận một hệ thống kiến thức rất rộng, đủ để thành nghề, thành tài. Tri thức có thể ít, có thể nhiều. Song với “nhất tự (một chữ)” và “bán tự (nửa chữ)” có lẽ chẳng là cái gì cả. Người xưa còn có câu Tự vi sư (Chữ làm ra thầy). Thầy thực sự phải chứa trong đầu cả một “biển” chữ. Ta học thầy, chí ít cũng phải được truyền dạy một khối lượng cơ bản của cái “biển chữ” ấy mới “đắc đạo”. Vậy một hai chữ kia ăn nhằm gì? Lão Tử từng nói: Bất độc ngũ xa thư bất thành thi sĩ (Chưa đọc tới năm xe sách, chưa thể thành nhà thơ).

Tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư chứa đựng cả một quan niệm sâu sắc của dân gian về sự học, về đạo thầy trò. Bất kì ai, đã là học trò thì cần phải học bắt đầu từ những kiến thức sơ đẳng nhất. Có thế thì họ mới có cơ sở để tiếp tục mở mang kiến thức cao hơn để đi xa hơn. Người thầy luôn luôn là một đối tượng cần phải tôn kính. Thầy phải là người cao hơn một bậc về tri thức, về tư cách, về tầm nhìn. Không có thầy, chúng ta khó có cơ hội trau dồi, tiến bộ mọi mặt để lớn lên “thành người” và “thành tài”. Vì vậy, khi đi học, người ta luôn có thái độ trân trọng, “ngước nhìn” lên thầy với sự ngưỡng mộ, coi thầy là thần tượng để hướng theo. Nhất nhất mọi cử chỉ, lời dạy của thầy đều là khuôn thước của sự học hỏi. Không hiếm những học trò, sau này thành danh phương trưởng, vẫn có nét “hao hao” giống thầy về cử chỉ, cách nói, vốn tri thức… Và cũng không hiếm học trò kính thầy, mê thầy mà… “phải lòng” thầy! Nói chung người ta không khuyến khích quan hệ đó, bởi học đường luôn là nơi tôn nghiêm, đúng mực. Nhưng chúng ta cũng biết rằng, từ sự quý trọng, ngưỡng mộ đến tình yêu chỉ cách nhau chưa đầy nửa bước. Cần tỉnh táo mà không nên sa đà quá mức vào tình cảm riêng tư.

Cô giáo đội tuyển Văn của tớ giải cho !

Còn cái kia là cô dạy Văn lớp tớ bảo

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư : 
( nhất:một; tự:chữ; vi: coi là; sư: thầy; bán: nửa ) 
Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Phải tôn kính, biết ơn người dạy bảo( dù chỉ là nửa chữ 

9 tháng 12 2018

Theo Bác, để giải phóng một dân tộc cũng như để xây dựng một chế độ mới thì phải huy động sức mạnh toàn dân mới thắng lợi, hoàn thành được. Đoàn kết toàn dân vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng và là mục tiêu đấu tranh trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.

Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc mang bản sắc riêng nhưng đều nằm trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Vì vậy Người kêu gọi đồng bào các dân tộc không phân biệt Kinh hay Thổ, Mường hay Mán,… phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà để cùng xây dựng Tổ quốc chung, xây dựng xã hội XHCN, làm cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc. Với các tôn giáo, Người nhắc nhở phải luôn gắn liền lợi ích tôn giáo với lợi ích chung của dân tộc. Phải đoàn kết giữa đời và đạo, giữa yêu nước và phụng đạo. Dù là lương hay giáo, đồng bào cũng phải yêu thương đùm bọc nhau, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận, ấm no, xây dựng Tổ quốc. Người nhắn nhủ: Đoàn kết thì thành công và đại đoàn kết thì sẽ đại thành công.

Thực hiện lời Bác dạy về sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam luôn đề cao thực hành và giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó và đã trở thành lời thề danh dự của quân nhân. Tinh thần đoàn kết trong quân đội, nhất là đoàn kết trong cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ chủ trì ngày càng vững chắc; cán bộ, chiến sĩ thương yêu giúp đỡ nhau như anh em một nhà. Toàn quân đoàn kết, thống nhất một lòng trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Thực hiện chức năng đội quân công tác và tiếp tục phát huy tốt mối quan hệ đoàn kết quân dân, thực hiện quân với dân một ý chí, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân luôn sát cánh cùng nhân dân, kính trọng dân, giúp đỡ dân và bảo vệ dân. Cán bộ, chiến sĩ quân đội luôn xung kích đi đầu trong giúp dân phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, chung sức xây dựng nông thôn mới… góp phần quan trọng vào việc xây dựng thế trận lòng dân ngày càng vững chắc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước, nhân dân và danh hiệu cao quý Bộ đội Cụ Hồ.

9 tháng 12 2018

nghĩa là nếu chúng ta đoàn kết với nhau thì sẽ thành công tất cả mọi công việc

8 tháng 12 2018

Câu tục ngữ giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. Làm nên ở đây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thế nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức đố mày, đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

~~Hok tốt~~

Cô gái xử nữ

8 tháng 12 2018

Nghĩa đen: không có thầy dạy dỗ thì một con người không biết nhiều về chữ, lễ, nghĩa và không làm nên được việc gì 

Ngiã bóng :

Câu tục ngữ đề cao việc học thầy: không có thầy dạy bảo thì không thể làm được gì, không mở mang kiến thức được. 
Câu tục ngữ đề cập đến một đạo lí: phải biết học ở thầy, phải biết yêu kính và biết ơn thầy.


