K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a)Mây trôi lơ lửng giữa trời.

b)Hoa nở lung linh khoe cánh thắm.

Không bt làm?!!Nếu đúng k mình nhé!

Bài tập 1:  Hãy tìm phép so sánh trong những câu ca dao sau :a.                Qua cầu ngả nón trông cầu                Cầu bao nhiêu dịp dạ em sầu   bấy nhiêu.b.                Qua đình nghả nón trông đình      Đình bao nhiêu ngói ta thương mình bấy nhiêu.Bài tập 2:  So sánh ở đây thực hiện nhờ những từ so sánh nào? Xác định kiểu so sánh trong từng ví dụ. a.     Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp...
Đọc tiếp

Bài tập 1:  Hãy tìm phép so sánh trong những câu ca dao sau :

a.                Qua cầu ngả nón trông cầu

                Cầu bao nhiêu dịp dạ em sầu   bấy nhiêu.

b.                Qua đình nghả nón trông đình

      Đình bao nhiêu ngói ta thương mình bấy nhiêu.

Bài tập 2:  So sánh ở đây thực hiện nhờ những từ so sánh nào? Xác định kiểu so sánh trong từng ví dụ.

a.     Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

b.     Cờ như mắt mở thức thâu canh

          Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh.

c.      Rắn như thép, vững như đồng

          Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp

          Cao như núi , dài như sông

          Chí ta lớn như biển Đông trước mặt.

d.    Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép.

Bài tập 3: Phân tích hiệu quả diễn đạt của phép tu từ so sánh trong bài thơ sau:

a.      

Sau làn mưa bụi tháng ba

Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu

Bầu trời rừng rực ráng treo

Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.

b.      

Cổ tay em trắng như ngà

Con mắt em liếc như là dao cau

Miệng cười như thể hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen

 

c.                                                          Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

   Nhớ ai dãi nắng dầm sương

       Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

 

Bài tập 4: Xác định các biệp pháp tu từ trong các ví dụ sau:

a.     Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân

b.     Me non cong vắt lưỡi liềm

Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ

c.      Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

d.     Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn, trông sao sao dời

Trông mây, mây kéo ngang trời

     Trông trăng trăng khuyết, trông người, người xa.

e.      Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

f.       Làm trai cho đáng nên trai

Khom lưng uốn gối gánh hai ...hạt vừng.

g.     Bác đã đi rồi sao Bác ơi

Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời

Miền Nam đang thắng mơ ngày hội

     Đón Bác vào thăm, thấy Bác cười.

h.     Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

          Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

          Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

          Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

          Chỉ nhớ khói hun nhềm mắt cháu

          Nhớ lại đến giờ sông mũi còn cay.

                              (Bếp lửa – Bằng Việt)

i.       Mọc giữa dòng sông xanh

            Một bông hoa tím biếc

            Ơi con chim chiền chiện

            Hót chi mà vang trời

            Từng giọt long lanh rơi

            Tôi đưa tay tôi hứng.

                         (Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

 

j.       Đến đây mận mới hỏi đào

            Vườn hồng có lối ai vào hay chưa

            Mận hỏi thì đào xin thưa

            Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

 

Bài tập 5: Tìm hiểu ý nghĩa của từ Miền Nam trong các câu thơ sau. Chỉ rõ trường hợp nào là ẩn dụ và thuộc kiểu ẩn dụ nào?

a.     Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

       Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.

                                                (Viễn Phương)

b.     Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ

         Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu.

                                                (Lê Anh Xuân)

Bài tập 6: Chỉ ra các hoán dụ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu hoán dụ nào?      

a.     Họ là hai chục tay sào, tay chèo,làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.

b.     Tự nhiên, Xa Phủ rút cây sáo. Tiếng sáo thoát ra từ ống trúc, véo von… Tiếng sáo theo chân hai người tới lối rẽ.

c.      Nhận của quá khứ những con đê vỡ, những nạn đói, … ta đã làm nên những mùa vàng năm tấn, bảy tấn.

d.     Bóng hồng nhác thấy nẻo xa

         Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai

Bài tập 7: Các từ Kim cương, Ngôi sao sáng trong các câu thơ sau có phải là ẩn dụ không? Phân tích hiệu quả diễn đạt của cách sử dụng từ ngữ?

