K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2018

a) Mới nghe được giọng hờn dịu ngọt

Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về

---> Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

b) Về thăm quê Bác làng sen

Có hàng râm bụt thắp (1) lên lửa hồng (2)

---> (1) Ẩn dụ cách thức

(2) Ẩn dụ hình thức

21 tháng 9 2018

Trường học chính là ngôi nhà thân thiết thứ hai của mỗi học sinh, em cũng như những bạn học sinh khác, trường học chính là một mái nhà thân thương, gần gũi, nơi có thầy cô dịu hiền, tận tâm nhiệt tình và những người bạn học có thể giúp đỡ nhau trong học tập cũng như những vui buồn trong cuộc sống. Ngôi trường em đang theo học là ngôi trường cấp hai Nguyễn Huệ.

Trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ nơi em đang theo học là một ngôi trường có bề dày về truyền thống giảng dạy và học tập. Em cũng như rất nhiều bạn học trong trường đều tự hào vì mình là một trong những thành viên của ngôi trường Nguyễn Huệ yêu dấu. Ngay tên của trường cũng đã thể hiện được những truyền thống tốt đẹp đầy tự hào của trường em. Nguyễn Huệ chính là người anh hùng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với sự kiện đại phá hai mươi vạn quân Thanh, đánh đuổi quân ngoại xâm, mang lại độc lập cho dân tộc.

Lấy tên người anh hùng của dân tộc làm tên trường đã thể hiện được sự tôn trọng của thế hệ tương lai đối với những người làm lên lịch sử. Đồng thời, cái tên gọi đầy tự hào ấy cũng thể hiện được tinh thần hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Mái trường Nguyễn Huệ đã có bề dày năm mươi năm giáo dục, đào tạo ra rất nhiều những thế hệ học sinh, trong đó có rất nhiều những người tài giỏi, thành đạt trong cuộc sống, là những con người có đóng góp lớn cho đất nước, xã hội.

Trường của em gồm có ba dãy nhà chính, mang tên gọi lần lượt là A1, A2, A3, mỗi dãy nhà gồm có ba tầng với những trang thiết bị như bảng viết, bàn ghế học sinh vô cùng đầy đủ, tiện nghi, thuận lợi cho công tác dạy và học của thầy và trò. Khung cảnh trường em rộng và đẹp, trước những phòng học là một khoảng sân trường rộng lớn, những hàng cây cổ thụ xanh mát quanh năm rợp bóng râm trên sân trường.

Em rất yêu ngôi trường của mình, đó là mái nhà thứ hai của em, nơi em có thể được học hành, được giáo dục thành những người công dân tốt, là nơi có những bạn bè thân yêu, thầy cô đầy nhiệt huyết. Đối với em, mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

#

Vài cơn gió thoảng nhẹ, cành phượng rung rung tán lá xanh thẳm như phân vân chờ mùa hè. Trường em đó, ngôi trường mang tên người nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Trường được xây cách đây mười năm rồi, một ngôi trường be bé, nằm lặng sau rặng cây. Nơi đây có biết bao kỉ niệm tuổi học trò.

Đứng từ xa nhìn lại, ngôi trường nổi lên những mái ngói đỏ tươi, các phòng học quét vôi màu vàng nhạt nằm san sát bên nhau, nhìn ra mặt đường.

   Bước vào cổng trường là thấy ngay một tấm biển có hàng chữ màu trắng: “Trường Tiểu học Võ Thị Sáu” trên nền xanh, trông rất rõ. Nhìn sang bên trái là phòng học của các khối lớp Một, Hai, Ba. Nhìn sang bên phải là phòng học của các khối lớp Bốn, lớp Năm. Dãy phòng ngang nối hai dãy phòng của các khối là các phòng chức năng (hát nhạc, phòng Đội Thiếu niên Tiền phong) và phòng Ban Giám hiệu.

   Sân trường em không rộng lắm nhưng đủ cho học sinh vui chơi và tập thể dục. Trước sân trường sừng sững cột cờ với lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Vườn thuốc nam trồng nhiều loại cây bổ ích. Trước hiên trường, chúng em trồng các bồn hoa nhiều loại. Đến mùa hoa nở, hương thơm bay vào lớp đến xao xuyến lòng. Hằng ngày chúng em thay nhau tưới nước cho hoa luôn tươi sắc. Những bông hoa lung linh rập rờn trong nắng sớm. Hai bên sân trường trồng nhiều cây bàng. Những tán lá bàng che mát một khoảng sân. Giờ ra chơi, chúng em thường vui đùa dưới gốc cây bàng.

   Ở giữa sân trường có trồng ba cây phượng vĩ. Đến mùa hè, em thường đứng dưới gốc phượng nhặt những hoa rụng ép vào trang sách.

