K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. ko biết

2.Nội dung:Tình cảm yêu mến,ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng

~hok tốt~

#Ngọc#

21 tháng 10 2019

lo âu

bạn nào thấy đúng k m nha !

TL :

Vì bạn ấy đang ngủ.

Ko chắc đúng

Chúc bn hok tốt ~

      Sau khi kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng Vương, An Dương Vương Thục Phán đã đánh tan năm mươi vạn quân Tần xâm lược; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc và dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh, Phong Châu xuống vùng Phong Khẻ, hay còn gọi là vùng Kẻ Chủ, tức cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay.

      An Dương Vương bắt tay ngay vào việc xây thành nhưng ngặt nỗi cứ ngày xây lên đêm lại đổ xuống, mãi không xong. Nhà vua bèn sai các quan lập đàn để cầu đảo bách thần, xin thần linh phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy, nhà vua bỗng thấy có một cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống cây gậy trúc, thong thả từ phía Đông đi tới trước cổng thành, ngửa cổ mà than rằng: "Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được!". Mừng rỡ, An Dương vương rước cụ già vào trong điện, kính cẩn hỏi rằng: "Ta đắp thành này đã tốn nhiều công sức mà không được, là cớ làm sao?". Cụ già thong thả đáp: "Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thi mới thành công." Nói xong, cụ già từ biệt ra đi.

      Sáng hôm sau, có một con rùa lớn nổi lên mặt nước, tự xưng là sứ Thanh Giang, bảo với An Dương Vương rằng muốn xây được thảnh thì phải diệt trừ hết lũ yêu quái thường hay quấy nhiễu. Quả nhiên, sau khi Rủa Vàng giúp nhà vua diệt trừ yêu quái thi chỉ khoảng nửa tháng là thành đã xây xong. Thành xây theo hình trôn ốc, rộng hơn ngàn trượng nên gọi là thảnh Ốc hay Loa Thành. Rùa Vàng ở lại ba năm thì ra đi. Lúc chia tay. An Dương Vương cảm tạ nói: "Nhờ ơn Thần mà thành đã xây xong Nay nếu có giặc ngoài đến thì lấy gi mà chống ?". Rùa Vàng tháo một chiếc vuốt trao cho An Dương Vương, dặn hãy lấy làm lẫy nỏ. Giặc đến, cứ nhằm mà bắn thi sẽ không lo gì nữa. Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đông. Nhà vua sai một tướng tài là Cao Lỗ chế ra chiếc nỏ lớn, lấy vuốt của Rùa Vàng làm lẫy. Đó là nỏ thần Kim Quy.

       Ít lâu sau, Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương lấy nỏ thần ra bắn, mỗi phắt chết hàng vạn lên giặc. Chúng hoảng sợ quay đầu chạy về đến núi Trâu, cầm cự được vài ngày rồi rút về nước. Dân chúng Âu Lạc hân hoan mừng chiến thắng vẻ vang của vị vua tài giỏi.

       Thấy không nuốt nổi Âu Lạc bằng phương cách tấn công, Triệu Đà nghĩ ra một âm mưu thâm hiểm khác. Hấn cho con trai là Trọng Thuỷ qua cầu hôn Mị Châu, con gái yêu của An Dương Vương Không chút nghi ngờ, nhà vua vui lòng gả và còn cho phép Trọng Thuỳ được ở rể trong Loa Thành.

       Theo lởi cha dặn, Trọng Thuỷ ngầm để ý dò xét khắp nơi và rắp tâm phát hiện bằng được bí mật của nò thần Mị Châu nhẹ dạ, lại thực lòng yêu thương chồng nên đã đưa Trọng Thuỷ vào tận nơi cất giấu nỏ thần Trọng Thuỷ chế ra chiếc lẫy giống y như thật rồi đánh tráo, thay vuốt Rùa Vàng. Xong việc, Trọng Thuỷ nói với vợ : "Tình vợ chổng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu đến lúc hai nước thất hoà, Bắc Nam cách biệt, ta trở lại tìm nàng, lấy gì làm dấu ?". Mị Châu ngây thơ đáp : "Thiếp có cái áo lông ngỗng thường mặc, khi gặp biến, đi đến đâu sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường làm dấu mà tìm nhau".

