K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2020

 Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng im lặng hồi lâu trước nấm mồ mới đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng!

   Biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi. Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chị hiểu lầm mổ cho đến chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.

Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám làm mà không dám chịu. Khi chị Cốc bực mình lên tiếng, sao không dám ra mặt đối đầu với chị mà lại chui tọt vào hang, khiếp sợ nằm im thin thít?! Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chị đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan?! Chỉ vì muốn thoả mãn cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tôi đã trở thành kẻ giết người.

Lúc này, tôi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng than ôi, mọi việc đều đã muộn! Dế Choắt ốm yếu đáng thương đã nằm yên trong lòng đất! Dế Choắt ơi, tôi thành tâm xin lỗi bạn và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời!

   Xin bạn hãy tha thứ cho tôi! Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thìa cho mình

28 tháng 3 2020

Cảnh vật u ám sau trận mưa. Gió thổi từng đợt rét buốt. Màn mây xám xịt hé sang một chút để Lộ một phần của mật trời. Đám tang thầm lặng cứ diễn ra. Dân trong làng đều kéo tới. Mục sư Dế dõng dạc đọc bài kinh cầu nguyện cho linh hồn Dế Choắt. Tiếng đọc vừa dứt, mọi người xúm lại quanh một bà cào cào ngất vì quá xúc động. Mèn cứ đứng đó, nước mắt cứ chảy dài trên má cậu ta. Nom cậu ta có vẻ rất buồn. Cậu ta để bông hoa mà mình đã cầm suốt buổi lên mộ Dế Choắt, cầm thêm nắm đất tơi đắp vào rồi đứng lặng rất lâu. Lúc sau, đã có một số người ra về. Dần dần, mọi người ra về hết, chỉ còn Mèn vẫn đứng đó, vẫn khóc thầm. Cậu ta nghĩ thầm : “Choắt ơi ! Cậu chết là tại mình. Tại mình tất cả. Tại sao mình ngốc thế. Tại sao mình lại trêu chị Cốc cơ chứ. Mình là đồ hèn. Đồ hèn Choắt ạ. Chỉ vì mình hèn nhát mà cậu chết oan. Tại sao trêu chị Cốc xong, mình lại chạy trốn nhỉ. Sao mình không ở lại nhận lỗi với chị Cốc hoặc có thể đối đầu với chị ấy. Mình là một chàng Dế khoẻ mạnh cơ mà. Choắt ơi ! Mình hối hận lắm nhưng muộn mất rồi, muộn mất rồi Choắt ơi ! ! !…” Dế Mèn lại khóc, xung quanh vắng vẻ đến rợn người. Gió vẫn thổi hun hút. cỏ cây nghiêng ngả. Nước rỏ xuống người Mèn làm bộ áo của cậu ướt sũng. Người Mèn run lên vì lạnh. Cậu ta chuẩn bị ra về thì phải. Hai tay cậu ta giơ lên trời, nói to : “Choắt ơi ! Mình không thể đi theo cậu được, đành phải để cậu nằm đây. Hãy yên nghỉ và tha thứ cho lỗi lầm của mình. Tất nhiên mình không xứng đáng được như vậy. Choắt ơi ! Những lời của cậu mình sẽ ghi lòng tạc dạ đến hết đời. Mình đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên nhưng đã phải trả giá quá đắt. Hãy yên nghỉ Choắt nhé ! ! !…” Khuôn mặt Mèn nhạt nhoà nước mắt. Cậu ta quay về để lại người bạn của mình đang yên giấc ngàn thu....

#tham khảo

30 tháng 3 2020

1.1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích

 Cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

 a. Tìm hiểu đề và tìm ý 

-Đề yêu cầu giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". 

-Tìm ý: 

  - Đi một ngày đàng học một sàng khôn là gì? 

  -Vì sao đi một ngày đàng học một sàng khôn? Lợi ích của câu tục ngữ này? Nó giúp ta những bài học gì?

 b. Lập dàn bài 

-Lập dàn bài theo bố cục ba phần: 

  -Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa sâu xa của nó. 

  -Thân bài: Triển khai việc giải thích 

   -Giải thích nghĩa đen: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì? 

   -Giải thích nghĩa bóng: Câu tục ngữ có đúc kết kinh nghiệm về nhận thức không, kinh nghiệm đó là gì? 

   -Nghĩa sâu: Liên hệ với những câu tục ngữ khác có cùng nghĩa với câu cần giải thích. 

   -Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề. 

-Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ

c. Viết bài 

-Mở bài: 

  -Đi thẳng vào vấn đề. 

  -Đối lập hoàn cảnh với ý thức. 

  -Nhìn từ cái chung đến cái riêng. 

-Thân bài: 

  -Nên có từ liên kết đoạn mở bài với thân bài: Thật vậy, có thể nói rằng, trước hết, như ta đã biết,... 