   Em nhớ ngày nào còn bỡ ngỡ vào lớp Một, em theo mẹ đến trường nhưng vì ngại ngùng nên đứng mãi bên cây phượng này. Lúc ấy, cây phượng mới trồng chỉ cao hơn em một tí thôi. Giờ đây, nó đã trổ hoa khoe sắc thắm khi hè đến. Thế rồi, mùa hè năm nay, em và các bạn học sinh cuối cấp sẽ chia tay thầy cô các bạn, xa ngôi trường Tiểu học thân thương này. Hằng ngày từ mái trường này chúng em được thầy cô dạy bảo. Những thầy cô với ánh mắt nghiêm trang, nụ cười hiền hoà đã mang tới cho em bao tình cảm thiết tha.

   Trước giờ vào lớp, sân trường nhộn nhịp với tiếng nói cười, chạy nhảy của chúng em; trong giờ học lại vang lên khe khẽ tiếng đọc bài từ các lớp và tiếng giảng bài trầm ấm của thầy cô giáo. Giờ ra chơi, sân trường lại nhộn nhịp đông vui. Sau giờ tan học, trường lại im lìm nghỉ ngơi, chỉ còn tiếng chim hót, tiếng lích rích của các loài chim.

 Em yêu mái trường của em với những tháng năm tuổi thơ êm dịu, đẹp đẽ. Những câu thơ của bạn Thảo Linh (tỉnh Bến Tre) đã đế lại trong em những ấn tượng đẹp về mái trường với những tháng năm tuổi học trò.

                                    “Tôi sợ ngày mai tôi sẽ lớn

                                      Xa cổng trường khép kín với thời gian

                                      Sợ phượng rơi là nỗi nhớ bàng hoàng

                                      Sợ phải sống trong muôn vàn tiếc nuối.”

   Mai đây dù có xa, em vẫn không bao giờ quên mái trường thân yêu này.

thức khuya dậy sớm

năm mười mười năm

chịu thương chịu khó

dãi nắng dầm sương

cày sâu cuốc bẫm 

bán mặt cho đất bán lưng cho trời 

21 tháng 9 2018

Thức khuya dậy sớm

Năm nằng mười mưa

Chịu thương chịu khó

Dãi nắng dầm mưa

Bán mặt cho đất bán lưng cho trời

21 tháng 9 2018

Cuối năm học vừa qua, em đạt được danh hiệu Học sinh tiên tiến xuất sắc. Có được kết quả này một phần là nhờ em rút ra được bài học cay đắng ở đầu học kì I. Chuyện là thế này:
Thầy dạy Toán của em rất nghiêm khắc và cẩn thận. Thầy thường nói rằng Toán là bộ môn mà kiến thức liên kết với nhau rất chặt chẽ, nếu hiểu không kĩ phần trước thì phần sau sẽ khó tiếp thu. Em đã không vâng lời thầy, dù chỉ một lần.
ke mot cau chuyen ve mot lan em khong vang loi co giao Vốn là học sinh giỏi Toán nên bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy gọi điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy, em ung dung ngắm bầu trời qua khung cửa sổ và tha hồ tưởng tượng đến trận đá bóng giao hữu chiều nay giữa lớp em với lớp 7B mà em là một chân sút có hạng.
Nhưng một chuyện bất ngờ đã xảy ra là thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi kiểm tra một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này?! Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: “Kìa, chép đề đi chứ!”.
Em có cảm giác là tiết kiểm tra hôm ấy kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xoá. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tung lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.
Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 4, tim em thắt lại. Em cố giữ vẻ mặt thản nhiên để che giấu bao sóng gió trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Chỉ vì em không nghe lời thầy, chủ quan trong học tập nên mới ra nông nỗi. Sau đó, em đã cố gắng rất nhiều nhưng điểm trung bình môn Toán học kì I chỉ đạt loại khá.
Nhờ cố gắng học tập, cuối năm, em vẫn đạt được danh hiệu Học sinh tiên tiến xuất sắc nhưng em không sao quên chuyện cũ. Giờ đây, em kể lại chuyện này với thái độ tự kiểm điểm nghiêm túc. Chủ quan, tự mãn tất sẽ dẫn đến thất bại. Đó là bài học sâu sắc không chỉ trong đời học trò mà trong suốt cuộc đời của mỗi con người.

Rửa tay trước khi ăn là một thói quen tốt giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lây nhiếm qua đường tiêu hóa . Đó cũng chính là vấn đề liên quan đến câu chuyện mình kể cho các cậu .

Mình tên là Mimi , là một cô bé hiếu động . Nghỉ hè , mình không chịu đựng nổi khi ngồi yên một chỗ . Mình thấy ở nhà chán lắm nên khi nào cũng chạy ra ngoài chơi , chơi tới khi nào bố mẹ tớ gọi về ăn cơm mới thôi . Khi về nhà , tớ chạy ngay vào bàn ăn để dùng bữa nhưng lại không nhớ phải rửa tay . Mẹ thấy vậy , liền bảo :

- Hình như con gái hôm nay lại quên viện rửa tay không ?

