K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Một buổi sáng, giống như mọi hôm. Tú Minh xuống bếp cời lò và ao ước. Chợt cậu nghe thấy tiếng cựa rất nhỏ, rất yếu ớt, như thể tiếng vươn mình của chồi cỏ sau cơn mưa. Thoạt đầu cậu nghĩ đến con chuột gian manh nào đó xơi tái quả trứng, đánh một giấc no nê đang trở mình. Nhưng tiếng cựa chỉ thoảng qua và hoàn toàn khác với tiếng sột soạt của giấy. Cậu hồi hộp mở nắp...
Đọc tiếp

 Một buổi sáng, giống như mọi hôm. Tú Minh xuống bếp cời lò và ao ước. Chợt cậu nghe thấy tiếng cựa rất nhỏ, rất yếu ớt, như thể tiếng vươn mình của chồi cỏ sau cơn mưa. Thoạt đầu cậu nghĩ đến con chuột gian manh nào đó xơi tái quả trứng, đánh một giấc no nê đang trở mình. Nhưng tiếng cựa chỉ thoảng qua và hoàn toàn khác với tiếng sột soạt của giấy. Cậu hồi hộp mở nắp hũ ra rồi cẩn thận gỡ từng lớp giấy. Quả trứng không hề xây sát trừ một lỗ thủng nhỏ và chính cái lỗ thủng đó 

Câu hỏi

1:ĐOạn trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?(nêu rõ PTBĐ cính và PTBĐ phụ)

2:Tìm phương tiện liên kết trong đoạn trích trên 

3:Qua đó,em thấy ddeeer các câu văn,đoạn văn liên kết với nhau ta cần phải làm gì?

Mn cố gắng giúp mình làm nhanh nhé!

Mình cảm ơn trước!

9
18 tháng 9 2018

PTBĐ CHÍNH:

18 tháng 9 2018

LÀ TỰ SỰ, PHỤ LÀ MIÊU TẢ VÀ CÓ ÍT BIỂU CẢM. B) THOẠT ĐẦU, NHƯNG.

17 tháng 9 2018

Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp nêu dưới đây:

a) Công nhân                   d) Quân nhân

b) Nông dân                     e) Trí thức

c) Doanh nhân                 g) Học sinh

(giáo viên, đại uý, trung sĩ, thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, học sinh tiểu học, học sinh trung học, bác sĩ, kĩ sư, tiểu thương, chủ tiệm)

Trả lời:

- Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí.

- Nông dân: thợ cấy, thợ cày.

- Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm.

- Quân nhân: đại úy, trung sĩ

- Trí thức: giáo viên, bác sĩ, kĩ sư

- Học sinh: học sinh tiểu học, học sinh trung học

17 tháng 9 2018

a) Công nhân : thợ điện , thợ cơ khí 

b) Nông dân : thợ cấy , thợ cày

c) Doanh nhân : tiểu thương , chủ tiệm 

d) Quân nhân : đại úy , trung sĩ

e) Trí thức : giáo viên , bác sĩ , kĩ sư

g) Học sinh : học sinh tiểu học , học sinh trung học

18 tháng 9 2018

Trống đồng Đông Sơn - Nét văn hóa của người Việt Cổ

Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam. Những chiếc trống này trong suốt hàng nghìn năm đã là văn vật tượng trưng cho tinh hoa văn hoá cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Trong những nghi lễ trang nghiêm cũng như dịp hội hè vui vẻ, tiếng trống đồng trầm hùng vang vọng tạo ra một không khí uy nghi, làm tăng lòng tự hào dân tộc và làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.

Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Cho đến nay, theo các số liệu đã công bố, đây là bộ sưu tập lớn nhất thế giới.


 

Quê hương của trống đồng Đông Sơn là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn đã tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 sau Công Nguyên. Nó là sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ. Tổ tiên ta đã vượt lên những khắc nghiệt của thiên nhiên bằng sự dũng cảm, thông minh và sáng tạo hiếm có đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau bản địa, nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Á. Và những chiếc trống đồng Đông sơn chính là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển ấy.


