K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2019

Đã lâu lắm rồi em không về quê chơi, nhân dịp hè năm vừa rồi, bố mẹ đã dành tặng em một chuyến du lịch tại chính quê nội của em. Ở đó có biết bao nhiêu là cảnh đẹp nhưng đối với em hình ảnh dòng sông quê hương luôn khắc khoải mãi trong tâm trí em.

Sáng hôm ấy, em đã thức dậy thật sớm và ăn sáng để chuẩn bị ra bến xe đi về quê, suốt dọc đường đi em được ngắm biết bao nhiêu cảnh đẹp, được nhìn thấy rất nhiều thứ mới mẻ và thú vị. Trong lòng em cứ háo hức và hồi hộp mong chờ xe lăn bánh lăn bánh thật nhanh để mau về quê nội. Vừa bước xuống xe, mùi thơm của lúa vàng như mang em vào một thế giới cổ tích, ngọt ngào, một mùi vị của tình quê không ở đâu em cảm nhận được như ở nơi này. Và xen lẫn vào đó là tiếng nước trôi nhẹ nhàng của dòng sông đủ làm nên một bức tranh trọn vẹn. 

Dòng sông quê nội được mệnh danh là hơi thở của cánh đồng, nó bao quanh quê hương em, cung cấp nước cho các bác nông dân vào mùa vụ, là tiếng nhạc du dương cổ vũ cho mọi người, tiếng ru trẻ thơ mỗi buổi trưa hè. Trên con sông quê, em không thể quên được những kỉ niệm một thời theo anh đi bắt cá, đi tắm, đi tổ chức những cuộc đua trâu, những trò đánh trận. 

Những buổi sáng sớm tinh mơ, dòng sông quê nội càng trở nên thơ mộng bởi làn sương bao phủ, ẩn hiện xa xa là những cành cây trúc, cây liễu rũ xuống, hay trước mặt là cây đa cổ thụ in hình. Ôi, cảnh đẹp biết dường nào, nó như một bức tranh sơn mài đã được một nghệ nhân nào tô vẽ lên. Nước sông nhẹ nhàng trôi như vẫy chào mọi người ngày mới đến. Vào buổi trưa hè, dòng sông lại hòa nhịp với những cơn gió nhẹ mang hơi mát vào làng em, khiến cái nắng trở nên dịu dàng hơn. Mọi người cũng thường tranh thủ nghỉ trưa ở trên những hàng cây rợp bóng mát cạnh dòng sông.

Rồi chiều chiều, mọi người lại nô nức ra sông tắm rửa, ra sông nghỉ ngơi, tám chuyện hoặc theo những con thuyền lênh đênh để câu cá, cắt vó, vớt những cây bèo đang trôi theo dòng nước. Mỗi buổi chiều, em thường cùng các bạn dưới quê
rủ nhau ra sông vớt rác để giúp sông trở nên sạch sẽ và đẹp đẽ hơn. Chúng em đang cố gắng làm những hành động nhỏ để góp phần giữ gìn dòng sông, mong rằng từ hành động nhỏ đó mọi người sẽ ý thức được việc xả rác vào dòng sông là
không đúng để dòng sông mát lạnh luôn là người bạn của làng quê.

Dòng sông ơi, dù sau này em lớn lên em cũng không bao giờ quên sông đâu, sông chính là người bạn, gắn liền với tuổi thơ em, với kĩ niệm. Dù bây giờ, em đã rời xa sông, nhưng những hình ảnh về sông, về con người nơi này em mãi giữ trong tim mình. Hãy luôn mãi đẹp, mãi xanh sông nhé.

#Châu's ngốc

29 tháng 9 2019

Tham khảo nha :

Đã lâu lắm rồi em không về quê chơi, nhân dịp hè năm vừa rồi, bố mẹ đã dành tặng em một chuyến du lịch tại chính quê nội của em. Ở đó có biết bao nhiêu là cảnh đẹp nhưng đối với em hình ảnh dòng sông quê hương luôn khắc khoải mãi trong tâm trí em.

