K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

giúp mk, mk đang cần gấp

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:

Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

10 tháng 11 2019

"Không thày đó mày làm nên" câu nói thể hiện rất rõ công ơn của thầy cô đối với mỗi người chúng ta. Với tôi cũng thể, người giáo viên khiến tôi có nhiều kỉ niệm sâu sắc nhất đó là thầy Huy, Thầy chủ nhiệm của tôi hồi năm tôi học lớp 8. Lớp 8, cái tuổi tôi mang trong mình sự ngông cuồng, sự ương bướng của chàng trai trẻ. Tôi bỏ bê học hành, theo lũ bạn đi chơi hết nơi này đến nơi khác, đánh nhau, trêu đùa, ăn trộm văt... Từ một đứa hiền lành ngoan ngoãn, tôi trở thành một đứa bé hư, không coi trời cao đất dày ra gi. Cha mẹ tôi buồn lắm, Thầy Huy cũng rất buồn. Nhưng chính thầy đã cố gắng kéo tôi lại, khuyên bảo tôi, đưa tôi ra khỏi vũng bùn xã hội, Thầy uốn nắn, chỉ bảo tôi, giúp tôi vượt qua khó khăn, để trở thành một đứa trẻ ngoan và bản lĩnh như ngày hôm nay.
lời dẫn trực tiếp

7 tháng 12 2022

Quan niệm: “ tôn sư trọng đạo” là quan niệm tồn tại có từ xưa đến nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người ,nhất là trong cuộc dời học sinh của mỗi chúng ta.
Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật , là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò.
Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, day dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy vừa là ngừoi cha,vừa là người mẹ ,vừa là ngừơi bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này. Đã có biết bao tấm gương về những người thầy vượt khó, vượt lên trên tất cả những hoàn cảnh khắc nghiêt của cuộc sống nhưng vẫn yêu nghề , yêu học sinh tận tâm với công việc. Đó chính là cái tình của người thầy dành cho trò của mình. Còn học trò là người tiếp nhận cái tình đó, tiếp nhận cái tri thức đó, để rồi tự nhận thức được những tình cảm của thầy dành cho mình, mà cố gắng học tập. Thầy là người không đòi hỏi bất cứ những gì ở học trò của mình chỉ mong rằng học trò của mình có thể thành tài và trở thành một con người tốt cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Như CHU VĂN AN, một người thầy của mọi thời đại, ông không chỉ là một người thầy bình thường mà đối với những người học trò của ông, ông còn là một người cha đáng kính, người đã dạy dỗ biết bao nhân tài cho đất nước. Học trò của ông toàn là những vị quan to nhưng khi nói chuyện với ông đều rất cung kính, lễ phép, và kính nễ ông. Đó chính là tình nghĩa giữa thầy với trò, mặc dù không còn dạy mình nhưng người xưa đã có câu: “ Nhất tự vi sư , bán tự vi sư”. Một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy. Đã dạy dỗ mình thì suốt đời cũng là thầy, mãi mãi luôn khắc ghi trong tim. Những người biết kính trọng thầy của mình thì sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, còn những người không biết quý trọng thầy của mình là những người tự hạ thấp bản thân , thầy như cha như mẹ của mình, là người dạy dỗ và quan tâm mình, thế mà không biết yêu quý kinh trọng thì mãi mãi chằng bao giờ trở thành những người tốt được.
Bên cạnh những người biết kính trọng và yêu quý thầy của mình thì lại có những loại người ăn cháo đá bát, người đã tận tâm dạy dỗ mình thế mà giờ đây lại thiếu lễ phép, không biết kính trọng thầy của mình. Thử hỏi loại người như vậy thì làm sao có thể trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước này. Trong môi trường học đường ngày nay, có những học sinh tuy đã được dạy dỗ đàng hoàng thế nhưng thật sự lại chẳng hiểu biết gì. Người thầy là người đã lấy cả tâm huyết , cố gắng dạy bảo ta, vậy mà những học sinh ấy lại có những hành động và thái độ vô cùng thiếu lễ phép, ngang nhiên dám cãi lại những gì thầy cô đã nói. Liệu những người học sinh như vậy có đáng nhận được sự yêu thương, dạy dỗ từ thầy cô hay không? Khi hành động như vậy, những học sinh ấy có suy nghĩ hay không?Có biết rằng những việc đó , làm tổn thương đến người khác mà nhất là đối với người yêu thương mình , dạy dỗ cho mình, muốn mình nên người. Không có việc gì đáng buồn hơn chính là việc ấy.
Qua những suy nghĩ trên, em đã rút ra được một bài học cho bản thân, chính là phải biết luôn luôn yêu quý và kính trọng thầy cô, những người yêu thương, dạy dỗ ta, hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp. Mỗi người chúng ta phải khắc ghi câu thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”. Bởi tình nghĩa thầy trò chính là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên đời này.Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng học thật giỏi, nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập, đó củng là cách để thể hiện tình cảm với thầy của mình.
Tình nghĩa thầy trò , mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh . Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất . “Trọng thầy mới được làm thầy