 

Trống đồng Việt Nam có nhiều loại hình, nhưng tất cả đều khởi nguồn từ trống Đông Sơn mà đỉnh cao là sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Ngọc Lũ. Trống đồng là biểu hiện tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - Nhà Nước Hùng Vương. Trống đồng và những hình khắc họa trên trống đã giúp chúng ta ngày nay hình dung được đôi nét về cuộc sống của người Việt cổ ở thời xa xưa ấy. Hoa văn trên trống đồng có nhiều loại, kiểu bố trí hợp lý trên các phần mặt, tang và thân trống. Nó được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích để làm một trong những cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa Đông Sơn thời bấy giờ.


 

Trống Đồng Đông Sơn là một loại nhạc cụ dùng trong các buổi lễ hay khi đi đánh nhau. Trống đồng được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất Việt Nam, như Thanh Hóa (Đông Sơn, 24 trống), Hà Đông (9 trống), Bắc Ninh, Cao Bằng (mỗi tỉnh 3 trống), Hà Nam, Hà Nội, Hoà Bình, Kiến An (mỗi nơi 2 trống), Nam Định, Lào Cai, Sơn Tây, Yên Bái, Hải Dương, Nghệ An, Thủ Dầu Một, Kontum (mỗi nơi một trống). Trống đồng đẹp nhất phải kể đến các trống Ngọc Lũ, Hoà Bình, và Hoàng Hạ.


 

Giữa mặt trống là hình ngôi sao, phần nhiều là sao 12 cánh, xen giữa các cánh sao là họa tiết lông công hoặc những đường vạch chéo có hình tam giác lồng vào nhau. Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là : đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ gẫy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song. Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học. Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện.

17 tháng 9 2018

Bài này từ nguồn internet, bạn tham khảo nhé.

Quê tôi xa lắm, đó là một vùng biển miền trung vì vậy chỉ có dịp hè tôi mới được ba mẹ cho về thăm quê. Biển quê tôi đẹp lắm, có ánh nắng chói chang, có cát trắng, có gió Lào vi vu ngày đêm thổi về biển.

Mỗi dịp được về quê, tôi thường dậy sớm theo nội tôi ra biển. Trong hơi sương còn đang phàng phất đâu đây, biển mơ màng dịu dàng, vài cơn gió nhè nhẹ thổi vào đất liền mang theo cái vị mặn đặc trưng của biển. Đứng trước biển tôi cảm nhận được cái vì cái nồng nồng khó tả phả vào người. Trên không trung, những con hải âu trắng chao nghiêng đôi cánh, mải miết bay về phía chân trời xa thẳm, nơi bình minh hồng tươi đang hắt những tia nắng hình dẻ quạt xuống mặt nước. Từng đợt sóng nhẹ nhẽ vỗ vào bờ, nước biển trong xanh, bờ cát trắng trải dài tít phía xa. Tôi bước đi với đôi chân trần trên cát, cảm giác mát dịu xuyên thấu vào da thịt tôi. Một cảm giác lạ lan tỏa khắp cơ thể tôi. Từng hạt cát mịn màng, mát rượi lùi lại dưới đôi chân của tôi. Tôi tìm, nhặt nhạnh từng chiếc vỏ óc lăn lóc trên cat. Mỗi cái vỏ là nơi chứa đựng những kỉ niệm của quê hương. Khi rời xa quê, chính những cái vỏ ốc ấy là cầu nối để tôi được sống lại với quê hương mình.

Khi trong tay ta có những chiếc vỏ ốc, ta chỉ cần hả hơi vào rồi áp tai nghe thì sẽ nghe thấy tiếng sóng vỗ, nhịp điệu, âm thanh của biển. Những con sóng vỗ bờ cát, tung bọt trắng xóa. Nó nhào lên rồi vút về để lại trên cát biết bao nhiêu là vỏ ốc và những chú cua con vội vàng lẩn trốn.