        Trọng Thuỷ về đến nhà, Triệu Đà lập tức cất binh sang đánh Âu Lạc. Nghe tin báo hàng chục vạn quân giặc đã tràn sang, cậy có nỏ thẩn, An Dương Vương vẫn ngồi ung dung đánh cờ và cười nói: "Đà không sợ nỏ thần sao?". Quân Đà tiến sát cổng thành, vua mới sai lấy nỏ thần ra bắn nhưng không linh nghiệm nữa.

        Hai cha con đành lên ngựa, nhằm hướng phương Nam mà chạy, nhưng chạy đến đâu quân giặc cứ theo dấu lông ngỗng mà đuổi theo đến đó. Ra tới sát bờ biển, An Dương Vương cùng đường bèn kêu lớn: "Sứ Thanh Giang ở đâu mau đến cứu ta!". Ngay lập tức, Rùa Vàng hiện lên, chỉ tay vào Mị Châu mà nói với An Dương Vương rằng: "Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!". Hiểu ra cớ sự, An Dương Vương nổi giận, tuốt gươm định chém Mị Châu thì vừa lúc ấy, Trọng Thuỷ cũng đến nơi. Chàng lao vào đỡ nhát kiếm oan nghiệt của An Dương vương thay cho người vợ thân yêu. Bỗng nhiên, mặt nước rẽ ra, Rùa Vàng đón An Dương Vương xuống biển. Mị Châu nước mắt chan hoà, vùng chạy theo cha nhưng những đợt sóng giận dữ tung bọt trắng xoá đã ngăn bước chân nàng. Nàng gục xuống bên xác chổng, nức nở.

21 tháng 10 2019

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre”.
Dòng sông quê hương từ lâu đã đi vào kí ức, vào tâm hồn và gắn liền với tuổi thơ của em như một lẽ tự nhiên, một lẽ tất yếu. Con sông quê hương đã cùng em trải qua những năm tháng tuổi thơ đầy bình yên nhưng cũng vô cùng đáng nhớ. Dòng sông như một người bạn, một người tri kỷ đối với em. Và trong tâm trí em, người bạn ấy hiện lên đẹp nhất, trong trẻo nhất và mát lành nhất là vào mùa thu- mùa của những cơn gió se lạnh, của hương hoa sữa ngào ngạt khắp nẻo đường.

Không biết dòng sông quê em có từ bao giờ, chỉ biết là từ khi em được sinh ra, dòng sông đã đem phù sa bồi đắp cho mảnh đất này từ lâu đời. Nó uốn lượn quanh làng, mềm mại, thanh thoát, kiều diễm tựa như một dải lụa đào thướt tha dang tay ôm trọn ngôi làng vào lòng. Dòng sông vốn đã rất đẹp, nhưng vào mùa thu, nó lại càng đẹp hơn.
Khi mùa hè nóng nực tạm rời xa thiên nhiên, đất trời chào đón mùa thu với khí hậu mát mẻ, dễ chịu, cũng là lúc chúng ta tạm chia tay với những cơn mưa rào mùa hạ thoắt ẩn thoắt hiện, chợt đến rồi chợt đi, thay vào đó là những cơn gió heo may mát lạnh. Nước sông vì thế mà trở nên trong lành, tinh khiết, sáng trong hơn bao giờ hết. Đứng trên bờ sông, em có thể nhìn thấy rõ những chú cá đang tung tăng bơi lội thật tự do, thoải mái, có thể thấy rõ bóng dáng yêu kiều của hai hàng phi lao ở hai bên bờ sông đang soi bóng mình xuống dòng sông. Mặt nước tĩnh lặng, không gian thật êm đềm, yên ả. Em chạm tay xuống dòng nước, cảm giác mát lạnh thật dễ chịu, vừa tận hưởng sự mát lành, em vừa thích thú nhìn những vòng tròn nhỏ lăn tăn xuất hiện trên mặt nước. Nếu đến đây vào buổi sớm, khi mà những màn sương thu vẫn còn giăng mắc khắp không gian, ta sẽ thấy một cảnh tượng vô cùng huyền ảo: những màn sương thu tựa như những làn khói trắng bồng bềnh trôi nổi trên mặt sông, cùng với không gian tĩnh lặng, im ắng tạo nên một không gian kỳ diệu như trong truyện cổ tích, hệt như một cảnh tượng thần tiên. Và khi ánh mắt trời ló rạng, chiếu những tia nắng yếu ớt đến muôn nơi, mặt sông lấp lánh hệt như được trang trí bởi muôn nghìn viên kim cương quý giá. Có cảm giác, mùa thu đã đem đến cho dòng sông một vẻ êm đềm, trong trẻo nhưng cũng vô cùng kì ảo, huyền diệu mà không phải lúc nào, ta cũng có thể thấy được ở dòng sông