10 tháng 11 2019

Lời Bài Hát Vô Cùng 2

LYRICS :

Em nghe gì không từng hạt mưa đã gọi tên

Anh bỗng thấy thương cây bàng non, thương chiếc bóng cô phòng

Đâu là cô đơn?

Nếu mình nghe như trong hạt mưa

Nghe tiếng khóc mưa rơi

Nghe tiếng mưa cười

Và tiếng trái tim từng đêm gọi trên lá bàng non

Em nghe gì không ...hỡi em

Vì anh thương em, như thương cây bàng non

Cây nhớ ai làm sao nói được

Vì anh thương em, như thương hạt mưa non dại

Vỡ rồi mà có được đâu

Anh thương em sẽ không cần trước sau

Vì anh đã đặt mình ở hướng vô cùng

Em nghe gì không từng hạt mưa đã gọi tên

Anh bỗng thấy thương cây bàng non, thương chiếc bóng cô phòng

Đâu là cô đơn?

Nếu mình nghe như trong hạt mưa

Nghe tiếng khóc mưa rơi

Nghe tiếng mưa cười

Và tiếng trái tim từng đêm gọi trên lá bàng non

Em nghe gì không ...hỡi em

Vì anh thương em, như thương cây bàng non

Cây nhớ ai làm sao nói được

Vì anh thương em, như thương hạt mưa non dại

Vỡ rồi mà có được đâu

Anh thương em sẽ không cần trước sau

Vì anh đã đặt mình ở hướng vô cùng

Vì anh thương em, như thương cây bàng non

Cây nhớ ai làm sao nói...

Vì anh thương em, như thương hạt mưa non dại

Vỡ rồi mà có được đâu

Anh thương em sẽ không cần trước sau

Vì anh đã đặt mình ở hướng vô cùng

Anh thương em sẽ không cần trước sau

Vì anh đã đặt mình... ở hướng... vô cùng...

10 tháng 11 2019

Lời bài hát

Đóng góp bởiUser.UFIO86B8

Chúc em ngủ ngon, hãy nhắm mắt lại và chỉ nghĩ về anh.
Anh sẽ ngủ sau, sẽ thức chút thôi để suy tư thêm vài phút.

Ngày đâu ngắn khi ta đang xa nhau, ngày buồn lắm đấy em có thấy lạnh không nếu biết đâu
ngày mai,
khi em thức dậy mùa đông đến trên hàng cây.

Yêu xa khó lắm người ơi, những lúc nhớ nhung biển khơi cũng như khô cạn.
Đau lòng mỗi phút cô đơn giận nhau, rồi thấy khó khăn hơn cả khi bắt đầu.

Con đường xa lắm người ơi, một khi đã nắm tay nhau xin đừng buông lơi.
Người ta cứ nói yêu xa xa vời, nhưng anh vẫn chỉ yêu em.

