K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2020

                                                                    Dan y

1. Mở bài:

- Giới thiệu vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; vai trò quan trọng, giành được nhiều sự quan tâm của con người.

2. Thân bài:

- Môi trường sống là gì? (những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, không khí...)

- Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người:

+ Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi…

+ Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại (không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi...)

- Những hành động thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến môi trường sống và tác hại của chúng:

+ Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí.

+ Rác thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí, thủng tầng ô-zôn, xói mòn đất…

- Tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn gữ môi trường sống trong lành: môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống.

3. Kết bài:

- Bài học rút ra cho bản thân, những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng và cây xanh...

                                            BAI LAM

Từ thuở con người xuất hiện trên Trái Đất, môi trường sống là một điều kiện không thể thiếu cho sự sinh tồn của sự vật và con người. Hiện nay, do nhu cầu đời sống vật chất cao nên ít ai quan tâm đến và làm cho môi trường ngày càng trở nên xấu đi do những kẻ vô lương tâm phá hoại.

Môi trường là không gian sống của con người, động vật,...Bao gồm tất cả những gì xung quanh ta và được phân thành hai loại: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên là các yếu tố thiên nhiên như không khí, nước, đất, rừng,... Là lá phổi xanh của Trái Đất, là những ngọn núi cao hùng vĩ, là ánh sáng rạng ngời,... Môi trường rất quan trọng đối với đời sống của mỗi người. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe của chính mình

Môi trường là bầu không khí cho ta hít thở. Nhưng bây giờ thì bầu không khí ấy đang bị ô nhiễm do những nhà máy, xí nghiệp mà ta đã tự hào dựng lên, thả khí độc nghi ngút, làm cho một giây Trái Đất nặng thêm một tấn bụi. Những chiếc xe ô tô, xe máy tấp nập liên tục chạy trên đường, khói xả ra đen bụi cả đường phố. Làm cho không khí trở nên ngột ngạt nặng nề. Từ đó, tầng ô-zôn ngăn cản sức nóng của Mặt Trời cũng đang bị thủng ngày một lớn hơn. Sức nóng ấy làm băng tan ra và tràn vào đất liền gây ngập lụt, bão, và sóng thần. Không chỉ thế, không khí bị ô nhiễm gây ra mưa a-xit làm hư hại mùa màng, phá hủy nhiều rừng cây và đời sống của các sinh vật cũng bị đe dọa.

Cây xanh là nguồn cung cấp không khí trong lành. Cây còn ngăn lũ, cho bóng mát, bảo vệ đời sống con người. Vì thế, cây xanh cũng rất quan trọng trong môi trường. Nhưng có một số người không hiểu điều đó, chặt phá cây, đốt rừng, xuất hiện đất trống đồi trọc. Màu xanh dần dần biến mất, khí hậu trở nên ngột ngạt. Lũ lụt tràn về gây nhiều thiệt hại. Những nguồn lợi quý giá như gỗ, nguyên liệu làm thuốc,...dường như cũng bị cuốn vào những lưỡi cưa phá hoại rừng. Chỉ một hành động tàn nhẫn đó đã phá hoại vẻ đẹp thiên nhiên, mà con người không thể tạo ra.

Đâu chỉ có vậy, rừng còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã, quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Con người đã săn bắn thú quý hiếm bán cho nhau. Chỉ vì cái lợi trước mắt mà tàn phá thiên nhiên. Bây giờ một số loài đã và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chúng ta nên bảo vệ, xây dựng nhiều khu bảo tồn để bảo vệ các thú vật quý hiếm.