Nghe dào dạt bốn mươi triệu miền Nam đang tỉnh thức

Không! Ba mươi triệu Kim Cương của thiên hà Tổ quốc

Không! Hàng triệu Ngôi Sao Sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời

Hứa một mùa gặt lớn ngày mai.

                (Chế Lan Viên)

Bài tập 8: Tìm và phân tích các ẩn dụ trong  đoạn trích sau:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

 

 Bài tập 9: Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày chúng ta thường nói:

-         Nói ngọt lọt đến xương.

-         Nói nặng quá.

è Hãy xác định biện pháp tu từ naof đã được sử dụng trong các câu trên. Nêu hiệu quả diễn đạt của cách nói trên.

Bài tập 10. Trong câu ca dao :
Nhớ ai bồi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
a) Từ “bồi hổi bồi hồi” là loại từ gì?
b) Giải nghĩa từ “bồi hổi bồi hồi”.
c) Phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh đem lại.
Bài tập 11. Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt:
Mẹ già như chuối và hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
                                                        (Ca dao)

Bài tập 12. Tìm và phân tích phép so sánh (theo mô hình của so sánh) trong các câu thơ sau:
a) Ngoài thềm rơi chiếc la đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
                                                 (Trần Đăng Khoa)
b) Quê hương là chùm khế ngot
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
                                               (Đỗ Trung Quân)

Bài tập 13:  Hai câu thơ sau  sử dụng những biện pháp tu từ nào ?

          “Mặt trời xuống biển như hòn lửa

            Sóng đã cài then đêm sập cửa”

          a. Nhân hoá và so sánh                     c. Ẩn dụ và hoán dụ.

          b. Nói quá và liệt kê.                                     d. Chơi chữ và điệp từ.


Bài tập 14: Trong câu ca dao sau đây:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
Cách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì?

Bài tập 15: Tìm phép nhân hoá và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau:

Trong gió trong mưa
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trước.
                (Ngọn đèn đứng gác- Chính Hữu)
Bài tập 16:             

 Phân tích nghệ thuật ẩn dụ trong câu thơ sau:

                          "Thân em vừa trắng lại vừa tròn"    

(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)

 Bài tập 17:                   

                              Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

                              Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ   (Viễn Phương - Viếng lăng Bác)

       - Chỉ ra biện pháp tu từ  trong hai câu thơ ?

       - Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đã được sử dụng.

Bài tập 18:

Tìm và phân tích các hoán dụ trong các ví dụ sau:

a. Chồng ta áo rách ta thương

    Chồng người áo gấm xông hương mặc người.            

                                                        (Ca dao)

b. Sen tàn cúc lại nở hoa

    Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân       

                                                       (Nguyễn Du)

c. Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá...

                                                       (Chể Lan Viên)

Bài tập 19: Viết đoạn văn ngắn từ 7 đến 1 câu có sử dụng so sánh để miêu tả quang cảnh khu phố nơi em ở vào buổi sáng.

Bài tập 20: Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu có sử dụng nhân hoá để kể lại cuộc đối thoại giữa con mèo và con chó. (Học sinh phát huy trí tưởng tượng của mình để xây dựng câu chuyện).

Bài tập 21: Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu có sử dụng ẩn dụ để bày tỏ tình cảm của mình đối với một người hàng xóm tốt bụng.

Bài tập 22: Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu có sử dụng hoán dụ để nêu tác hại của việc sử dụng bao bì nilong ở Việt Nam.

 

 

0

Từ đơn: như,khi,ông,mãi,đọc,đi,đọc,lại,những,dòng,chữ,của,con,mình.

Từ ghép: Thời gian,lắng đọng,lặng yên.

Từ láy:nguệch ngoạc.

