K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2021

chuẩn không cần chỉnh quá suất sắc

3 tháng 3 2021

amazing!good joip

Con hổ, đối với mỗi chúng ta mà nói thì đó là một loài động vật vô cùng hung dữ chẳng ai dám lại gần, bởi từ khi sinh ra nó đã sống trong tự nhiên, sống trong môi trường hoang dã, phải cố gắng đấu tranh để sinh tồn giữa cuộc sống khắc nghiệt như thế, vậy mà khi vào trong câu chuyện con hổ mang hình bóng của một con người, có tâm tư tình cảm, có mưu cầu hạnh phúc, đặc biệt hơn cả là biết trả ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ con người. Con vật cũng như con người, nó đều biết đâu là đúng, đâu là sai, ai tốt với nó, ai giúp đỡ nó thì nó sẽ trả ơn, nhưng ơn nghĩa mà con hổ thể hiện không chỉ là giúp đỡ một lần trả ơn một lần, đối với nó thì khi được giúp đỡ sẽ không bao giờ quên đi ơn nghĩa mà con người ban cho nó, đối với bác tiều phu từ khi giúp đỡ nó đến lúc mất nó vẫn không hề quên những gì mà bác đã làm. Khi bác mất con hổ đã đến bên cạnh quan tài để tỏ lòng thương tiếc, đến ngày giỗ vẫn mang dê hay lợn rừng tới thăm bác.

Câu chuyện đem lại hai giá trị cốt lõi mà người đọc cần thấu hiểu được, thứ nhất đó là đề cao tình người ở trong cộng đồng, khi gặp người khác khó khăn hoạn nạn hãy dùng tất cả khả năng của bản thân để ra tay giúp đỡ dù điều đó là nhỏ nhật và điều thứ hai đó là khi nhận được sự giúp đỡ của người khác thì bản thân cần ghi nhớ công ơn đó suốt cuộc đời, luôn sẵn sàng trả ơn đối với những người đã từng giúp mình. Đối với dân tộc ta mà nói thì tình cảm giữa con người với con người đã tồn tại từ rất lâu đời, nó xuyên suốt chiều dài lịch sử và còn tồn tại cho đến tận ngày nay với phương châm “Lá lành đùm lá rách”, tuy nhiên bên cạnh đó là những người thiếu đi nét đẹp lâu đời vốn có đó

Một loài động vật mà còn có tình nghĩa như thế vậy tại sao con người lại không thể thấu hiểu được tầm quan trọng của ân nghĩa ở trên đời. Chúng ta đang sống trong thời kì “Tự cung, tự cấp” vì vậy mà có những người suy nghĩ rằng việc được giúp chỉ là sự tương tác giữa người với người. Một đại bộ phận con người khi được giúp đỡ thường có thói quen quên đi những gì đã từng diễn ra trong quá khứ, đối với họ mà nói thì việc trả ơn thực sự quá vất vả và khó khăn. Hình tượng con hổ cũng thể hiện rằng trong cuộc sống này việc mang ơn và trả ơn có liên quan tới luật nhân quả trong cuộc sống, một người làm việc tốt dù trong lòng không mong muốn nhận lại ơn nghĩa nhưng đối với người được giúp đó là trách nhiệm, là điều tất yếu cần phải làm.

Câu chuyện “Con hổ có nghĩa” đem lại nhiều giá trị trong cuộc sống của con người, đọc xong câu chuyện, nhận ra giá trị của câu chuyện cũng là lúc bản thân trở nên thấu hiểu trước đạo lý của cuộc

3 tháng 3 2021

Con hổ có nghĩa là 1 câu chuyện có những tình huống rất đặc sắc thu hút nhiều đọc giả quan tâm. Đoạn thứ nhất là câu chuyện giữa hổ và bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Hổ đực đền ơn mười lạng bạc vì bà đỡ Trần đã cứu vợ con nó. Số bạc ấy đã giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém. Hình ảnh hổ đực mang bóng dáng hình ảnh con người. Nó mang nhiều phẩm chất cao quý của con người. Nó không chỉ biết đền ơn đáp nghĩa với ân nhân mà nó còn có nhiều biểu hiện đáng quý: hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, vui mừng khi có con, lễ phép, lưu luyến trong phút chia tay ân nhân...

