K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2019

Nguyên nhân thắng lợi -Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều. -Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc. - Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt. - Thứ tư, nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động...

22 tháng 10 2019

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

mik nha
 

Bài làm

* Nguyên nhân:

+ Vì giữa thế kỷ IX nhà Tống gạp nhiều khó khăn về tài chính. Trong nc ngân khố cạn kiệt tài chính nguy ngập nội bộ mâu thẫn. Nhân dân bị đói khổ , nhiều nơi nổi dậy đấu tranh. Vùng biên cương của Trung Quốc thường xuyên bị 2 nc Liễu - Hà quấy nhiễu

=> Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai bùng nổ.

# Học tốt #

Nguyên nhân: 

Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống (Trung Quốc) gặp phải những khó khăn chồng chất. Trong nước, nhân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn. Nhân dân bị đói khổ, nhiều nơi nổi dậy đấu tranh. Vùng biên cương phía bắc của nhà Tống thường xuyên bị 2 nước Liêu-Hạ quấy nhiễu

=> Nhà Tống muốn dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng nói trên, nên tiến hành xâm lược Đại Việt

- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau

22 tháng 10 2019

 - Có 3 nguyên nhân:

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân.

+ Sự đoàn kết của dân tộc.

+ Sự lãnh đạo sáng suốt và tài cao của Lý Thường Kiệt.

22 tháng 10 2019

Trl :

Trong văn học dân gian Việt Nam, đặc biệt là trong ca dao dân ca ta bắt gặp hình ảnh con cò rất nhiều. Con cò bay lả trên cánh đồng quê gợi cuộc sống yên ả, thanh bình, cánh cò bay chấp chới trong lời ru ầu ơ mỗi trưa hè. Hình tượng con cò qua nghệ thuật ẩn dụ còn được mượn để tái hiện thân phận con người, gửi gắm tâm tư. Một trong số đó là bài ca dao:

Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi! Ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nuớc trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Đọc bài ca dao, ta thấy có thơ, có cả truyện. Hình tượng con cò được xây dựng giàu ý nghĩa, gợi cảm mà vẫn mang những triết lí sâu xa. Bắt đầu với giọng kể, bài ca dao cho ta biết về sự việc con cò gặp nạn:

Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ta dễ dàng hình dung về cái rủi ro của cò bởi sự cụ thể đến từng chi tiết: lâm nạn lúc đi kiếm ăn, thời gian: ban đêm, nguyên nhân: đậu phải cành mềm và hậu quả là: lộn cổ xuống ao. Chừng ấy thông tin, không một lời bình, tác giả dân gian đã tái hiện tai nạn của con cò cũng chính là nói đến những tai nạn, rủi ro của kiếp người, điều mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Xót xa đấy nhưng ta vẫn nhận ra sự thật đến nghiệt ngã của cuộc sống. Nó vẫn đến dù không ai đón chờ, mong đợi nó. Vậy thì cái gì đáng chú ý, đáng lưu tâm ở đây? Nếu đọc kĩ một chút, ta sẽ nhận ra dấu hiệu bất thường từ hai tiếng "ăn đêm". Câu chuyện thương tâm của kiếp cò, bắt đầu từ đây, bởi lẽ cái việc đi "ăn đêm" của con cò trái ngược với quy luật tự nhiên của loài cò. Chúng ta đều biết rằng vạc mới là loài vật đi ăn đêm. Vậy thì cớ gì, con cò kia, loài vật vốn không được sinh ra để đi ăn đêm ấy lại phải "đi ăn đêm"? Rõ là điều không bình thường. Và dù bình thường hay không bình thường thì việc con cò lâm nạn cũng khiến lòng ta người nào có thể dửng dưng. Đặc biệt là khi ta nghe tiếng con cò lâm nạn ấy kêu cứu:

"ông ơi ông vớt tôi nao"