#Họctốt

&YOUTUBER&

2 tháng 2 2020

Từ đơn : như , khi , ông , mãi , đọc , đi , lại , những , chữ , của , con , mình

Từ ghép : thời gian , lắng đọng , lặng yên .

Từ láy : nghuệch ngoạc .

1 tháng 2 2020

Thiên nhiên sẽ chẳng bao giờ biết nương tay nếu chúng ta vẫn tiếp tục không tuân thủ những quy luật vận hành của nó. Càng bước sang thế kỷ văn minh, con người càng phải chịu những cơn thịnh nộ kinh hồn của thiên nhiên. Sóng thần ở Inđônêxia hay cơn bão khủng khiếp Catina vừa đổ bộ vào nước Mỹ tuần này rõ ràng là những minh chứng không gì thuyết phục hơn cho điều ấy.

Một biển nước mênh mông với bao điều đáng sợ chiếm trọn mười phút mục dự báo thời tiết của đài truyền hình. Cơn bão dù đã được dự báo trước nhưng người dân Mỹ vẫn phải hứng trọn một lần nổi giận của thần biển Pôdây đông. Cả một thành phố công nghiệp chìm trong mênh mông biển nước. Thuyền cứu hộ chạy ầm ầm trong thành phố như chạy giữa mặt sông. Lác đác đây đó còn lại một vài ngôi nhà nổi lên phần nóc hoặc trần. Trên đó không biết có bao nhiêu người đang gào khóc dơ tay cầu cứu. Tình cảnh trông đến thảm thương. Chẳng ai có thể ngờ được ở nước Mỹ lại có những cảnh tượng đau lòng như vậy.

Nước trong thành phố bắt đầu chuyển màu đen. Nó bị ô nhiễm nặng bởi bao nhiêu thứ trong đó có không ít xác người. Cả thành phố ngột ngạt trong cảnh không điện, không thức ăn, nước uống, không thuốc men. Tình cảnh gợi những căn bệnh hiểm nghèo dễ dàng lấn đến trong nay mai. Cả thành phố vẫn đang kêu cứu còn nước thì chưa hề có dấu hiệu rút đi. Cả nước Mỹ đang ở tình trạng vô cùng khẩn cấp. Cũng may mấy ngày sau,. Nước rút và nhờ có sự nỗ lực của tất cả mọi người đặc biệt là của quân đội, cảnh sát và những tình nguyện viên, nhiều người dân đã được cứu ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy phải chen chúc trong những trại tập trung nhưng họ vẫn còn may mắn hơn bao người chết đói, chết rét hay bị bão lũ cuốn đi.

Ôi! Còn thiệt hại về vật chất thì không thể nào kể nổi. Nhà thì đổ, ô tô bị nước cuốn trôi, đường dây điện đứt… nước rút đi nhưng cả thành phố vẫn ngập trong bùn đất đen nhánh và nhão nhoét. Hết bão nhưng bây giờ mới là lúc bệnh tật hoành hành. Đấy là còn chưa kể nỗi đau thê thảm của bao gia đình mất người thân. Phải có đến hơn một nửa số gia đình trong trận bão phải chịu cảnh “tan đàn sẻ nghé”. Sự mất mát đau thương ngày một lớn thêm không thể lấy gì bù đắp. Dù cả thế giới đang nỗ lực hết mình với tinh thần tương thân tương ái nhưng so với những mất mát đã qua sự bù đắp ấy chẳng thấm tháp gì.

Dù chỉ được nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ nhưng tôi có thể cảm nhận hậu quả trận bão thật là to lớn. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ bằng một sự cảm thông nhưng qua đó, quốc gia nào cũng phải giật mình. Thiên nhiên không phải dễ gì nắm bắt và điều tiết được dù quốc gia ấy có thế lực kinh tế lớn đến cỡ nào

Chiyuki Fujito

1 tháng 2 2020

Đất nước ta nay đã yên bình, nhân dân được tự do, hạnh phúc, mọi người bắt tay vào xây dựng. Thế nhưng cuộc sống của nhân dân ta vẫn còn gặp phải khó khăn, mất mát do thiên tai đem lại. Nào là hạn hán, cháy rừng, sạt lở đất, lũ lụt... đặc biệt là nhân dân ở một số tỉnh miền Trung vừa bị cơn bão lũ hoành hành. Hậu quả thật khủng khiếp.