Một loài vật hung dữ nhưng dưới ngòi bút miêu tả của tác giả con hổ hiện lên thật đáng trân trọng. Tác giả đã nhân hóa những phẩm chất trong con người thành những phẩm chất trong con hổ, một con hổ có tình có nghĩa. Con vật cũng như con người, dưới ngòi bút sắc sảo của tác giả nó đã trở thành những phẩm chất đáng quý để nhiều người phải học tập theo. Câu chuyện thứ nhất: Hổ đực nhờ bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái. Bà đỡ Trần nhà ở huyện Đông Triều, nổi tiếng đỡ đẻ mát tay vì vậy một đêm hổ đực đã đến nhà và nhờ bà ấy đỡ đẻ cho hổ cái, bà đỡ đẻ xong hổ đực trả ơn bà Hổ đực trả ơn bà mười lạng bạc, sau này nhờ số bạc đó, bà đỡ Trần sống qua cảnh mất mùa đói kém. Đoạn thứ hai kể về chuyện đã xảy ra giữa hổ trán trắng và người kiếm củi ở huyện Lạng Giang. Hổ bị hóc xương, không thể nào lấy ra được. Nó đau đớn giãy giụa làm cỏ cây nghiêng ngả. Bác tiều phu đã giúp hổ lấy khúc xương ra khỏi họng. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều. Hơn mười năm sau, bác tiều qua đời, hổ đến bên quan tài tỏ lòng thương tiếc.

Sau đó, mỗi năm đến ngày giỗ bác, hổ lại đem dê hoặc lợn rừng đến để trước cửa nhà. Lòng biết ơn của hổ thật đáng quý, Bác Tiều Phu đã cứu giúp cho sự sống của Hổ lúc hoạn nạn vì vậy Hổ đã hết lòng cảm ơn và đền đáp ân huệ của mình với bác Tiều Phu, một tấm lòng đền đáp đáng quý của Hổ đã giúp cho chúng ta thấy được những loài vật cũng có những phẩm chất đáng quý của con người cũng biết ơn và biết trân trọng những tình cảm của con người đối với mình. Chỉ với 2 hành động của 2 con Hổ đó chúng ta nhận thấy lòng biết ơn - điều cốt lõi trong đạo làm người đã xuất phát trong động vật, động vật cũng như con người đều biết đền đáp những ân huệ cho những người đã cứu giúp mình . Đối với câu chuyện thứ nhất khi bà đỡ Trần giúp cho hổ cái được mẹ tròn con vuông, sau những phút mừng rỡ đùa giỡn với con, hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc đưa biếu bà Trần.

Hành động đền ơn đáp nghĩa của con Hổ diễn ra ngay sau khi Bà đỡ đỡ xong cho Hổ cái. Hổ đền ơn cho Bà Đỡ rất nhiều hơn mười lạng bạc. Hổ tuy là một con vật nhưng lại biết cư xử có nghĩa có tình với người đã giúp gia đình nó vượt qua cơn hoạn nạn. Khi tiễn Bà Đỡ Trần về, hổ đã cúi đầu vẫy đuôi. Đến khi bà đỡ Trần đi khá xa, nó gầm lên một tiếng rồi bỏ đi. Đây có lẽ là lời chào tiễn biệt và là lời cảm ơn chân thành của hổ đực đối với ân nhân đã cứu giúp gia đình của mình.

Cách trả ơn của hổ trán trắng khác với hổ đực. Sau khi được bác Tiều Phu cứu sống, nó đã tha một con nai đến đặt trước của nhà bác Tiều Phu để tạ ơn, nhưng đó chỉ là những đền đáp về mặt vật chất cảm động nhất với tình huống của hổ trắng đó là sau hơn 10 năm khi bác tiều phu qua đời, nó vẫn nhớ tới những ân tình của bác đã cứu sống nó hổ trắng tới nơi chôn cất bác và dụi đầu vào quan tài, gầm lên tỏ vẻ xót thương, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Đây có lẽ là những hành động tiếc thương và nhớ tới Bác của Hổ Trắng, những hành động của Hổ có tình có nghĩa như những hành động của con người,thời gian trôi đi nhưng những ân tình đó trong lòng hổ trắng vẫn không hề nguôi ngoai.

Từ đó về sau, hằng năm cứ tới ngày giỗ bác tiều là hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa. Đặc điểm chung của 2 con Hổ này là đều gầm lên những tiếng thét của mình đối với con Hổ thứ nhất nó gầm lên như 1 lời tiễn biệt còn đối với con Hổ Trắng tiếng gầm nói lên công ơn đền đáp và không quên được ân huệ của mình với Bác Tiều Phu. Cả 2 hành động của Hổ đã được tác giả nhân hóa lên để nói những phẩm chất tốt đẹp trong con người, những con người tình nghĩa, có tấm lòng cao thượng. Tác giả thật thành công khi đặt hổ vào hoàn cảnh như vậy, một con hổ hung dữ nhưng lại có tình có nghĩa người xưa từng nói " Hỗ dữ cũng không ăn thịt con" quả không hề sai, dù là một loài hung dữ nhưng lại có tình có nghĩa.

