K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Điều kiện tự nhiên ở Hoa Kì rất thuận lợi cho việc trồng lúa mì , địa hình bằng phẳng , rộng lớn , đất đai phì nhiêu . Ở vịnh Mehico thì lại thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp , địa hình đồi núi , gần các khu công nghiệp lớn . thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu .

2 tháng 2 2020

I. Thiên nhiên, sản xuất:

  1.  Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
  2.      Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

        Ngày tháng mười chưa cười đã tối

      3Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ

     4.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

     5. Tấc đất tấc vàng

     6. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền

     7. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

     8. Nhất thì, nhì thục

II. Con người, xã hội

     1Một mặt người băng mười mặt của

     2. Cái răng, cái tóc là góc con người

     3. Đói cho sạch, rách cho thơm

     4. Học ăn, học nói, học gói, học mở

     5. Không thầy đố mày làm nên

    6. Học thầy không tày học bạn

     7 . Thương người như thể thương thân

    8 . Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

     

   9.   Một cây làm chẳng nên non

        Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

     

5 tháng 2 2020

1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

- Nội dung: Kinh nghiệm của nhân dân phong phú, đa dạng, mang tính ứng dụng cao.

- Nghệ thuật: có vần, có nhịp, giàu hình ảnh.

2. Tục ngữ về con người và xã hội

- Nghệ thuật

+ Biện pháp: so sánh, ẩn dụ…

+ Vần điệu nhịp nhàng.

- Nội dung: Bài học trong cách nhìn nhận con người, cách học, cách sống và cách ứng xử hàng ngày.

2 tháng 2 2020

giá trị của sự im lặng

 Giá trị của sự im lặng

Ta nên học cách lắng nghe để hiểu, dừng lại để thương và biết buông bỏ ngạo mạn để thấy đời sống này là vô thường bất chợt...

Im lặng không có nghĩa là không nói gì khi ai đó đang trò chuyện với bạn. Im lặng không có nghĩa là thụ động, dửng dưng với mọi thứ xung quanh. Im lặng chính là lúc bạn cảm nhận nhiều hơn về các sự việc, hiểu rõ hơn về nguyên nhân - hậu quả và quan trọng hơn, im lặng cũng là cách để bạn thể hiện cảm xúc của mình với người đối diện.

Đôi khi, im lặng còn mạnh mẽ hơn rất nhiều so với một lời nói hoa mỹ, có cánh.

Nói hay im lặng đều phải đúng nơi, đúng lúc, đúng người và chỉ sử dụng khi cần thiết. Lời nói có thể là lưỡi gươm, gươm chưa dùng thì để trong bao. Im lặng là diệu kế khi lời nói không có tác dụng hoặc phản tác dụng. Nếu dùng sai thì im lặng có thể là tai họa. Đó chính là giá trị của sự im lặng và "nghệ thuật" im lặng.

Học cách im lặng

~Tham khao~

2 tháng 2 2020

Một tiểu thuyết của nhà văn Mỹ Jack London , kế về Buck- một chú chó vốn được nuôi dưỡng trong trang trại của Ngài thẩm phán Miller , cuộc sống hằng ngày của nó diễn ra một cách yên bình : khi thì đi săn cùng các cậu con trai của ông Thẩm phán, khi thì hộ tống các cô con gái của ông Thẩm dạo chơi hoặc nằm dưới chân ông trước lò sưởi . Cho đến một ngày Buck bị bắt cóc.

Truyện là những sự kiện trong cuộc sống của Buck sau khi b5i bắt làm chó kéo xe. Trong cái lạnh cùa vùng Alaska , Buck phải bắt đầu làm quen với đòn roi, những cơn đói, những cuộc chiến tranh giành vị trí đầu đàn . Nhưng chính những điều đó đã đánh thức bản năng trong Buck, luôn có một tiếng nói thôi thúc nó " Mỗi lần nghe tiếng gọi ấy là lòng Buck tràn ngập nỗi xao xuyến bồi hồi và những ham muốn kỳ lạ. Nó mang đến cho Buck một niềm vui mơ hồ mà thú vị, và Buck nhận thấy trong lòng mình sôi lên cuồng nhiệt bao nỗi khát khao mong muốn những điều mà Buck không rõ là gì. Thỉnh thoảng Buck vùng dậy chạy vào rừng, đuổi theo tiếng gọi, sục tìm nó như thể nó là một vật có thể sờ mó được”…

Và đỉnh điểm là khi người chủ yêu quý nhất -người đã cứu nó khỏi đám người tàn nhẫn, John Thornton bị giết hại. Nó trở nên điên cuồng hơn bao giờ hết ,nó lao vào những người đã giết hại John . Mất đi chủ nhân, Buck chính thức trở thành một chú chó sói hoang dã.