   Sáng hôm ấy, em đã thức dậy thật sớm và ăn sáng để chuẩn bị ra bến xe đi về quê, suốt dọc đường đi em được ngắm biết bao nhiêu cảnh đẹp, được nhìn thấy rất nhiều thứ mới mẻ và thú vị. Trong lòng em cứ háo hức và hồi hộp mong chờ xe lăn bánh lăn bánh thật nhanh để mau về quê nội. Vừa bước xuống xe, mùi thơm của lúa vàng như mang em vào một thế giới cổ tích, ngọt ngào, một mùi vị của tình quê không ở đâu em cảm nhận được như ở nơi này. Và xen lẫn vào đó là tiếng nước trôi nhẹ nhàng của dòng sông đủ làm nên một bức tranh trọn vẹn. 

Dòng sông quê nội được mệnh danh là hơi thở của cánh đồng, nó bao quanh quê hương em, cung cấp nước cho các bác nông dân vào mùa vụ, là tiếng nhạc du dương cổ vũ cho mọi người, tiếng ru trẻ thơ mỗi buổi trưa hè. Trên con sông quê, em không thể quên được những kỉ niệm một thời theo anh đi bắt cá, đi tắm, đi tổ chức những cuộc đua trâu, những trò đánh trận. 

Những buổi sáng sớm tinh mơ, dòng sông quê nội càng trở nên thơ mộng bởi làn sương bao phủ, ẩn hiện xa xa là những cành cây trúc, cây liễu rũ xuống, hay trước mặt là cây đa cổ thụ in hình. Ôi, cảnh đẹp biết dường nào, nó như một bức tranh sơn mài đã được một nghệ nhân nào tô vẽ lên. Nước sông nhẹ nhàng trôi như vẫy chào mọi người ngày mới đến. Vào buổi trưa hè, dòng sông lại hòa nhịp với những cơn gió nhẹ mang hơi mát vào làng em, khiến cái nắng trở nên dịu dàng hơn. Mọi người cũng thường tranh thủ nghỉ trưa ở trên những hàng cây rợp bóng mát cạnh dòng sông.

Rồi chiều chiều, mọi người lại nô nức ra sông tắm rửa, ra sông nghỉ ngơi, tám chuyện hoặc theo những con thuyền lênh đênh để câu cá, cắt vó, vớt những cây bèo đang trôi theo dòng nước. Mỗi buổi chiều, em thường cùng các bạn dưới quê
rủ nhau ra sông vớt rác để giúp sông trở nên sạch sẽ và đẹp đẽ hơn. Chúng em đang cố gắng làm những hành động nhỏ để góp phần giữ gìn dòng sông, mong rằng từ hành động nhỏ đó mọi người sẽ ý thức được việc xả rác vào dòng sông là
không đúng để dòng sông mát lạnh luôn là người bạn của làng quê.

   Dòng sông ơi, dù sau này em lớn lên em cũng không bao giờ quên sông đâu, sông chính là người bạn, gắn liền với tuổi thơ em, với kĩ niệm. Dù bây giờ, em đã rời xa sông, nhưng những hình ảnh về sông, về con người nơi này em mãi giữ trong tim mình. Hãy luôn mãi đẹp, mãi xanh sông nhé.

#hok tốt

29 tháng 9 2019

rải hơn 545 năm thành lập và phát triển, tuy có nhiều tên gọi và địa giới hành chính khác nhau, nhưng mảnh đất Thiên Lộc - Can Lộc (Hà Tĩnh) luôn được coi là vùng đất thiêng - người tuấn kiệt. “Trời mô xanh bằng trời Can Lộc...”

Nguyên là vùng đất tụ cư của người Việt cổ gắn với truyền thuyết Cố đô Ngàn Hống của Kinh Dương Vương, theo các thư tịch cổ, ban đầu, Can Lộc thuộc huyện Hà Hoàng, quận Cửu Chân; năm 271 đổi tên là Phù Lĩnh; năm 679 được gọi là huyện Việt Thường; thời kỳ Đại Việt lại mang tên Phi Lộc, rồi Phúc Lộc. 

Năm 1469, niên hiệu Quang Thuận năm thứ 10, vua Lê Thánh Tông ban đạo dụ thành lập 12 thừa tuyên, trong đó có huyện Thiên Lộc thuộc phủ Đức Quang, trấn Nghệ An. Năm 1862, vua Tự Đức đổi tên thành huyện Can Lộc.