Truyện Con hổ có nghĩa là bài học giáo huấn đạo đức của con người bằng những hành động tình nghĩa của Hổ, qua đó nhắc nhở con người cần sống tình nghĩa và biết đền đáp những ân huệ đã giúp đỡ mình.

3 tháng 3 2021

Vốn tính nghịch ranh, vừa nhìn thấy chị Cốc, Dế Mèn đã nghĩ ngay ra mưu trêu chị. Bị chọc giận, chị Cốc bèn giáng ngay tai hoạ lên đầu Dế Choắt bởi lúc này, Choắt ta vẫn đang loay hoay ở phía cửa hang. Sự việc diễn ra bất ngờ và nhanh quá, Choắt trở tay không kịp, thế là đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của Mèn.

3 tháng 3 2021

" Vượt thác" là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. từ đôi mắt biết quan sát và đắm say của một con người trên thuyền, của người trong cuộc. Bởi thế, cảnh trí ven sông, cảnh con thuyền vượt thác rất tự nhiên, sinh động và chân thực. Còn con người ở đây được miêu tả theo lối đậm nhạt, miêu tả bằng cách chấm phá, lấy ngoại hình để khắc hoạ nội tâm (như nhân vật dượng Hương). Tác giã đã thành công khi sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh để miêu tả khung cảnh thiên nhiên hai bên bờ đặc biệt là rừng đước:" Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước", "Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước". Không chỉ thiên nhiên dưới con mắt của tác giả trở lên thật kì vĩ mà giữa không gian bao la của đất trời, giữa sự hung dữ của dòng nước cuồn cuộn là hình ảnh con người nhỏ bé chèo chống, chống lại thiên nhiên vượt qua thác. Hình ảnh con người chợt bừng sáng trở lên lớn lao kì vĩ sánh tựa với núi non, hòa mình cùng sông nước. Dường như lúc này, sự khắc nghiệt, hiểm ác của dòng nước dường như tô điểm, tôn lên vẻ đẹp kiên cường của con người. Nét sáng tạo thành công này đã làm cho trang viết trở nên thi vị, hấp dẫn được bạn đọc chúng ta.

3 tháng 3 2021

''Vượt thác" là một văn bản hay của nhà văn của Võ Quảng miêu tả vẻ đẹp của con sông Thu Bồn và gợi tả hình ảnh của những người lao động bình dị nhưng can đảm, giỏi giang trên mặt trận lao động của chính mình. Trong tác phẩm, đặc biệt đoạn văn miêu tả Dượng Hương Thư khi đang vượt thác quả thực là một đoạn văn hay và giàu sức gợi . Dượng Hương Thư vốn là một người lao động bình thường của quê hương, nhưng điều đặc biệt ở nhân vật này là khi bước chân vào cuộc hành trình vượt thác thì nhân vật không còn là một con người nhỏ bé, bình thường nữa mà trở nên thật lớn lao, hùng vĩ khi dám can đảm một mình chống lại thiên nhiên. Nhà văn đã dùng hình ảnh so sánh thật độc đáo và ấn tượng :" Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. " Chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự nhanh nhẹn, dưt khoát của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ.  Tất cả gợi lên vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên. Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

2 tháng 3 2021

hay gút chóp

2 tháng 3 2021

Câu chuyện rất ý nghĩa

2 tháng 3 2021

Trả lời:

Dế Mèn được miêu tả như sau:

Các chi tiết về ngoại hình: Càng, vuốt, đạp, cánh, đầu to, răng, râu.

Các chi tiết miêu tả hình dáng và tính cách: yêu đời, tự tin; kiêu căng, tự phụ, không coi ai ra gì, thích ra oai với kẻ yếu.

2 tháng 3 2021

Tôi là tủ sách bằng gỗ của một cậu học sinh cấp II. Thời gian cứ thấm thoát thoi đưa và tính từ ngày tôi được đón về nhà trong niềm hân hoan của cậu chủ là đã được 6 năm rồi. Ngày ngày tôi vẫn lặng lẽ đứng trong góc phòng, dõi theo từng quá trình học hành và trưởng thành của cậu chủ. Đối với những đồ vật trong nhà như tôi thì sự thành công của chủ nhân chính là niềm sung sướng và tự hào nhất. Và tôi cảm thấy thật may mắn khi được phục vụ 1 câu học trò ngoan luôn đạt thành tích tốt trong học tập.

