K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2018



-Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của ngày khai trường. Nhưng ngày khai trường của ngôi trường THCS Yên Biên làm tôi có những ấn tượng đẹp và những ấn tượng đó sẽ đọng mãi ở trong lòng. Bao niềm vui, Sự hãnh diện mà có lẽ trong cuộc đời tôi sẽ không quên được
Ngày đầu tiên khai trường, đó là một ngày nắng ấm , bao trùm lên cảnh vật. Khí trời ấm áp… Theo thông báo của nhà trường, từ tối hôm qua tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết với tâm trạng vui vẻ và xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào một năm học mới . Một sự khởi đầu mới lại và tốt đẹp.


Đầu tiên là lẽ chào đón các em học sinh lớp 6 bước vào trường, Gương mặt các em đầy sự vui vẻ, những trùm hoa chào mừng làm cho nụ cười trên gương mặt các em thêm rạng rỡ hơn Sau lễ diễu hành, nghi lễ chào cờ diễn ra thật trang nghiêm. Miệng hát vang bài Quốc ca, mắt hướng thẳng tới lá cờ đỏ sao vàng và Bác kính yêu trên cao đang mỉm cười với chúng tôi, tôi thầm hứa với Bác, với lòng mình rằng sẽ cố gắng nỗ lực hết sức mình để cống hiến công sức nhỏ bé cho nền giáo dục nước nhà. Lúc ấy, tay tôi bỗng nắm chặt, ánh mắt trở nên kiên nghị hơn, lòng đầy quyết tâm.
Tiếp theo, cô giáo tổng phụ trách lên tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời cô giáo phó hiệu trưởng nhà trường lên đọc thư của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Những lá thư như vậy tôi nghe đã nhiều lần trong mỗi lễ khai giảng trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng có lẽ hôm nay là lần đầu tiên tôi cảm thấy xúc động đến vậy. Giây phút xúc động nhất của tôi là khi nghe cô giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Bài diễn văn của cô ngắn gọn, xúc tích nhưng đầy hào khởi, đủ để khơi dậy trong mỗi thầy trò lòng quyết tâm phấn đấu dạy tốt – học tốt, thi đua lập nhiều thành tích trong năm học mới. Chiếc trống được đặt trên sân khấu hôm nay thật đẹp, màu nâu gụ bóng loáng, được trang trí hoa văn đẹp mắt, đặc biệt là mặt trống. Dùi trống lại được làm điệu bằng chiếc khăn đỏ quấn quanh núm. Bác trống mấy tháng hè được nghỉ ngơi đang căng mình chờ đợi giây phút thiêng liêng này. Tiếng trống vang lên, tâm hồn tôi như được bay bổng. Hòa cùng tiếng trống âm vang đó là giọng nói trầm ấm của một cô giáo đọc lời bình tiếng trống từ phía trong cánh gà. Những lời lẽ thật hào hùng, đi sâu vào lòng người, nhắc nhở thế hệ trẻ nhớ tới quá khứ vinh quang của dân tộc để phấn đấu cho tương lai. Tôi có thể thấy rõ sự xúc động trong giây phút này, cũng giống như tôi. Tiếng trống ấy rồi sẽ theo các em đi suốt cuộc đời. Tiếng trống âm vang mà trầm ấm bay lên những ngọn cây, luồn trong những làn gió, vắt vẻo trên những đám mây của bầu trời thu tháng chín. Tôi chợt nghĩ tiếng trống khai trường có thể đại diện cho mùa thu Việt Nam lắm chứ, hay ít ra là mùa thu đối với riêng tôi và các bạn học sinh 
Phần cuối cùng trong buổi lễ, cũng là phần thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của học sinh trong trường là văn nghệ chào mừng. Chương trình văn nghệ gồm năm tiết mục với đủ thể loại: hát, múa, thể dục nhịp điệu vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết mục rất hấp dẫn này. Nhiều người bày tỏ niềm tin tưởng vào sự giáo dục toàn diện nhà trường dành cho các em học sinh 
-Buổi lễ kết thúc, tôi vẫn lang thang quanh trường. Suy nghĩ về một năm học mới, một nền giáo dục mới…Tôi sẽ cố gắng học tập trên ngôi trường thân 