Trước con đường đi, đâu ai chắc được người bên ta sẽ là ai ?
Phải chi bình yên, cũng nhỏ nhắn trong lòng bàn tay để giữ mãi.

Mọi gian khó anh vẫn biết vẫn lo, chỉ cần em giữ cho anh những nụ cười,
Để vững tin ngày mai có em trong vòng tay.

Yêu xa khó lắm người ơi, những lúc nhớ nhung biển khơi cũng như khô cạn.
Đau lòng mỗi phút cô đơn giận nhau, rồi thấy khó khăn hơn cả khi bắt đầu.

Con đường xa lắm người ơi, một khi đã nắm tay nhau xin đừng buông lơi.
Người ta cứ nói yêu xa xa vời, nhưng anh vẫn chỉ yêu em.

Yêu xa khó lắm người ơi, những lúc nhớ nhung biển khơi cũng như khô cạn.
Đau lòng mỗi phút cô đơn giận nhau, rồi thấy khó khăn hơn cả khi bắt đầu.

Con đường xa lắm người ơi, một khi đã nắm tay nhau xin đừng bỏ rơi.
Người ta cứ nói yêu xa xa vời, nhưng anh vẫn chỉ yêu mình em.

10 tháng 11 2019

Bệnh thường do nấm Phytophthora spp. kết hợp với các loại nấm khác gây nên. Loại nấm gây hại chủ yếu và khiến rễ bị thối nhanh là nấm Phytophthora capsori nằm sâu trong đất.

Nấm phát triển khi trời mưa, trong điều kiện đất ngập nước nên bệnh chết nhanh thường bùng phát chủ yếu vào những tháng mưa nhiều và tập trung ở những vùng đất trũng, không thoát nước tốt. Nếu bệnh bùng phát trong điều kiện mưa nhiều và kéo dài thì khả năng lây lan nhanh, có thể phát triển thành dịch và khó ngăn chặn.

Bệnh xuất hiện chủ yêu ở những cây có sức sinh trưởng kém, khả năng chống chịu thấp do không được chăm sóc kỹ lưỡng. Cây có vết thưởng ở rễ.

Nấm Phytophthora spp. thường sống trong đất, lây lan chủ yếu qua nước mưa, từ vùng đất cao xuống vùng đất thấp. Nước tưới có chứa nguồn bệnh hoặc các thân, cành, lá tiêu bị bệnh lây lan qua những vùng khác.

ở những vườn cây ẩm thấp, bộ tán rậm rạp có độ ẩm không khí cao, nấm bệnh phát triển mạnh hơn.

10 tháng 11 2019

sai lầm lớn nhất là bạn không nên nói linh tinh

10 tháng 11 2019

Anh từng oán trách em rất nhiều
Sao ngày ấy bỏ anh trong cô liêu
Anh từng nói với em rất nặng lời
Sao ngày ấy để anh ôm chơi vơi

Giờ lớn hơn anh mới hiểu
Ai cũng muốn cuộc sống không lo toan
Vì lúc ấy anh quá xoàng
Em nào __gửi phận cho anh mang

Sai lầm lớn nhất anh mang trong cuộc đời
Là đánh mất em khi ta tuổi đôi mươi
Là muốn ấp ôm em theo cả cuộc đời
Mà bản thân anh còn chưa lo được nổi

Giờ đây anh đã có những thứ em cần rồi
Chỉ không có em nên anh đau lòng thôi
Người không ___ tin
Tương lai anh thay đổi
Sợ theo bước anh em sẽ đớn đau cuộc đời

10 tháng 11 2019

1.

1. Mở bài:

  • Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất
  • Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ.

2. Thân bài

a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt

  • Hoàn cảnh kinh tế gia đình ... công việc làm của mẹ, tính tình, phẩm chất.

b. Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh

  • Ông bà nội, ngoại, với chồng con ...
  • Với bà con họ hàng, làng xóm ...

c. Gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ.

  • Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ.

3. Kết bài:

  • Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ
  • Liên hệ bản thân ... lời hứa.
  • b
  • I. Mở bài: giới thiệu về mái trường thân yêu
    Ví dụ:
    Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng có một thời gắn với tuổi học sinh. Một quãng thời gian vô cùng đáng nhớ và biết bao kỉ niệm thân thương. Găn bó với thời học sinh là những giờ học đầy căng thẳng, những lúc nói chuyện trong giờ học, những lúc bị thầy cô phạt,…. Bên cạnh những kỉ niệm vui ấy thì chúng ta cũng còn gắn với những kỉ niệm thân thương đầy nắng trong mái trường thân yêu.
    II. Thân bài: cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu
    1. Nêu vẻ đẹp của ngôi trường thân yêu:
  • Ngôi trường có từ rất lâu đời
  • Trường có 3 dãy nhà là dãy học, dãy thựuc hành và thư viện và dãy dành cho thầy cô
  • Trường rất nhiều hoa lá và cây côi
  • 2. Kỉ niệm sâu sắc của em với mái trường thân yêu
  • Ngày đầu đến trường với bao bỡ ngỡ
  • Những giờ học thú vị
  • Những giờ ra chơi đầy ắp tiếng cười
  • Những giờ sinh hoạt đầy thú vị
  • 3. Cảm nghĩ của em về mái trường:
  • Em rất yêu mái trường
  • Mái trường là nơi trau dồi kiến thức cho em
  • Mái trường như ngôi nhà thứ hai của em
  • III. Kết bài: nêu ý kiến của em về mái trường tâhn yêu
    Ví dụ:
    Em rất yêu mái trường thân yêu. Dù sau này có ra sao em sẽ mãi yêu mái trường thân yêu của em.
    Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “ Cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
10 tháng 11 2019

Trường học yêu thích của tôi là một ngôi trường đẹp. Đó là một trường học lớn và rộng. Trường có nhiều cây xanh và ở đó có sân vận động, bãi thể thao đủ cho học sinh chơi. Những điều tôi mong đợi nhiều nhất, đó là một trường học tập tuyệt vời với nhiều trang thiết bị hiện đại. Một điều nữa, các sinh viên của trường rất thân thiện và hữu ích và các giáo viên là quá tốt. Đó là tất cả về trường học trong giấc mơ của tôi.

10 tháng 11 2019

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng . Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng.Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng.Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ .Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.

10 tháng 11 2019

Tôi yêu ngôi trường, ngôi trường thân thuộc, ngôi trường giản dị mà mộc mạc chất phác, luôn dang rộng cánh tay ôm ấp những cô cậu học trò vào lòng. Ngôi trường thật đẹp. Từ cánh cổng trước luôn rộng mở đón trào học sinh, đến bác bảo vệ, và cả đến những nhóm bạn cùng chia sẻ vui buồn,… là bao kí ức, bao kỉ niệm. Ngôi trường chính là dòng sông chi thức, mà trên đó các thầy cô giáo đang tận tụy, cần mẫn ngày đêm lái con đò về đích – nơi mà nó thuộc về. Có lẽ chính vì vậy mà các thế hệ học sinh luôn dành cho ngôi trường những tình cảm dạt dào, những tình cảm khó phai để rồi bước qua cánh cổng trường, lòng ai cũng đầy sự lưu luyến, bồn chồn mà không dám quay lại. Trong con tim luôn im đậm những ngày còn vui buồn bên bạn bè, những lúc được nghe những lời giảng sâu lắng của các thầy cô, cho đến những mùa hoa phượng nở rực cháy sân trường, từng bông hoa như từng tấm lòng của học sinh, thật sâu sắc. Dù có rời xa quê hương, xa đất nước, nhưng trong trái tim ta luôn còn hình bóng ngôi trường, vẫn thân quen, vẫn trầm ấm như ngày nào.