Hôm ấy bầu trời u tối. Gió quay cuồng, gào rít. Cây cối ngả nghiêng rồi nạp mình bởi những cơn gió xoáy. Những cơn mưa ào ào đổ xuống, xối xả trên sân nhà, mái ngói, ngọn cây. Trận này chưa qua, trận khác kéo đến. Mưa ròng rã suốt ngàv đêm. Thế rồi, nước ở sông dâng cao, đỏ lừ. Nước tràn vào thôn xóm, làng mạc, thành phổ. Nước ngập các con đường. Ruộng đồng chỉ một màu trắng xóa. Gió to. Mưa lớn. Chúng cứ tiếp nối nhau. Nước ồ ạt đổ vào các rảnh cống, kênh rạch. Nước sông sôi sục chảy xiết, cuốn theo bao khúc gỗ từ miền ngược xa xôi. Cơn bão lũ vẫn diễn ra dữ dội, mọi tầng lớp nhân dân ở đây cùng các lực lượng vũ trang ra sức chống đỡ. Hàng nghìn người dùng bao đất và cọc tre để chắn giữ đê, chắn giữ bờ sông, không cho sạt lở, ngăn dòng nước tràn vào thành phố, làng mạc. Tiếng rào rào bất tận của mưa, tiếng ào ào của nước chảy cùng tiếng gọi í ới của bao người đang chống lũ làm thính giác của con người ta như mệt mỏi. Tuy vậy họ vẫn cương quyết chống chọi với bão lũ. Nước vẫn dâng lên cao, tràn mênh mông. Từng chiếc thuyền lòa nhòa ẩn hiện trong cơn mưa bao phủ. Người dân ở gần bờ sông và tài sản của họ được di dời đến nơi an toàn. Thanh niên cùng các lực lượng cứu hộ phải lênh đênh trong biển nước để làm nhiệm vụ. Từng chiếc thuyền dập dềnh trên sóng nước, mọi người tất bật khẩn trương. Cơn bão lũ vẫn cứ tiếp tục, nước ở các sông ầm ầm đổ ra biển. Gió biển thổi mạnh vào đất liền, từng cơn bão dữ tiếp nhau đe dọa. Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, bay loang choảng. Hàng loạt nhà bị sạt móng, ngã vách. Có những ngôi nhà chỉ còn là đống gạch vụn mặc dù nó là nơi mà mọi người phải làm từ lâu lắm mới có được. Tài sản bị bão lũ cướp đi, mạng người cũng không tránh khỏi. Trường học, bệnh viện, nhà máy đều bị hư hại khủng khiếp vô cùng đến mấy ngày liền.

Cơn bão lũ qua đi, làng mạc, phố phường nơi đây là một màu đơn điệu, quang cảnh thật lặng lẽ trầm buồn, mọi người nhìn cảnh mất mát mà lòng như thôi miên, thất vọng.

Cơn bão lũ đã để lại biết bao nhiêu cảnh màn trời, chiếu đất, đói ăn, thiếu mặc... Cả nước đang hướng về miền Trung, đang dang rộng vòng tay nhân ái dể giúp đồng bào bị nạn đi lên khỏi bờ vực thẳm.

31 tháng 1 2020

Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… làm cho dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy và trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá căng thẳng với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân. Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu qủa của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực trong nhà trường này.