Thành phần tiếp theo cũng có không ít vai trò quan trọng đó chính là nước. Nước là vật chất không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người và sự vật. Ví dụ như: làm nước uống, giao thông đường biển, và nhiều sinh hoạt khác. Hãy nghĩ xem nếu một ngày không có nước thì mọi vật sẽ ra sao? Sẽ chất dần, héo dần vì mất nước, khô khan. Điều đó sẽ xảy ra nếu chúng ta cứ phung phí, không biết sử dụng hợp lí. Người ta thường nói "rừng vàng, biển bạc" mà giờ đây mặt biển lại bập bềnh toàn rác thải. Những ao, hồ bị ô nhiễm do rác của con người quá nhiều làm cho cá, tôm chết, nhiễm bệnh hàng loạt. Rồi con người lại sử dụng nguồn nước đó, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh bệnh. Ôi, thật kinh khủng! Nguồn nước bị ô nhiễm chẳng những không sử dụng được mà còn gây ô nhiễm môi trường do mùi hôi thối. Như mọi người cũng đã biết, Hồ Gươm là nơi rất sạch đẹp, dành cho mọi người đi tham quan, ngắm cảnh ở đây. Nhưng cách đầy không lâu có một bài báo đưa tin về việc ý thức người dân bị giảm sút làm cho hồ bị ô nhiễm, mất đi vẻ đẹp văn hóa của Hồ Gươm.

Hiện nay, sự ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Chúng ta nên bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực. Không khí bị ô nhiễm thì cần phải có những biện pháp lọc không khí. Nguồn nước bị ô nhiễm thì phải bảo vệ và tiết kiệm nước. Rừng bị tàn phá thì phải trồng thêm cây. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào như: Mùa hè xanh, Ngày chủ nhật,...Nếu mỗi người đóng góp một ít thì chẳng bao lâu môi trường sẽ ngày càng xanh tươi.

Môi trường sống là rất quan trọng. Nếu không có môi trường thì sẽ không có chúng ta, không có sự sống. Nhưng đã có nó thì phải biết giữ gìn, bảo vệ. Chúng ta không nên có thêm hành động nào phá hoại môi trường. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất để hành tinh luôn xanh tươi.

9 tháng 4 2020

 Tìm hiểu đề và lập dàn ý

– Lập dàn bài

– Viết bài

– Đọc lại và sửa chữa

2. Dàn bài của một bài văn lập luận chứng minh gồm ba phần :

– Mở bài : Nêu luận điểm cần được chứng minh.

– Thân bài : Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

– Kết bài : Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh (Chú ý phần kết bài phải hô ứng, nhất quán với phần mở bài).

3. Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Lập luận chứng minh

Trong văn nghị luận, lập luận chứng minh là cách làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng hoặc lí lẽ đã được khắng định trong thực tiễn.

Khi lập luận chứng minh, ta có thể dùng dẫn chứng (sự việc, sự kiện, con số…), dùng lí lẽ hoặc dùng cả dẫn chứng và lí lẽ..

Chứng minh nhằm mục đích tác động đến người đọc để người đọc tin vào ý kiến mà mình đã đưa ra là đúng, là phải.

II. Những điều cần lưu ý khi lập luận chứng minh

Khi lập luận chứng minh, cần phải lưu ý một số điểm sau:

– Cần phải xác định rõ vấn đề cần chứng minh;

– Khi chứng minh, cần phải biết tập trung chứng minh điểm nào, mặt nào người đọc chưa tin hoặc chưa tin hẳn. Những gì người đọc đã tin, đã biết thì có thể chỉ cần lướt qua, không cần chứng minh nữa;

– Các dẫn chứng, lí lẽ đưa ra phải phù hợp với vấn đề đang bàn, phải đủ để thuyết phục niềm tin của người đọc;

– Trong các bài nghị luận, lập luận chứng minh thường được dùng kết hợp vối lập luận giải thích và ngược lại, lập luận giải thích thường được dùng kết hợp với lập luận chứng minh.

Khi người đọc chưa hiểu vấn đề nào đó, cần phải giải thích để giúp cho họ hiểu. Còn khi họ chưa tin điều ta đưa ra, ta cần phải chứng minh đê họ tin vào điều đó.

Vì thế, có thể thấy giải thích và chứng minh thường đi song song với nhau trong quá trình lập luận.

III. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước:

– Tìm hiểu đề và tìm ý;

– Lập dàn bài;

– Viết bài;

– Đọc lại và sửa chữa.

IV. Dàn bài bài văn lập luận chứng minh

– Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh:

– Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng, để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

– Kết bài: Nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.

Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết. Đó là các từ như: thật vậy, đúng như vậy, tóm lại, nói một cách khác…

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Gợi ý làm bài:

a) Tìm hiếu đề và tìm ý

– Xác định yêu cầu chung của để bài.

Đề nêu ra một tư tưởng thê hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn.

– Từ đó, hãy cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì?

– Muốn chứng minh, có hai cách lập luận:

+ Nêu dẫn chứng xác thực.

+ Nêu lí lẽ.

b) Lập dàn bài

– Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực trong cuộc sông mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.

– Thân bài (phần chứng minh)

+ Xét về lí lẽ:

(+1) Ý chí và nghị lực là những phẩm chất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.

(+2) Không có ý chí và nghị lực thì không thể làm được việc gì.

+ Xét về thực tế:

(+1) Những người có ý chí, nghị lực đều gặt hái nhiều thành công (nêu dẫn chứng).

(+2) Ý chí và nghị lực giúp con người vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng).

– Kết bài: Mọi người nêu tư tưỏng ý chí và nghị lực, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đòi làm được việc lớn.

c) Viết bài

Viết từng đoạn, từ Mở bài đến Kết bài.

– Mở bài: Có thể chọn một trong các cách mở bài sau:

+ Đi thẳng vào vấn đề.

+ Suy từ tâm lí con người.

– Thân bài:

+ Trước hết, phải có các từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nôi phần Mở bài: thật vậy hoặc đúng như vậy…

+ Viết đoạn phân tích lí lẽ.

+ Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu.

– Kết bài.

+ Sử dụng các từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại…

+ Chú ý: Kết bài nên hô ứng với phần Mở bài:

(+1) Nếu Mở bài đi thẳng vào vấn đề thì Kết bài cũng nêu ngay bài học.          ,

(+2) Nếu Mở bài bằng cách suy từ cái chung đến cái riêng thì có thể kết bằng ý: Mỗi người chỉ sống có một lần, chỉ có một thời tuổi trẻ, nếu không có ý chí, hoài bão, nghị lực để làm một công việc xứng đáng, chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao?

(+3) Nếu Mở bài bằng cách suy từ tâm lí con người thì có thể kết bằng ý: Cho nên có hoài bão tốt đẹp là rất đáng quý nhưng đáng quý hơn nữa là nghị lực và niềm tin, nó đảm bảo cho sự thành công của con người.

d) Đọc lại và sửa chữa.

Sau khi làm bài xong, các em nên đọc lại và sửa chữa.

Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

 Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

 

Tham khảo nha

Từ ngày có bé Ngọc, cả nhà em vui hẳn lên. Bé Ngọc là con chị hai em. Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.

   Bé có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng như trứng gà bóc. Hai má căng mịn, ai thấy cũng muốn hôn. Đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn. Khi bé Ngọc tập bước đi từng bước nghiêng ngả, thấy cả nhà em reo lên thì thích lắm, miệng cười toe toét để lộ mấy cái răng sữa vừa nhú. Nghe tiếng cười và lời động viên của mẹ “giỏi... giỏi”, bé bước nhanh hơn làm cho thân hình lắc lư như con lật đật. Bé Ngọc thường mặc chiếc áo đầm màu hồng, mang tất màu hồng. Tóc của bé được cột bằng chiếc nơ màu hồng nên mọi người thường gọi bé là bé “hồng”. Mỗi lần thấy mẹ đi đâu về là bé gọi “mẹ... mẹ...” nghe không rõ. Nhiều lúc bé nói ngọng làm cả nhà ai cũng cười, bé thích xem phim hoạt hình và ca nhạc. Mỗi lần thấy chương trình ca nhạc của thiếu nhi trên ti vi, bé cùng xoè tay múa theo. Có người nói: “Tuổi thơ là tuổi thần tiên”. Đúng vậy, từ việc nói, đi, ăn, chơi của bé đều thể hiện nét ngây thơ . Bé Ngọc thích chơi búp bê, có lúc ôm cả búp bê lên giường ngủ. Bé lười ăn và còn bú mẹ, nhưng bé ngủ rất nhanh. Mỗi lần bé ngủ, khuôn mặt hiền như vầng trăng của bé trông thật đáng yêu. Mỗi buổi trưa hay tối, mẹ em nằm ôm vào lòng hát ru bé ngủ, bé ngủ nhanh lắm. Giấc ngủ thật ngon lành.