Can Lộc là huyện đồng bằng bán sơn địa nằm ở trung tâm tỉnh Hà Tĩnh, có địa giới hành chính một thời kỳ dài là đầu Mênh - cuối Sót, gần đây đã chia tách để thành lập thêm thị xã Hồng Lĩnh và huyện Lộc Hà. Cân Lộc hiện có 23 xã, thị trấn với diện tích tự nhiên 30.248,4 ha, dân số gần 130.000 người. Trung tâm huyện lỵ là Thị trấn Nghèn, tên cũ là Trảo Nha, danh xưng được một triều đại phong kiến ban tặng - Xã tắc chi Trảo Nha (nanh vuốt nước nhà).

Nơi đây đã liên tục sản sinh, nuôi dưỡng những con người làm rạng dạnh quê hương, đất nước. Sách Lịch triều hiến chương loại chí ghi nhận, Can Lộc là một huyện trội về văn hóa, qua các thời kỳ thi cử Nho học có 42 vị đỗ đại khoa, chiếm 1/3 của cả tỉnh Hà Tĩnh. 

Từ người khai khoa Thái học sinh Đặng Bá Tĩnh cho đến Đình nguyên Thám hoa Phan Kính, Thám hoa - Danh sư Nguyễn Huy Oánh, Tiến sĩ Dương Trí Trạch, Hà Công Trình, Hà Tôn Mục, Vũ Diệm…, truyền thống học hành khoa cử ấy còn được lưu truyền nơi có câu phương ngôn Bút Cấm Chỉ, sỹ Thiên Lộc.

Đất Can Lộc là mạch nguồn của những tấm lòng ái quốc ưu dân, nơi nuôi lớn những nhân cách mà lòng yêu nước luôn sục sôi từ thuở Đặng Tất, Đặng Dung mài gươm rửa hận, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp gác lại thú riêng ra giúp Quang Trung thống nhất giang sơn, đến những ông Nghè như Ngô Đức Kế dám dấn thân chốn lao tù mưu phục quốc, cụ giáo Võ Liêm Sơn lặn lội lên chiến khu làm cách mạng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng gậy và trao trọn niềm tin: Kháng chiến ắt thành công!

Can Lộc cũng là địa phương luôn đi tiên phong trong các phong trào cách mạng, từ Xô viết Nghệ Tĩnh các năm 1930 - 1931; là huyện đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh giành được chính quyền trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945, đến những chiến công hiển hách đã trở thành huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, như Ngã ba Đồng Lộc, làng K130...

Đất Can Lộc cũng là mạch nguồn góp phần làm nên Văn phái Hồng Sơn lừng lẫy từ Nguyễn Huy Tự (Truyện Hoa Tiên), Nguyễn Huy Hổ (Mai đình mộng ký), nối đến ông hoàng thi ca Xuân Diệu; từ những những nhà khoa học đầu ngành Nguyễn Đình Tứ, Phan Đình Diệu tới gần 200 giáo sư, phó giáo sư tính từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.

Truyền thống văn hóa, yêu nước của người dân Can Lộc luôn được thăng hoa, trao truyền qua các thế hệ đã góp phần tạo nên một hệ thống di sản văn hóa cả vật thể lẫn phi vật thể hết sức phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều di sản nổi tiếng, như Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, Chùa Hương Tích, Xô viết Nghệ Tĩnh - Ngã ba Nghèn, Làng K130 Tiến Lộc, các di tích của dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu, họ Ngô - Trảo Nha, họ Hà, họ Đặng - Tùng Lộc…, cùng kho tàng truyền thuyết, truyện cổ tích, nói lối, ca dao và các làn điệu dân ca ví, gặm, hò, vè…

Phát huy truyền thống của quê hương, vượt lên những đau thương, mất mát trong các cuộc chiến tranh và những khó khăn, thử thách của thiên tai, Đảng bộ và nhân dân Can Lộc đang đồng tâm nhất trí xây dựng huyện nhà phát triển toàn diện về mọi mặt, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. 

Trong giai đoạn hiện nay, Cân Lộc đang tập trung cao độ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, như xây dựng nông thôn mới, phát triển dịch vụ du lịch, thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Hạ Vàng và các làng nghề, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh… 

Tất cả nỗ lực nhằm mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu quan trọng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 34 đã đề ra (về đích trước 1 năm), chuẩn bị tiền đề tốt nhất cho Đại hội Đảng bộ các cấp trong năm 2015...