CHÚC BẠN HỌC TỐT

k cho mk nha, viết mỏi tay lắm đó

17 tháng 9 2018

Bạn thân mến 

Lâu rồi không gặp bạn thế nào. Vậy là đã bắt đầu một năm học mới.Bây giờ mk sẽ kể cho bn nghe về ngày khai giảng của trường mk:

sân trường thật là lộng lẫy tán cây đung đưa theo gió, bọn mk dc vui đùa mà ko bị mắng,thầy cô lặng lẽ nhìn bầu trời và bọn mk dc về rất sớm kể từ 15 phút bắt đầu khai giảng thật là tuyệt vời

CÁC BẠN LỚP 7 CHO MK HỎI XÍU NÈ:TRONG BÀI NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, CHÂM BIẾM NHÉ.BÀI 1+2a) Hai bài ca dao này là lời của ai? dựa vào đâu mà em biết?b) Nội dung của mỗi bài ca dao này là gì? Vì sao có thể khẳng định như vậy?c) để thể hiện những nội dung ấy, ở mỗi bài , tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh, biện pháp nghệ thuật gì? nêu tác...
Đọc tiếp

CÁC BẠN LỚP 7 CHO MK HỎI XÍU NÈ:

TRONG BÀI NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, CHÂM BIẾM NHÉ.

BÀI 1+2

a) Hai bài ca dao này là lời của ai? dựa vào đâu mà em biết?

b) Nội dung của mỗi bài ca dao này là gì? Vì sao có thể khẳng định như vậy?

c) để thể hiện những nội dung ấy, ở mỗi bài , tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh, biện pháp nghệ thuật gì? nêu tác dụng?

d) Ở bài 1, tại sao tác giả không bộc bạch trực tiếp nỗi niềm thương thân mà phải gửi gắm kín đáo qua hình tượng các con vật?

e) Từ hai bài ca dao này, em hiểu thêm điều gì về cuộc sống của người dân lao động nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội  xưa?

1, Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti, 

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay con hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời.

Dầu kêu ra máu biết người nào nghe.

2, Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

BẠN NÀO GIÚP MK THÌ MK SẼ CHO 6 TICK....(TRONG VÒNG 2 NGÀY)

CẢM ƠN CÁC BẠN NHIỀU. T_T

5
17 tháng 9 2018

Bạn vào https://h.vn/hoi-dap/question/92822.html

E) hiểu thêm rằng người nông dân là những người có thân phận thấp cổ bé họng yếu đuối nhưng có nhiều đức tính tốt, hiền lành, chát phác, chịu thương chịu khó mà vẫn vất vả trong cuộc sống mưu sinh

   Người phụ nữ trong Xã hội cũ bị trói buộc trong luật lệ phong kiến hà khắc, trôi dạt vô định trước sóng gió cuộc đời

17 tháng 9 2018

a) Hai bài ca dao này là của người nông dân. Dựa vào bài văn nên em biết.

b) Nội dung của bài bài ca dao là : .....lên google nhé bn có tất cả đáp án đấy nhé.

e) Ngày xưa xã hội và tất cả mọi người coi thường phụ nữ, đánh phụ nữ dã man. Ngày xưa phụ nữ ở trong nhà không làm những công việc của đàn ông. Ngày nay phụ nữ thay phiên đàn ông, làm những việc lớn