   Bé Ngọc là niềm vui của gia đình em, ai cũng cưng bé. Riêng em, em mong bé chóng lớn để cùng em đi học, cùng em xem phim hoạt hình.

-Tk cho mk nha-

  -Mk cảm ơn-

15 tháng 4 2020

Bé Na là con của dì Năm em, bé vừa tròn mười hai tháng. Khi em đến chơi, bé đang đứng trên chiếc nôi gỗ, giậm chân, nũng nịu giơ tay ra đòi bế. Em dang tay đón bé vào lòng.

Hôm nay bé được mặc một chiếc váy đầm ngắn màu xanh da trời, trước ngực có kết ren trắng và thêu hoa rất xinh. Da bé trắng hồng, mịn màng. Đôi má bầu bĩnh trông rất dễ thương. Em thích hôn thật nhẹ vào chiếc má phúng phình ấy để bé cười lên như nắc nẻ. Cập mắt bé lúc nào cũng mở to, tròn đen lay láy như hai hạt nhãn. Chiếc miệng với đôi môi hồng tươi tắn luôn nhoẻn cười đế lộ mấy chiếc răng sữa nhỏ xíu, trắng muốt trông dễ yêu làm sao! Nhìn xa, trông bé như con búp bê biết khóc biết cười trong tủ kính của hiệu bán đồ chơi ngoài phố.

Nhiều khi em lại thấy bé giống chú hề lật đật không lúc nào yên một chỗ. Nhất là lúc tập lật, tập ngồi. Đến khi bé được hơn mười tháng, bắt đầu bập bẹ tập nói, bé thường bắt chước các chị làm đủ các động tác, cứ chỉ, kể cả nói từng tiếng rất ngộ nghĩnh dễ yêu. Bé rất hay cười mà cũng lại hay khóc nhè! Chiều chiều em hay bồng bé đi chơi, tập cho bé đi từng bước chập chững. Chưa đi vững mà lại thích đi nhanh nên cứ té hoài. Bây giờ em đã tập cho bé đi được năm bước rồi. Ngày nào đi học về em cũng ghé chơi với bé một chút, khi em đi bé khóc sướt mướt đòi theo, thương làm sao!

Em rất yêu bé, cố gắng dạy bé nói, tập bé đi cho vững, chơi đùa với bé để bé không nhõng nhẽo với dì và mau chóng biết thêm nhiều điều khác nữa.

9 tháng 4 2020

v

Bức thư với lời dặn dò ân cần gửi học trò của thầy hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội.

Trong bức thư gửi học trò ngày 13/2, thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội - viết: "Các con thân yêu, ngôi trường vắng bóng thầy trò chẳng còn nghĩa lý gì. Buồn. Nhớ”.

Thầy Khang kể ông nhận được thư của học trò Mỹ Linh (lớp 9P2) gửi “ông nội” - tên học sinh đặt cho thầy hiệu trưởng. Mỹ Linh vẽ các bạn học sinh ôm sách, cầm nước sát trùng tay và biển ghi dòng chữ “Tự tin chiến đấu”, thể hiện sự đoàn kết, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh.

Nữ sinh cho rằng kể cả khi học sinh được nghỉ thêm một tuần nữa, các cô, chú vẫn không quản ngại, tiếp tục tiến hành sát khuẩn tất cả hành lang, lớp học, xe buýt… Đến cả bàn ăn, từng nút bàn phím của máy vi tính trong phòng Tin học cũng được vệ sinh cẩn thận.Mỹ Linh viết: "Những ngày ở nhà, con không ngừng cập nhật thông tin về trường trên website và fanpage, có lẽ vì nhớ trường quá. Khó có thể diễn tả được cảm xúc của con khi đọc tin các cô, chú cán bộ, nhân viên tỉ mỉ làm sạch không gian trường tới từng milimét để chuẩn bị đón chúng con đi học trở lại".