Mình đáp :

- Con sẽ đi rửa tay ngay đây mẹ ạ !

Khi nào bố mẹ cũng phải nhắc tớ phải rửa tay để giữ vệ sinh . Nhưng lúc không có bố mẹ thì mình mình quên béng mất tiêu luôn !

Mọi chuyện chắc sẽ không thay đổi nếu không có chuyện này xảy ra với mình . Chuyện là thế này : Nhà mình ở một bên khu đất trống nên mình hay ra đó chơi lắm ! Hôm đấy , mình có nhìn thấy mấy bạn nhỏ cũng ngang tuổi mình chơi cát . Mình tiến lại và nói :

- Mấy bạn ! Cho mình chơi chung với nha ! Mình có trò chơi này vui lắm ! Chúng mình đến đó lấy nước, sau đó đổ vào cát rồi chúng mình cùng xây lâu đâì cát xem ai xây được cao nhất .

Có một bạn nói :

- A ! Tró này vui đây ! Nào ! Vậy chúng mình bắt đầu đi ! 
Chơi một lúc thì đã trưa rồi , sợ bố mẹ lo lắng nên mình nói với các cậu ấy :

- Thôi , đến giờ mình phải về nhà rồi . Chiều mình lại ra đây chơi tiếp nha các bạn !

Các cậu ấy vẫy tay tạm biệt mình . Vùa về đến nhà , mình đói quá , liền chạy ngay vào bàn ăn . Trên bàn có một đĩa bánh bông lan thơm phức vẩn còn nóng . Không ngần ngại ! Mình bốc lấy một cái ăn ngon lành . Ngon quá , tớ lại bốc thêm một cái nữa . Định bốc thêm một cái nữa thì bụng tớ đau quá nên tớ ôm bụng khóc . Bố đang xem tivi ở phòng khách , nghe thấy con gái khóc liền chạy ngay vào bếp _ nơi tớ đang ôm bụng khóc . Bố nhẹ nhằng nói :

- Con gái bị đau bụng phải không ? Qua đây bố cho uống thuốc rồi khỏi liền . Kihi tôi không còn đau bụng nữa thì bố mới nói :

- Con à , khi con nghịch bẩn vi khuẩn sẽ bám rất nhiều ở tay con . Đó là những con vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được . Chúng sẽ theo thức ăn, chui vào bụng con khiến con đau bụng đấy ! Vì vậy phải rửa tay bằng xà phòng để diệt khuẩn . Rửa tay trước khi ăn thì sẽ bảo đảm giữ vệ sinh , khi ấy con mới khỏe mạnh được con gái yêu à !

Chuyện của Mimi mình cũng là bài học nhắc nhở chúng mình việc giữ vệ sinh sạch sẽ . Các bạn đùng như mình quên không rửa tay trước khi ăn nhé ! Chúc các bạn xây dựng thói quen rửa tay trước khi ăn !

21 tháng 9 2018

công xã pari là một nhà nước kiểu mói vì công xã pải là một nhà nước của dân, do dân đầu tiên trên thế giới công xã pari đã thực hiện các chính sách tiến bộ như giải tán các lượng cảnh sát, quân đội mà thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân. cùng một số chính sách khác như: tách nhà thờ khỏi trường học, nhân dân được làm chủ những cơ sở sản xuất,... ủy ban được bầu ra và có thể bị nhân dân bãi bỏ bất cứ lúc nào công xã pari thực sự là một nước của giai cấp vô sản. lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp vô sản lên đứng đầu, không có sự áp bức bóc lột của bọn tư sản hay thông trị. đó là niềm mong ước mà bấy lâu nay vô sản luôn ấp ủ. chính vì vậy mà nó có một ý nghĩa cực kì quan trọng

21 tháng 9 2018

Ca dao - dân ca Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Nếu ca dao - dân ca về tình cảm gia đình thường là những bài hát ru, thì ca dao - dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường là những bài hát đối đáp, những khúc ca ngẫu hứng tự nhiên cất lên trong sinh hoạt cộng đồng, trong lễ hội, khi ngoạn cảnh, lúc đứng ngắm đồng ruộng quê hương,... Chùm ca dao Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (Ngữ văn 7, tập một) có lẽ là những bài ca tiêu biểu. Điều thú vị là chỉ bốn bài ca ngắn gọn mà chúng ta nghe được nhiều giọng điệu khác nhau, nhìn ngắm, thưởng thức được nhiểu địa danh, nhiều phong cảnh kì thú khác nhau.

