K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

, Cô giáo em là người tuyệt nhất. Cô luôn khen em học rất chăm chỉ,luôn ngoan ngoãn nghe lời người lớn. Thế là mấy bạn trong lớp lúc nào cũng kiêu căng với em. Vào đúng ngày 20-11 cũng là ngày cô giáo em sinh nhật cả lớp em quyết định tổ chức. Các bạn phân công em và một bạn rất là ngộ nghĩnh đi mua bánh sinh nhật. Chúng em đã hoàn thành nhiệm vụ đi mua bánh. Nhưng vừa đến cửa lớp thì em thấy một bạn đang cố treo bong bóng lên cửa. Lúc đó, em chạy đến và giúp đỡ bạn ấy

23 tháng 7 2019

Vế 1: Người

Từ so sánh: là

Vế 2: cha, bác, anh

Phương tiện so sánh: tình yêu thượng rộng lớn "quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ".

 Trả lời:

Vế 1: Người

từ so sánh :là

Vế 2:cha,bác,anh

phương tiện so sánh:tình yêu thương rộng lớn.........dòng máu nhỏ

Học tốt!!!!

23 tháng 7 2019

                        Bạn tham khảo nha                           

Con người Việt Nam vốn xem trọng và đề cao gia đình. Cội nguồn của tình cảm bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm gia đình, tình yêu thương và lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ. Điều này được diễn tả phong phú, sâu sắc, tinh tế qua văn học dân gian nói chung và đặc biệt là qua ca dao, dân ca. Bài ca dao sau đây là một trong số bài rất hay về tình cảm gia đình:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Chân thành, thân mật, ấm áp mà vẫn thiêng liêng, trang trọng, bài ca dao đem đến cho ta khúc dạo nhẹ nhàng, âm điệu thủ thỉ của giai điệu hát ru. Có lẽ đây là lời ru của mẹ giành cho đứa con bé bỏng đang ngủ ngon trong vòng tay yêu thương. Lời ru con đồng thời là lời nhắc nhở con về công lao trời biển của cha mẹ và trách nhiệm, bổn phận của đạo làm con. Cha mẹ những người gần gũi nhất với chúng ta ấy đã cho chúng ta biết bao điều. Trước tiên là cho ta sự sống, cho ta được có mặt trên cuộc đời này. Rồi bằng vòng tay êm ái mẹ nâng niu ta, ru vỗ ta, bằng dòng sữa ngọt lành, mẹ nuôi ta lớn khôn và bằng những lời ru êm dịu mẹ nuôi phần hồn ta, đem đến cho ta những bài học của đạo làm người. Những bài học mà “ta đi trọn kiếp con người” cũng không đi hết. Không chỉ có mẹ, ta còn có vòng tay và bờ vai vững chãi của cha. Vòng tay và bờ vai ấy cho ta điểm tựa để bước vào đời, ta đem theo nó để làm hành trang trong suốt hành trình dài rộng của cuộc sống. Điều thiêng liêng ấy được tác giả dân gian nói thật giản dị. Phép so sánh ngang bằng:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

đã làm nổi bật công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Lấy cái trừu tượng (công cha, nghĩa mẹ) để so sánh với những sự vật, hình ảnh cụ thể (núi ngất trời, nước biển Đông), tác giả dân gian không chỉ đem đến cho ta nhận thức về nghĩa mẹ bao la, công cha vời vợi mà còn giúp ta cảm nhận về sự vĩnh hằng bất biến của công cha, nghĩa mẹ. Như núi cao kia, như nước biển kia đã có mặt và tồn tại ngàn đời trên trái đất, công cha, nghĩa mẹ hiện diện quanh ta từ lúc ta được làm người cho đến tận cùng của cõi người. Cách so sánh, ví von rất quen thuộc của ca dao xưa đã đem đến cho ta những nhận thức thật sâu sắc, thật thấm thía. Không chỉ thế ngọn núi cao và biển rộng còn được cụ thể hoá bằng những tính từ chỉ mức độ: núi - ngất trời biển rộng mênh mông. Cụ thể, hài hoà mà vẫn rất gợi cảm, và vì thế nó tác động mạnh vào nhận thức con người. Đỉnh núi cao loà nhoà ẩn hiện trong mấy kia liệu ta có đo nổi như chính công lao của cha làm sao ta kể hết? Biển mênh mông kia như lòng mẹ yêu ta có thể nào vơi cạn? Thật khéo léo và chính xác khi lựa chọn núi cao ngất trời và nước biển mênh mông để so sánh với công lao cha mẹ. Bời chỉ có những hình ảnh cao lớn, không cùng và sự tồn tại đời đời của nó mới xứng đáng để tả và diễn tả được đầy đủ, chính xác công sinh thành, dưỡng dục, thứ công lao không bao giờ tính đến được bằng giá trị vật chất, thứ công lao bất tử qua thời gian, năm tháng. Bằng hình ảnh so sánh xưa mà không cũ, bằng âm điệu ngọt ngào của lời hát ru, tác giả dân gian vừa khẳng định, vừa ca ngợi công lao cha mẹ. Lời ca ngợi không khố khan, nặng giáo huấn mà là tiếng nói của tấm lòng, tình cảm, tiếng nói tâm tình từ trái tim tìm đến với trái tim làm lay động lòng ta. Ngoài cách nói trên, ta còn bắt gặp nhiều bài ca dao khác cũng nội dung tương tự:

Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

hay:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Và dù cách nói có chút khác nhau những câu ca dao ấy vẫn đem đến cho chúng ta cảm nhận sâu sắc về công cha, nghĩa mẹ. Tiếp tục dòng tâm tình ấy, tác giả dân gian đi đến cái kết rất tự nhiên nhưng vô cùng thấm thía:

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Cách sử dụng sáng tạo thành ngữ “chín chữ cù lao” để nhắc lại một lần nữa nỗi khó nhọc, vất vả của mẹ cha. Chín chữ ấy là: sính - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - bú mớm, trưởng - nuôi lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom, phục - theo dõi, phúc - giữ gìn. Thử hỏi có ai trong chúng ta không được cha mẹ giành cho những điều ấy, không chỉ góỉ gọn ở con số chín chữ bởi công lao cha mẹ là vô cùng, vô tận. Để rồi từ đó, ta nhận được lời nhắc nhở về thái độ và hành động của mỗi người: “ghi lòng con ơi”. Lời nhắc nhở ngắn gọn mà thấm thía sâu sa, chân thành và có sức lay động lòng ta. Tác giả dân gian không nhắc ta phải trả công cho những hi sinh của cha mẹ, trả công cho những gì mà ta được đón nhận. Điều đó là không tưởng bởi trên đời này, chỉ tình cảm là thứ không bao giờ người ta đo đếm và sòng phẳng được với nó. Tình cảm của cha mẹ lại càng vô giá. Bởi vậy chỉ cần ghi lòng thôi nhưng đó là sự tạc ghi trong sâu thẳm tâm hồn không phai nhạt qua thời gian.

Giản dị mà sâu sắc. Nhẹ nhàng mà xuyên thấm, bài ca dao gieo vào lòng người cảm giác bâng khuâng, tác động vào trí tuệ người đọc để đi đến những nhận thức sâu sắc. Và dù tác động bằng con đường nào, bài ca dao ấy thực sự đã làm cho ta luôn “ghi lòng” công ơn cha mẹ.

                              ~ Học tốt~

23 tháng 7 2019

có gì hay à

23 tháng 7 2019

con cú mổ .....

con công rỉa lông

con CHỒN ngồi cạnh con NAI

con NAI thấy thế liếm TAI con chồn

... 

23 tháng 7 2019

con cú cắp cu



 mở đầu: giới thiệu, giống như lời nói thường, một lời nói tự nhiên xuất phát từ tâm hồn tác giả. Dường như cái con sông ấy đã đi vào sâu thẳm tiềm thức nhà thơ và con người nơi ấy, để mỗi khi nhắc đến, họ lại nói bằng một giọng bình thản và thân thương.
+ Tính từ "xanh biếc', "trong" gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.
- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.
+ Nhân hóa "soi", "tóc", biến không gian nghệ thuật hai bên bờ sông thành nhân vật của mình, nhà thơ muốn gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê. Hàng tre trở thành dân quê, với những sinh hoạt giống con người, hay chính con người yêu quê hương quá, mà nhận ra cả bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông yêu thương.
+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng:
Lại thêm một phép so sánh tuyệt đẹp. Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.

-> Không phải ngẫu nhiên mà khổ thơ được đặt ở vị trí đầu bài thơ. Chưa phải là nỗi nhớ day dứt, nhưng khổ thơ vừa gợi đề tài, cảm hứng của toàn bài, lại kín đáo gợi mở lòng yêu nước bền chặt, sâu nặng. Rất khéo léo, Tế Hanh đã nhắc nhở biết bao nhiêu người về những vẻ đẹp bình dị mà đáng trân trọng của quê hương đất nước mình.

mình ko biết nhưng thầy mình nói mình chỉ viết thế thôi  cậu nhớ tham thảo nhé

23 tháng 7 2019

- Hình ảnh so sánh : mặt nước sông trong vắt & êm đềm như mặt gương để gợi tả được vẻ đẹp đặc trưng của con sông miền Trung.

- Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè đã diễn tả được vẻ đẹp tươi sáng , trẻ trung tràn đầy năng lượng của chàng thanh niên xa quê.

- Qua 2 hình ảnh trên, nhà thơ đã bộc lộ được t/y quê hương đất nước của mình.

- Phép tu từ : Nhân hóa, ẩn dụ.

+ Nhân hóa : '' đi, thấy ''

+ Ẩn dụ : '' Mặt trời trong câu thứ 2 ''

- Tác dụng :

+ Làm cho sự vật miêu tả trở lên gần gũi hơn, có khả năng khơi gợi sự liên tưởng giữa Mặt trời với Bác.

+ Bác Hồ là người mang lại cho dân tộc Việt Nam sự sống và niềm hạnh phúc.

=> Ca ngợi sự vĩ đại của người

đây là hai hình ảnh sóng đôi
+)hình ảnh mặt trời 1:mang ý nghĩa thực
+)hình ảnh mặt trời 2:mang ý nghĩa ẩn dụ :nói về công lao to lớn của Bác đối với dân tộc Việt Nam
-hình ảnh tràng hoa :là hình ảnh ẩn dụ về dòng người vào lăng viếng Bác rất đông cảm tưởng như tràng hoa
=cảm xúc thành kính ,ngợi ca và biết ơn công lao tolowns của Bác
NT:hình ảnh ẩn dụ :mặt trời , tràng hoa ,bảy mươi chín mùa xuân

23 tháng 7 2019

Một buổi chiều mùa hè, trời nóng như nung. Ngoài sân, mặt đất bốc hơi lên hầm hập. Bỗng, bầu trời xám xịt lại. Những đám mây đen, nặng trĩu từ đâu ùn ùn kéo đến vây kín cả bầu trời làm cho khoảng không gian này như bị kéo thấp xuống. Gió giật từng hồi, mát lạnh. Bụi tung mù mịt trên đường. Lá cây rụng lả tả, bay xào xạc.

Lộp bộp, lộp bộp, mưa đã bắt đầu rơi, rồi trong chớp nhoáng, mưa đổ ào ào xuống đường. Cây cối nghiêng ngả, cành cây run lẩy bẩy. Sấm chớp đùng đoàng như muốn rạch ngang cả bầu trời khiến cho mấy em bé khóc toáng lên vì sợ hãi, ôm chặt vào lòng mẹ. Con mèo kêu “meo meo”, lông xù lên, trú dưới gầm ghế. Mọi người vội vàng vào bốt điện thoại, mái hiên của khu tập thể, hàng quán... để mặc áo mưa. Có giọt mưa xối thẳng xuống đường lộp bộp, lộp bộp, có giọt rơi trên mái tôn lộp độp, lộp độp, giọt lại vô tình đập vào áo mưa người đi đường lùng bùng, lùng bùng, giọt thì lại bay xiên xẹo rồi trườn vào vỉa hè một cách thật tinh nghịch. Ô tô, xe máy vẫn lao vun vút khiến cho nước mưa bắn tung tóe lên lề đường. Nước mưa chảy thành dòng xuống thân cây nâu sẫm, ướt nhẹp. Nước mưa rơi ngập đường, đỏ ngầu, ồ ồ thi nhau chảy xuống cống. Bầu trời trắng xóa trong biển mờ.

Mưa nhỏ dần, nhỏ dần rồi tạnh hẳn. Bầu trời sáng ra. Ánh nắng mặt trời vàng óng hòa cùng bảy sắc cầu vồng, trông thật lung linh, huyền ảo. Hạt mưa còn đọng lại trên cánh hoa, lá trong veo như hạt ngọc. Cây cối khoác lên mình bộ áo mới màu lá mạ đầy sức sống. Ai đó nói: “Sau cơn mưa trời lại sáng”, quả đúng như vậy. Những mầm cây non như được tiếp sức mạnh đứng hiên ngang, vươn mình trên bầu trời xanh.

23 tháng 7 2019

Những tia nắng yếu ới cuối cùng cũng biến mất sau những đám mây đen từ đâu kéo đến. Bầu trời và cả không gian chợt như dịu lại.Trời sắp mưa rồi!

Gió thổi mạnh, thốc đám bụi cuộn tròn bay lên cao, rồi lại tung chúng ra, rắc xuống mặt đất. Gió vỗ vào mặt, luồn vào tóc những người đi đường đang vội vã chạy mưa. Cây cối lao xao, xào xạc, những chiếc lá già úa không trụ được, rời cành rồi lượn bay theo gió.