Người dân quê tôi chủ yếu làm nghề đánh bắt cá, những tàu lớn thường đi đánh bắt xa, có khi cả tháng họ mới vào đất liền, chỉ còn lại những người lớn tuổi, súc khỏe giảm sút thì mới đánh bắt gần bờ. Họ thường dậy từ rất sớm để ra biển, chân họ dậm từng bước chắc nịch hằn lên bãi cát, chiếc thuyền bằng gỗ nâu đen bóng lướt trên cát theo sức đẩy của những cánh tay dài lực lượng. Bọn trẻ con riu rít chạy theo bứt những bông hoa muống biển tim tím, cánh còn ướt đẫm hơi sương đêm ném lên thuyền. Hoa muống biển có phải vì vẻ đẹp bình dị của hoa hay bởi sức sống mãnh liệt của nó mà người dân ở đây coi hoa muống biển như một loài hoa lành đem bình yên đến. Hoa theo những con thuyền lênh đênh ngoài khơi xa mang theo nỗi mong chờ của người ở lại. Biển hiền hòa là thế nhưng cũng có lúc sục sôi giận dữ. Đó là những ngày biển động sóng nổi lên dữ dội. Những con sóng bạc đầu không còn khẽ khàng mơn man lên bờ các mà điên cuồng xô ầm ầm vào vách đá. Những ngày như hế nhanh chóng tan đi khi phiên chợ cá đông vui tới. Ấy là khi thuyền về. Các con thuyền chở nặng cá tôm hoan hỉ trở về sau những chuyến đi dài ngày vất vả. Nhìn từ xa, hai con mắt thuyền mở to như vui mừng khi lại được nhìn thấy bến bờ. Thuyền vừa cập bến, người trên bờ đã đổ xô đến. Kẻ ôm chầm lấy nhau mừng mừng, tủi tủi, người nhanh nhẹn khiêng những sọt cá nặng lên khoang bờ. Những con cá béo nung núc những mảng thịt, mang còn phì phò bong bóng được xếp lẫn với những con tôm còn tươi roi rói cứ búng càng tành tách như dọa bọn trẻ con thò tay nghịch bắt. Tiếng lao xao trả giá, tiếng lịch thúng mủng của người bán, vạn người mua hòa lẫn vào nhau nghe đông vui khó tả. Trời đã vãn chiều trên bãi cát chỉ còn lổng chổng sọt không thì người ta mới lục đục kéo nhau về. Những con thuyền bầy giờ mới nhẹ nhõm gối đầu lên bờ cát trắng, nằm nghỉ ngơi sau một chuyến đi dài. Hoàng hôn đến từ lúc nào đang nhẹ dần buông trên biển. Đó là một ngày ở biển khi tôi được về thăm mảnh đất quê hương.

Khi nhắc đến quê hương, điều đầu tiên tôi nhớ đến là biển, tôi ao ước được sống tại vùng quê thanh bình này. Đứng trước biển bao la, tôi thấy mình thật nhỏ bé, tôi yêu quê hương, tôi yêu bờ biển quê mình, và tự hào biết bao khi tôi là người con của quê hương yêu dấu đó.

17 tháng 9 2018

bn ơi nêm mạng!

Meo lười lắm!

K cho meo!

Meo mới bị trừ điểm!

#meo#

Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế.

Năm ấy, cây khế trong vường nhà người em ra quả rất sai. Từng chùng quả chín vàng như năng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khể mà vui mừng, tính đem bán để lấu tiền mua gạo.

Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời:

“Ăn một quả trả một cục vàng

May túi ba gang, mang đi mà đựng”

Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn vể kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, dên một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.

Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đởi cho anh.

Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói:

“Ăn một quả trả một cục vàng

May túi ba gang, mang đi mà đựng”

Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu bái trên đảo, người anh vội vàng nhết đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vổ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.