Cho đến tận bây giờ, khi đã khôn lớn trưởng thành nhưng hình ảnh về dòng sông quê hương vào mùa thu luôn khiến em bồi hồi, rung động mỗi khi nhớ lại. Đó sẽ là những kỉ niệm, những hình ảnh in sâu vào tâm trí em mà có lẽ suốt cuộc đời này, em cũng không thể nào quên.

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre”.
Dòng sông quê hương từ lâu đã đi vào kí ức, vào tâm hồn và gắn liền với tuổi thơ của em như một lẽ tự nhiên, một lẽ tất yếu. Con sông quê hương đã cùng em trải qua những năm tháng tuổi thơ đầy bình yên nhưng cũng vô cùng đáng nhớ. Dòng sông như một người bạn, một người tri kỷ đối với em. Và trong tâm trí em, người bạn ấy hiện lên đẹp nhất, trong trẻo nhất và mát lành nhất là vào mùa thu- mùa của những cơn gió se lạnh, của hương hoa sữa ngào ngạt khắp nẻo đường.

Không biết dòng sông quê em có từ bao giờ, chỉ biết là từ khi em được sinh ra, dòng sông đã đem phù sa bồi đắp cho mảnh đất này từ lâu đời. Nó uốn lượn quanh làng, mềm mại, thanh thoát, kiều diễm tựa như một dải lụa đào thướt tha dang tay ôm trọn ngôi làng vào lòng. Dòng sông vốn đã rất đẹp, nhưng vào mùa thu, nó lại càng đẹp hơn.
Khi mùa hè nóng nực tạm rời xa thiên nhiên, đất trời chào đón mùa thu với khí hậu mát mẻ, dễ chịu, cũng là lúc chúng ta tạm chia tay với những cơn mưa rào mùa hạ thoắt ẩn thoắt hiện, chợt đến rồi chợt đi, thay vào đó là những cơn gió heo may mát lạnh. Nước sông vì thế mà trở nên trong lành, tinh khiết, sáng trong hơn bao giờ hết. Đứng trên bờ sông, em có thể nhìn thấy rõ những chú cá đang tung tăng bơi lội thật tự do, thoải mái, có thể thấy rõ bóng dáng yêu kiều của hai hàng phi lao ở hai bên bờ sông đang soi bóng mình xuống dòng sông. Mặt nước tĩnh lặng, không gian thật êm đềm, yên ả. Em chạm tay xuống dòng nước, cảm giác mát lạnh thật dễ chịu, vừa tận hưởng sự mát lành, em vừa thích thú nhìn những vòng tròn nhỏ lăn tăn xuất hiện trên mặt nước. Nếu đến đây vào buổi sớm, khi mà những màn sương thu vẫn còn giăng mắc khắp không gian, ta sẽ thấy một cảnh tượng vô cùng huyền ảo: những màn sương thu tựa như những làn khói trắng bồng bềnh trôi nổi trên mặt sông, cùng với không gian tĩnh lặng, im ắng tạo nên một không gian kỳ diệu như trong truyện cổ tích, hệt như một cảnh tượng thần tiên. Và khi ánh mắt trời ló rạng, chiếu những tia nắng yếu ớt đến muôn nơi, mặt sông lấp lánh hệt như được trang trí bởi muôn nghìn viên kim cương quý giá. Có cảm giác, mùa thu đã đem đến cho dòng sông một vẻ êm đềm, trong trẻo nhưng cũng vô cùng kì ảo, huyền diệu mà không phải lúc nào, ta cũng có thể thấy được ở dòng sông

Cho đến tận bây giờ, khi đã khôn lớn trưởng thành nhưng hình ảnh về dòng sông quê hương vào mùa thu luôn khiến em bồi hồi, rung động mỗi khi nhớ lại. Đó sẽ là những kỉ niệm, những hình ảnh in sâu vào tâm trí em mà có lẽ suốt cuộc đời này, em cũng không thể nào quên.