“Trời mô xanh bằng trời Can Lộc...”, câu hát đó đã đọng lại trong tâm trí của rất nhiều người dân Can Lộc, Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung. Có lẽ không chỉ có vùng đất, vùng trời này, mà mọi người dân Can Lộc luôn mong muốn và sẵn sàng giang rộng vòng tay chào đón bạn bè ghé thăm.

#Châu's ngốc

bài thơ thể hiện lỗi khổ của những người làm nông  <theo mình là như vậy đó>

học tốt

&YOUTUBER

29 tháng 9 2019

Tham khảo:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Về bài ca dao này, có người cho rằng nó là lời tỏ tình với cô thôn nữ của chàng trai làng sắp đi xa. Cách hiểu thứ hai: Chàng trai đã đi xa lâu ngày, anh nhớ quê, nhớ người con gái làng anh mà anh từng thầm yêu trộm nhớ. Quê nhà và cô gái đã trở thành kỉ niệm sâu sắc, kết đọng thành nỗi nhớ không thể nào quên.

Hai câu đầu nói lên nỗi nhớ quê:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Anh đi trong văn cảnh, nghĩa là đã đi xa, đã lâu ngày. Anh đi làm thợ, đi lính thú, đi tha hương cầu thực... Nay ở nơi đất khách quê người, năm tháng đã trôi qua, anh mới có nỗi nhớ ấy: nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Ba chữ nhớ diễn tả nỗi nhớ triền miên, day dứt, khôn nguôi. Nhớ quê nhà là nhớ ông bà, mẹ cha, anh chị em; là nhớ mái rạ, hàng cau, mảnh vườn, chiếc áo, luỹ tre; là nhớ đồng lúa xanh, cánh cò
trắng, con diều biếc... nhớ bạn bè tuổi thơ. Bốn tiếng anh nhớ quê nhà thật hàm súc, gợi lên bao nỗi nhớ đầy vơi. Đúng là

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn

(Chế Lan Viên)

Câu thứ hai nói lên hai nỗi nhớ rất cụ thể. Anh đi xa, anh nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Đó là hương vị đậm đà của quê nhà thân yêu. Quê nghèo, chỉ có món ăn bình dị ấy. Anh mộc mạc, chất phác, anh rất yêu quê nhà, anh nhớ hương vị của canh rau muống, nhớ quả cà dầm tương. Đâu cứ phải cảnh giàu sang phú quý, có cơm gà cá gỡ... mới nhớ? Anh nhớ cái bình dị của quê hương, một bát canh, một quả cà với tất cả tâm hồn. Anh thuần hậu, chất phác và đáng yêu. Vả lại, bát canh rau muống, quả cà dầm tương là hương vị của cây nhà lá vườn, trong đó còn có tình thương của người mẹ hiền tần tảo sớm khuya. Sau này, nhiều nhà thơ đã có những vần thơ đẹp viết về hương quê như hương nhãn, hương cốm mới, canh cá tràu, canh mồng tơi... Hương quê, tình quê sâu đậm biết dường nào:

Canh cá trầu mẹ thường hay nấu khế

Khế trong vườn, thèm một tí rau thơm

Ừ, thể đó mà một đời xa cách mẹ

Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm

(Canh cá trầu - Chế Lan Viên)

Hai câu 3, 4, nỗi nhớ của anh đã hướng sang một đối tượng mới. Từ nhớ cảnh, nhớ quê, nhớ hương vị quê nhà, anh nhớ đến người:

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bèn đường hôm nao.

Nhớ ai rồi lại nhớ ai dào dạt trào dâng trong lòng. Ai là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. Nỗi nhớ ấy hướng về những người thầm thương ở quê nhà dãi nắng dầm sương, chân lấm tay bùn vất vả. Nhớ ai ở đây còn có thể nhớ cả những người không quen biết như nhà thơ Tế Hanh đã thổ lộ trong bài Nhớ con sông quê hương.