31 tháng 1 2020

Cảm ơn bạn nhiều .Đây là bạn tự viết hả hay gì vậy

Bài tham khảo nhé:

Sách là một trong những phát minh vĩ đại và tài sản quý giá nhất của loài người trong quá trình nhận thức về giới tự nhiên và các quy luật xã hội. Sách lưu giữ và truyền bá tri thức; là người thầy và cũng là bạn, vừa bồi dưỡng tâm hồn, hun đúc nên bản lĩnh đồng thời cũng mách bảo, sẻ chia vui buồn, nâng đỡ những ước mơ, khát vọng và đam mê. Sách như tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội, chỉ báo tin cậy về trí tuệ và phẩm cách của một con người, một thời kỳ, một quốc gia, dân tộc. Có người ví sách như một bảo tàng bằng ngôn ngữ. Nhưng sách đâu chỉ lưu giữ những gì đã qua, mà còn dẫn dắt người đọc vượt lên trước thời gian để đắm mình trong xã hội tương lai. Ngày nay, khi kinh tế tri thức đang ngày càng chứng minh sức mạnh và hiệu quả của nó thì sách trở thành công cụ trí tuệ không thể thiếu được. Để có được một nghề: cần có sách. Để giữ được chỗ làm hoặc có chỗ làm việc với thu nhập cao hơn cũng cần đọc, hiểu và biến những con chữ bất động trong những trang sách thành khả năng và kỹ năng được thể hiện sinh động trong cuộc sống.
Đọc sách để nấu được một món ăn mới lạ. Đọc sách để có thể trồng nấm, nuôi gà, nuôi tôm. Đọc sách để chuẩn bị cho bổn phận làm mẹ, nuôi con tốt hơn. Tra cứu tên một loại biệt dược để phòng tác dụng phụ khi dùng thuốc… Giản dị hơn, đọc sách bên một sạp vải ở chợ khi chưa có khách ghé mua. Sách cho ta biết những chữ cái đầu tiên của tiếng mẹ đẻ khi cắp sách tới trường những ngày thơ ấu. Và một đôi dòng trong cuốn gia phả của dòng họ để lưu giữ một cái tên, một sự nghiệp, một cuộc đời của ai đó đã đi xa.
Sách thanh cao mà thân thiết. Hữu hạn mà vô tận, vô cùng. Điều khác nhau là mỗi cuốn sách nói gì, để lại gì cho trí tuệ và tâm hồn người đọc. Thời gian sẽ gạn lọc những tinh túy để chở tới tương lai vô cùng và bỏ lại những gì là sản phẩm của một khoảnh khắc, của một thời… Bàn luận về sách bao nhiêu cũng chưa đủ, như nói về tình yêu vậy. Tình yêu với sách đã trải dài hơn 6000 năm, từ sách bằng đất sét, da thú, tre trúc… đến nay là sách điện tử. Chưa biết sách sẽ có cấu trúc vật chất như thế nào trong tương lai; song tin chắc rằng tình yêu với sách sẽ không phai nhạt. Chừng nào con người còn cần hiểu biết, cần sẻ chia, thì sách còn là người thầy, người bạn thủy chung. Vậy, lẽ nào lại không yêu sách! Tình yêu ấy cần khơi gợi và nuôi dưỡng thường xuyên với mọi lứa tuổi. Chúng ta cần một hành động thiết thực, cụ thể hơn.
Nếu gọi là ngày Toàn dân đọc sách e cũng khiên cưỡng, như một khẩu hiệu kêu gọi theo cách phát động một số phong trào hiện nay. Mặc khác, đọc sách tuy là hoạt động quan trọng nhằm khai thác, thưởng thức, sử dụng những giá trị của sách nhưng mới giới hạn ở sự hưởng thụ sách của người đọc. Vì vậy, cần chọn một tên gọi để có thể vừa tôn vinh những giá trị của sách vừa tôn vinh tác giả, những người tham gia vào quá trình đưa sách đến tay bạn đọc, lại vừa góp phần xây dựng thói quen đọc sách và quảng bá sách hay, sách tốt. Mục tiêu cuối cùng của Ngày sách Việt Nam không phải chỉ là phát hành được nhiều bản sách, cho dù đó là những cuốn sách có giá trị cao, mà quan trọng hơn như mưa dầm thấm lâu, sách đặt nền tảng cho ứng xử của người đọc, của xã hội ngày càng hợp quy luật hơn, tạo ra sức mạnh tâm thế của dân tộc, góp phần bảo vệ và xây dựng một đất nước độc lập, tự do, giàu mạnh và hạnh phúc.
Đất nước độc lập, tự do, giàu mạnh, người dân hạnh phúc là tâm nguyện suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nên chọn ngày công bố một tác phẩm của Người là Ngày sách Việt Nam. Xin đề nghị lấy ngày phát hành cuốn sách “Đường Kách Mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong khóa đào tạo lớp cán bộ đầu tiên của “Thanh niên cách mạng đồng chí Hội” tại Quảng Châu, Trung Quốc vào mùa Xuân năm 1927. “Đường Kách Mệnh” thực sự là cuốn cẩm nang về lý luận cách mạng cho nhiều thế hệ cán bộ của Đảng ta. Cuốn sách là một mốc son lịch sử chấm dứt một thời kỳ khủng hoảng về đường lối trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại độc lập cho đất nước.

