K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2019

Hai câu thơ lướt nhanh qua những dòng sự kiện để rồi đọng lại những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc: Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu. Hai câu thơ cho thấy cho thấy suy nghĩ, tầm nhìn của một vị thủ lĩnh, trong niềm vui chung của đất nước, ông không bị cuốn đi, không an lạc trong chiến thắng mà vẫn nêu lên nhiệm vụ sau khi giành được độc lập. Ông nêu lên trách nhiệm dẫu thái bình vẫn phải dốc hết sức lực để xây dựng, phát triển đất nước, có như vậy sông núi nước Nam mới bền vững muôn thuở. Hai câu thơ cuối vừa là chân lí vừa là kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn chiến đấu lâu dài của dân tộc. Cũng chính bởi lời dặn dò ấy, mà nhân dân ta đã tiếp tục đánh thắng sự xâm lược của quân Mông - Nguyên lần tiếp theo, cũng bởi thế mà vận mệnh đất nước lâu bền, thịnh trị, nhân dân được sống trong cảnh yên ấm, hạnh phúc. Câu thơ đã thể hiện tầm nhìn của một con người có hiểu biết sâu rộng, cái nhìn sáng suốt, chiến lược trong tương lai.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
24 tháng 9 2019

Bài ca dao trên nói về sự mê tín của con người. Tin vào mê tín bói toán. Điểm đáng chú ý ở bài ca dao là đã vận dụng được thể thơ lục bát, tạo nên tính vần điệu, nhịp điệu. Cách nói nước đôi của thầy bói khiến trò bói toán chỉ là sự lừa bịp. Hàng loạt các từ "giàu" - "nghèo", "mẹ" - "cha", "đàn bà" - "đàn ông", "vợ" - "chồng", "gái" - "trai" khiến cho cách nói của thầy bói trở nên thừa thãi, toàn nói những điều hiển nhiên, điều mà ai cũng biết và chẳng đưa đến một kết luận có giá trị nào. Qua đó, bài ca dao không chỉ tạo nên tiếng cười giễu nhại kẻ bói toán mà còn cảnh tỉnh những người tin vào mê tín.

24 tháng 9 2019

a đặt bút chì song song với gương

b đặt bút chì vuông góc với gương

24 tháng 9 2019

thank you

24 tháng 9 2019

Ngày 27-7 vừa rồi, trường em tổ chức tham gia dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ của xã nhà. Chúng em rất hào hứng để tham gia lao động. Theo sự phân công của cô giáo, chúng em mang chổi đi để quét dọn. 1h chiều chúng em có mặt đông đủ tại địa điểm và bắt tay vào công việc. Bạn thì nhổ cỏ bụi ven lăng, bạn thì nhặt cành cây chắn ngang, bạn thì trồng thêm các loài hoa hai bên cổng ra vào nghĩa trang. Em và một vài bạn khác quét lá khô và gom rác lại mang đi vứt. Xong xuôi mọi việc, cả khu nghĩa trang sạch sẽ hơn. Dù ai nấy rất mệt, mồ hôi ướt áo nhưng mọi người đều vui vì thành quả của mình. Sau đó, cô giáo cùng chúng em thắp hương tỏ lòng biết ơn và thành kính gửi đến những người liệt sĩ đã quên mình vì Tổ quốc thân yêu, cho chúng em được sống trong hòa bình hôm nay.

Miin

25 tháng 9 2019

Bạn Tỉ muội

viết bài văn mà bạn ơi

23 tháng 9 2019

thân em như giếng nước trong/người thanh rửa mặt người phạm rửa chân

23 tháng 9 2019

thân em như tấm lụa đào/phất phơ gữa chợ biết vào tay ai

23 tháng 9 2019

có 1 số bài về bạn của Nguyễn Khuyến mình biết là

- Bạn đến chơi nhà

- Khóc bạn 

- Nước lụt hỏi thăm bạn 

- Cảm hứng 

- Đại lão

Mình chỉ biết nhiều đó thôi, ti-ck mình nha

23 tháng 9 2019

Chú huyện Thanh Liêm khéo giở trò,
"Bồ tiên thi" lại lấy vần bồ.
Nghênh ngang võng lọng nhờ ông sứ,
Ngọng nghẹo văn chương giở giọng ngô.
Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp,
Tiên (2) là ý chú muốn vòi xu!
Từ vàng sao chẳng luôn từ bạc,
Không khéo mà roi nó phết cho.
1. Bồ tiên: cái roi bằng cỏ bồ mà Lưu Khoan, một ông quan đời Hán nổi tiếng nhân từ, dùng để đánh tội nhân. Dựa vào điển này, tên tri huyện đã mở cuộc thi thơ và ra đầu đề là "bồ tiên thi" ngầm ý khoe mình là người biết thương dân.
2. Tiên: "tiên" nghĩa là cái roi, đồng âm với chữ "tiên" nghĩa là đồng xu.

  • Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời).
  • Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao
  • Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.
23 tháng 9 2019
  • Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời).
  • Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao
  • Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.
  • nhớ k cho mình nha !!!
  •  

Trong cuộc sống, ai ai cũng gặp vài ba tình huống đáng cười. Riêng tôi, tôi đã gặp không dưới chục lần những chuyện có thể cười cả ngày. Nhưng có một lần, tôi gặp một tình huống cười ra nước mắt!

Gia đình cậu tôi có thể nói là đông con. Các bạn biết rằng, ở quê tôi người ta rất coi trọng con trai, nếu chưa có con trai họ cứ sinh con cho đến khi nào có được một cậu “quý tử” mới thôi. Biết là sinh quá nhiều sẽ không phù hợp với quy định của nhà nước nhưng “phép vua thua lệ làng” biết làm sao đây? Gia đình cậu tôi cũng thế. Cậu đã có ba đứa con gái, đứa nào cũng xinh xắn, học giỏi, ngoan ngoãn nhưng vì chưa có con trai nên cả nhà ai cũng thấy chưa hài lòng. Cách đây nửa năm, mợ tôi sinh một em trai, cả họ nhà tôi mừng lắm!

Thỉnh thoảng, tôi vẫn vào trông em cho cậu. Nhà cậu có một chiếc võng để dỗ trẻ em. Nhưng thật không may, tôi không thể ngồi được võng. Các bạn biết đấy, những người say tàu xe nếu ngồi võng sẽ thấy rất chóng mặt. Vậy là dù thằng bé có khóc toáng lên, tôi vẫn phải ôm nó mà nhún nhẩy dỗ dành. Thêm nữa, em vốn quen năm võng rồi, đặt xuống giường một lúc là nó khóc toáng lên! Chẳng biết làm sao nữa, vậy là dù nó thức hay ngủ, tôi vẫn phải ôm nó khư khư trên tay!

Một hôm, tôi vào trông em cho mợ. Sáng hôm ấy cậu tôi không ra đồng mà ở nhà sửa lại cái cánh cửa. Chiều hôm ấy, tôi có bài kiểm tra tiếng Việt nên vừa trông em vừa nhẩm bài. Thằng bé con đang ngủ ngon lành trên tay tôi, còn tôi đang nhăn trán nhớ lại mấy câu thành ngữ. Đột nhiên, cậu chặt chát một cái vào miếng gỗ, thằng bé giật mình khóc thét. Tôi vẫn đang nhẩm lại câu thành ngữ thấy vậy cũng giật mình nói to lên: “Quýt làm cam chịu!”. Ôi thôi! Thế là cậu tôi quay sang trừng mắt nhìn tôi:

Mày không bế thì thôi, bảo cậu một tiếng cậu nhờ người khác. Con cậu đẻ thì mấy đứa cậu cũng nuôi được không khiến mày nói vào. Đi học mới được tí chữ đã về nói kháy cậu mợ!

Thế là trong khi tôi còn sững người chưa hiểu cậu nói gì thì cậu đã ôm lấy thằng bé con. Trời ạ! Vậy hoá ra, cậu nghĩ tôi nói câu ấy là có hàm ý bảo cậu sinh nhiều con để tôi phải bế chúng nó vất vả, khổ sở. Nào tôi có ý ấy, sự vô tình trùng hợp giữa câu nói trong bài học với hoàn cảnh thực tế đã khiến cậu hiểu nhầm tôi. Nhưng liệu cậu có tin đó chỉ là ngẫu nhiên trùng hợp? Tôi đau khổ, vừa buồn cười vừa ấm ức nhưng vẫn phải cố lấy bộ mặt ăn năn nhất ra xin lỗi cậu.

Tôi biết mình không chủ động gây lỗi trong chuyện này nhưng rõ ràng tôi đã vô ý mà khiến cậu thấy bị xúc phạm. Lần sau, tôi sẽ phải cẩn thận hơn trong mọi tình huống, nhất là cẩn thận với lời nói của mình. Tôi giật mình nhớ đến lời của ai đó đã nói: Một câu nói có thể giết chết một con người!