K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2018

ga dang gay dmm day hay ko

15 tháng 8 2018

Vs cái sức lực của em thì ko thể dậy sớm nghe gà gáy đc => đéo bt

15 tháng 8 2018

Sáng sớm mùa Hè
Trời thật mát mẻ
Gió thổi nhè nhẹ 
Nắng ghé xuống sân.

 

15 tháng 8 2018

Anh em xông pha

Lên đường đánh giặc

Đập nát quân thù

Chừa mặt bọn nó

Học tốt

15 tháng 8 2018

Mùa xuân đã về rồi. Mưa xuân phơi phới bay. Những tàu lá chuối hớn hở ngửa bàn tay xanh lên trời đón những làn mưa bụi. Những tàu lá chuối phập phồng ngời lên như ngọc bích.

Góc vườn nhà bà ngoại cạnh ao cá, cậu Chiêm trồng nhiều chuối, phần lớn là chuối tiêu (chuối lùn). Chuối mẹ, chuối con, chuối anh, chuối chị, chuối em mọc kề bên nhau, che chở cho nhau cùng đón mưa nắng.

Thân chuối tròn có nhiều bẹ cuộn lại, kết lại. Bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh nhạt. Tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Tàu lá chuối to nhỏ, dài ngắn khác nhau, tựa như những tấm lụa màu xanh thẫm, xanh biếc, xanh xanh, xanh ngọc bích phấp phới đung đưa cùng làn gió. Đọt chuối cuộn lại như một cái bút lông khổng lồ màu xanh ngọc rất xinh, lúc nào cũng rung rung như đang vẽ lên trời.

Chuối con núp bên chuối mẹ màu tím thẫm lúc nào cũng tưởng như vểnh tai lên nghe ngóng vợ chồng đôi chim chìa vôi trò chuyện. Có nhiều hoa chuối trong vườn màu tím thẫm, màu đỏ tươi lấp ló trên ngọn, hoặc nhọn hoắt, hoặc nở xoè. Những nải chuối non màu vàng nhạt, bé tí, xinh xinh hiện ra. Lúc nào em thăm vườn cũng thấy ong bướm dập dìu, lượn vòng hút mật hoa. Có nhiều cây chuối mẹ thân còng lại vì mang một buồng chuối hàng chục nải, quả to bằng cổ tay trẻ em lên hai. Những lá chuối già cụp xuống như những bàn tay người mẹ hiền che chở đàn con thơ.

Bà ngoại sống nhờ vào vườn rau, vườn chuối. Chuối xanh bà nấu bún ốc, bún đậu cho con cháu ăn. Nải chuối chín bà bày lên bàn thờ. Buồng chuối chín bà dành cho các cháu. Năm nào bà cũng có mấy chục buồng chuối hàng trăm nải chín đem bán. Cây chuối thảo hiền đã đền đáp công ơn khó nhọc chăm bón của bà. Đêm đêm nằm ngủ, em thường thao thức nghe tiếng thì thầm của vườn chuối.

15 tháng 8 2018

Nhà em có 2 cây chuối 1 già , 1 trẻ vừa , nó lớn hay ko thì em ko bt vì em chưa nhìn thấy nó bao giờ

(CHUỐI ĐẤY TỰ HIỂU!!!)

15 tháng 8 2018

kết bạn với tớ nhé 

rồi tch luôn

15 tháng 8 2018

bạn ơi ko đăng những câu hỏi linh tinh !! hãy đọc nội quy

15 tháng 8 2018

sau khi đọc xong văn bản"lũy tre"của tác giả nguyễn công dường em có 1 ấn tượng sâu sắc về bài thơ.hình ảnh "ngọn đền cong gọng vó'' và"kéo mặt trời lên cao"qua sự liên tưởng đọc đáo của nhà thơ,các sự vật "ngọn tre","gọng vó","mặt trời" vốn dĩ không liên quan đến nhau bỗng chở nên gần gũi thân thiết và gắn bó chặt chẽ với nhau,cảnh vật như hòa quện với nhau tạo nên sự sống động cho hình ảnh bài thơ

16 tháng 8 2018

a ,Tìm từ láy: mênh mông,dập dờn

Từ ghép tổng hợp: đất nước,sớm chiều

Từ ghép phân loại: việt nam, trường sơn

b,Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó được thể hiện qua những hình ảnh: Biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tuoi đẹp biết nhường nào!