Ở bài ca dao thứ nhất, chàng trai, cô gái hỏi - đáp về những địa danh mang những đặc điểm nổi bật. Thành Hà Nội năm cửa, sông Lục Đầu sáu khúc chảy êm đềm, nước sông Thương bên đục bên trong, núi Tản Viên, đền Sòng, thành tiên ở Lạng Sơn... Chàng trai hỏi, cô gái đáp, hỏi đáp rất hài hoà, ăn ý. Đây là một hình thức ca hát dân gian thường xuất hiện trong những lễ hội, hội mùa xuân, hội mùa thu ở nhiều vùng quê Việt Nam : hội hát xoan Phú Thọ, hội Lim Bắc Ninh, hát phường vải Nghệ - Tĩnh, hát ví ghẹo, giao duyên ở đồng bằng Bắc Bộ, ở miền Trung và nhiều tỉnh Nam Bộ,... Qua hát đối đáp, đồi bên nam, nữ (có thể là chàng trai cô gái, cũng có thể là cụ ông, cụ bà,...) thử tài nhau về kiến thức lịch sử, địa lí, văn hoá, cũng là để chia sẻ với nhau tình yêu nam nữ, tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước. Lắng nghe lời hỏi, đáp của hai nhân vật trữ tình trong bài ca ơ đâu năm cửa nàng ơi... chúng ta thấy hiện lên nhiều địa danh từ thủ đô Hà Nội đến Hải Dương, Bắc Giang, vào Thanh Hoá, rồi ngược Lạng Sơn. Mỗi vùng có một nét đẹp riêng, hợp thành một bức tranh non nước Việt Nam thơ mộng, giàu truyền thống văn hoá. Không trực tiếp nói ra, nhưng cả nsười hỏi lẫn người đáp đều biểu hiện tình yêu, niềm tự hào vể quê hương, Tổ quốc mình. Bài ca còn kéo dài hơn nữa. Chẳng hạn, chàng trai hỏi tiếp :
Ở đâu có chín từng mây
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?
Chùa nào mủ lại ở hang
Ở đâu lắm gỗ thì nàng biết không?...
Cô gái đáp :
Trên trời có chín từng mây
Dưới sông lắm nước, núi nay nhiều vàng
Chùa Hương Tích thì lại ở hang
Trên rừng lắm gỗ, hỡi chàng biết không...
Như vậy, chàng trai, cô gái trong cuộc hát giao duyên này nói riêng, nhân dân lao động Việt Nam ta nói chung không chỉ say đắm, mến yêu, tự hào về giang sơn Việt Nam cẩm tú mà còn tỏ ra là những người lịch lãm, hào hoa, tế nhị và giàu hiểu biết, thật đáng noi theo.
Tiếp sau những cuộc hát đối đáp là những chuyến du lịch. Một nhóm người, hoặc cả đoàn người đông vui chung niềm khao khát được thưởng thức cảnh đẹp ở đất kinh kì, ở xứ Huế cố đô "rủ nhau", gọi nhau... Cảnh ở kinh kì thật phong phú, có hồ (Kiếm Hồ), có cầu (Thê Húc), có đền (Ngọc Sơn), có đài, có tháp, cảnh thiên tạo hài hoà với cảnh nhân tạo, nét đẹp tự nhiên hài hoà với nét đẹp lịch sử, văn hoá. Còn ở Huế, cảnh mới thơ mộng làm sao, đường quanh quanh uốn lượn hài hoà với "non xanh", "nước biếc", sơn thuỷ hữu tình. Với cảnh ở Hà Nội, tác giả dân gian không tả mà chỉ kể, theo kiểu liệt kê, các chi tiết cảnh nối nhau thật phong phú, đa dạng. Còn với Huế, cảnh được miêu tả theo kiểu chấm phá lướt qua: đường, núi, nước. Mỗi đối tượng được nhấn mạnh bằng một tính từ gợi hình. Đường thì "quanh quanh", núi thì "xanh", nước (sông Hương) thì "biếc". Thêm nữa, từ láy hoàn toàn "quanh quanh" và phép so sánh "như tranh hoạ đồ" khiến cho xứ Huế càng... mộng và... thơ. Thăm Hà Nội kinh kì, rồi vô xứ Huế cố đô, chúng ta được ngắm cảnh, được thăm viếng những di tích lịch sử, văn hoá, lòng càng thêm yêu Tổ quốc tươi đẹp, trí càng thêm rộng mờ và lắng sâu, ghi nhớ công ơn người xưa đã tôn tạo và giữ gìn "bức tranh hoạ đồ" quý giá.
Bài ca dao thứ tư, thú vị thay, giọng ca, lời ca phóng khoáng linh hoạt, cảnh thiên nhiên và nhân vật trữ tình hoà hợp, đậm chất đồng quê, khác hẳn hai bài trước :
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Về bố cục, bài ca dao này gồm hai phần vừa độc lập vừa gắn bó với nhau. Hai câu đầu tả cảnh đồng lúa trong buổi bình minh. Hai câu sau miêu tả dáng hình cô thôn nữ đẹp đẽ, thơ mộng như đồng lúa, như những chẽn lúa... về giọng điệu, đây là loại bài ca tự do, ngôn ngữ được nới rộng theo đối tượng miêu tả và tâm trạng nhân vật trữ tình. Hai câu đầu, mỗi câu kéo dài mười hai tiếng. Câu thứ ba không phái sáu tiếng mà là bảy tiếng. Chỉ câu bốn mới trở lại tám tiếng bắt vần với câu ba giống thể thơ lục bát. Đây là bài ca dao lục bát biến thể, một thể thơ khá phố biến trong kho tàng ca dao Việt Nam.