17 tháng 9 2018

“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã dược cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đấy.

Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống dầu thai làm con. Từ dó, người vự có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha dể lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lơi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.

Năm ấy, đển lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu dể chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chêt chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trôn đi vì dã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gôc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh dô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.

Năm ấy, vua mở hội lớn dể chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con dại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.

Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng dau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ơ của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng dá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu dược con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.

Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây dàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.

Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.

Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt dể trd thành người có ích cho xã hội vì em hiểu đươc ý nghĩa sâu xa của truyện cô tích này là ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.

Học tốt

17 tháng 9 2018

a) Câu trên có 14 tiếng.

b) Tiếng không có âm đầu là tiếng oi.

18 tháng 9 2018

a. Các sự việc chính:

- Đôi trâu mộng húc nhau ngoài đồng.

- Phùng Hưng ra can, đẩy chúng ra xa khiến cả 2 con ngã chổng kềnh.

=> Câu chuyện có ý nói về sức khỏe phi thường của Phùng Hưng.

b. Sự việc chính:

- Vua Minh thử trí khôn của Trạng Bùng bằng cách bắt phân biệt 2 con ngựa.

- Trạng Bùng đã chứng tỏ trí khôn bằng cách để nắm cỏ tươi, con nào háu ăn là ngựa con, con nào có ý nhường là ngựa mẹ.

=> Câu chuyện đã chứng tỏ được trí tuệ, tài năng của Trạng Bùng, nhân tài đất Việt trước mặt vua Minh.

bài làm

  • Chồng người đánh giặc sông Lô

Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần

Chồng người cưỡi ngựa bắn cung

Chồng em ngồi bếp cầm thun bắn ruồi.

  • Con cò chết rũ trên cây,

Cò con mở lịch xem ngày làm ma.

Cà cuống uống rượu la đà,

Chim ri ríu rít bò ra lấy phần,

Chào mào thì đánh trống quân

Chim chích cởi trần,vác mõ đi rao.

B[sửa]

  • Bà Bảy đã tám mươi tư

Ngồi trông cửa sổ gửi thư kén chồng.

  • Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói gieo quẻ nói rằng,

Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn

  • Bước sang tháng sáu nước giá chân,

Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi.

Con chuột kéo cầy nồi nồi,

Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong.

Vườn rộng thì thả rau rong.

Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa.

Đàn bò đi tắm đến trưa,

Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương.

Voi kia nằm ở gậm giường,

Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn.

Chuồn kia thấy cám liền ăn,

Lợn kia thấy cám nhọc nhằn bay qua.

  • Bao giờ cho đến tháng ba,

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.

Hùm nằm cho lợn liếm lông,

Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười

Con gà nậm rượu nuốt người lao đao

Lươn nằm cho trúm bò vào

Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô

Thóc giống cắn chuột trong bồ

Một trăm lá mạ đuổi vồ con trâu

Chim chích cắn cổ diều hâu

Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.

  • Buồn buồn ngồi đốt đống rơm

Khói bay nghi ngút chẳng thơm chút nào

Khói bay lên tận thiên tào

Ngọc Hoàng phán hỏi: thằng nào đốt rơm?

Đ[sửa]

  • Đồn rằng quan tướng có danh

Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

Vua khen rằng: Ấy mới tài,

Ban cho cái áo với hai hào tiền.

Đánh giặc thì vào trước tiên

Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra

Giặc sợ, giặc chạy về nhà

Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân.

H[sửa]

  • Học hành ba chữ lem nhem

Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua

  • Hai tay cầm hai quả hồng,

Quả chát phần chồng, quả ngọt phần trai.

Đêm nằm vuốt bụng thở dài,

Thương chồng thì ít, thương trai thì nhiều.

Hoài hơi mà đấm bị bông

Đấm được bên nọ, nó phồng bên kia.