21 tháng 10 2019

Nhớ nc đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nc
Một mảnh tình riêng ta vs ta"
Lúc chiều tà trên đèo vắng, tiếng quốc kêu khắc khoải, tiếng đa đa vô hồi thắt quặn trong lòng nhà thơ càng gợi thêm nỗi niềm vời vợi nhớ thương. Bà nhớ nhà nhớ quê hương nhớ một thời vàng son nào đó đã qua trong một nỗi niềm cô quạnh buồn thương man mác của tâm hồn.
Khép lại bài thơ là hình ảnh của nữ sĩ trước mặt là " trời non nc" vô tình như mở rộng ra đến vô tận. Chính vì vậy, bà cảm thấy cô đơn quạnh quẽ, đành quay về vs chính mình, đối diện vs chính mình" ta vs ta ". Hai chữ " ta " nhưng vẫn chỉ có " một mảnh tình riêng" nghĩa là vẫn chỉ có một người. Điều này đủ thể hiện nỗi cô đơn cùng cực của nữ thi sĩ ngày ấy.
Về mặt nghệ thật, bài thơ thuộc thể thất ngôn bát cú ĐL, một thể thơ vốn kiểu cách sang trọng. Thế nhưng vs ngòi bút tài hoa điêu luyện của tác giả, bài thơ có ngôn ngữ giản dị, trong sáng này đã trở nên gần gũi thân thuộc vs tất cả mọi người
Bài thơ khiến ta thêm y đất nc vs bao cảnh đẹp tình sâu và thêm trân trọng những hồn thơ rung độn diêu kì trước những bức tranh non sông gấm vóc.

k mik nha

Trong nền văn học Trung đại Việt Nam có lẽ sẽ chẳng ai quên được hai nữ nhà thơ tài năng: Hồ Xuân Hương và bà huyện Thanh Quan. Nếu ở bà chúa thơ Nôm ta thấy nét bứt phá, hơi nổi loạn thì ta lại tìm thấy những xúc cảm trầm buồn nhẹ nhàng ở bà huyện Thanh Quan. Tiêu biểu đó là bài "Qua đèo ngang".

Sáng tác trong một lần tác giả đi vào Huế để nhậm chức. Trên đường có đi qua địa danh này, nỗi lòng yêu nước nhớ quê hương, xót nước lạo trào dâng làm cảm hứng để tác giả ngẫu hứng bật ra những vần thơ.

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với đầy đủ theo cấu trúc truyền thống của thể loại này, bao gồm: đề, thực, luận, kết. Qua đó đã diễn tả những nỗi niềm tâm tư của tác giả về đất nước. Đó là tuyệt thi thấm đượm nỗi buồn man mác, bâng khuâng, để lại trong lòng mỗi người không ít u sầu về lòng người cũng như thế sự đương thời bấy giờ.

" Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa"

Vừa đặt chân đến chốn đây cũng là lúc mặt trời đổ bóng. Thời gian lúc này là " bóng xế tà ", là khoảnh thời gian kết thúc của một ngày. Xưa kia văn thơ trung đại người ta thường chỉ lấy buổi chiều làm hình ảnh trong thi phẩm chỉ khi lòng người mang đậm nỗi buồn. "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", phải chăng là nỗi lòng bà huyện Thanh quan tài năng kia cũng mang một nỗi niềm về thế thời. Từ "chen" được điệp đến hai lần trong một câu thơ như tăng thêm chất hiu quạnh hơn. Nghệ thuật tiểu đối trong cùng một câu tạo nên nhịp thơ đăng đối hài hoà. Thêm đó lại càng làm bức tranh chiều tăng thâm phần hiu quạnh.

"Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà"

Dấu hiệu sự sống, con người đến hai câu thực đã dần xuất hiện. Hình ảnh "tiều vài chú, chợ, mấy nhà" đó là tất cả hơi thở cuộc sống nơi đây. Một lần nữa nghệ thuật tiểu đối trong các câu, giữa các câu đã phần nào tô thêm vào bức tranh con người nơi đây. Biện pháp tu từ đảo ngữ được tác giả sử dụng triệt thành công " Lom khom, lác đác". Đồng thời cũng là những từ láy nhằm chỉ sự hoạt động nhỏ nhặt nhấn mạnh vào sự cô quạnh nơi đây. Đòng thời lột tả về nhịp sống mong manh, thưa thớt mà tẻ nhạt thiếu sức sống.