Tiếng kêu mới thảm thiết làm sao. Lạc giọng, đứt đoạn, tiếng kêu của sự tuyệt vọng, của kẻ sắp chết chìm đang cố ngoi lên kiếm tìm bấu víu vào rủi may. Tiếng kêu của cò xoáy vào đêm sâu, xoáy vào lòng tác giả và người đọc. Cảm thông sâu sắc, tác giả đã tưởng tượng, tái hiện tiếng kêu cứu của cò với tất cả nỗi đớn đau. Và nỗi đau đớn của kiếp cò ấy gieo vào lòng ta sự ngậm ngùi khi liên tưởng đến kiếp người. Những người lao động trong xã hội xưa cũng bị nhấn chìm trong đói khổ, trong áp bức, trong nô lệ, trong màn đêm mịt mù của bế tắc không tìm nỗi ánh sáng, lối đi. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, khát vọng được sống, bản năng sinh tồn vẫn tha thiết gọi cò. Bởi thế, nó vẫn thèm được sống, được cứu vớt cho dù hi vọng đó thật mong manh. Và tận cùng trong nỗi sợ hãi, trong bế tắc, cò vẫn hiểu được tình thế oái oăm của mình. Đặt trước nhiều tình thế, cò vẫn nói ra điều mà nó hướng đến:

"Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng"

Bi kịch, bế tắc. Ta xót xa thương kiếp cò, kiếp người không lối thoát. Mối liên hệ, sự tương đồng sâu sắc giữa cảnh ngộ của cò và những người lương thiện trong xã hội cũ càng làm cho giá trị nhân văn, giá trị hiện thực và triết lí sâu xa của bài ca dao được nhân lên. Gặp hoạn nạn người ta không thể khống kêu cứu, không cậy nhờ người khác giúp mình, đỡ đần mình. Nhưng không phải sự giúp đỡ nào cũng vô tư, hào hiệp, không phải cánh tay nào đưa cho ta cũng là chỗ dựa an toàn khi mà xã hội còn vô số áp bức, bất công. Bời thế, rất có thể sự cứu giúp lại dẫn con người đến nỗi khổ và tai hoạ mới có thể còn lớn hơn. Vậy là câu thơ đã nói đúng chuyện thực của cò và cũng rất đúng chuyện thực của người nữa. Xót xa biết bao khi ta đối diện với sự thực ấy.

Khi đọc đến hai câu cuối cùng thì lòng ta lại dâng trào cảm xúc mới. Cạnh nỗi xót xa cho kiếp cò, kiếp người, ta thấy khâm phục vô cùng những con người lâm nạn ấy. Tha thiết sống nhưng vẫn bình tĩnh để nhận ra sự thật và bày tỏ lòng mình:

"Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con"

Dụng ý và giá trị tư tưởng của bài ca dao đã được thể hiện đầy đủ và sâu sắc ở câu cuối này. sống đục sao bằng thác trong. Sự băn khoăn day dứt nhiều nhất lúc này không phải sống hay chết mà là chết ra sao. Và rõ ràng, cò đã lựa chọn: "Có xáo thì xáo nước trong" - tức là lựa chọn cái chết và cách chết. Cao thượng và thành thực, đáng thương và đáng trọng, sự lựa chọn của cò đem đến cho ta niềm tự hào, niềm kiêu hãnh về phẩm chất của con người. Những người lao động bình thường, chân chất, những con người thô mộc chân quê lại vô cùng ngạo nghễ kiêu hãnh khi cần bảo vệ nhân phẩm của mình. Càng cảm động và khâm phục hơn khi biết cò không muốn chết đục và sợ "đau lòng cò con". Cò con ở đây có thể là chính con cò lâm nạn - một cách nói khiêm tốn. Cò con cũng có thể là con cò bé dại, chưa đủ khoẻ, đủ khôn nên mới kiếm ăn đêm và đậu phải cành mềm. Nhưng có lẽ ta hướng nhiều hơn đến cách hiểu "cò con" là con của cò đang gặp nạn. Theo các hiểu này, ý nghĩa nhân văn của bài ca dao càng thấm đẫm hơn. Quên nỗi đau của mình, cò đang nghĩ đến cháu con, nghĩ cho thế hệ tương lai. Nghĩa là khi lựa chọn cách chết nó đã lo cho sự đau lòng, cho sự hổ thẹn, nhục nhã của con cháu khi bản thân nó bị xáo "nước đục". Một lần nữa ta lại thấm thìa lời răn "Giấy rách phải giữ lấy lề". Cò đã sống thế và chết như thế. Bóng dáng người nông dân ẩn hiện, thắp thoáng phía sau bóng cò. sống là cho, chết cũng là cho. Bao thế hệ người Việt Nam đã sống với phương châm ấy. Hi sinh bản thân mình vì người khác, giữ gìn phẩm giá đến hơi thở cuối cùng, con cò xưa hay những người chiến sĩ cộng sản nay đã làm rực sáng phẩm chất truyền thống quý báu ấy.