"Thật cảm động biết bao khi giữa đại dịch, mọi người trong trường vẫn quyết tâm bảo vệ chúng con khỏi virus corona, đặt sự an toàn của chúng con lên hàng đầu", cô bé viết.

 thầy Nguyễn Xuân Khang cho rằng bức tranh của Mỹ Linh thật sâu sắc. Thầy hiệu trưởng đã viết thư ngỏ động viên học trò, giáo viên, nhân viên của trường.

“Những ngày khó khăn nhất rồi sẽ qua đi. Nếu không có gì thay đổi, ba, bốn ngày nữa là các con sẽ được đến trường, thầy trò, bạn bè gặp nhau. Giải bóng mùa xuân lại tiếp tục. Hàng chục cái cúp long lanh đã về, chờ các con", thầy hiệu trưởng viết.

Hiệu trưởng trường Marie Curie còn căn dặn “để ông nội nói cho mà nghe”: Khi đi học trở lại, nếu bạn nào bị sốt, ho, tạm thời ở nhà và nói bố mẹ đưa đi khám. Có sức khoẻ mới học và chơi hết mình được.

"Những bạn sức khoẻ bình thường thì yên tâm đến trường. Trường đã được các cô, chú vệ sinh sạch sẽ hơn bao giờ hết; cái sạch thấy được đã đành, có cả cái sạch không thấy được là diệt khuẩn... Các con vẫn phải duy trì hai việc cần thiết để tránh nhiễm Covid-19 là rửa tay và đeo khẩu trang thường xuyên trong thời gian ở trường", "ông nội" viết trong thư gửi học trò.

9 tháng 4 2020

Tả lại khu phố hay thôn xóm vào những ngày phòng chống dịch Covid-19 mà bạn

Câu 1Lốc cốc, lốc cốc tôi kêuLàng trên xã dưới, thảy đều nghe tôiCó em theo ở đằng đuôiLà mồm giống thú thường nuôi trong nhà – Là chữ gì?Câu 2Giúp ai chăm chỉ học hànhDù cho công toại danh thành, chẳng xaSắc kia nếu phải lìa raNặng vào thì ở chung nhà với Nam – Là chữ gì?Câu 3Mang tên em gái cha tôiNgã vào thành bữa thịt xôi linh đìnhCó huyền, to lớn thân hình,Hỏi vào để nối đầu...
Đọc tiếp

Câu 1

Lốc cốc, lốc cốc tôi kêu

Làng trên xã dưới, thảy đều nghe tôi

Có em theo ở đằng đuôi

Là mồm giống thú thường nuôi trong nhà – Là chữ gì?

Câu 2

Giúp ai chăm chỉ học hành

Dù cho công toại danh thành, chẳng xa

Sắc kia nếu phải lìa ra

Nặng vào thì ở chung nhà với Nam – Là chữ gì?

Câu 3

Mang tên em gái cha tôi

Ngã vào thành bữa thịt xôi linh đình

Có huyền, to lớn thân hình,

Hỏi vào để nối đầu mình với nhau – Là chữ gì?

Câu 4

Ngã về chẳng có cái chi

Nặng không chật hẹp, mọi bề thảnh thơi

Sắc kêu là chuyển đất trời

Huyền thành linh vật vẽ vời nhiều râu – Là chữ gì?

Câu 5

Mình trên giống chuột rất hôi

Mình dưới là người trên bác, trên cha

Hợp nhau cùng ở một nhà

Làm nơi nuôi vịt, nhốt gà, thả heo – Là chữ gì?

Câu 6

Giúp đời che nắng, che mưa

Sắc vào cảm thấy như vừa đông sang

Hỏi thành xảo trá đồ gian

Huyền thêm, chừng đã xuân tàn thêm chi – Là chữ gì?

Câu 7

Phần đất ở trước hiên nhà

Thêm huyền, da cóc chẳng qua thế này

Nếu nhờ chị “ét” đi ngay

Đồng nghĩa ơn huệ chữ này là chi – Là chữ gì?