  -Giải thích: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu. 

  -Mở bài và thân bài phải phù hợp với nhau để tạo thành một thể thống nhất. 

-Kết bài: Có nhiều cách kết bài khác nhau, nhưng phải thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần thân bài.

1.2. Ghi nhớ

-Muốn là bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.

 -Dàn bài:

  -Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.

  -Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.

  -Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.

-Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.

Chúc bạn học tốt!!!

 Các bước làm bài văn lập luận giải thích:

a) Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

– Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?

Có khi vấn đề cần giải thích được nêu ra một cách trực tiếp (ví dụ: giải thích về “lòng nhân đạo”, giải thích về “lòng khiêm tốn”,…) nhưng cũng có khi đề bài gián tiếp đưa ra vấn đề bằng cách mượn hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, …, ví dụ: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Trước những đề bài dạng này, khi xác định vấn đề (luận điểm) chính cần giải thích phải lưu ý:

Cắt nghĩa được hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, thành ngữ, … nêu ra ở đề bài. Nghĩa là phải tiến hành giải thích từ ngữ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,… của hình ảnh, câu văn… để nắm được nội dung của chúng từ đó mới xác định được chính xác vấn đề cần giải thích.

– Liên hệ với thực tế đời sống, với những ý kiến trong sách vở,… khác để xác định những biểu hiện cụ thể của vấn đề. Ví dụ, với yêu cầu giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“, một mặt cần tìm những ví dụ cụ thể trong thực tế (đi tham quan để hiểu biết thêm những điều mới lạ, những khám phá của con người trước những miền đất mới, em đã từng thất bại khi làm một việc gì đó nhưng vì thế mà em có được kinh nghiệm để bây giờ có thể làm tốt được việc ấy,…), mặt khác cần liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ tương tự (Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng; Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn;…) thậm chí liên hệ đến những dẫn chứng có ý nghĩa tương phản: Ếch ngồi đáy giếng,…

b) Bước 2: Lập dàn bài

Lập dàn bài theo bố cục ba phần:

– Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,… và nêu ra nội dung của nó. Ví dụ: Giới thiệu câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” và ý nghĩa về sự đúc kết kinh nghiệm và thể hiện mơ ước đi nhiều nơi để mở mang hiểu biết.

– Thân bài: Giải thích vấn đề (luận điểm) đã giới thiệu ở phần Mở bài

+ Giải thích các từ ngữ, khái niệm, ví dụ: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì? “nhân đạo” là gì? “khiêm tốn” là thế nào? “phán đoán” là gì? “thẩm mĩ” là gì?

+ Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác

+ Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề

Chú ý cân nhắc cách sắp xếp các ý giải thích để làm sáng rõ, nổi bật vấn đề

– Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ

c) Bước 3: Viết bài

– Mở bài: Có thể viết theo các cách:

+ Giới thiệu thẳng vào vấn đề cần giải thích, ví dụ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học tập của nhân dân ta, qua đó thể hiện ước mơ vươn tới những chân trời mới để mở mang hiểu biết.

+ Đi từ vấn đề có ý nghĩa đối lập, dẫn tới vấn đề cần giải thích, ví dụ: Em cứ nhớ mãi hình ảnh một chú ếch không huênh hoang, kiêu ngạo, không chịu mở rộng tầm mắt để dẫn tới hậu quả bị chết bẹp dưới chân trâu. Thế mới thấy thấm thía lời răn dạy của cha ông ta: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Còn gì thú vị hơn khi được đi đến những chân trời mới, ở những nơi cho ta bao điều mới lạ, kì thú.

+ Đi từ cái chung đến cái riêng, dẫn dắt vào vấn đề, ví dụ: Cha ông ta để lại cho con cháu muôn đời cả một kho tàng ca dao, tục ngữ. Đó cũng là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu. Ta có thể tìm thấy ở đó những lời khuyên răn bổ ích về việc phải mở mang tầm hiểu biết, đi đây đi đó để trau dồi vốn sống, vốn tri thức.

– Thân bài: Mỗi ý giải thích nên viết gọn thành một đoạn. Chú ý đến việc lựa chọn cách dẫn dắt từ Mở bài đến Thân bài, từ đoạn này chuyển sang đoạn khác.

– Kết bài: Cách Kết bài phải hô ứng với cách Mở bài; thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần Thân bài.

28 tháng 3 2020

Giusp j vậy bạn?

ạ khỏi cảm ơn:)vì t cug k biết cậu cần giúp gì:D

28 tháng 3 2020

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, Lê Lợi nhận gươm thần ở đây là đúng. Nhưng trả gươm lại ở Thăng Long vì đây là cố đô, là thủ đô của đất nước. Nó là biểu tượng cho sự nghiệp xây dựng hòa bình phồn vinh cua toàn dân tộc trong giai đoạn thái bình. Việc tả gươm ở Thăng Long là một ngụ ý của Long Vương: yêu cầu vua phải trị nước trong thời bình để “thuận thiên”. Hai không gian là hai thời kì, hai sứ mệnh của Lê Lợi.