Còn chúng ta ngày nay, ta nghĩ gì, làm gì để giữ gìn nhân phẩm của mình giữa bao cám dỗ của cuộc sống đời thường. Ta sống ra sao cho mình và cho mọi người quanh ta? Tôi - bạn hãy tự tìm cho mình câu trả lời để dù trong hoàn cảnh nào cũng không hổ thẹn với gia sản tinh thần vô giá mà cha ông để lại.

Cánh cò đối với người nông dân lao động dường như đã trở thành những người bạn thân thiết. Trên cánh đồng bát ngát, có lúc nào mà những người nông dân lại không gặp con cò. Trong ca dao, cái cò chính là hiện thân của những người nông dân lao động bình thường: chất phác, siêng năng, cần mẫn, trải nhiều vất vả gieo neo. Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ: chết vinh còn hơn sống nhục:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận đây là một bài ca dao mang tính ngụ ngôn độc đáo. Lý tưởng cuộc sống được trình bày qua con cò đi kiếm ăn gặp nạn:

Con cò mà đi ăn đêm

 Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ở đây nhân vật trọng tâm là con cò. Thường thì cò kiếm ăn vào ban ngày. Như vậy đây là một hoàn cảnh bất bình thường. Vì sao mà cò lại phải lặn lội mò cua bắt tép vào ban đêm? Bởi vì nghèo, kiếm ăn ban ngày gia đình cò không đủ để tồn tại. Người đọc đã thương cảm, cuốn hút ngay khi đọc câu mở đầu. Chữ mà trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. ông Vũ Ngọc Phan ghi: con cò mày đi ăn đêm ăn đêm nghịch lý thì cò lộn cổ xuống ao.

Cần cù, chịu khó kiếm ăn những tưởng sẽ được ấm no hạnh phúc. Bầy cò con chắc chắn sẽ được mẹ tha nhiều mồi về tổ hơn. Cuộc đời vất vả lận đận con cò chịu nhiều đắng cay không thế kế xiết. Con cò đã lộn cổ xuống ao, cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Thế nhưng cái chết đang đến kề bên, tất cả như quay lưng đi như trách móc cò. Tiếng cò kêu thương trong đêm khuya nghe sầu thảm đến thế:

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Từ ông được nhắc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong ông cứu vớt, đoái thương. Ông mà cò gọi có thể là tác giả, một người duy nhất chứng kiến cảnh đau thương ấy. Nếu ta cho con cò là tượng trưng cho nhân dân lao động nghèo khổ bị áp bức bóc lột nặng nề. Ông gặp cò đi kiếm ăn ban đêm, ông đi đâu? Ông cũng có nghĩa là nhân dân là những người chứng kiến đồng loại của mình gặp hoạn nạn trước những lời khẩn khoản:

Ông ơi! ông vớt tôi nao

Lời khẩn cầu của cò hoàn toàn không phải vì sự sống mà cò muốn giãi bày tấm lòng trong sạch của mình:

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Rõ ràng trong lời phân trần này cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt. Cò đi ăn đêm, nhưng cò không phải là kẻ bất lương, cò hiền lành lương thiện.