Câu 8

Tôi là con vật đồng xanh

giúp người làm ruộng, quẩn quanh cấy cày

Nửa mình trên chặt thẳng tay,

Một châu xuất hiện ở ngay bản đồ – Là chữ gì?

Câu 9

Mặt em hớn hở suốt ngày,

Thêm huyền, dấu mặt, dấu mày nơi đâu

Rụng đuôi mà mất cả đầu

Thì thành sấm động hay tàu bay kêu – Là chữ gì?

Câu 10

Là la tôi hát cả ngày,

Thêm huyền, người thích trái này dầm tương

Sắc vào thiếu muối thì ươn

Hỏi thành lớn nhất nhịn nhường đàn em – Là chữ gì?

Câu 11

Em thường đè cổ trâu bò

Làm cho chúng phải chăm lo kéo cầy

Ét sì đem ráp vào đây

Thì ra là một vật trên tay anh cầm – Là chữ gì?

Câu 12

Có huyền, sao nặng thế

Bỏ huyền thêm hỏi, dùng may áo quần

Giúp cha, giúp mẹ đỡ đần

Ví thêm nặng, phải lãnh phần trông em – Là chữ gì?

Câu 13

Một châu trong ngũ đại châu

Chữ Nho có nghĩa bay mau lên trời

Thêm huyền mập lắm, ai ơi

Mất đầu là mở miệng cười, chữ chi – Là chữ gì?

Câu 14

Không huyền, vị của hạt tiêu

Có huyền, công việc sớm chiều nhà nông

Mất đuôi, ăn có ngon không

Dầm tương, dân chúng ruộng đồng dùng quen – Là chữ gì?

Câu 15

Em là bạn của Đà thanh

Xuân qua, hạ đến vẫn xanh xanh rì

Bỏ liền hai chữ đầu đi

Cha cha, cha mẹ là gì, biết chăng

Đến khi chữ cuối bị quăng

Phải xem lại tất, hỏi rằng chữ chi – Là chữ gì?

Câu 16

Không huyền hạt nhỏ mà cay

Có huyền vác búa đi ngay vào rừng – Là chữ gì?

Câu 17

Bà già thì thích

Trẻ nít không ưa

Mất huyền, con vật cày bừa cho ta

Thiếu đầu là của ông già

Bay mũ thành thứ dân ta ăn nhiều – Là chữ gì?

Câu 18

Mang tên một thứ trái hay

Sắc vào là thứ tài trai thường dùng

Thêm “i” loài thú chạy nhanh,

Huyền trên, ngồi ngựa đi quành đường đua – Là chữ gì?

Câu 19

Cái chi làm bạn với bình,

Nặng vào có thể vẽ hình người ta

Hỏi thành cháy cửa cháy nhà

Thêm huyền thì hết khi mà giận nhau – Là chữ gì?

Câu 20

Không tê nghiền nhỏ thức ăn

Có tê thì đến đêm rằm tìm tôi

Sắc là màu bạc như vôi

Hay là màu tóc của người già nua – Là chữ gì?

1
16 tháng 2 2021

zài wá ko ai trả lời đâu nha 

I. TRẮC NGHIỆM ( 5.0 điểm)Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.Câu 1: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ?    A. Người cha mái tóc bạc.                       B.Bóng Bác cao lồng lộng.    C.Bác vẫn ngồi đinh ninh.                       D.Chú cứ việc ngủ ngon.Câu 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?   A. Con ở miền Nam ra thăm lăng...
Đọc tiếp

I. TRẮC NGHIỆM ( 5.0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ?

    A. Người cha mái tóc bạc.                       B.Bóng Bác cao lồng lộng.

    C.Bác vẫn ngồi đinh ninh.                       D.Chú cứ việc ngủ ngon.

Câu 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?

   A. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.             B. Miền Nam đi trước về sau.

   C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy.      D. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.

Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

    A. Cây dừa sải tay bơi.                             B. Cỏ gà rung tai.

    C. Bố em đi cày về.                                  D. Kiến hành quân đầy đường.

Câu 4: Câu nào sau đây định nghĩa đúng cho biện pháp nghệ thuật so sánh ?

   A. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng.

   B.Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ toàn thể - bộ phận.