Điều cần trao đổi về bài ca này là chủ thể trữ tình. Ai "đứng... ngó" cánh đồng ? Ai nói: "thân em" ? Đây là lời người khác hỏi, hay lời cô gái tự than ? Có người cho rằng đây là lời chàng trai làng. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông, bát ngát, thấy cô gái xinh đẹp, mảnh mai..., tỏ lời ca ngợi cánh đồng, tỏ tình với cô gái. Có người lại hiểu: đây là lời cô gái. Đứng ngắm đồng quê xanh tốt, lúa đang ngậm đòng, cô thôn nữ đã cất lời ca, ca ngợi cảnh giàu đẹp của cánh đồng, từ đó nghĩ về mình, nhan sắc và thân phận mình...
Nếu hiểu theo cách thứ nhất - lời chàng trai - thì bài ca này thuộc nhóm ca dao tỏ tình, ví ghẹo. Ví dụ :
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Hoặc :
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.
Mở đầu các bài ca này thường là tiếng gọi, rồi tiếp sau là một câu hỏi ỡm ờ, dưa duyên. Hoặc nếu không thì cũng là những lời ca ngợi khéo léo để làm đẹp lòng người mình đang hướng tới. Ví dụ:
Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh, em đứng một mình cũng xinh.
Nếu hiểu theo cách hai - lời cô gái - thì bài ca này thuộc nhóm ca dao mượn cảnh ngụ tình, trước thiên nhiên và cuộc sống, con người giãi bày tâm sự. Ví dụ:
Một ngày hai buổi cơm đèn
Còn gì má phấn, răng đen, hỡi chàng.
Hoặc :
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
- Thân em như hạt mưa sa...
Suy ngẫm trên cơ sở văn bản, cả nội dung, cảm hứng lẫn giọng diệu, ngôn từ, có lẽ hiểu bài ca dao "Đứng bên ni đồng..." theo cách hai là sát hợp hơn. Đây là lời cô thôn nữ trước đồng ruộng quê hương, vừa ca ngợi cảnh đẹp cánh đồng vừa tự ngắm rồi dự cảm về thân phận mình. Nếu là lời chàng trai, e rằng không sát, vì không ai tỏ tình lại nói với đối tượng bằng từ "thân em" nghe không duyên dáng, thiếu tế nhị.
Dù hiểu thế nào thì chúng ta cũng đều cảm nhận rằng bài ca dao này là tiếng hát chứa chan tình cảm đối với đồng ruộng, quê hương và con người quê hương. Hai câu đầu, hai dòng thơ kéo dài, kết hợp điệp từ, đảo từ và đối xứng (đứng bên tê đồng - đứng bên ni đồng ; mênh mông bát ngát - bát ngát mênh mông) đặc tả vẻ đẹp của đồng lúa. Nhìn từ đâu, nhìn ở phía nào cũng thấy đồng ruộng mênh mông, rộng lớn, đẹp đẽ, trù phú và mang sức sống trẻ trung, phơi phới. Trước một cánh đồng như thế, ai chẳng xúc động, chẳng mến yêu quê hương mình, nhất là các cô thôn nữ. Bởi vì, tất cả nét đẹp và trù phú kia không phải trời cho mà chính từ đôi bàn tay, từ công sức của con người, trong đó có mình. Từ cảnh mà sinh tình, ngắm cánh đồng, cô gái tự ngắm mình, vui thú, tự hào về vóc dáng nhỏ xinh, mềm mại của mình "Thân em như chẽn lúa đòng đòng...". Mình xinh đẹp, tràn trề sức sống, nhưng tương lai ra sao thì... khó đoán được. Nghệ thuật so sánh (như chẽn lúa) kết hợp các từ "thân em", "phất phơ" vừa tả vẻ đẹp vừa biểu hiện tâm trạng cô gái. Cô gái tự hào vì mình đang tuổi thanh xuân, tươi tắn hoà hợp trong vẻ đẹp và sức sống của đồng ruộng quê hương. Nhưng cô không khỏi bâng khuâng, lo lắng về số phận ngày mai. "Nắng sớm thì đẹp, cánh đồng thì rất rộng, nhưng chẽn lúa thì nhỏ nhoi, vô định giữa một biển lúa không bờ. Chẽn lúa phất phơ trong cánh đồng quá rộng này cũng như dải lựa đào phất phơ giữa chợ, không biết số phận mình sẽ được an bài như thế nào đây"... Tâm sự của cô gái trong bài ca dao này cũng là nỗi niêm của rất nhiều cô gái xinh đẹp trong nhiều bài ca dao khác gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về thân phận con người trong xã hội ngày xưa.
Những bài ca dao trên có giọng điệu khác nhau nhưng mang vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa thật phong phú. Điều chúng ta ghi nhớ nhất là: Những câu hát về quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc vê hình thể, cánh trí, lịch sử, văn hoá của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh luôn là tình yên chân chất, tinh tế và niềm tự hào đối với quê hương, đất nước, con người...