Con cò trong bài ca dao này là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương. Đó là những người dân lao động bình thường chịu khó. Bất hạnh của con cò bị lộn cổ xuống ao cũng là sự bất hạnh, hoạn nạn của nhân dân lao động trước áp bức bóc lột sưu cao thuế nặng như Nguyễn Khuyến đã nói:

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò

(Nguyễn Khuyến)

Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi công sức vất vả làm ăn. Làm ra hạt gạo, củ khoai nuôi sống bản thân nhưng thực ra thân phận của họ chẳng khác nào thân phận con cò trong bài ca dao này. Ước muốn sau cùng của con cò là:

Có xáo thi xáo nước trong

 Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Cò muốn chết nơi nước trong. Nếu phải chọn một trong hai cái chết cò van xin đừng để cho cò chết trong nước đục. Đó là điều đau đớn, tủi lòng nhất đối với cò. Có thể đây là một con cò bé chưa đủ lông đủ cánh, mới lớn lên tập tễnh đi kiếm ăn, chưa hiểu gì nhiều nên đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Hoặc cò con là thế hệ sau mà khi chết con cò không muốn chúng phải đau lòng. Lời van xin của con cò mang nhiều trắc ẩn, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn lam lũ. Đôi khi họ trở thành con cò mà đi ăn đêm, nhưng dẫu sa vào cạm bẫy, bùn nhơ họ vẫn tha thiết với cuộc sống trong sáng, thanh cao.

Đã có những câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử: Đói cho sạch, rách cho thơm hay Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Qua thân phận con cò, tác giả dân gian đã nêu lên một triết lý nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn trong sáng nhân hậu thà chết trong còn hơn sống đục. Trong và đục tương phản nhau, lời nguyền khẳng định một lẽ sống cao đẹp của người Việt Nam xưa và nay.

Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, Lão Hạc... có khác gì cuộc đời, thân phận con cò. Họ dù sống trong cảnh bần hàn cơ cực nhưng họ vẫn vươn lên sống như những con người chân chính.

Dân tộc ta hơn 80% làm nghề nông. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam bằng chính lòng dũng cảm đã giữ vững nền tự do độc lập và những phẩm chất đáng quý: cần cù, chịu khó, chất phác... Học bài ca dao trên cho chúng ta lòng cảm phục yêu kính họ. Bài học Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn có giá trị sâu sắc đối với thế hệ trẻ hôm nay.

22 tháng 10 2019

toi ko bt

Tớ nhắn link cho

22 tháng 10 2019

toi ko bt

22 tháng 10 2019

Sự việc xảy ra trong bài thơ là sự việc có thật từng xảy ra trong cuộc đời đầy sóng gió của nhà thơ: bản thân ông thì già cả, nhà bị gió thu cuốn bay mấy tấm tranh, bọn trẻ nhỏ nghịch ngợm cắp mất những tấm tranh chạy đi, Đỗ Phủ đã già cả không đủ sức chạy theo đành chịu rét mướt...
 
Ngay trong hoàn cảnh bi phẫn cùng cực đó, hoàn cảnh khiến người ta thường chỉ biết có tuyệt vọng và oán trách, nhà thơ đã có một mong ước thật bất ngờ: Ước có ngôi nhà trăm gian che gió mưa cho toàn thiên hạ, riêng mình nhà ta mưa dột, rách nát cũng cam chịu. Với mong ước này, Đỗ Phủ đã đặt nỗi đau chung của đất nước, của muôn người lên trên nỗi đau của riêng mình. Đồng thời, nhà thơ cũng đặt hạnh phúc của đồng bào lao khổ, của nhân dân lao động lầm than lên trên hạnh phúc của bản thân, ở đây, lòng thương người đã vượt lên trên nỗi thương mình. Đó thực sự là một tư tưởng nhân văn cao đẹp. Và vì thế, "Bài ca nhà tranh bi gió thu phá" sẽ mãi còn đủ sức lay động niềm trắc ẩn của độc giả cho tới mai sau.

22 tháng 10 2019

Bạn ơi đừng vi phạm nội quy chứ , game gủng gì tầm này ! ^^

22 tháng 10 2019

day la de hoc cho khong dang linh tinh

Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt, khói bụi các phương tiện giao thông... Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Đối với nguồn nước bị ô nhiễm làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh vật trong khu vực. Ô nhiễm môi trường không khí là do khí thải của các nhà máy, khí thải từ phương tiện giao thông làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Như vậy, môi trường bị ô nhiễm là đe dọa đến cuộc sống con người. Chúng ta cần đánh lên hồi chuông cảnh báo để thức tỉnh mọi người, cần chung tay bảo vệ môi trường.

22 tháng 10 2019

Chồng ơi dạo này anh chăm thế ? Còn nhớ em hông?