  • Hoa thơm ai chẳng muốn đeo

Người khôn ai nỡ cứ theo nặng lời

N[sửa]

  • Nhà cô có con chó đen

Người lạ nó cắn, người quen nó mừng

Một hôm uống rượu lâng lâng

Người quen nó cắn, nó vồ gãy tay

ngày nay cưỡi ngựa bắn cung

ngày sau cưỡi chó lấy thun bắn ruồi

S[sửa]

  • Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.

Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông

Số cô có vợ có chồng

Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai

... Chập chập thôi lại cheng cheng

Con gà trống thiến để riêng cho Thầy

Đơm xôi thì đơm cho đầy

Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng

Hòn đất mà biết nói năng

Thì thầy Địa lý hàm răng chẳng còn

Tử vi xem số cho người

Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.

Còn duyên, anh cưới ba heo

Hết duyên, anh cưới con mèo cụt đuôi.

*

Còn duyên, kén cá chọn canh

Hết duyên, ếch đực cua kềnh cũng vơ.

*

Lỡ duyên em phải ưng anh

Tiếc con tôm bạc nấu canh rau dền.

*

Lêu lêu mắc cỡ lêu lêu

Hồi nói không gả, nay kêu không thèm.

*

Muốn ăn gắp bỏ cho người,

Gắp đi gắp lại, lại rơi vào mình.

*

Xưa nay thế thái nhân tình

Vợ người thì đẹp, văn mình thì hay.

*

Nghèo mà làm bạn với giàu,

Đứng lên ngồi xuống nó đau cái đì.

*

Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu
Đến khi hùm dậy, đầu lâu chẳng còn.

*

Đắc thời đắc thế thì khôn
Sa cơ rồng cũng như giun khác gì.

*

Sống thì cơm chẳng cho ăn
Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi.

*

Thế gian chuộng của, chuộng công
Nào ai có chuộng người không bao giờ.

*

Mai mưa, trưa nắng, chiều nồm
Trời còn luân chuyển, huống mồm thế gian.

*

Làm trai cho đáng nên trai
Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.

*

Làm trai cho đáng nên trai

Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu.

*

Làm trai cho đáng nên trai

Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con.

*

Trống chùa ai đánh thì thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng, thành riêng.