21 tháng 9 2018

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Về bố cục, bài ca dao này gồm hai phần vừa độc lập vừa gắn bó với nhau. Hai câu đầu tả cảnh đồng lúa trong buổi bình minh. Hai câu sau miêu tả dáng hình cô thôn nữ đẹp đẽ, thơ mộng như đồng lúa, như những chẽn lúa... về giọng điệu, đây là loại bài ca tự do, ngôn ngữ được nới rộng theo đối tượng miêu tả và tâm trạng nhân vật trữ tình. Hai câu đầu, mỗi câu kéo dài mười hai tiếng. Câu thứ ba không phái sáu tiếng mà là bảy tiếng. Chỉ câu bốn mới trở lại tám tiếng bắt vần với câu ba giống thể thơ lục bát. Đây là bài ca dao lục bát biến thể, một thể thơ khá phố biến trong kho tàng ca dao Việt Nam.

Điều cần trao đổi về bài ca này là chủ thể trữ tình. Ai "đứng... ngó" cánh đồng ? Ai nói: "thân em" ? Đây là lời người khác hỏi, hay lời cô gái tự than ? Có người cho rằng đây là lời chàng trai làng. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông, bát ngát, thấy cô gái xinh đẹp, mảnh mai..., tỏ lời ca ngợi cánh đồng, tỏ tình với cô gái. Có người lại hiểu: đây là lời cô gái. Đứng ngắm đồng quê xanh tốt, lúa đang ngậm đòng, cô thôn nữ đã cất lời ca, ca ngợi cảnh giàu đẹp của cánh đồng, từ đó nghĩ về mình, nhan sắc và thân phận mình...

21 tháng 9 2018

mỗi ngày viết vài từ thui đợt 1 năm nữa là có kết quả

21 tháng 9 2018

đập đầu vào tường mỗi ngày máu sẽ lưu thông ghi nhớ dễ hơn

21 tháng 9 2018

Gia đình em có bốn thành viên, bao gồm có bố mẹ và hai chị em gái chúng em. Gia đình em luôn yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, hai chị em em thì thường chia sẻ với nhau những vui buồn của cuộc sống, học tập. Với em, chị gái của mình không chỉ là một người chị mẫu mực luôn nhường nhịn, chăm sóc của em mà còn là một người bạn tri kỉ, một người mà em yên tâm khi tâm sự những gì đã trải qua trong cuộc sống.

Chị của em tên là Vân Anh, chị em năm nay mười lăm tuổi, tuy hai chị em có sự cách biệt về tuổi tác nhưng không vì vậy mà chúng em xa cách, bất đồng. Em và chị gái của mình rất hợp tính nên có thể dễ dàng tâm sự, nói chuyện một cách thoải mái nhất. Mọi người thường nói nhà mà có hai chị em gái thì thường xuyên xảy ra tranh giành, xung đột, chị em thường khắc khẩu, không hợp nhau. Nhưng điều ấy không hề xảy ra trong quan hệ của chị em em, chúng em luôn yêu quý và ý thức được vị trí cũng như trách nhiệm của mình, đối với chị em thì luôn nhường nhịn, chăm sóc cho em. Còn em thì yêu thương, tôn trọng chị của mình.

Chị của em vô cùng xuất sắc, không những là một học sinh ưu tú của lớp mà còn là một người cán bộ lớp đầy mẫu mực, chị em tuy học giỏi nhưng không hề tỏ ra kiêu căng, luôn quan tâm giúp đỡ đến bạn bè cũng như những người xung quanh mình. Chị em nổi tiếng trong trường vì những đức tính tốt bụng, khiêm nhường ấy, vì thế mà mỗi lần có người nhắc đến chị em là em không kiềm nổi sự tự hào dâng trào trong mình. Chị em không chỉ là một học sinh ưu tú mà còn là một người con ngoan của gia đình em.