17 tháng 9 2018

ừ xa xưa, cây lúa đã gắn bó với nhân dân ta, đi từ Bắc vào Nam đâu đâu cũng có màu xanh tươi mới của cánh đồng lúa. Cây lúa đã được xuất hiện rất nhiều trong các bài thơ, bài văn hay, là nguồn cảm hứng bất tận của các họa sĩ trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình. Từ thời ông cha ta , lúa nước gắn liền với những món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam, dần dần, nhu cầu về nguồn thực phẩm càng cao, trồng lúa đã trở thành một ngành nông nghiệp chính , đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Và giờ đây, Việt nam là nước đứng thứ hai trên thế giới về trồng lúa và xuất khẩu gạo. Với học sinh lớp 9, sẽ được tìm hiểu rõ về cây lúa hơn nữa trong chương trình ngữ văn qua đề bài thuyết minh về cây lúa. Dưới đây là dàn ý chi tiết và bài làm cụ thể để các bạn tham khảo và có thêm ý tưởng làm một bài thuyết minh về cây lúa thật hay nhé. Với dạng bài thuyết minh, các bạn cần đảm bảo đủ các phần như: nguồn gốc cây lúa, các loại lúa, cách trồng và chăm sóc, vai trò và ý nghĩa của cây lúa trong đời sống người dân Việt.
 

Thuyết minh về cây lúa Việt Nam hay nhất - Dàn ý, văn mẫu về cây lúa nước
Hình ảnh 1 cánh đồng lúa nước ở Việt Nam


DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CÂY LÚA VIỆT NAM LỚP 9:
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: cây lúa nước

II. THÂN BÀI
Nguồn gốc cây lúa, vai trò của cây lúa ..
Phân loại cây lúa: lúa nước, lúa cạn, lúa tẻ,…..
Cách trồng và chăm sóc lúa
Ý nghĩa cây lúa: nền Văn Minh Lúa Nước

III. KẾT BÀI
Cây lúa chính là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam và là nguồn lương thực dồi dào của nước ta, có tầm quan trong đối với phát triển kinh tế , mang lại sự no đủ cho chúng ta và trở thành nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam.
 

Thuyết minh về cây lúa Việt Nam hay nhất - Dàn ý, văn mẫu về cây lúa nước
Hình ảnh cây lúa nước đã trổ bông ra hạt



BÀI VĂN THUYẾT MINH CÂY LÚA 1
Lúa là người bạn muôn đời gắn bó với sự cần lao của người nông dân Việt Nam. Nếu hoa sen mang vẻ đẹp thanh khiết , áo dài mang vẻ đẹp thướt tha đặc trưng của người phụ nữ Á Đông ,thì cây lúa Việt Nam có một nét đẹp dân dã thân thuộc.

Việt nam là một nước xuất khẩu gạo và có một ngành nông nghiệp trồng lúa từ xa xưa, trên hầu hết cánh đồng lúa dải khắp các vùng đất từ Bắc vào Nam. Và các giống lúa cũng ngày càng đa dạng , phong phú bởi lúa được nghiên cứu nuôi trồng và nhân giống . Lúa có nhiều loại tùy thuộc theo từng vùng miền, khí hậu, mỗi vùng miền có địa hình và đất khác nhau nên lúa cũng phân bố khác nhau, nhưng thích hợp trồng lúa nhất là những vùng có nước ngọt, nếu vùng có nước quá mặn, phèn như vùng Tây Nguyên, lúa không thể lên được và cây lúa sống chủ yếu nhờ nước là loại cây lá mầm rễ chùm. Thân lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60-80 cm. Cây lúa được chia làm ba bộ phận chính , nhờ chúng cây có thể phát triển tốt: rễ cây nằm dưới lớp đất màu mỡ có tác dụng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, thân cây là cầu nối con đường đưa dinh dưỡng từ rễ lên ngọn, còn ngọn là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín rồi có màu vàng và người ta gặt về làm thành gạo. Người nông dân thường trồng các loại giống lúa phổ biến như: lúa nước, lúa tẻ, lúa cạn, lúa nước nông, lúa nước sâu….Lúa nếp người ta thường trồng để làm bánh: bánh trưng, bánh nếp,… hoặc để thổi xôi, còn lúa tẻ là lúa trồng làm nguồn thực phẩm chính, đóng vai trò quan trọng trong mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam còn lúa non được dùng làm cốm. Theo các nghiên cứu, trước kia ông cha ta trồng giống lúa NN8, ngày nay thì miền Bắc trồng các loại giống lúa C70, DT10, A20,...