15 tháng 8 2018

cao vời vợi

cao ngút ngát

cao thăm thẳm 

cao vút

15 tháng 8 2018

trong vắt

cao vời vợi

xanh thẳm

rộng mênh mông

~học tốt và luôn xinh đepk nha~

21 tháng 8 2018

Luỹ tre xanh từ ngàn đời nay đã trở thành cảnh sắc thân mật của làng quê Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Duy có bài thơ Tre Việt Nam nổi tiếng. Hình ảnh cây tre đã trở thành một biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của nhân dân ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trên mọi chặng đường lịch sử. Đoạn trích:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

 Thân gầy guộc lá mong manh

Mà sao lên lũy lên thành tre ơi?

Ở đâu tre củng xanh tươi

 Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu!

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

 Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

 Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm... đã phần nào thể hiện những đức tính quí báu của dân tộc ta.

Mở đầu là ba dòng thơ, với giọng điệu kể chuyện đã gợi người đọc liên tưởng về truyền thống người anh hùng làng Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh giặc Ân. Câu thơ chỉ gợi mà để lại nhiều dư vị:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Hai câu lục bát mở đầu đã tạo thành ba dòng thơ, câu lục được ngắt ra làm đôi để gây sự chú ý. Một từ “xanh” xuất hiện ba lần, lúc đứng ở “đầu”, lúc đứng ở “cuối” dòng. Phải chăng đó là sự biến hoá nhuần nhị, nhiệm màu nhưng vẫn không mất đi màu xanh “bất diệt” của tre từ ngàn đời nay.

Các câu hỏi tu từ nối tiếp nhau trong các dòng thơ:

Xanh tự bao giờ?

... Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi?

... Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?

thể hiện sự ngạc nhiên trước một hiện tượng kì lạ: không biết tự bao giờ, người Việt Nam nào sinh ra, lớn lên đều thấy đã có tre, và các câu chuyện dân gian đời từ xưa tới nay đã có bờ tre xanh. Điều diệu kì hơn, cây tre nhỏ bé gầy guộc, mỏng manh mà sao nên luỹ lên thành? Tre bất cứ ở nơi đâu vẫn xanh tươi như vậy?

Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ như phát hiện ra chân lý: tre xanh tươi là nhờ có rễ siêng, là nhờ có bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. Sự sống phải bắt đầu từ sự chắt chiu, dành dụm, kiên nhẫn:

Có gì đâu, có gì đâu

 Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều

Cây tre đã trở thành biểu tượng về người dân Việt Nam với bao đức tính quí báu như cần cù, siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó. Tre cũng như con người: ham sống, sống mạnh mẽ, lạc quan yêu đời. Tre được nhân hoá: tre đu, tre hát ru, tre yêu nhiều.., không đứng khuất mình... Lời thơ nhuần nhị, hồn nhiên, hình ảnh hàm nghĩa gợi cho ta nhiều liên tưởng thấm thìa:

Vươn mình trong gió tre đu,

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,

Tre xanh không khuất đứng mình bóng râm.

Có trời xanh nên mới có tre xanh. Cũng như nhân dân ta giàu chí khí, có tinh thần tự lập tự cường nên tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Câu thơ vừa có hình ảnh rất thơ lại vừa có chất trí tuệ, khẳng định một tâm thế cao quí của dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử. Dù thế nào, tre vẫn bốn mùa xanh tươi.

Màu xanh của tre là biểu tượng về sức sống mãnh liệt của dân tộc. Không phải chỉ có ở thơ của Nguyễn Duy mà còn được thể hiện nhiều trong các áng văn chương:

                   Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

                   Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng.

                     (Viếng lăng Bác - Viễn Phương).

Kết thúc bài văn thuyết minh Cây tre Việt Nam ,Thép Mới viết: Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam.

Em chưa được đọc hết bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy. Mới dừng lại ở đoạn trích (Ngữ văn 6 - Tập II), hình ảnh tre xanh đã để lại trong em nhiều dư vị: nói “tre” nhưng chính là đề cao cốt cách của con người Việt Nam. Cái hay của đoạn thơ là ở chỗ đó.

15 tháng 8 2018

Danh từ:

Người mẹ, mẹ, khuôn mặt, đôi bàn tay

Động từ:

nở nụ cười, nấu

Tính tứ:

hiền dịu, rạng rỡ, tươi tắn

15 tháng 8 2018
Danh từĐộng từTính từ
người mẹ, mẹ, đôi bàn taynở nụ cười, nấuhiền dịu, rạng rỡ, tươi tắn

Học tốt nhé !