31 tháng 1 2020

mk cảm ơn nhưng đây bạn tự viết à hay là sao?

30 tháng 1 2020

Thầy cô như cuốn sách không bao giờ có trang cuối cùng

30 tháng 1 2020

cô bạn ấy nhỏ như que tăm

27 tháng 1 2022

tham khảo:

Trong số nhiều nghệ sĩ hài hiện nay, em rất yêu thích diễn viên hài Mạc Văn Khoa. Chú không đẹp trai nhưng cách diễn hài của chú làm em thấy rất buồn cười à yêu thích.

Chú Mạc Văn Khoa có khuôn mặt không đẹp trai. Khuôn mặt chú hình vuông, gầy gò. Đôi mắt chú nhỏ, dài và lờ đờ. Tuy mắt chú nhở nhưng đôi lông mày của chú lại rất to và đậm. Chú có chiếc mũi dài, to xuống tới gần môi.

Nhưng bù lại chú lại có một nụ cười rất riêng. Chú có khuôn miệng rộng. Vì da chú ngăm đen nên nụ cười của chú Mạc Văn Khoa lại làm sáng bừng cả khuôn mặt.

Chú Khoa có dáng người cao và gầy gò. Trang phục chú mặc cũng bình thường, giản dị chứ không quá cầu kì.

Cũng như vậy, các vai diễn của chú Khoa cũng là những vai mộc mạc, gần gũi với đời sống hàng ngày ở cả nhà quê và thành phố.

Em thích xem chú Khoa diễn trong chương trình Ơn giời! Cậu đây rồi. Trong chương trình này, chú trước đây là một người chơi. Sau đó chú đã được làm phó phòng cùng với các trưởng phòng khác. Còn hiện tại chú đã được làm trưởng phòng cùng cô Lâm Vĩ Dạ để thử thách người chơi khác.

Mỗi vở diễn của chú luôn làm người xem cười nghiêng ngả bởi điệu bộ, bởi câu thoại của chú. Nhưng không chỉ là tiếng cười mà vở diễn cũng mang lại những bài học ý nghĩa cuộc sống cho người xem.

Vì vậy mà em ngày càng yêu thích nghệ sĩ hài Mạc Văn Khoa hơn. Em mong chú ngày càng diễn nhiều vở diễn hay để em được thưởng thức và cười vui cho cuộc sống đỡ mệt mỏi.


 

29 tháng 1 2020

a)Da đầy mụn,đầy rôm

Ruột đầy tôm,đầy tép.

Thân:khi dẹp khi tròn

Ăn:khi chua khi ngọt

                  Là quả:bưởi(bòng)

b)Nho nhỏ quả gì

Ngoài xanh trong trắng

Ăn vào môi thắm

Dáng người thêm duyên

              Là quả cau.

Chúc học tốt!!!