K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

Căn cứ vào các nghĩa của từ chân đã tìm được ở câu trên ta thấy:

-   Nghĩa đầu tiên của từ chân là: bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người hoặc động vật.

-   Nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy ra các nghĩa sau. Các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên.

# Học tốt #

24 tháng 9 2019

Cùng là bộ phận cuối cùng và dùng để nâng đỡ hay chống đỡ.
 ~Học Tốt~

Bài làm

+ Chân: là bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy, v.v.

+ Chân: chân con người, coi là biểu tượng của cương vị, tư cách hay phận sự nào đó trong một tổ chức.

+ Chân: là (Khẩu ngữ) một phần tư con vật có bốn chân, khi chung nhau sử dụng hoặc chia nhau thịt

+ Chân: là bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác

+ Chân: là phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền

+ Chân: là từ dùng để chỉ từng đơn vị những đám ruộng thuộc một loại nào đó

+ Chân: là thật, đúng với hiện thực (nói khái quát)

# Học tốt #

24 tháng 9 2019

I. Mở bài

- Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mị Nương.

- Vua muốn kén rể xứng đáng.

II. Thân bài

1. Hai người tài cùng đến cầu hôn

a. Sơn Tinh

- Người vùng Tản Viên.

- Có tài lại: Làm nổi lên cồn bãi, núi đồi.

b. Thủy Tinh

- Người ở miền biển.

- Tài năng: Gọi gió, hô mưa.

c. Hùng Vương băn khoăn

- Vua Hùng thấy hai người đều tài giỏi.

- Quyết định: Ai đưa lễ vật đến sớm thì cưới Mị Nương làm vợ.

- Lễ vật: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

2. Cuộc giao tranh dữ dội.

a. Nguyên nhân

- Sơn Tinh đến sớm, đón dâu về núi.

- Thủy Tinh đến trễ, tức giận, quyết cướp lại Mị Nương.

b. Diễn biến cuộc giao tranh.

- Thủy Tinh tấn công: Làm dông bão, dâng nước sông.

- Sơn Tinh phản công: Dời núi, dựng thành lũy, nước cao bao nhiêu, thì núi cao bấy nhiêu.

- Đánh nhau mấy tháng. Thủy Tinh đành rút quân.

III. Kết bài

Hàng năm, Thủy Tinh nhớ mối hờn cũ, dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vẫn không thắng nổi, đành phải rút quân.

24 tháng 9 2019

hướng bên phải của mik

24 tháng 9 2019

         Có câu hát nào đẹp như ca dao dân ca? Ca dao dân ca đã hoà nhập một cách hồn nhiên, kỳ diệu vào tâm hồn tuổi thơ của mỗi người. Ca dao dân ca Việt Namgiàu bản sắc, vô cùng đẹp đẽ và phong phú. Nó là tiếng hát tâm tình nơi bờ xôi ruộng mặt, nơi bến cũ đò xưa… lưu luyến trong dân gian, phản ánh cuộc sống và ước mơ của nhân dân ta từ bao đời nay. Có những khúc hát ru ngọt ngào chứa chan tình nghĩa. Có những bài hát giao duyên say đắm lòng người. Có những bài ca nói về đất nước quê hương, với nương dâu, ruộng lúa, với hình ảnh duyên say đắm lòng người. Có những bài ca nói về đất nước quê hương, với nương dâu, ruộng lúa, với hình ảnh người dân quê một nắng hai sương, cần mẫn, hiền lành, đáng yêu. Cánh cò “bay lả bay la” đầm sen “lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”. Cô thôn nữ tát nước đêm trăng “múc ánh trăng vàng đổ đi”,… tất cả đều đem đến cho lòng ta biết bao niềm thương nỗi nhớ. Ấy là ca dao. Ấy là tuổi thơ của mỗi chúng ta.