   C. Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.

   D.Gọi tên hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ dùng để tả hoặc nói về con người.

Câu 5: Trong các câu văn sau, câu nào không sử dụng phép so sánh?

  A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.

  B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.

  C. Rồi cả nhà – trừ tôi – vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế.

  D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.

Câu 6: Phép nhân hóa trong câu: “Chị Cốc rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước...” được tạo ra bằng cách nào?

  A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

  B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

  C. Dùng những từ vốn chỉ tính chất.

  D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Câu 7: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?

A.Quan hệ thời gian, mức độ.          B.Sự tiếp diễn tương tự.      C.Sự phủ định cầu khiến.

D.Quan hệ trật tự.

Câu 8: Câu “Thế là mùa xuân mong ước đã đến” phó từ đã bổ sung ý nghĩa:

A.   Chỉ sự tiếp diễn tương tự.                                         B. Chỉ mức độ.              

    C. Chỉ quan hệ thời gian.                                               D. Chỉ sự cầu khiến.

Câu 9:                                    “ Dù ai nói ngả nói nghiêng,

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”

                                 ( Ca dao)

           Câu thứ hai có sử dụng phép so sánh:

     A. Người với người.                                        B. Vật với vật.

     C. Cái cụ thể với cái trừu tượng.                        D. Cái trừu tượng với cái cụ thể.

Câu 10: Từ ngữ chứa hình ảnh ẩn dụ trong câu:

                            “Thuyền về có nhớ bến chăng

                     Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

A. Thuyền- bến.        B. Bến -dạ.        C. Thuyền- dạ .              D. Bến- nhớ.

                             

II.TỰ LUẬN ( 5.0 điểm)

Câu 1 ( 2 điểm): Tìm và phân tích phép so sánh (theo mô hình của phép so sánh) trong các câu thơ sau:

a.          Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

      Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

                       (Trần Đăng Khoa)

b.         “Quê hương là chùm khế ngọt

             Cho con trèo hái mỗi ngày

             Quê hương là đường đi học

             Con về rợp bướm vàng bay”.

                        ( Đỗ Trung Quân)

Câu  2 (3 điểm) : Viết một đoạn văn ngắn ( 5> 7 câu) tả cảnh thiên nhiên có sử dụng phép tu từ nhân hóa. Gạch chân.

1
9 tháng 4 2020

Câu 1: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ?

    A. Người cha mái tóc bạc.                       B.Bóng Bác cao lồng lộng.

    C.Bác vẫn ngồi đinh ninh.                       D.Chú cứ việc ngủ ngon.

Câu 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?

   A. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.             B. Miền Nam đi trước về sau.

   C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy.      D. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.

Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

    A. Cây dừa sải tay bơi.                             B. Cỏ gà rung tai.

    C. Bố em đi cày về.                                  D. Kiến hành quân đầy đường.

Câu 4: Câu nào sau đây định nghĩa đúng cho biện pháp nghệ thuật so sánh ?

   A. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng.

   B.Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ toàn thể - bộ phận.

   C. Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.

   D.Gọi tên hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ dùng để tả hoặc nói về con người.

Câu 5: Trong các câu văn sau, câu nào không sử dụng phép so sánh?

  A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.

  B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.

  C. Rồi cả nhà – trừ tôi – vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế.

  D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.

Câu 6Phép nhân hóa trong câu: “Chị Cốc rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước...” được tạo ra bằng cách nào?

  A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

  B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

  C. Dùng những từ vốn chỉ tính chất.

  D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Câu 7: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?

A.Quan hệ thời gian, mức độ.          B.Sự tiếp diễn tương tự.      C.Sự phủ định cầu khiến.

D.Quan hệ trật tự.