Nội dung hấp dẫn , cách miêu tả thiên nhiên đầy chân thực, sinh động và những thông điệp nhân văn về tình yêu được truyền tải sâu sắc. Khiến độc giả không những xúc động về tình cảm của Buck với John mà tâm trạng còn thay đổi : buồn, vui, giận dữ với những sự việc xảy ra với Buck.

Một tiểu thuyết hay , đầy ý nghĩa với những cảm xúc mạnh mẽ - phù hợp cho những ngày giông bão , Nhỉ ? 

1 tháng 2 2020

Hiểu nôm na rằng: Lưỡi người được cố định ở sâu bên trong. Nhưng lưỡi của ếch lại được cố định ở phía bên ngoài, vả lại nó cũng khá dài nên hoàn toàn có đủ khả nặng phóng ra để bắt mồi.

Học tốt nhé.

1 tháng 2 2020

Khi lưỡi chứa chất lỏng của ếch tiếp xúc với con mồi, chất lỏng bao phủ con côn trùng và nhanh chóng biến thành chất dính. Ếch tóm lấy con mồi, đưa nó quay trở lại miệng. Nước bọt dính làm ếch nuốt khó khăn. Do đó đôi mắt của ếch nhắm lại, nhãn cầu mắt bị đẩy vào trong đầu làm nước bọt hóa lỏng trở lại, cho phép ếch nuốt con mồi dễ dàng hơn.

#Châu's ngốc

1 tháng 2 2020

Sau phát hiện trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại Mỹ, Tổ chức Y tế Thế giới họp khẩn xem xét việc ban bố tình trạng « y tế khẩn cấp trên phạm vi quốc tế ».

Trong cuộc họp báo ngày 22/01 tại bắc Kinh, thứ trưởng Y Tế Trung Quốc, ông Lý Bân (Li Bin), cho biết đã xác định có 440 người nhiễm virus viêm phổi cấp ở Trung Quốc, 9 người tử vong. Trước đó một ngày, thống kê có khoảng 300 người nhiễm và 6 người chết.

Quan chức Trung Quốc giải thích thêm, loại virus corona này có thể lây truyền qua đường hô hấp một cách dễ dàng từ người này qua người khác.

Phương thức phòng bệnh duy nhất của người dân lúc này là khẩu trang và các chai nước diệt khuẩn. Dịch đã lan đến gần một nửa số tỉnh ở Trung Quốc, trong đó có các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, và còn có nguy cơ lan rộng nhanh chóng khi Trung Quốc đang trong kỳ nghỉ Tết âm lịch, hàng trăm triệu người phải di chuyển.

Thành phố Vũ Hán là trung tâm của dịch, các biện pháp kiểm tra phát hiện bệnh đang được tăng cường, đặc biệt tại các nơi tập trung đông người qua lại như nhà ga, sân bay.

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde ghi lại hoạt động ở nhà ga đường sắt Hán Khẩu của thành phố Vũ Hán ngày 21/01 :

Đoàn tầu mệt mỏi tiến vào vào ga Hán Khẩu, Vũ Hán. Lúc này gần nửa đêm, chuyến tàu cuối cùng trong ngày từ Bắc Kinh vừa mới tới sau khi đã trả phần lớn hành khách ở các ga trước. Một đội quân các hành khách bịt khẩu trang ùa vào các thang cuốn.

Tiếng loa phóng thanh và tiếng còi thúc đám đông những người về nghỉ Tết nguyên đán phải giải tán. Đây là một trong số các biện pháp trong chiến dịch có tên gọi « y tế ái quốc» ghi trên tấm biển dán lên tường nhà ga đường sắt nổi tiếng ở miền trung đất nước và cũng là trung tâm của dịch.