"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da"

Dường như đến hai câu luận nỗi niền tâm sự càng thên trĩu nặng hơn. "Con quốc quốc" và "cái da da" tạo nên âm hưởng dìu dặt da diết cho âm điệu của câu thơ. Những cảm xúc, dòng suy nghĩ dần bộc lộ rõ hơn của tác giả. Là một nữ sĩ tài năng, tài tú không những thế bà còn là người mang nặng nòng với niềm mất nước trước bấy giờ. Thủ pháp lấy động tả tĩnh được khai thác đã khắc hoạ thêm cái u sầu của bài thơ. Nghe tiếng kêu rỉ máu của "cuốc cuốc" và cái "da da" mà lòng người thêm thê lương đau đáu về nỗi niềm thế sự. Thương cho thảm cảnh đất nước phân li, nước mất nhà tan lú bầy giờ. Dường như để tránh, xoa dịu nỗi đau ấy tác giả đã sáng tạo thay vì "quốc quốc, gia gia" trong từ quốc gia thay bằng từ đồng âm. Nhưng nỗi niềm của bà huyện Thanh Quan vẫn khắc sâu ở đó, vẫn đau đáu trìn tâm khảm, vẫn nặng trĩu u sầu thậm chí thấm đượm trong cả cảnh vật.

Đến hai câu kết:

"Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"

Non nước giờ đây hiện hữu trước mắt nhưng thay vì thấy sự hùng vĩ tráng lệ thì ta lại vẫn buồn vì những chữ " dừng chân đứng lại". Phải chăng cái dừng chân ấy có phải là cái dừng chân, cái dáng đứng bất lữ trước thế thời của tác giả. Mảnh đất bao la của "cuốc da" mà lòng người thấy cô đơn lạc lõng biết bao, đứng trước cái mênh mông ấy nên bà chỉ cảm thấy " mảnh tình con con". Bởi thế mà cụm từ đầy sáng tạo "ta với ta" thêm khắc sâu nỗi buồn man mác trĩu nặng lòng người hơn.

Bài thơ "Qua đèo ngang" với tài năng nghệ thuật tác giả, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các từ láy, các phép đối đã làm nên một thi phẩm để đời. Qua đó ta thấy thêm hiểu nỗi lòng của một thi nữ tài năng mà cũng đầy trân trọn và cảm thông với bà.

Bài Mẫu Số 4: Cảm Nhận Bài Thơ Qua Đèo Ngang Của Bà Huyện Thanh Quan

Tác phẩm "Qua đèo Ngang" là bài thơ đánh dấu tên tuổi của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ ra đời vào thời điểm bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang, một con đèo nổi tiếng tiếng với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ buồn man mác, hồn thơ tinh tế đi vào lòng người "Qua đèo Ngang" không còn là một bức tranh thiên niên đơn thuần mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của nữ thi sĩ với sự tiếc nuối và buồn về thế sự đất nước lúc bấy giờ.

Sự sáng tạo nhưng vẫn có nét truyền thống, bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với kết cấu đề thực luận kết. Mở đầu tứ thơ với hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Hai câu thơ đầu tiên thi sĩ đã khai mở toàn bộ không gian, thời gian khi sáng tác bài thơ. Hai câu thơ đề với lối thơ rất tự nhiên, không bị gò ép trong khuôn khổ chung thời ấy. Trong cảnh hoàng hôn "bóng xế tà", nữ thi sĩ bước đến mang trong mình những cảm xúc khó tả, say đắm trong không gian rộng lớn sâu thẳm của đèo cao, thời gian mênh mông của trời chiều. Bao giờ cùng vậy, trong thi ca trung đại, "bóng xế tà" luôn gợi cho con người một nỗi buồn man mác không tên, mênh mang hơn đất trời, có chút gì đó lưu luyến thời gian của một ngày đã qua. Trong không gian chiều ấy, một nét chấm phá làm nổi bất thiên nhiên nơi đèo núi chập chùng: "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Khi hoàng hôn buông dần phai, không gian ngày tàn mà tác giả còn bắt gặp được một sức sống tiềm tàng của thiên nhiên. Sử dụng phép nhân hóa, kết hợp động từ "chen" nữ thi sĩ như thổi vào thiên nhiên một linh hồn với sự sống mãnh liệt, đang vươn lên. Từ ngọn cỏ, từng nhành hoa nhỏ bé kia đang chen lên những tảng đá lớn, giữa một không gian ấy, cảnh vật mang một nét đẹp lạ lùng.