          Cánh đồng làng quê và hình ảnh cô thôn nữ được nói đến trong bài ca dao sau đây là hình ảnh thân thuộc đáng yêu đối với mỗi người ViệtNamtừ ngàn xưa”

          “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

          Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

          Thân em như chẹn lúa đòng đòng,

          Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

          Ca dao thường được viết bằng thể thơ lục bát. Nhưng ở bài ca dao này, nhà thơ dân gian đã viết bằng thơ lục bát biến thể, mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ. Cô thôn nữ không làm chuyện văn chương thơ phú như ai, mà cô chỉ nói lên những rung động, những cảm xúc tự nhiên, hồn nhiên của lòng mình khi ngắm nhìn cánh đồng lúa thân yêu của làng minh. Trước mắt là cánh tồng lúa “bát ngát mênh mông… mênh mông bát ngát”, thắng cảnh cò bay, càng trông càng “ngó”, càng thích thú tự hào. Câu ca dài mãi ra cũng với chân trời, với sóng lúa:

          “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

          Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

          “Ngó” gần nghĩa với với nhìn, trông, ngắm nghía… Từ “ngó” rất dân dã trong văn cảnh này gợi tả một tư thế say sưa ngắm nhìn không chán mắt, một cách quan sát kỹ càng. Cô thôn nữ “đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” rồi lại “đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng”, dù ở vị trí nào, góc độ nào, cô cũng cảm thấy sung sướng tự hào trước sự “mênh mông bát ngát… bát ngat mênh mông” của cánh đồng thân thuộc. Hai tiếng “bên ni” và “bên tê” vốn là tiếng nói của bà con Thanh, Nghệ dùng để chỉ vị trí “bên này”, “bên kia”, được đưa vào bài ca thể hiện đức tính mộc mạc, chất phác của cô thôn nữ, của một miền quê. Nghệ thuật đảo từ ngữ: “mênh mông bát ngát  // bát ngát mênh mông” góp phần đặc tả cánh đồng lúa rộng bao la, tưởng như không nhìn thấy bến bờ “lúa hai mùa cuộn sóng, đến chân trời”…Có yêu quê hương tha thiết mới có cái nhìn đẹp, cách nói hay như thế!

          Tục ngữ có câu: “Ngắm núi, nhìn sông, trông đồng, trông chợ”. Nghĩa là ngắm nhìn sông núi để biết xứ lạ ít hay nhiều nhân tài; trông đồng, trông chợ mà biết miền quê giàu hay nghèo. Cánh đồng lúa là cảnh sắc của làng quê ta. Cánh đồng “mênh mông bát ngát… bát ngát mênh mông” nói lên sự giàu có của quê “em”. Bằng tấm lòng yêu mến, tự hào nơi chôn nhau cắt rốn của mình, mảnh đất đã thấm biết bao máu và mồ hôi của ông bà tổ tiên, của đồng bào từ bao đời nay thì nhà thơ dân gian mới có thể viết nên những lời ca mộc mạc mà đằm thắm nghĩa tình đọc lên làm xao xuyến lòng người như vậy. Câu ca không hề nói đén mà xanh và hương thơm của lúa, sắc trắng của cánh cò “chớp trắng” trên nền trời xanh bao la, mà ta vẫn cảm thấy cái ngào ngạt của “hương lúa nếp thơm nồng”, “mùa thu hương cốm mới”, nơi bờ ruộng mật quyện lấy tâm hồn ta. Nhờ thế, ta yêu thêm đất mẹ quê cha, với hoài niệm tuổi thơ:

          “Đất hiền như tuổi thơ,

          Cánh cò bay trong sắc trời lá mạ”    (Lê Anh Xuân)