15 tháng 8 2018

Trong hoạt động học tập của các bạn học sinh, dù là ở trường hay ở nhà thì cũng không thể thiếu đi sự hiện diện của tôi. Tôi là một trong những đồ vật hỗ trợ cho các bạn học sinh học tập, rèn luyện, thiếu đi mình thì hoạt động học sẽ diễn ra rất khó khăn, các bạn học sinh cũng không có những điều kiện thuận lợi để tiếp thu những kiến thức mới. Các bạn đã đoán ra tôi là ai chưa? Tôi xin tự giới thiệu, tôi là một chiếc bàn học trong rất nhiều những người an hem của tôi được mang đến trường học và phục vụ cho nhu cầu học tập của các bạn học sinh. Tôi rất tự hào và vui vẻ khi biết mình có những ích lợi trong việc hỗ trợ các bạn nhỏ học tập. Nhưng, hiện nay, tôi cảm thấy rất buồn vì ý thức của các bạn học sinh chưa tốt, chưa thực sự quan tâm cũng như trân trọng đến sự có mặt của chúng tôi, các bạn đã dùng bút, compa làm chúng tôi bị thương bởi những vết trầy xước, loang lổ.

Khi vừa mới được xuất xưởng và đưa đến một ngôi trường học, tôi và các an hem của mình rất vui và tự hào,vì nhờ sự xuất hiện của chúng tôi mà các bạn học sinh sẽ học tập, rèn luyện tốt hơn. Chúng tôi cũng vui vì sau bao công lao chế tác của những người nghệ nhân thì giá trị của chúng tôi cũng đã được đưa vào sử dụng. Khi mới đến trường, tôi là một chiếc bàn học mới tinh, bóng loáng, mặt bàn được bốn chiếc chân làm trụ nên vô cùng vững chắc, mặt bàn cũng sáng bóng và được sơn một lớp sơn màu nâu cam rất đẹp. Dưới mặt bàn là một ngăn nhỏ dùng để đựng cặp sách. Mọi bộ phận trên cơ thể tôi đều sẵn sàng để cho các bạn học sinh sử dụng.

Mong muốn của chúng tôi khi mới được đưa đến đây chính là phục vụ tốt nhất cho các bạn học sinh. Tôi là một chiếc bàn đôi, vì vậy mà diện tích của tôi đủ lớn để hai bạn học sinh ngồi. Lúc ban đầu, vì chúng tôi là bàn mới nên các bạn học sinh cũng rất hứng thú, ý thức giữ gìn của các bạn cũng rất tốt, mọi hoạt động đều rất nhẹ nhàng, ngay cả quyển sách mà các bạn để lên mặt bàn cũng vô cùng nhẹ nhàng, nâng niu, như thể sợ chúng tôi bị đau vậy. Sự nâng niu của các bạn làm chúng tôi rất cảm động và tự hào về tấm lòng của các bạn học sinh nhỏ tuổi này đối với mình. Tuy nhiên, theo thời gian thì sự nâng niu ấy giảm đi rõ rệt, các bạn học sinh bắt đầu có những hành động nghịch ngợm đặc trưng của lứa tuổi mình, và sự nghịch ngợm, phá phách ấy đã khiến cho tôi cũng như bao chiếc bàn khác trở nên bẩn hơn, cũ hơn rất nhiều, thậm chí còn lốm đốm những vết thương.

Trước hết có lẽ là những vết mực mà các bạn học sinh vẽ lên tôi, các bạn dùng thước kẻ và một cây bút để kẻ ra ranh giới bàn học của mỗi bạn. Vì đo không chính xác nên các bạn cứ kẻ qua, kẻ lại làm cho  mặt bàn loang nổ những vết kẻ. Không những thế, giờ ra chơi các bạn học sinh còn rất hay tụ tập và vẽ bậy lên mặt bàn. Tuy không ai trực tiếp viết lên bàn của mình nhưng thay vào đó các bạn sẽ chạy sang những bàn khác để dùng bút mực vẽ lên, nhằm mục đích trêu đùa. Cứ như vậy, các bạn vẽ qua vẽ lại làm cho tôi càng trở nên bẩn hơn bởi vết mực, mặt bàn không còn láng bóng như ban đầu nữa, trên mặt bàn là những vết kẻ, những chữ cái loằng ngoằng, những chữ số mà khi không có giấy nháp, các bạn đã nháp luôn lên mặt bàn. Đôi khi các bạn còn dùng bút dạ, bút xóa, thậm chí dùng cả compa để khắc lên chúng tôi nữa, những vết này thì vô cùng khó tẩy xóa.