Từ gần đến xa, tác giả đưa mắt ra phía dưới đèo, con người xuất hiện:

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Bức tranh chỉ thêm đẹp khi có sự xuất hiện của con người. Biện pháp đảo ngữ các từ láy gợi tả như "lom khom" , "lác đác" và các chỉ từ "vài" , "mấy" làm không gian chở nên hiu hắt, con người thì quá đỗi nhỏ bé so với thiên nhiên hùng vĩ chiều hôm. Dưới chân núi, vài chú tiều phu đốn củi, vài mái nhà thưa thớt quanh quanh. Không gian bao chùm lên toàn bộ cảnh vật là sự hưu quạnh và vắng vẻ.

Hai câu luận là nỗi buồn của thi sĩ trước cảnh giang sơn đất nước đang ngày một lụi tàn:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu của con quốc hay chính là tiếng lòng tác giả. "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" là câu thơ bắt nguồn từ điển tích xưa về vua Thục vì mất nước mà hóa thành con cuốc chỉ biết kêu những tiếng đau thường. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều trở nên diệu vợi. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Thương nhà ở đây có lẽ là nỗi nhớ thương đất nước trong quá khứ hào hùng hay cũng là thương cho sự đổi thay, sự lụi tàn của quê hương. Những xúc cảm của thi sĩ được bộc lộ một cách trực tiếp bằng hai câu luận. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp với biện pháp nhân hóa " đau lòng" "mỏi miệng" cùng chuyển đổi cảm giác từ nỗi lòng thành tiếng thương tạo ấn tượng mạnh đã cho ta thấy bức tranh ấy không chỉ là cảnh vật mà còn là bức tranh tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan với tình yêu thương nước nhà.

Với kết cấu đầu cuối tương ứng, hai câu kết khép lại những tâm trạng của thi nhân:

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật khiến dừng bước chân trên con đường đến Phú Xuân. Cái bao la của đất trời, cái hùng vĩ của núi non, cái mênh mông của sông nước như níu bước chân nữ thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la của đèo Ngang , tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần lấp đầy tâm hồn, bao chùm lên mọi cảnh vật"một mảnh tình riêng ta với ta". Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn bao nhiêu thì nỗi cô đơn của người lữ khách càng vơi đầy. Một mảnh tình riêng, một tâm tư sâu kín, những tâm trong lòng mà chẳng tìm nổi một người để sẻ chia. Nỗi buồn cứ vậy lắng vào cảnh vật, tâm trạng kéo dài miên man. Chỉ có "ta" và "ta" giữa mênh mông trời đất.

Bài thơ khép lại, mở ra những suy tư cho người đọc. Khiến người ta nhớ về một thời đại lụi tàn, một nữ thi sĩ bơ vơ. Bức tranh cảnh vật và tâm trạng ấy để lại biết bao cảm xúc trong lòng người đọc.

Bạn có cần nội qui ko bn

21 tháng 10 2019

Hoàng hôn nha bạn

Học tốt

21 tháng 10 2019

ko có chữ cờ nào

21 tháng 10 2019

có 1 chữ cờ

21 tháng 10 2019

Châu Á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến Xích đạo.Điểm cực Bắc nằm ở 77độ44'B,điểm cực Nam nằm ở 1độ 66'B.Châu á tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương

21 tháng 10 2019
  1. Đặc điểm và vị trí địa lí .-vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á - ÂU , nằm kéo dài từ vòng cực Bắc  đến vùng xích đạo tiếp giác với Châu Âu , Châu Phi và các đại dương ; Thái Bình Dương , Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.

-kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triện KM2 .

23 tháng 11 2020

a. đi cầu khác

b.cái chân

c.thả đá vào

d chết 2 con