Mưa rơi, những hạt mưa đầu tiên nhẹ nhàng hôn lên đám lá đang reo vui chờ đón mưa đến gột sạch bụi bặm trên mình. Mưa rơi tí tách, nhảy múa vui vẻ, rộn ràng trên những mái nhà và trên mặt đường. Mưa thi nhau từng hạt, từng hạt rơi xuống. Chúng hò reo, hạt này chê hạt kia rơi chậm và thách đố nhau xem ai về đích trước. Thế rồi chúng phấn khích, rào rào lao xuống thành từng lớp như những mũi tên nhỏ lóng lánh ánh bạc. Lớp này nối tiếp lớp kia xối xả rơi xuống tạo ra những bong bóng nước trên mặt đường, rồi từ đó lại nở xòe ra vô số những bông hoa bong bóng nhỏ xinh.

Sau một hồi nô đùa, chạy nhảy, mưa ngớt dần, chỉ còn những hạt mưa chậm chân đang vội vã chạy theo các bạn về đích. Nước mưa trên mặt đường thi nhau chảy vào những rãnh cống hai bên hè phố trả lại mặt đường sạch bóng. Cây cối hả hê khoe đám lá xanh mướt vừa được tắm gội của mình. Trời trong xanh, cao vời vợi, đằng Đông lại le lói một vài tia nắng. Mấy chú sẻ nhỏ trú mưa đâu đó dưới tán lá ríu rít gọi nhau ra đón nắng. Mọi người và xe cộ lại hối hả trên đường trong không khí mát dịu sau cơn mưa.

Cơn mưa rào đầu hè đến nhanh mà đi cũng nhanh làm sao! Cảm ơn cơn mưa đã tiếp thêm sức sống kỳ diệu cho muôn loài.

Tả cơn mưa lớp 5 số 3

Mấy tháng nay, trời nóng oi bức. Mặt trời như đổ lửa. Mọi người, ai cũng mong muốn có một trận mưa rào.

Mà thế rồi, chiều hôm qua trời mưa thật. Đang nắng chang chang, bỗng nhiên mây đen ùn ùn kéo đến. Bầu trời tối đen. Gió nổi lên, cuốn những chiếc lá vàng bay lả tả xuống mặt đường. Khói bụi mịt mù. Mọi người ai cũng rảo chân bước vội. Xe cộ phóng nhanh hơn. Tôi đi học về, may mà chạy về nhà kịp.

Lộp bộp, lộp bộp. Những hạt mưa đầu tiên nhẹ trượt trên mái nhà, rơi xuống mặt đường. Hơi nóng bốc lên. Mưa càng nặng hạt hơn. Mọi vật được bao phủ một màn nước trắng xóa.

Mưa càng nặng hạt, gió càng lớn. Cây cối ngả nghiêng, vật vã với những cơn gió mạnh. Hai bên đường, người nhờ trú mưa mỗi lúc một đông. Chẳng ai muốn mình bị ướt. Thế mà mấy cậu nhóc ở xóm tôi lại chạy ra đường tắm mưa. Chúng nô đùa, nhảy nhót, hò hét ầm ĩ. Đường vắng hơn. Chỉ còn vài chiếc xe là lầm lũi chạy trên đường.

Mà cũng đâu chỉ con người, con vật cũng vội vàng đi tìm chỗ trú mưa. Mấy con chim vội vàng bay đi chỗ trú thích hợp. Chó, mèo nằm ngoài sân cũng vội chạy vào chỗ khô ráo, sạch sẽ, rũ rũ bộ lông ướt lướt thướt của chúng. Mưa thật to. Nước mưa làm sạch mặt đường, chảy cuồn cuộn vào các rãnh cống.

Mưa ập đến nhanh như thế mà cũng rất mau tạnh. Mưa nhỏ dần, thưa thớt dần rồi tạnh hẳn. Bầu trời thoáng đãng, trong lành. Cầu vồng bảy sắc hiện ra lung linh. Cây cối trở nên xanh tươi hơn nhờ được tắm nước mưa thỏa thuê. Vài con chim bay ra khỏi chỗ trú, đậu lên các cành cây hót ríu rít. Mặt đường sạch bóng nhưng vẫn còn vài vũng nước nhỏ. Mọi người ra khỏi chỗ trú mưa, vội vã trở lại với công việc hàng ngày.

Cơn mưa đúng lúc đã đem lại sự sảng khoái, dễ chịu, xua tan đi cái sự mệt mỏi hăng ngày vì oi bức. Đối với mọi người, cơn mưa thật đáng yêu, cần thiết và có ích.         

tích mk nha