          Hai câu tiếp theo nói về cô thôn nữ ra thăm đồng. Niềm vui sướng trào dâng trong long. Nhìn lúa tốt tươi rồi cô nghĩ về mình. Cô không mặc cảm thân phận mình là “hạt mưa sa”, “là tấm lụa đào”, là “củ ấu gai”…như ai đó, thân phận vui ít buồn nhiều. Trái lại, cô đã so sánh mình với chẹn lúa đòng đòng trên cánh đồng quê hương. “Chẹn lúa” còn gọi là dảnh lúa, một bộ phận của khóm lúa. “Chẹn lúa đòng đòng” nói lên sự trưởng thành, sinh sôi nẩy nở, hứa hẹn một mùa sây hạt, trĩu bông. Hình ảnh so sánh “Thân em như chẹn lúa đòng đòng” gợi tả một vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi, một sức lực căng tràn hứa hẹn. Đây là một hình ảnh trẻ trung, khoẻ khoắn, hồn nhiên nói về cô gái ViệtNamtrong ca dao, dân ca:

          “Thân em như chẹn lúa đòng đòng,

          Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

          “Phất phơ” là nhẹ nhàng đung đưa, uốn lượn... “Chẹn lúa đòng đòng” phất phơ nhẹ bay trước làn gió trên đồng nội một buổi sớm mai hồng tuyệt đẹp. “Em” sung sướng hân hoan thấy hồn mình phơi phới niềm vui trước một bình minh đẹp. Có thể dùng hình ảnh “tia nắng”, “làn nắng” mà ý câu ca dao vẫn không thay đổi. Nhưng “ngọn nắng” hay hơn, sát nghĩa hơn, vì đó là làn nắng, tia nắng đầu tiên của một ngày nắng đẹp, ánh hồng rạng đông đang nhuốm hồng ngọn lúa đòng đòng xanh ngào ngạt.

          Hai câu cuối bài ca hội tụ bao vẻ đẹp nói lên một tình quê vơi đầy. Vẻ đẹp màu xanh của lúa, mà hồng của nắng ban mai,… Vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi của cô thôn nữ và vẻ đẹp căng tràn nhựa sống của chẹn lúa đòng đòng trên cánh đồng bát ngát mênh mông. Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ chính xác, hình tượng và biểu cảm. Giá trị thẩm mĩ của bài ca là ở cách nói mộc mạc, bình dị mà hồn nhiên, đáng yêu. Hai tiếng “thân em” gợi ra trong lòng người thưởng thức ca dao, dân ca một trường liên tưởng về hình ảnh cô gái làng quê: trinh trắng, dịu dàng, cần mẫn, thuỷ chung… những nàng “môi cắn chỉ quết trầu”, rất đáng yêu, đáng nhớ? Đọc bài ca dao này có người tự hỏi: buổi sớm mai hồng của mùa xuân hay mùa thu? Mùa xuân mới có “ngọn nắng hồng ban mai” đẹp rực rỡ như thế. Vả lại đã có thiếu nữ thì phải có mùa xuân. Người đọc xưa nay vẫn cảm nhận là cô thôn nữ vác cuốc ra thăm đồng một sáng sớm mùa xuân đẹp.

          Tóm lại, bài ca dao nói về mùa xuân, đồng xanh và thôn nữ. Cảnh và người rất thân thuộc, đáng yêu. Cảnh vừa có diện vừa có điểm, câu ca đồng hiện không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật “đơn sơ mà lộng lẫy”. Thơ lục bát biến thể sống động, lối so sánh ví von đậm đà, ý vị. “Thơ ca là sự chắt lọc tâm hồn, là tình yêu ta mơ ước…”. Đọc bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng…”, ta cảm thấy như thế, Hương quê và tình quê làm vương vấn tâm hồn ta, đem đến cho ta “tình yêu và mơ ước”…

hocj tốt 

Bài làm

I. Mở bài

- Giới thiệu về thể loại truyện cổ tích (khái niệm, các kiểu nhân vật, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật…)

- Giới thiệu về truyện cổ tích “Thạch Sanh” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh

- Là thái tử con của Ngọc Hoàng

- Mẹ mang thai nhiều năm

- Mồ côi cha lớn lên bằng nghề kiểm củi, không lâu thì mẹ qua đời

- Được thần dạy đủ võ nghệ và tài giỏi

→ Vừa bình thường, vừa khác thường. Bình thường ở chỗ Thạch Sanh là con của nông dân, sống nghèo khổ bằng nghề tiều phu. Khác thường ở chỗ Thạch Sanh là thái tử con của Ngọc Hoàng, được mang thai trong thời gian dài, được chỉ dạy võ nghệ tinh thông -Bình thường:

→ Thể hiện ước mơ niềm tin con người bình thường cũng có tài năng hơn người.

2. Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh

- Bị mẹ con Lý Thông lừa đến miếu hoang để thế mạng. Giết được chằn tinh, nhặt được cung tên vàng, bị Lí Thông cướp công.

- Xuống cứu công chúa lại bị Lý Thông lấp cửa hang về giành chiến tích.

- Giết đại bàng, cứu được con trai vua Thủy tề và được tặng cây đàn thần

- Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị vu oan và bị bắt vào ngục.

   + Tự minh oan cho mình

   + Thật thà kể lại mọi chuyện

→ Thạch Sanh được minh oan. Vua giao cho Thạch Sanh xét xử hai mẹ con Lí Thông nhưng chàng không giết mà cho về quê làm ăn, trên được về thị bị sét đánh chết, hóa thành con bọ hung. Điều này cho thấy quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo của nhân dân ta

→ Thạch Sanh là chàng trai dũng cảm, tài năng, thật thà, chất phác và khoan dung.

3. Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua và lui yên quân chư hầu

- Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì

- Hoàng tử bị công chúa từ hôn nổi giận, binh lính mười tám nước kéo sang đánh

- Thạch Sanh một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc, tiếng đàn của chàng khiến binh lính phải cởi áo xin hàng và dọn cơm thết đãi những kẻ thua trận

- Thạch Sanh lên ngôi vua

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   + Nội dung: Truyện thể hiện ước mơ đạo lí của nhân dân: Thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà, hòa bình thắng chiến tranh…

   + Nghệ thuật: sử dụng chi tiết tưởng tượng thần kì, xây dựng hai nhân vật tương phản, đối lập

- Bài học cho bản thân: tin tưởng vào sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, biết nhận diện cái ác, cái xấu….

# Học tốt #

Nghĩa thực : thuyền hỏi bến có nhớ đến bến hay không ,vì bến thì đứng mà thuyền thì luôn có sự chuyển động
Nghĩa bóng :<nghĩa đen > :chàng ra đi,chàng về nhà chàng rồi có còn nhớ đến các kỷ niệm giữa chàng và thiếp hay không ?xa nhau vậy chàng có lưu luyến những kỷ niệm của 2 mình không ?
Còn thiếp thì vẫn một lòng một dạ son sắt thủy chung ,sống trong yêu thương và chờ đợi chỉ một mình chàng .
Câu hỏi mở ra là có nhớ chăng nhưng thực chất trong lòng cô gái đó còn có ý nhắc nhở chàng hãy nhớ đến thiếp nhé .
Câu ca dao nói lên tình chung thủy nam nữ ,cô gái này yêu chàng trai kia đến cháy lòng,"khăng khăng" ,"một dạ" có nghĩa là cương quyết lắm thay,chung thủy lắm thay

2 tháng 11 2021

Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền 

Xác định từ ẩn dụ

 

24 tháng 9 2019

Tham khảo:

https://www.thivien.net/C%E1%BA%A3m-ngh%C4%A9-v%E1%BB%81-b%C3%A0i-ca-dao-C%C3%B4ng-cha-nh%C6%B0-n%C3%BAi-ng%E1%BA%A5t-tr%E1%BB%9Di/reply-4qtijdfWZJ3tAfgiEwUkRg

~Std well~

P/s: Link hơi dài :)