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước nông nghiệp và xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, để có được thành quả ngày hôm nay, người nông dân phải vất vả, lao dộng chăm chỉ ,thực hiện đúng các công đoạn để có được một vụ mùa bội thu: từ gieo mạ, cấy mạ, bón phân, tưới tắm ,nhổ cỏ và những ngày đông hoặc mưa bão, hạn hán người dân phải khổ cực nhiều lần để che chắn và chăm sóc chúng. Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện các ổ sâu hại lúa và bón phân để lúa phát triển tốt hơn. Đợt đến khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng , người nông dân mới thu hoạch. Trước đây người dân thu hoạch bằng tay rất vất vả và tốn kém nhưng bây giờ , công nghệ phát triển tiến bổ hơn, người ta thu hoạch bằng máy nên đỡ phần nào khó nhọc cho con người. Từ thời ông cha ta, nhân dân trồng chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, xã hội phát triển, công nghệ trong sản xuất được nâng cao hơn, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi , người dân lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người. Những hạt gạo được làm ra không chỉ phục vụ bữa ăn chính của con người mà còn để làm bánh , nấu xôi, đặc biệt vào những dịp lễ hay Tết, gạo để làm bánh trưng truyền thống và còn làm món quà trao nhau. Chính những người nông dân ấy đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam có vị thế như ngày hôm nay với ngành lúa nước hay đất nước chúng ta còn được ca ngợi là Văn Minh Lúa Nước.

Cây lúa chính là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam và là nguồn lương thực dồi dào của nước ta, có tầm quan trong đối với phát triển kinh tế , mang lại sự no đủ cho chúng ta và trở thành nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam.
 

Thuyết minh về cây lúa Việt Nam hay nhất - Dàn ý, văn mẫu về cây lúa nước
Một cánh đồng lúa nước khá lớn ở 1 tỉnh miền Tây của Việt Nam



BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÂY LÚA 2
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Từ xa xưa, cây lúa đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt. Lúa không chỉ là nguồn thức dưỡng nuôi sống con người mà còn trở thành biểu tượng của làng quê yên bình, là nét văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.

Nhiều nhà khoa học cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, từ thời Hùng Vương, nhân dân ta đã biết cấy lúa. Nghề trồng lúa nước đã truyền từ đời này sang đời khác, là ngành nông nghiệp chính của đất nước ta.

Lúa nước là cây lương thực chính của Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á khác, trong khi châu u lại là lúa mì. Lúa thuộc loài thân thảo, có nhiều lóng và mắt. Chiều cao của thân được tính từ gốc đến cổ bông còn chiều cao của cây được tính từ gốc đến bông cao nhất. Lá lúa dài trông như lưỡi kiếm, khi lúa chín ngả sang vàng. Gân lá chạy song song với phiến lá, phiến lá mỏng và có nhiều lông ráp. Rễ lúa là rễ chùm, bám sâu xuống lòng đất để giữ cho cây khỏi đổ và hút dưỡng chất nuôi cây. Hoa lúa cũng chính là hạt lúa sau này. Lúa là loại cây tự thụ phấn, sau thụ tinh phôi nhũ phát triển thành hạt, chất tinh bột từ dạng lỏng qua một thời gian từ 2-3 tháng thành dàng đặc.