Chị luôn lễ phép với bố mẹ, ông bà, chăm sóc, nhường nhịn em. Chị còn là một người vô cùng đảm đang, những công việc nhà đều được chị hoàn thành một cách xuất sắc, chị có thể nấu cơm, rửa bát, quét nhà. Chị nấu ra rất nhiều những món ăn ngon, trong đó món ăn mà em yêu thích nhất đó chính là món trứng cuộn của chị làm. Những lát trứng cuộn vàng ươm, được chị rán một cách khéo léo, hương vị thơm ngon không kém món ăn do mẹ em làm là bao.

Em có một người chị tuyệt vời, đó là người luôn chăm sóc, quan tâm tận tình, cũng là một người bạn mà em tin tưởng khi chia sẻ những buồn vui của cuộc sống, học tập, chị luôn lắng nghe với thái độ chân thành và cho em những lời khuyên thật bổ ích.

21 tháng 9 2018

Gia đình em có bốn thành viên, bao gồm có bố mẹ và hai chị em gái chúng em. Gia đình em luôn yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, hai chị em em thì thường chia sẻ với nhau những vui buồn của cuộc sống, học tập. Với em, chị gái của mình không chỉ là một người chị mẫu mực luôn nhường nhịn, chăm sóc của em mà còn là một người bạn tri kỉ, một người mà em yên tâm khi tâm sự những gì đã trải qua trong cuộc sống.

Chị của em tên là Vân Anh, chị em năm nay mười lăm tuổi, tuy hai chị em có sự cách biệt về tuổi tác nhưng không vì vậy mà chúng em xa cách, bất đồng. Em và chị gái của mình rất hợp tính nên có thể dễ dàng tâm sự, nói chuyện một cách thoải mái nhất. Mọi người thường nói nhà mà có hai chị em gái thì thường xuyên xảy ra tranh giành, xung đột, chị em thường khắc khẩu, không hợp nhau. Nhưng điều ấy không hề xảy ra trong quan hệ của chị em em, chúng em luôn yêu quý và ý thức được vị trí cũng như trách nhiệm của mình, đối với chị em thì luôn nhường nhịn, chăm sóc cho em. Còn em thì yêu thương, tôn trọng chị của mình.

Chị của em vô cùng xuất sắc, không những là một học sinh ưu tú của lớp mà còn là một người cán bộ lớp đầy mẫu mực, chị em tuy học giỏi nhưng không hề tỏ ra kiêu căng, luôn quan tâm giúp đỡ đến bạn bè cũng như những người xung quanh mình. Chị em nổi tiếng trong trường vì những đức tính tốt bụng, khiêm nhường ấy, vì thế mà mỗi lần có người nhắc đến chị em là em không kiềm nổi sự tự hào dâng trào trong mình. Chị em không chỉ là một học sinh ưu tú mà còn là một người con ngoan của gia đình em.

Chị luôn lễ phép với bố mẹ, ông bà, chăm sóc, nhường nhịn em. Chị còn là một người vô cùng đảm đang, những công việc nhà đều được chị hoàn thành một cách xuất sắc, chị có thể nấu cơm, rửa bát, quét nhà. Chị nấu ra rất nhiều những món ăn ngon, trong đó món ăn mà em yêu thích nhất đó chính là món trứng cuộn của chị làm. Những lát trứng cuộn vàng ươm, được chị rán một cách khéo léo, hương vị thơm ngon không kém món ăn do mẹ em làm là bao.

Em có một người chị tuyệt vời, đó là người luôn chăm sóc, quan tâm tận tình, cũng là một người bạn mà em tin tưởng khi chia sẻ những buồn vui của cuộc sống, học tập, chị luôn lắng nghe với thái độ chân thành và cho em những lời khuyên thật bổ ích.

1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì lạ thường? kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?2. Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?3. Trong truyện, 2 nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về...
Đọc tiếp

1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì lạ thường? kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?

2. Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?

3. Trong truyện, 2 nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra những đối lập này.

4. Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết đàn và niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.

 5. Trong phần kết thúc chyện, mẹ con Lý Thông phải chết, còn Thạch Sanh thì được kết hôn với công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc chuyện này, nhân dân muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu 1 ví dụ

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
24 tháng 9 2018

1. Thạch Sanh vốn là thái tử được Ngọc Hoàng cho đầu thai xuống làm con trai của đôi vợ chồng già nghèo nhưng nhân hậu. Người vợ mang thai mấy năm mới sinh ra Thạch Sanh.

Thạch Sanh sinh ra chẳng bao lâu thì đều mồ côi cả cha lẫn mẹ, chàng sống thui thủi dưới gốc đa già, cả tài sản chỉ có chiếc rìu sắt mà cha để lại.

Thạch Sanh được Ngọc Hoàng thương tình sai thiên thần xuống dạy cho đủ phép thần thông, võ nghệ.