Thành phố Vũ Hán cấm tất cả các cuộc tập họp của dân chúng trong ngày Tết âm lịch. Các nhóm du khách không được rời khỏi thành phố. Sau khi có lệnh từ Bắc Kinh trong những ngày qua, chính quyền địa phương thông báo : 300 máy đo thân nhiệt bằng tia hồng ngoại, khoảng năm chục máy quét phát hiện người bị sốt đã được phát cho các tổ kiểm tra ở các nhà ga và sân bay. Những biện pháp như vậy hiện tại vẫn không ngăn được virus lây lan.

~~~Learn Well FA Agatsuma~~~

2 tháng 2 2020

Bạn vào link này tham khảo nè

https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_Hoa_K%E1%BB%B3

ko đc thì chỉ cần ghi " Nêu vai trò của Hoa Kì trong nền kinh tế thế giới" là xg

Học tốt

2 tháng 2 2020

usprimacy-1

Nguồn: Amitav Acharya, “US primacy in a multiplex world”, East Asia Forum, 28/10/2016.

Như tôi đã từng lập luận, vấn đề thực sự đối với vai trò của Hoa Kỳ trong thế giới hiện nay không nằm ở việc phải chăng bản thân Hoa Kỳ đang xuống dốc mà là liệu trật tự thế giới do nước này dựng nên và thống trị có thể tiếp tục tồn tại lâu dài hay không.

Hai vấn đề này thường được gắn kèm với nhau nhưng thực ra chúng rất khác biệt. Trong khi việc Hoa Kỳ có thoái trào hay không còn cần tiếp tục tranh luận, thì số phận trật tự thế giới của Hoa Kỳ gần như đã được định đoạt. Joschka Fischer, cựu Ngoại trưởng Đức gần đây đã viết: “Nhìn lại 26 năm trước, chúng ta nên thừa nhận rằng sự tan rã của Liên Xô– và cùng với nó là sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh – không phải là sự kết thúc của lịch sử, mà là khởi đầu cho đoạn kết của trật tự tự do kiểu phương Tây”.

Vậy vai trò lãnh đạo (primacy) của Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng thế nào? Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta định nghĩa khái niệm này. Joseph Nye định nghĩa một quốc gia giành được vai trò lãnh đạo nếu có sức mạnh lớn từ 3 nguồn quân sự, kinh tế và sức mạnh mềm. Theo đó, ông kết luận rằng Hoa Kỳ sẽ duy trì vị thế lãnh đạo thế giới trong ít nhất là nửa đầu của thế kỷ này.

Nhưng việc Hoa Kỳ có thể tiếp tục đứng đầu ở 3 loại sức mạnh này là điều đáng ngờ. Theo một số tính toán, Trung Quốc đã sẵn sàng soán ngôi nền kinh tế lớn nhất thế giới của Hoa Kỳ. Một đánh giá gần đây của Bloomberg cho thấy năm 2001, GDP của Hoa Kỳ (10,6 ngàn tỷ USD) cao gấp 8 lần của Trung Quốc. Nhưng đến năm 2015, GDP của Hoa Kỳ chỉ cao gấp 1,6 lần của Trung Quốc – 18 ngàn tỷ so với 11,4 ngàn tỉ.

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới. Nhưng năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập (AC/AD) ngày càng tăng của Trung Quốc đã làm giảm lợi thế của Hoa Kỳ ít nhất là ở khu vực Đông Á. Sức mạnh mềm vượt trội của Hoa Kỳ – vốn rất khó đong đếm – đang phải đối mặt thách thức nghiêm trọng nhất, mà mỉa mai thay lại xuất phát từ chính nội bộ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ làm sao có thể hấp dẫn thế giới trong khi mà nước này ngày càng đi theo chủ nghĩa dân tộc hướng nội, chủ nghĩa bảo hộ và có thể là cả với sự nổi lên của Donald Trump.

Tôi xem xét vai trò lãnh đạo trên góc độ cấu trúc chứ không phải sức mạnh. Vị thế lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ không bắt nguồn từ các nguồn lực quốc gia mà dựa trên khả năng quản lý trật tự quốc tế, đặc biệt thông qua các thể chế do Hoa Kỳ tạo nên sau Thế chiến II để hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của nước này. Nhưng hệ thống đa phương này đang rạn nứt và dần bị thay thế bởi những mảnh ghép phức tạp của những thỏa thuận song phương, khu vực và nhiều bên (plurilateral).

Một số thể chế có tính song song được thiết lập bởi BRICS, một số là quan hệ đối tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp và phong trào xã hội. Nhiều thể chế trong số đó không phải là kết quả các sáng kiến của Hoa Kỳ hoặc chịu sự kiểm soát của nước này. Một số thể chế còn thách thức quyền lực của các cơ chế đa phương lớn do Hoa Kỳ tạo ra sau Thế chiến II.