Điệp ngữ nhớ ai diễn tả nỗi nhớ nhiều man mác, bâng khuâng. Nỗi nhớ mà anh hướng tới cuối cùng là “Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”. Ai trong câu thơ này là cô thôn nữ hay lam hay làm, duyên dáng mà anh đã thầm yêu trộm nhớ. Hôm nao là hôm nào, là đêm trăng. Cảnh lao động của em mà anh nhớ là tát nước. Nơi tát nước cũng là nơi hò hẹn, đó là bên đàng. Có thế đó là một kỉ niệm mà nghìn năm chưa dễ mấy ai quên. Kỉ niệm ấy đã hơn một lần được nói đến:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

Bốn câu lục bát có âm điệu nhẹ nhàng, diễn tả một tình cảm đẹp: tình thương nhớ quê nhà. Giọng thơ cũng thật bồi hồi, bâng khuâng. Điệp từ nhớ và điệp ngữ nhớ ai chính là thủ pháp tạo nên giọng thơ ấy. Cái hay, cái đậm đà của bài ca dao là nhớ hương quê, nhớ cô thôn nữ từng hẹn ước đã làm cho nỗi nhớ quê nhà thêm thiết tha, sâu nặng.

" Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ: Trong đời, cn cs thể trải  qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà cn mất mẹ.Khi đã khôn lớn trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh sẽ tôi luyện cn thành ng dũng cảm, cs thể lúc đó cn sẽ mong ước thiết tha dc nghe lại tiếng ns cr mẹ, dc mẹ dang tay ra đón vào lòng . Dù có  lớn khôn, khỏe mạnh thek nào đi chăng nx, cn sẽ vẫn...
Đọc tiếp

" Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ: Trong đời, cn cs thể trải  qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà cn mất mẹ.

Khi đã khôn lớn trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh sẽ tôi luyện cn thành ng dũng cảm, cs thể lúc đó cn sẽ mong ước thiết tha dc nghe lại tiếng ns cr mẹ, dc mẹ dang tay ra đón vào lòng . Dù có  lớn khôn, khỏe mạnh thek nào đi chăng nx, cn sẽ vẫn tự thấy mk là 1 đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và k dc chở che. Cn sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã lm cho mẹ đau lòng...Cn  sẽ k thể sống thanh thản, nếu đã lm cho mẹ buồn phiền. Dù cs hối hận, cs cầu xin linh hồn mẹ tha  thứ ...tất cả cx chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm cn sẽ k  chút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng cr mẹ sẽ lm cho tâm hồn cn như bị khổ hình. En-ri-cô này! Cn hãy nhớ rằng tình y thw là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đập lên tình y thw đó.

1. Phương thức biểu đạt chính cr đoạn văn trên là j?

2. Nội dung cr đopạn trích trên là gì?

3. Đoạn trích trên cs đẩm bảo tính liên kết k ? vì sao?

4. Qua đoạn trích, em cs suy nghĩ j về bổn phận cr cn cái đối vs cha mẹ?

(mơn trc ạ)

1
3 tháng 10 2019

1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm

2. Nội dung: Người bố nói với En-ri-cô về vị trí không thể thay thế của mẹ và khẳng định tình yêu thương là tình cảm thiêng liêng hơn cả.

3. Đoạn trích trên đảm bảo tính liên kết vì các câu văn đều hướng tới làm sáng tỏ nội dung, các điệp từ "con sẽ", "con" "mẹ" được lặp lại.

4. Bổn phận của con cái:

+ Đón nhận tình yêu thương của cha mẹ bằng thái độ biết ơn, trân trọng.

+ Thể hiện tình yêu thương với cha mẹ.

+ Chăm ngoan, khỏe mạnh xứng đáng với sự chăm sóc, tình yêu thương của cha mẹ.

29 tháng 9 2019

San hô chủ yếu là có lợi. Ấu trùng san hô trong các giai đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn của nhiều loại động vật biển.

Vùng biển nước ta rất giàu san hô (có nhiều loại khác nhau), chúng tạo thành các dạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô,... là những hệ sinh thái quan trọng trong đại dương.

Tuy nhiên, một số đảo ngầm san hô cũng gây trở ngại không ít cho giao thông đường biến.