Nguồn: Nguyễn Bảo Trung (h.vn)

28 tháng 3 2020

cảm ơn <3

a. Từ “sao” là danh từ………………………………………………………………………………………………………b. Từ “sao” là động từ………………………………………………………………………………………………………c. Từ “hay” là tính từ………………………………………………………………………………………………………d. Từ “hay” là quan hệ...
Đọc tiếp

a. Từ “sao” là danh từ
………………………………………………………………………………………………………
b. Từ “sao” là động từ
………………………………………………………………………………………………………
c. Từ “hay” là tính từ
………………………………………………………………………………………………………
d. Từ “hay” là quan hệ từ
………………………………………………………………………………………………………
e. Từ “bàn tính” là danh từ
………………………………………………………………………………………………………
g. Từ “bàn tính” là động từ
………………………………………………………………………………………………………
h. Từ “anh hùng” là danh từ
………………………………………………………………………………………………………
i. Từ “anh hùng” là tính từ
………………………………………………………………………………………………………

4

a > ngôi sao 5 cánh

b> bản sao

c> văn hay chữ tốt

d> văn hay nhưng chữ xấu

e> cộng bằng bàn tính

g> bàn tính chuyện tương lai

h> anh hùng lao động

i> một dân tộc anh hùng

# chúc bạn học tốt #

28 tháng 3 2020

đề bài là gì vậy bạn

a. Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập.

Tác dụng:Xác định thời gian diễn ra sự vật, sự việc

b. Làng quê đang thức dậy. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao mai chưa tắt. Một chân trời ửng đỏ phía xa.

Tác dụng: Liệt kê ,thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

28 tháng 3 2020

a) Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập.

-Tác dụng: Xác định thời gian diễn ra sự vật, sự việc.

b) Làng quê đang thức dậy. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao mai chưa tắt. Một chân trời ửng đỏ phía xa.

-Tác dụng:  Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

27 tháng 3 2020

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Phép so sánh ở đây là : Công cha được ví như núi Thái Sơn.

Nghĩa mẹ được ví như nước trong nguồn chảy ra.

=> Nói lên công lao to lớn và tình cảm sâu năng mà cha mẹ đã giành cho ta, chính vì vậy ta phải biết ơn công lao đó bằng cách bào hiếu cho mẹ khi về già và hãy luôn làm tốt bổn phận của một đứa con.

Chúc bạn học tốt!

28 tháng 3 2020

Biện pháp tu từ so sánh : Công cha như núi thái sơn 

                                         Nghĩa mẹ như  nước trong nguồn chảy ra 

Tác dụng : đề cao công lao nuôi dưỡng của cha mẹ công cha bao la , non cao như núi thái sơn còn nghĩa mẹ bất tận như nước trong nguồn chảy ra VÔ CÙNG TO LỚN , BAO LA 

k và kb nếu có thể

27 tháng 3 2020

Trong tất cả các loài hoa, em thích nhất hoa hồng. Trước sân nhà em có trồng một cây hoa hồng, bố em bảo trồng trước sân, thì chỉ cần mở cửa ra sẽ ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt. Cây hoa hồng nhung đó có nguồn gốc từ nhà bà ngoại em, vì em thích hoa hồng nên bố em đã xin bà chiết một cành về trồng trước sân nhà.
Thân của cây hoa hồng màu xanh, chỉ to hơn ngón tay một chút, thân cây có rất nhiều gai nhọn, khi bị đâm vào tay sẽ rất đau và có thể bị chảy máu. Lá của cây hoa hồng cũng là màu xanh và có những răng cưa ở viền lá. Cây hoa hồng ngày một lớn, và thế là sau những ngày tháng trông đợi, cây hoa đã ra những cái nụ đầu tiên, dần dần những cái nụ ấy nở thành những bông hoa rực rỡ. Cả cây hoa khoe sắc như một bức tranh tuyệt đẹp. Chúng bây giờ như những người bạn của em. Hằng ngày em chăm sóc chúng, còn chúng lại luôn nói với em rằng chị hãy học tập thật tốt, để bố mẹ vui lòng nhé. Em rất thích hoa hồng và yêu quý cây hoa hồng nhà em. Em và bố sẽ chăm sóc cây hoa thật cẩn thận để nó nở những bông hoa thật đẹp, tỏa ngát hương thơm cho đời.

học tốt

28 tháng 3 2020

Hoa hồng trở lên rất kiêu sa khi khoác lên mình bộ đầm đỏ thắm.

27 tháng 3 2020

bạn ơi , trên này không tải được ảnh đâu