#lâu lâu hỏi đáp , k mk nha


 

9 tháng 12 2018

Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết

Thành công thành công đại thành công là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đc trích trong bài ns chuyện tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc VN lần thứ II, năm 1961 nói về thông điệp sức mạnh của tinh thần đoàn kết - đoàn kết rộng rãi, đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết thực sự của HCM gửi đến đồng bào DT.

 Hình như mk hiểu sai đề!!!
 

9 tháng 12 2018

Nếu như mà đoàn kết thì càng ngày sẽ càng đoàn kết

còn nếu thành công thì sẽ càng ngày sẽ càng thành công

9 tháng 12 2018

Trước hết ta phải hiểu nghĩa của câu tục ngữ. ” Một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn ” ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn ” chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. Từ ý nghĩa đó, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc.

 

9 tháng 12 2018

Theo chanh nghĩ nè :

Một cậy tg tự như 1 người thì làm 1 công việc gì đó khó khăn hay gì thì ko thể hiệu quả bằng nhiều người cùng làm tương tự như 3 cây . Hết 

Theo chanh nghĩ 

hok tốt !

chanh

24 tháng 11 2021

1.Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Tục ngữ này có gốc Hán, đọc theo âm Hán - Việt. Nếu giải nghĩa từng thành tố, ta có: nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa, sư = thầy. Nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy”. Hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời. Rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”. Đó chính là “lẽ thường” tối thiểu ở đời trong thiên hạ xưa và nay.

2.Câu tục ngữ gồm hai vế, vê thứ nhất “ tiên học lễ” có nghĩa là trước khi học văn hóa, học bất cứ điều gì thì trước tiên chúng ta phải lễ nghĩa, cách ứng xử trước, theo như thời đại phong kiến, nó là quy ước, chuẩn mực để đánh giá một con người, vì thế thời xa xưa, người ta dạy bảo con cháu những lễ nghi trong cuộc sống rất nhiều, còn nhiều hơn học văn hóa, “hậu học văn” nghĩa là sau khi được giáo huấn và dạy dỗ, chỉ bảo xong lễ nghi thì ta mới bắt đầu vào học văn hóa.Câu tục ngữ khuyên chúng ta muốn hoàn thiện bản thân mình, trước hết phải trau dồi lễ nghĩa, sau đó mới bắt đầu bàn tới việc học văn hóa.

tick nha

21 tháng 11 2019

trăng đẹp quá !!!hết

10 tháng 11 2019

Dân gian ta hay truyền tụng một câu tục ngữ: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Tục ngữ này có gốc Hán, đọc theo âm Hán - Việt. Nếu giải nghĩa từng thành tố, ta có: nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa, sư = thầy. Nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy”. Hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời. Rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”. Đó chính là “lẽ thường (topos)” tối thiểu ở đời trong thiên hạ xưa và nay.

Nhưng phải chăng, câu tục ngữ trên đã được xây dựng trên một lối nói hơi ngoa ngôn, cường điệu? Bởi ta đi học là để thu nhận một hệ thống kiến thức rất rộng, đủ để thành nghề, thành tài. Tri thức có thể ít, có thể nhiều. Song với “nhất tự (một chữ)” và “bán tự (nửa chữ)” có lẽ chẳng là cái gì cả. Người xưa còn có câu Tự vi sư (Chữ làm ra thầy). Thầy thực sự phải chứa trong đầu cả một “biển” chữ. Ta học thầy, chí ít cũng phải được truyền dạy một khối lượng cơ bản của cái “biển chữ” ấy mới “đắc đạo”. Vậy một hai chữ kia ăn nhằm gì? Lão Tử từng nói: Bất độc ngũ xa thư bất thành thi sĩ (Chưa đọc tới năm xe sách, chưa thể thành nhà thơ).

Tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư chứa đựng cả một quan niệm sâu sắc của dân gian về sự học, về đạo thầy trò. Bất kì ai, đã là học trò thì cần phải học bắt đầu từ những kiến thức sơ đẳng nhất. Có thế thì họ mới có cơ sở để tiếp tục mở mang kiến thức cao hơn để đi xa hơn. Người thầy luôn luôn là một đối tượng cần phải tôn kính. Thầy phải là người cao hơn một bậc về tri thức, về tư cách, về tầm nhìn. Không có thầy, chúng ta khó có cơ hội trau dồi, tiến bộ mọi mặt để lớn lên “thành người” và “thành tài”. Vì vậy, khi đi học, người ta luôn có thái độ trân trọng, “ngước nhìn” lên thầy với sự ngưỡng mộ, coi thầy là thần tượng để hướng theo. Nhất nhất mọi cử chỉ, lời dạy của thầy đều là khuôn thước của sự học hỏi. Không hiếm những học trò, sau này thành danh phương trưởng, vẫn có nét “hao hao” giống thầy về cử chỉ, cách nói, vốn tri thức… Và cũng không hiếm học trò kính thầy, mê thầy mà… “phải lòng” thầy! Nói chung người ta không khuyến khích quan hệ đó, bởi học đường luôn là nơi tôn nghiêm, đúng mực. Nhưng chúng ta cũng biết rằng, từ sự quý trọng, ngưỡng mộ đến tình yêu chỉ cách nhau chưa đầy nửa bước. Cần tỉnh táo mà không nên sa đà quá mức vào tình cảm riêng tư.

11 tháng 10 2019

cảm ơn mấy bạn nhờ thế mà mik đc 10 đ

:D

12 tháng 10 2019

vậy thì tốt rồi