''Trâu ơi ta bảo trâu nay.......'' ko biết từ bao giờ người nông dânVN đã quý trâu và gọi trâu tha thiết đến như thế. h/ả ctrâu đã trở nên wen thuộc gần gũi với xóm làng đồng ruộng, quê hương.
Là loài gia suc co ích dược người dân nâng niu, chăm sóc. Với thân hình to chòn. 4 chân chắc chắn như bốn cái cột nhà, vai u thịt bắt sức kéo khoẻ. Bộ lông màu đen dù có mọc dày đến mấy nhưng cũng ko thấu hiểu được sự vất vả của trâu.
Trâu gắn bó với nông dân tần tảo sớm khuya, những buổi trưa hè, hay mùa đông lạnh giá. trâu vẫn cần cù nhẫn lại mải miết cày kéo xe như một lao động chính trong gia đình. Đền mùa gặt người và trâu hăm hở đón những bông lúa vàng. Trâu đi trước người đẩy theo sau.
Con vật mà người nông dân yêu quý nhất, kí uc tuổi thơ của chung ta. ai cũng có 1 thời chăn trâu cắt cỏ. chăn trâu , ngồi trên lưng trâu thổi xáo thả diều. rồi thoả thích tắm mát ở ngay dòng sông quê nhà. h/ả đó đã trở thành kỉ niệm ko bao giờ phai mờ trong trái tim của mỗi con người.
Biết bao kỉ niệm đã trôi qua nhưg kỉ niện mà ta nhớ nhất có lẽ là thời chăn trâu cắt cỏ. ngày nay máy cày máy kéo đã thay sức kéo của con trâu. Nhưng trâu mãi mãi là thành viên tích cực trong tâm hồn người ''Trâu ơi ta bảo trâu nay.......'' ko biết từ bao giờ người nông dânVN đã quý trâu và gọi trâu tha thiết đến như thế. h/ả ctrâu đã trở nên wen thuộc gần gũi với xóm làng đồng ruộng, quê hương.
Là loài gia suc co ích dược người dân nâng niu, chăm sóc. Với thân hình to chòn. 4 chân chắc chắn như bốn cái cột nhà, vai u thịt bắt sức kéo khoẻ. Bộ lông màu đen dù có mọc dày đến mấy nhưng cũng ko thấu hiểu được sự vất vả của trâu.
Trâu gắn bó với nông dân tần tảo sớm khuya, những buổi trưa hè, hay mùa đông lạnh giá. trâu vẫn cần cù nhẫn lại mải miết cày kéo xe như một lao động chính trong gia đình. Đền mùa gặt người và trâu hăm hở đón những bông lúa vàng. Trâu đi trước người đẩy theo sau.
Con vật mà người nông dân yêu quý nhất, kí uc tuổi thơ của chung ta. ai cũng có 1 thời chăn trâu cắt cỏ. chăn trâu , ngồi trên lưng trâu thổi xáo thả diều. rồi thoả thích tắm mát ở ngay dòng sông quê nhà. h/ả đó đã trở thành kỉ niệm ko bao giờ phai mờ trong trái tim của mỗi con người.
Biết bao kỉ niệm đã trôi qua nhưg kỉ niện mà ta nhớ nhất có lẽ là thời chăn trâu cắt cỏ. ngày nay máy cày máy kéo đã thay sức kéo của con trâu. Nhưng trâu mãi mãi là thành viên tích cực trong tâm hồn người ''Trâu ơi ta bảo trâu nay.......'' ko biết từ bao giờ người nông dânVN đã quý trâu và gọi trâu tha thiết đến như thế. h/ả ctrâu đã trở nên wen thuộc gần gũi với xóm làng đồng ruộng, quê hương.
Là loài gia suc co ích dược người dân nâng niu, chăm sóc. Với thân hình to chòn. 4 chân chắc chắn như bốn cái cột nhà, vai u thịt bắt sức kéo khoẻ. Bộ lông màu đen dù có mọc dày đến mấy nhưng cũng ko thấu hiểu được sự vất vả của trâu.
Trâu gắn bó với nông dân tần tảo sớm khuya, những buổi trưa hè, hay mùa đông lạnh giá. trâu vẫn cần cù nhẫn lại mải miết cày kéo xe như một lao động chính trong gia đình. Đền mùa gặt người và trâu hăm hở đón những bông lúa vàng. Trâu đi trước người đẩy theo sau.
Con vật mà người nông dân yêu quý nhất, kí uc tuổi thơ của chung ta. ai cũng có 1 thời chăn trâu cắt cỏ. chăn trâu , ngồi trên lưng trâu thổi xáo thả diều. rồi thoả thích tắm mát ở ngay dòng sông quê nhà. h/ả đó đã trở thành kỉ niệm ko bao giờ phai mờ trong trái tim của mỗi con người.
Biết bao kỉ niệm đã trôi qua nhưg kỉ niện mà ta nhớ nhất có lẽ là thời chăn trâu cắt cỏ. ngày nay máy cày máy kéo đã thay sức kéo của con trâu. Nhưng trâu mãi mãi là thành viên tích cực trong tâm hồn người Việt.

17 tháng 9 2018

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.

Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần háa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.

Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ, khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. Nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu.

Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C khoảng 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng. Trên đường xấu, trâu có thể kéo với tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 - 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – 1m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.

Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,...

Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ, cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.

Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.

Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh các chú bé đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

17 tháng 9 2018
music
mk ko ke dck mik nha
các nốt nhạc là đồ ,rê ,mi,pha,son,la,sithank you
byechuc bn hok tot