Bản thân từ "Thạch Sanh" cũng có ý nghĩa đặc biệt: Thạch có nghĩa là đá, Sanh có nghĩa là sinh ra. Thạch Sanh có nghĩa là sinh ra từ hòn đá, cứng cỏi và chân thật.

=> Qua đó, nhân dân muốn gửi gắm ước mơ: người sinh ra vốn bất hạnh thì sẽ được đền bù xứng đáng.

2. Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua nhiều thử thách:

- Bị Lí Thông lợi dụng và lừa gạt đi nộp mạng cho chằn tinh. Nhưng Thạch Sanh dũng cảm đã giết chết chằn tinh. (thật thà, dũng cảm)

- Bị Lí Thông cướp công giết chằn tinh, lại lủi thủi trở về sống dưới gốc đa già. Chàng bắn trúng đại bàng, cứu được công chúa. (dũng cảm, nghĩa hiệp)

- Bị Lí Thông cướp công cứu công chúa, đẩy xuống hang. Chàng lại cứu được hoàng tử con vua Thủy Tề bị giam dưới hang sâu. (dũng cảm)

- Bị Lí Thông vu oan, bị tống giam trong ngục. Thạch Sanh mang đàn ra gẩy và chữa được bệnh cho công chúa. Được công chúa giải cho mối oan và vua gả con gái cho. 

=> Nhìn chung ở Thạch Sanh hội tụ các phẩm chất: chân thật, dũng cảm, nghĩa hiệp.

3. Sự đối lập về tính cách và hành động giữa Lí Thông và Thạch Sanh:

- Lí Thông: dối trá, xảo quyệt, luôn tìm cách hãm hại Thạch Sanh.

- Thạch Sanh: sống chân thật (đôi khi là cả tin), dũng cảm. 

=> Các hành động đã được kể ra ở câu 2.

4. Ý nghĩa của chi tiết thần kì:

- Chiếc đàn là "chiến lợi phẩm" mà Thạch Sanh nhận được khi cứu hoàng tử con vua Thủy Tề. Chiếc đàn lại là vật giúp công chúa khỏi rầu rĩ và bị câm. Chiếc đàn cũng là tiếng kêu tố cáo Lí Thông gian ác và để Thạch Sanh tự cứu chính mình. 

=> Chiếc đàn có ý nghĩa quan trọng, thay lời thanh minh cho Thạch Sanh.

- Niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu: đó là niêu cơm nhỏ nhưng quân sĩ 18 nước chư hầu ăn mãi không hết. Chi tiết này muốn thể hiện ước mơ về sức mạnh của ta có thể thu phục được vạn quân, để đất nước mãi mãi thái bình, thịnh trị, không xảy ra binh đao.

5. Truyện kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về: ở hiện gặp lành, ác giả ác báo, Người hiền lành chân thực thì sẽ được hưởng cuộc đời hạnh phúc, xứng đáng. Đây là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích, thể hiện ước mơ tự ngàn đời của nhân dân.

14 tháng 2 2019

1.

  • Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có sự khác thường là:
    • Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.
    • Vừa khôn lớn, Thạch Sanh mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi. 
    • Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
  • Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh với những chi tiết khác thường, nhân dân đã tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện qua sự khởi đầu kì lạ. Những nhân vật ra đời và lớn lên khác thường sau này sẽ lập được nhiều chiến công vĩ đại . Thạch Sanh là con của người dân thường, mồ côi và sống cuộc sống nghèo khổ. Tuy nhiên điều đó không làm người ta hèn nhát mặc cảm mà Thạch Sanh đã mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Nghèo khổ vẫn nghĩa hiệp là điều nhân dân muốn gửi gắm ở Thạch Sanh.

 2. Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua nhiều thử thách cam go, ác liệt:
+ Chém chăn tinh, trừ hại cho dân, thu được bộ cung tên vàng.
+ Diệt đại bàng, cứu công chúa.
+ Diệt hồ tinh, cứu thái tử con vua Thủy Tề, được nhà vua tặng cây đàn thần.
+ Đuổi quân xâm lược mười tám nước chư hầu nhờ tiếng đàn và niêu cơm kì diệu.

Qua đó, Thạch Sanh đã bộc lộ phẩm chất:
Đức tính quí báu của Thạch Sanh cũng được bộc lộ: Qua thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người. Đồng thời cũng thể hiện sự nghĩa khí, luôn đấu tranh chống lại cái ác.

3. - Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng. Luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn. Còn Lí Thông là kẻ vong ân bội nghĩa, xảo trá, gian ác, thấp hèn. Hình tượng nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho hai thái cực thiện và ác.
   - Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.
  - Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.

4. 

  • Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường  quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.
  • Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,  muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa

5. 

  • Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.
  • Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế... Phần thưởng của các nhân vật có thể là lấy công chúc, lên ngôi vua hoặc được hưởng một cuộc sống giàu sang, sung túc.