29 tháng 9 2019

San hô vừa có lợi vừa có hại.
Có lợi là: san hô chủ yếu có lợi vì nó là loại sinh thái đặc sắc của đại dương:san hô tạo thành các rạnh bờ biển,bờ chắn, đảo san hô
các thứ trùng của san hô trong giai đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn cho các động vật khác ở biển
san hô ngâm vào nước vôi để hủy hoại phần thịt và chỉ còn là bộ xương bằng đá vôi có thể dùng làm 1 vật trang trí.
Có hại san hô chết phân hủy làm ảnh hưởng đến nguồn nước biển làm ô nhiễm môi trường biển.
Nước ta rất giàu san hô vì biển nước ta thuộc vùng biển nhiệt đới

Học tốt nhé!

29 tháng 9 2019

Trả lời

Là vợ hết

hok tốt

29 tháng 9 2019

mẹ thôi 

28 tháng 9 2019

đừng chép mạng ngắn cx đc

. Trong tục ngữ ca dao thì giá trị của nó cũng rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Cũng như trong truyện dân gian, tục ngữ, ca dao, vừa thể hiện trí thông minh, bề dày kinh nghiệm sống, lao động sản xuất, tâm hồn cao đẹp với cách sống trọng tình nghĩa của người bình dân. Nhất là ca dao dân ca đã là những viên ngọc lấp lánh tài hoa và vẻ đẹp muôn màu của đời sống người bình dân.

Nói về tình yêu đôi lứa trong ca dao dân ca, có ý kiến cho rằng:

“Trong ca dao, dân ca về tình yêu nam nữ, nội dung tình cảm này rất phong phú. Đó là những tình cảm thương yêu, nhớ thương, hạnh phúc, đau khổ, hờn giận, oán trách, nuối tiếc, Ước mơ...”.

Bằng sự hiểu biết của mình về ca dao dân ca, em hãy chứng minh nhận định trên. Em có nhận xét gì về hạnh phúc của tuổi trẻ trong xã hội xưa.

Yêu cầu chung

• Kiểu bài: Chứng minh và phát biểu cảm nghĩ.

• Nội dung: Sự phong phú đa dạng trong tình yêu nam nữ.

• Tư liệu: Ca dao - dân ca.

Yêu cầu cụ thể:

1. Chứng minh qua ca dao dân ca làm nổi bật các ý sau:

• Thương yêu

• Nhớ thương

• Hạnh phúc

(Có thể tách riêng từng ý phụ có sẵn ở đề, có thể gộp một số ý nếu thấy chúng có nội dung gần nhau).

2. Phát biểu và nhận xét:

Lưu ý: Học sinh có thể có nhiều ý kiến nhận xét khác nhau, song có thể xoay quanh hai ý:

• Người bình dân thường có tình yêu nồng nàn trong sáng ý nhị... Đó là những yếu tố cơ bản để cho những đôi trai gái sống hạnh phúc.

Vì phải sống trong xã hội phong kiến, không được tự do hôn nhân, nhiều khi họ không được chủ động xây dựng hạnh phúc nên họ đau khổ, oán trách, hờn giận, nuối tiếc

super short nha

theo lời 

Lĩnh vựcThành tựu
Chữ viếtChữ Phan xuất hiện sớm – khoảng 1500 năm TCN, là nguồn gốc của chữ viết Hin – đu.
Tôn giáoLà quê hương của đạo Bà La Môn, đạo Hin – đu, đạo Phật.
Văn họcPhát triển phong phú với nhiều thể loại: giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ.
Nghệ thuật kiến trúcẢnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo (Hin-đu, Phật giáo) với những công trình kiến trúc đền, chùa độc đáo.

Về tư tưởng:

- Nho giáo: Giữ vai trò quan trọng. Trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.

- Phật giáo: Thịnh hành nhất là vào thời Đường. Phật giáo cũng được tôn sùng, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và cử các nhà sư đi tìm hiểu về đạo Phật tại Ấn Độ.

* Văn học:

- Có nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết,…

- Với nhiều tên tuổi, tác phẩm nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…

* Lịch sử:

- Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng có từ thời Hán.

- Các quan chép sử của Trung Quốc đã ghi chép, biên soạn được nhiều bộ sử đồ sộ khác như Hán thư, Đường thư, Minh sử,…

* Về khoa học - kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.

Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động,... còn được lưu giữ đến ngày nay.