K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1 :Cho các từ sau:Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, xe máy, sóng thần, , chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hoà bình, những, ki-lô-mét      a) Gạch chân dưới các danh từ trong nhóm từ ở trên.      b)Xếp các DT tìm được vào các nhóm sau:         DT chỉ ngườiBác sĩ , nhân dân , thợ mỏDT chỉ vậtThước kẻ , cái , xe...
Đọc tiếp

Bài 1 :Cho các từ sau:

Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, xe máy, sóng thần, , chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hoà bình, những, ki-lô-mét

      a) Gạch chân dưới các danh từ trong nhóm từ ở trên.

      b)Xếp các DT tìm được vào các nhóm sau:        

DT chỉ người

Bác sĩ , nhân dân , thợ mỏ

DT chỉ vật

Thước kẻ , cái , xe máy , bàn ghế

DT chỉ hiện tượng

Sấm , song thần , gió mùa

DT chỉ khái niệm

 

DT chỉ đơn vị

 

 

Bài 2: Gạch chân dưới danh từ trong các câu sau:

a. Bản làng đã thức giấc. Đó đây ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm tiếng gọi nhau í ới.

b. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

Bài 3 : Xác định danh từ trong các câu sau bằng cách gạch chân:

-        Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.

-        Non cao gió dựng sông đầy nắng chang chang.

-        Họ đang ngược lên Thái Nguyên, còn tôi xuôi xuốngThái Bình.

-        Nước chảy đá mòn.

Gợi ý: Các từ là tên riêng của người, địa lí… cũng được gọi là Danh từ (DT riêng)

0
ĐẤT CÀ MAUCà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó,mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnhhẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phậpphều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn...
Đọc tiếp

ĐẤT CÀ MAU
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó,
mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh
hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập
phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của
trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm
sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng
đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới
những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước…
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn”hổ rình xem
hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền
thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung
đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.
Theo
Mai Văn Tạo
Câu 1: (0,5 điểm) Mưa Cà Mau có gì khác thường ?

A. Mưa đến rất đột ngột, dữ dội, chóng tạnh và thường kèm theo dông.
B. Mưa thường kéo dài cả ngày kèm theo sấm sét và gió mạnh.
C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa.

Câu 2: (0,5 điểm) Cây cối trên đất Cà Mau có đặc điểm gì ?
A. Cây cối mọc thưa thớt do dông bão thất thường.
B. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với
thời tiết khắc nghiệt.
C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa.

Câu 3: (1 điểm) Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào ? (Viết câu trả lời của em)
Giáo viên: Nguyễn Hà Trang
Câu 4: (1 điểm) Dòng nào nêu đúng đặc điểm của người Cà Mau ?
A. Thông minh, giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ.
B. Thích kể và thích nghe những truyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh con người.
C. Cả A và B.

Câu 5: (1 điểm) Em hãy nêu nội dung của mỗi đoạn trong bài văn trên.
Câu 6: (0,5 điểm) Gạch dưới cặp từ trái nghĩa có trong câu thơ sau:

“Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 7: (0,5 điểm) Thành ngữ nào nói về Thiên nhiên ?
A. Bốn biển một nhà B. Lên thác xuống ghềnh C. Chia ngọt sẻ bùi
Câu 8: (0,5 điểm) Tìm 1 từ trái nghĩa, 1 từ đồng nghĩa với từ “hòa bình”.
Câu 9: (0,5 điểm) Em hãy tìm 1 danh từ, 1 động từ có trong câu văn sau:
“Trong mưa thường nổi cơn dông.”
Danh từ: …………………………..; Động từ: …………………………………………
Câu 10: (1 điểm) Đặt 1-2 câu có chứa 1 cặp từ đồng nghĩa:.

0
Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có...
Đọc tiếp

Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mầu tử thiêng liêng và cao đẹp.

Mọi người tìm hộ mình một TRƯỜNG TỪ VỰNG trong đoạn văn trên với ạ!                                                              Cảm ơn mọi người nhìu!! <3

0
Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu:Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo conCâu 1. Đoạn ca dao trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?Câu 2. Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?Câu 2. Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?Câu 3. Câu thơ...
Đọc tiếp

Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Câu 1. Đoạn ca dao trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?

Câu 2. Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?Câu 2. Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?

Câu 3. Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4. Em hiểu câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 3-5 dòng). Câu 4. Em hiểu câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 3-5 dòng).

Câu 5. Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trình bày bằng một đoạn văn).

Câu 6: Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày suy nghĩ và cảm xúc của em về bài ca dao trên.

Nhanh lên mình đang cần gấp!!!!  🔥🔥🔥

0