Câu 8: Câu “Thế là mùa xuân mong ước đã đến” phó từ đã bổ sung ý nghĩa:

A.   Chỉ sự tiếp diễn tương tự.                                         B. Chỉ mức độ.              

    C. Chỉ quan hệ thời gian.                                               D. Chỉ sự cầu khiến.

Câu 9:                                    “ Dù ai nói ngả nói nghiêng,

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”

                                 ( Ca dao)

           Câu thứ hai có sử dụng phép so sánh:

     A. Người với người.                                        B. Vật với vật.

     C. Cái cụ thể với cái trừu tượng.                        D. Cái trừu tượng với cái cụ thể.

Câu 10: Từ ngữ chứa hình ảnh ẩn dụ trong câu:

                            “Thuyền về có nhớ bến chăng

                     Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

A. Thuyền- bến.        B. Bến -dạ.        C. Thuyền- dạ .              D. Bến- nhớ.

1.Đố vui hak não1.Hai con chó đang lang thang ở công viên. Con chó trắng tên Đen, con chó đen tên Trắng. Nam thấy chúng dễ thương, liền thẩy trái banh ra xa rồi ra lệnh "Đen, đi lượm trái banh"... Đố bạn con chó nào sẽ đi lượm?2.Tại sao 30 người đàn ông và 2 người đàn bà đánh nhau tán loạn?3.Những loài thú nào sau đây ăn cơm: a) sư tử              b) cọpc) hà mã             d) voi2.Đố vui dân gian1....
Đọc tiếp

1.Đố vui hak não

1.Hai con chó đang lang thang ở công viên. Con chó trắng tên Đen, con chó đen tên Trắng. Nam thấy chúng dễ thương, liền thẩy trái banh ra xa rồi ra lệnh "Đen, đi lượm trái banh"... Đố bạn con chó nào sẽ đi lượm?

2.Tại sao 30 người đàn ông và 2 người đàn bà đánh nhau tán loạn?

3.Những loài thú nào sau đây ăn cơm:

 

a) sư tử              b) cọp
c) hà mã             d) voi

2.Đố vui dân gian

1. Mặt gì tròn trịa trên cao

Toả ra những ánh nắng đào đẹp thay?

2. Mặt gì mát dịu đêm nay,

Cây đa, chú cuội, đứng đây rõ ràng?

3. Mặt gì bằng phặng thênh thang,

Người đi muôn lối dọc ngang phố phường?

4. Mặt gì làm bãi chiến trường,

Làm cho đổ máu, tan xương, cháy nhà?

5. Mặt gì để doạ người ta,

Đeo vào trẻ sợ như ma hiện hồn?

6. Mặt gì xoa động luôn luôn,

Thuyền bè qua lại bán buôn hàng ngày?

7. Quả gì có đủ năm châu?

8. Quả gì lắc nhẹ, đâu đâu cũng rền?

9. Quả gì gang sắt đúc nên,

Hễ nghe tiếng rú người liền núp mau?

ko tra internet,olm,v...v,......

13

1 Đố vui hak não

1. Chẳng ai Nam cả vì Nam không phải chủ của nó

2. Cờ vua

3. Sư tử 

2 Đố vui dân gian

1. Mặt trời

2. Mặt trăng

3. Mặt đường

4. Mặt trận

5. Mặt nạ

6. Mặt nước

7. Quả địa cầu

8. Quả chuông

9. Quả boom

nhớ cho mình một k nhé

9 tháng 4 2020

*hại não

1 toi nghĩ là hơm con chó lào đến lấy đêu vì nó là chó k hỉu tiếng người phải sủa như chó thì nó mới hiểu đc và ai thinh là thay vào đố anh Đen vẽ lấy quả bóng chắc zậy

2 toi nghĩ là họ đánh nhau là vì vấn đề bình đẳng dân số giữa nam and nữ vì ở đó có 2 nữ mà đến 30 nam thì là mất bình đẳng dân số nghiêm trọng

3toi nghĩ là loài nào cũng ăn đc cơm iauf chất dinh dưỡng hơn nữa cũng k có vị gì nên dễ ăn ăn để no thoai cơm cũng có thể chế biến cho hợp khẩu vị của từng loài

*dân gian

1toi nghĩ là cái bóng đèn hình trọn cầu treo trên trần nhà có tỏa ra ánh sáng gì gì đó đào

haizzzzzzzz dài quá đánh áy mỏi cả tay mà bn k cho toi nha~~~

8 tháng 4 2020

2 bo may nay giong het nhau va bo may nay very good