Thách thức chủ yếu đối với vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ không đến từ đa cực hóa, hoặc sự trỗi dậy của các cường quốc mới, mà từ sự nổi lên của các nguy cơ mới. Dù được cường điệu hóa, BRICS không phải là một khối có sự gắn kết. Ấn Độ và Trung Quốc đang theo đuổi các mục tiêu đối lập nhau tại khu vực và trên toàn cầu, và đe dọa lẫn nhau trong tiến trình giành mục tiêu của mình. BRICS phải đối mặt với những bất ổn lớn về kinh tế và chính trị. Dường như khối này chỉ phối hợp hiệu quả trong việc cản trở những lợi ích và cách tiếp cận của Hoa Kỳ hơn là đưa ra giải pháp cho các vấn đề của thế giới.

Nhưng những đe dọa đối với lợi ích của Hoa Kỳ hiện nay phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với trước đây. Leslie Gelb nhấn mạnh: “Những kẻ khủng bố và các cuộc nội chiến là những mục tiêu quân sự khó đánh bại hơn so với các đội quân dàn trận ngoài chiến trường”. Chúng có thể là lý do thực sự giải thích tại sao vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ ngày nay đang bị thách thức.

Từ kinh nghiệm của châu Âu, tính đa cực dẫn đến một hệ thống quốc tế mà tại đó một số nước lớn có được vai trò lãnh đạo trên cả hai khía cạnh: thách thức và quản lý trật tự quốc tế.

Thế giới đang định hình hiện nay nên được hiểu là một thế giới đa tầng nấc. Một thế giới của nhiều chủ thể, đa dạng về chính trị và văn hóa nhưng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, phải đối mặt với các mối đe dọa toàn cầu phức tạp và có đặc trưng là một mớ lộn xộn các thể chế và mạng lưới từ to đến nhỏ, cả công và tư. Giống như ở một rạp chiếu phim đa tầng, thế giới hiện nay có nhiều diễn viên, màn lớp, nhà sản xuất và đạo diễn – không một cường quốc nào có thể chi phối cả 3 dạng quyền lực.

Hoa Kỳ sẽ ứng phó ra sao trong một thế giới đa tầng nấc? Trước hết, nước này phải rũ bỏ quan điểm cũ kỹ về vai trò lãnh đạo và áp dụng cách chia sẻ sự lãnh đạo. Trong bài phát biểu tại West Point năm 2014, Tổng thống Obama tuyên bố “Hoa Kỳ phải luôn đi đầu trên trường quốc tế. Nếu chúng ta không dẫn đầu, sẽ không ai khác làm việc đó”. Cách nói cường điệu đó không thực tế đối với Hoa Kỳ và không giúp được gì cho thế giới. Nó gây tâm lý ngồi không hưởng lợi từ những đồng minh của Hoa Kỳ vốn có đủ năng lực. Không chỉ thiếu nguồn lực và lợi ích, Hoa Kỳ cũng thiếu cả sự ủng hộ từ trong nước để dẫn dắt trong các lĩnh vực đa dạng đòi hỏi phải có hành động tập thể.

Một thế giới đa tầng nấc yêu cầu phải quan tâm nhiều hơn đến các trật tự khu vực. Henry Kissinger cho rằng “cuộc tìm kiếm một trật tự thế giới mới hiện nay cần có một chiến lược chặt chẽ nhằm xây dựng một khái niệm trật tự trong các khu vực khác nhau và gắn kết các trật tự khu vực với nhau”. Hoa Kỳ cần phi tập trung hóa (quyền lực của mình), xếp loại ưu tiên và khu vực hóa đại chiến lược của mình. Việc này sẽ khuyến khích các cường quốc tầm trung, các cường quốc khu vực và tổ chức khu vực tiến ra vũ đài quốc tế, khi mà nhiều đối tác trong số đó chia sẻ các mục đích chiến lược của Hoa Kỳ hoặc chia sẻ cách thức đạt được các mục đích đó.

Điều này nghĩa là Hoa Kỳ cần vươn ra khỏi các liên minh truyền thống và các tập hợp quốc gia cùng chung quan điểm như G7, TPP và TTIP. Việc ủng hộ và hợp tác thông qua các thể thế khu vực mang tính bao trùm như ASEAN và Liên minh châu Phi sẽ rất quan trọng trong việc quản lý các vấn đề khu vực.

Một thế giới đa tầng nấc sẽ không hoàn toàn yên bình. Nhưng một nền hòa bình tuyệt đối cũng là viển vông. Mục tiêu của chúng ta là sự ổn định tương đối, ngăn ngừa chiến tranh giữa các nước lớn, nạn diệt chủng, và quản lý được các xung đột khu vực có thể gây ra thiệt hại lớn cho con người. Việc đa dạng hóa mục tiêu chiến lược, chia sẻ vai trò lãnh đạo và cải cách hệ thống quản trị toàn cầu trên cơ sở đồng thuận sẽ đóng góp lâu dài cho việc hiện thực hóa mục tiêu đó./.