Không chỉ vẽ bậy lên mặt bàn mà trong giờ ra chơi, các bạn nô đùa, nghịch ngợm còn làm chúng tôi ngã chổng vó trên mặt đất, lúc ấy tôi rất buồn và đau đớn nữa, chúng tôi bị xước xát hết cả. Không những thế, các bạn còn chạy nhảy trên bàn làm chúng tôi lấm bẩn, vì vậy, trên mặt bàn không chỉ có vết mực, vết xước mà có cả những dấu chân trắng xóa trên đó nữa. Nếu khi mới được đưa vào sử dụng chúng tôi vui mừng vì được các bạn nâng niu quý trọng thì bây giờ tôi lại rất buồn vì sự nghịch ngợm của các bạn. Vì sự quậy phá ấy mà giờ đây chúng tôi mang trên mình những vết thương khó có thể lành lặn được như ban đầu nữa.

Tôi biết là các bạn học sinh chỉ nghịch ngợm vì đặc trưng của lứa tuổi, nhưng bây giờ khi đã mang những vết xước, những vết loang lổ trên mặt bàn thì chúng tôi không còn tự tin và vững chắc được như ban đầu nữa. Tôi không trách các bạn mà tôi chỉ hi vọng các bạn có ý thức giữ gìn những dụng cụ, đồ vật trong trường hơn. Vì đó sẽ là những dụng cụ phục vụ cho chính hoạt động học của các bạn.

15 tháng 8 2018

Chào các bạn,tôi là một bức tường có nhiệm vụ che chắn và bảo vệ cho ngôi trường Tiểu học này . Hây...Hôm nào cũng như vậy,các bạn học sinh lớp 2 , lớp 3 đều mang bút chì , bút bi , màu để khắc lên người tôi . Mới ngày đầu tiên được khoác lên bộ áo màu vàng đẹp đẽ này , tôi cảm thấy rất hạnh phúc , vậy mà bây giờ nhìn tôi không khác gì một bức tường cũ kĩ , hỏng nặng và trông thật xấu xí ! mà thôi , dù sao tôi cũng đã lớn tuổi rồi , bọn trẻ quậy phá lên người tôi chỉ vì bọn nhỏ nó không biết điều hay lẽ phải , chúng còn non nớt quá mà ...

À quên , tôi có một " đứa cháu ngoan ngoãn " học lớp 5 trường này , tên là Xuân Huy ! Nó ngoan ngoãn và lễ phép lắm , luôn luôn bảo về và che chở cho tôi ! Sáng nay , Huy đến sớm lắm , thấy đi qua , tôi hỏi :

- Huy à,hôm nay con đi sớm vậy ? Mới có 6 : 00 mà ...

- Dạ con chào bác tường ạ , hôm nay con có chuyện buồn , nên ...

-Con có chuyện gì ? Ngồi đây kể cho ta nghe đi !

-Hôm qua , bạn Tuấn Anh cùng lớp trêu chọc con , nói con lúc nào cũng ở bên bác , mắng mấy em học sinh không được vẽ lên tường , bạn ấy bảo con oai , bảo con rảnh rỗi mà quát mấy em ý ! Sáng nay , mẹ bảo con cứ tự tiện nói mấy em lớp dưới , rồi mấy em khóc , tội nghiệp ! Con làm vậy là chỉ muốn nhắc nhở mấy em ấy thôi mà...là sai hả bác ?

Tôi rưng rưng nước mắt,chỉ vì tôi mà cậu bé hiền lành ngây thơ này đã phải chịu bao lời trách mắng . Rồi cậu bé ôm chầm láy tôi và bảo :

- Con sẽ mãi ở bên bác !

Sáng nay , tôi nghe được thầy hiệu trưởng bảo :

- Cái tường này cũ lắm rồi , phải phá đi để thay cái mới thôi !

Tôi buồn lắm...Chiều đến,khi các bạn học sinh đi học về , Huy nhìn tôi và bảo :

- Con sẽ không để cho bác đi đâu !

Rồi cậu bé chạy đi cầm thùng sơn , dùng cọ quết lên người tôi một màu vàng óng ả mà thanh lịch ! Sáng hôm sau , nhà trường thấy vậy đã không thay cái bức tường mới nữa , tôi mừng lắm ! Tội nghiệp thằng bé , thức cả đêm để lo cho tôi , vất vả rồi , Huy à ... !

hok tốt !!!