Tôi vẫn nhớ như in, ngày mà tôi được bố cậu chủ mua về là vào một ngày mùa thu đẹp trời. Lúc đó, cậu chủ bắt đầu chập chững bước vào lớp 1 nên bố cậu mua tôi để phục vụ cho công việc học tập của cậu chủ. Ngày hôm đó, cậu chủ đã mừng rỡ khôn xiết khi tôi được đón về. Từ ngày hôm đó, ngày nào cậu cũng ngắm nhìn tôi trong vui sướng và hạnh phúc. Những cuốn sách được cậu nâng niu và đặt lên ngay ngắn đều tăm tắp. Và hàng tuần, cậu đều lau chùi cho tôi được sạch sẽ và thơm tho. Được cậu chủ yêu thương như vậy chính là một điều hạnh phúc đối với tôi. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, cậu chủ của tôi còn là người vô cùng siêng năng trong học tập. Ngày ngày, tôi đồng hành cùng cậu chủ trong việc học tập. Tôi giúp cậu chủ đựng những cuốn sách vở cần thiết và sắp xếp chúng thành các ngăn thật khoa học để dễ lấy dễ tìm. Nhờ có tôi mà việc học hành của cậu rất suôn sẻ và thuận lợi. Không những vậy, ngày ngày được dõi theo cậu chủ khôn lớn, trưởng thành và thành công chính là hạnh phúc lớn nhất của tôi. Ở trường, cậu luôn là học sinh giỏi toàn diện, được thầy yêu bạn mến. Tôi thấy công sức đóng góp chút ít của mình trong đó.

Bây giờ, tôi vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ giữ và chứa sách cho cậu chủ để cậu học và đọc. Tôi vẫn đứng đây dõi theo và đồng hành từng ngày cùng cậu. Tôi chỉ mong sao cậu chủ luôn đạt được thành tích học tập thật tốt và làm nên thành công sau này.

2 tháng 3 2021

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về cây hoa đào mà em muốn tả.
  • Gợi ý: Mỗi năm, khi mùa xuân về, muôn vàn các loài hoa lại đua nhau khoe sắc thắm. Thế nhưng, trong một rừng hoa như vậy, em vẫn yêu nhất là hoa đào. Cứ mỗi khi Tết đến, giữa phòng khách nhà em luôn được đặt một chậu đào thật đẹp.

b. Thân bài

- Giới thiệu chung về cây đào:

  • Cây đào cao bao nhiêu? Được trồng trong chiếc chậu có hình dáng, màu sắc, họa tiết như thế nào?
  • Cây đào đó khoảng bao nhiêu tuổi rồi? Do nhà em trồng hay được cho, tặng, biếu?
  • Cây đào đó được đưa vào nhà em từ thời điểm nào? Và được đặt ở vị trí nào?
  • Khi cây đào được đưa vào thì mọi người trong nhà cảm thấy ra sao?

- Miêu tả cây đào:

  • Thân cây to khoảng bao nhiêu? Có sự thay đổi kích thước ở phần gốc so với phần ngọn không?
  • Vỏ của thân cây có màu gì? Khi chạm vào có cảm giác như thế nào?
  • Thân cây có được uốn, tạo dáng không hay đứng thẳng bình thường?
  • Các cành của cây đào có kích thước, độ dài như thế nào?
  • Lá đào vào thời điểm ra hoa ít hay nhiều? Có kích thước và màu sắc như thế nào?
  • Hoa đào có bao nhiêu cánh mỗi bông? Cánh hoa có kích thước như thế nào? Màu sắc ra sao? Nhị hoa có màu gì?
  • Hoa đào nở dày hay thưa? Nở thành từng chùm hay rời từng bông? Nở đồng loạt hay nở từng cụm một? - HS nên có sự so sánh với hoa mai.

- Hoạt động của gia đình em cùng cây đào:

  • Cả nhà trang trí cây đào bằng những đồ vật nào? Khi trang trí mọi người đã trò chuyện như thế nào? Có cảm xúc ra sao?
  • Sau khi trang trí xong, em có cảm giác như thế nào?

c. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho cây hoa đào ngày Tết
  • Ý nghĩa, giá trị tinh thần lớn lao của những cành đào ngày xuân