Ở miền Bắc thường có hai vụ lúa chính là vụ chiêm và vụ mùa, còn ở miền Nam một năm có 3 vụ lúa. Trồng lúa có nhiều công đoạn. Đầu tiên, người nông dân phải ngâm cho hạt lúa nảy mầm, nhà nông có câu “tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”, hạt giống có tốt thì cây lúa sau này mới có năng suất cao. Tiếp theo là công đoạn gieo mạ. Những cây mạ non ban đầu yếu ớt hấp thụ những gì tinh túy nhất của đất trời dần trở nên cứng cáp và xanh tươi mơn mởn. Lúa lúc xanh còn được gọi là lúa đương thì con gái. Đây là giai đoạn người nông dân phải chăm sóc tốt cho lúa: bón phân, làm cỏ, diệt côn trùng gây hại. Rồi lúa đẻ nhánh, lúa làm đòng, hương lúa thoang thoảng khắp cả cánh đồng. Lúa chín, bông lúa vàng trĩu hạt làm cả cây oằn xuống. Giờ đã đến giai đoạn thu hoạch lúa, các bác nông dân gặt lúa, tuốt hạt, phơi cho khô và bảo quản lúa ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Lúa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Không chỉ cung cấp một lượng tinh bột lớn duy trì năng lượng cho con người, từ hạt gạo, người ta có thể chế biến ra vô vàn món ăn. Bánh chưng, bánh giày được Lang Liêu làm ra từ gạo nếp để dâng vua Hùng là hai loại bánh truyền thống trong ngày tết. Bánh giày tượng trưng cho trời còn bánh trưng tượng trưng cho đất. Lúa nếp non được rang thành cốm- là một thức quà quen thuộc của người Hà Nội mỗi khi mùa thu tới. Gạo nếp còn được nấu thành xôi- là món đồ không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt vào ngày giỗ tổ tiên hay lễ, tết. Ngoài ra, chúng ta còn có biết bao loại bánh khác nhau được làm từ gạo: bánh cuốn, bánh đa, bánh nếp, bánh tẻ, bánh đúc.... Thân lúa sau khi thu hoạch được phơi khô có thể làm chất đốt hoặc thức ăn cho trâu, bò... Vỏ lúa được dùng làm trấu. Cám là một sản phẩm sau khi người ta xát gạo, dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Lúa có hai loại chính là lúa nếp và lúa tẻ. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học- kĩ thuật, người ta đã tạo ra nhiều loại lúa cho chất lượng và năng suất cao hơn. Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất nước ta. Việt Nam từ một đất nước đói nghèo đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Những cánh đồng lúa rộng bát ngát thẳng cánh cò bay là biểu tượng cho sự bình yên của làng quê, tô điểm cho vẻ đẹp của quê hương đất nước.

Ngày nay, nhiều tòa cao ốc mọc lên thay thế đồng ruộng nhưng cây lúa vẫn chiếm một vị trí quan trọng không thể thay thế trong đời sống của người dân Việt Nam. Cây lúa sẽ mãi là người bạn thân thiết của người nông dân, là nét đẹp bình dị của quê hương yêu dấu.
 

Thuyết minh về cây lúa Việt Nam hay nhất - Dàn ý, văn mẫu về cây lúa nước
Cánh đồng lúa chín vàng tại Việt Nam sắp tới mùa thu hoạch

17 tháng 9 2018

"Việt Nam đất nước ta ơi,

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."

Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.

Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.

Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp... Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo... Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.

Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:

"Bao giờ cây lúa còn bong

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

(Theo: "Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 9"

NXB Giáo dục Việt Nam.)

trong đoạn thơ sau sự vật được nhân hóa bằng cách nào                                                                                                                                                   Mặt trời gác núi                                                                                                                                                                                                   Bóng tối lan dần                                           ...
Đọc tiếp

trong đoạn thơ sau sự vật được nhân hóa bằng cách nào                                                                                                                                                   Mặt trời gác núi                                                                                                                                                                                                   Bóng tối lan dần                                                                                                                                                                                                   Anh Đóm chuyên cần                                                                                                                                                                                           Lên Đèn đi Gác                                                                                                                                                                                                   THeo làn gió mát                                                                                                                                                                                                 Đóm đi rất êm                                                                                                                                                                                                       Đi suốt một đêm                                                                                                                                                                                                    LO cho người ngủ.       Võ Quảng                                                                                                                                                                b,đọc đoạn thơ em có suy nghĩ gì về việc của anh Đom Đóm

4

Mang co day sao bn k kiem

17 tháng 9 2018

cậu gõ máy tính soạn văn 7 sau đó nó hiện ra mục lục rồi bạn chỉ cần xem ở đấy và chép thôi

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
18 tháng 9 2018

A. đỏ rực

B. khỏe khoắn/ rực rỡ

C. ríu rít

D. ra rả

E. xốn xang

 "Trước mắt tôi, vẫn là Nguyễn Ngọc Ký của... đôi chân. Ông đang hí hoáy gõ... bàn phím. Đó là một bài thơ về cha ông viết cách đây đã lâu, giờ nhớ cha, gõ lại trong khóe mắt rơm rớm:

Một đời mơ ước vay lo 

Vẫn dành cơm tám mangcho láng giềng 

Một đời áo nhuộm bùn đen 

Cho con áo trắng lớn lên làm người 

Ông nhớ hồi nhỏ, cha từng ôm ông mà khóc: “Nếu cha mẹ chết, ai sẽ lo cho con đây?”. “Con có đi học được không cha? Con có viết được không cha? Con có làm thầy được không”. Người cha gạt nước mắt quay đi, cười động viên con: “Có”. 

Thế là Ký tập viết, để lớn lên được... làm thầy giáo. Thấy con vui thì cha mẹ cũng chiều, tạo điều kiện cho Ký. Từng ngày một, cậu bé nhỏ thó, gầy gò vẫn kiên trì miệt mài tập luyện, buộc đôi chân phải làm theo những gì mình muốn. Hàng trăm lần, những ngón chân bị tê dại, co quắp, đau buốt óc. 

Viết được, Ký đi học. Khi các bạn trong lớp cầm bút trên tay viết chữ thật dễ dàng thì Ký vẫn hý hoáy với cây bút chì kẹp nơi mười đầu ngón chân ở cuối lớp. Cuối cùng, cậu đã thành công. Những nét chữ nghệch ngoạc cứ thẳng dần, tròn dần. Ký đã viết được chữ. Và viết rất đẹp. 

Thầy Trần Ngọc Châu dạy bộ môn toán, là chủ nhiệm lớp 7B của Ký, thường kể cho cả lớp nghe những câu chuyện về các nhà toán học thiên tài thế giới. 

Người thì bị khiếm thị nhưng vẫn là nhà toán học lỗi lạc, người thì mải mê giải toán đến nỗi quên cả cái chết đang đến từng giây... Từ các câu chuyện kể đó đã làm sáng lên niềm yêu thích môn tóan của Nguyễn Ngọc Ký. 

Ký thường xuyên đi bộ xuống nhà thầy để nhờ thầy giảng bài, hướng dẫn cho cách làm từng bài toán khó. Có lần gặp phải đề toán quá nan giải, đi đâu cậu cũng nghĩ, hàng tuần vẫn không ra cách giải được. Đột nhiên khi đang trên đường về, nghĩ ra, Ký ngồi ngay xuống vệ cỏ bên đường, lôi sách bút, compa ra vẽ vẽ viết viết. 

Lại có khi đang ngồi ăn cơm với bố mẹ, nghĩ ra cách giải, quên cả ăn, cậu mở vội sách vở ra. Cha cậu bảo: “Mày như cái thằng điên ấy con ạ, ngày học, đêm học, đừng ăn nữa, học cho no đi”. Và nhờ sự nỗ lực đó, năm 1963, khi đang học lớp 7 Nguyễn Ngọc Ký đã nhận giải học sinh giỏi toán toàn miền Bắc. 

Những buổi tới nhà thầy học toán, khi về trời mưa, gió lạnh, đường trơn, thầy lại cầm đèn pin dẫn lối trò về, còn khoác chiếc áo bông đang mặc cho cậu học trò yếu ớt, xanh xao... Ngày Ký chuẩn bị lấy vợ, chính thầy đã đề nghị Ký nên nhờ người bạn học lấy chiếc xe đạp – tài sản quý giá nhất của thầy mà đi lo công việc. "

hok tốt !

3 tháng 4 2021

Bài văn tả bố được cô giáo chấm 9,5 điểm khiến cộng đồng mạng phát khóc - 1 Bài văn tả bố được cô giáo chấm 9,5 điểm khiến cộng đồng mạng phát khóc - 2

PV xin trích lại bài văn tả bố của học sinh lớp 7:

"Bố là tất cả! Bố ơi Bố ơi! Câu hát hồn nhiên, đáng yêu này có thể lay động trái tim của bất cứ một ai được bố che chở, chăm bẵm từ nhỏ. Em cũng không phải là ngoại lệ, đối với em bố như là một thế giới thu nhỏ, thế giới ngập tràn tình yêu thương, một thế giới màu hồng ấm áp.

Bố em là người đàn ông 40 tuổi với chiều cao khiêm tốn một mét sáu mươi lăm, tuy chỉ cao có vậy nhưng bóng lưng bố đối với em lại cao lớn và vững chãi đến mức có thể che chắn cho em bất cứ khó khăn nào trong cuộc sống. Gương mặt bố em hiện rõ các nếp nhăn ở đuôi mắt và các vết nám trên mặt vì bố hay phải đi ngoài đường bụi bặm nhiều nhưng bố luôn đưa áo chống nắng và khẩu trang cho em dùng với lí do là “Bố đàn ông cần gì quan tâm nhiều mấy cái đấy, mày con gái giữ da cho đẹp mai sau còn đi lấy chồng”.

 

Tuy mặt nhiều nếp nhăn nhưng gương mặt bố vẫn toát ra một thần thái nào đó khiến người đối diện rất có thiện cảm. Em thừa hưởng đôi chân và bàn tay to của bố, tuy mẹ em hay đùa rằng “nét xấu của bố con hưởng hết rồi” nhưng không hiểu vì sao em lại thương đôi tay đôi chân chai sạn của bố vô cùng, đôi bàn tay dìu dắt và đôi bàn chân bước đi cùng em qua những dấu mốc, những gian nan của cuộc đời, làm sao em không thương được cơ chứ!

Ngày trước có lần bà nội kể với em rằng, đêm trước ngày em đẻ bố mẹ đã bắt taxi đến bệnh viện nhưng đến giữa đường thì xe bị thủng lốp thế là bố sốt sắng bắt xe ôm đưa mẹ em đến bệnh viện còn bố thì đi mua hoa chờ ngoài cổng viện.

Mẹ em đẻ khó đi từ 2h sáng mà 12h trưa mới đẻ xong, khi bố được gặp em và mẹ, mọi cảm xúc của bố như vỡ òa, bố thút thít như đứa trẻ nhỏ khi được bế em trên tay.

Em từ nhỏ đã nhẹ cân và hay ốm đau, bố không ngại đưa hai mẹ con vào viện lúc đêm khuya khi em khó thở, sốt cao, bố không ngại chạy ra hàng thuốc cách nhà một quãng xa để mua thuốc cho em, bố không ngại đội mũ quàng chăn để dỗ em ăn mỗi khi em quấy khóc. Khi em bắt đầu đi học, tuy nhà cách trường khá xa nhưng bố không ngại nắng mưa sáng đưa chiều đón em từ trường về nhà, hỏi thăm em và mua cho em những cây xúc xích nóng hổi như một phần thưởng vì đã chăm chỉ học tập!

Nhớ hồi lớp bốn có một lần em đi chơi với bạn mà quên nói với ông bà, thế là mọi người tìm em khắp khu phố, bố em đã phóng xe từ công ty về nhà khi biết tin. Khi em về bố và mọi người đã mắng em rất lâu nhưng em biết rằng mọi người làm vậy chỉ vì sợ em bị bắt cóc thôi. Lần đó em đã rất hối hận và tự hứa với bản thân mình sẽ không khiến bố và mọi người phải lo lắng cho mình nữa

Khi lớn lên chúng ta sẽ lao vào vòng xoáy của công việc nơi chúng ta đặt tiền và chức danh lên đầu mà quên mất rằng ở mái nhà nhỏ kia luôn có một người đàn ông với bóng hình to lớn luôn đợi chúng ta đi về ăn cơm nhà, luôn đợi chúng ta nói những lời yêu thương, luôn đợi để ôm chúng ta vào lòng

Bố à! Con của hiện tại không thể hiểu được nỗi lòng của bố, không hiểu được những khó khăn bố phải gánh trên vai nhưng con hứa mai sau con sẽ là người chăm sóc bố, thay bố gánh hết tất cả, con chỉ cần bố hạnh phúc thôi, con yêu bố nhiều!