K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2. Bài tập 2.a. Đọc ngữ liệu sau“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân...
Đọc tiếp

2. Bài tập 2.

a. Đọc ngữ liệu sau

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.

(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)

 

b. Trả lời câu hỏi sau:

Câu 1. Em hãy xác định thể loại của đoạn trích trên?

Câu 2. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Chỉ ra các từ láy trong đoạn văn sau:

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút.”

Câu 4. Hành động “rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may” của Nhím giúp em hiểu gì về nhân vật này?

Câu 5. Từ nội dung của văn bản đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn 5 đến 7 câu nêu suy nghĩ của em về thông điệp của đoạn trích.

                                 giúp mình với 

0
Vịt Con đi lạcGà mẹ dẫn đàn con đi ăn, thấy Vịt Con đi lạc liền gọi:- Này Vịt Con, đi với cô nào! Cô sẽ giúp con kiếm ăn.Vịt Con nghe vậy liền đi theo, ăn chung với đàn gà. Đàn gà con thấy Vịt Con được mẹ chia mồi nên phàn nàn:- Sao mẹ lại cho Vịt Con ăn chung với tụi con? Nó đâu có cùng loài với mình?Gà mẹ giải thích:- Các con thử nghĩ nếu bản thân mình đi lạc và gặp đàn vịt...
Đọc tiếp

Vịt Con đi lạc

Gà mẹ dẫn đàn con đi ăn, thấy Vịt Con đi lạc liền gọi:

- Này Vịt Con, đi với cô nào! Cô sẽ giúp con kiếm ăn.

Vịt Con nghe vậy liền đi theo, ăn chung với đàn gà. Đàn gà con thấy Vịt Con được mẹ chia mồi nên phàn nàn:

- Sao mẹ lại cho Vịt Con ăn chung với tụi con? Nó đâu có cùng loài với mình?

Gà mẹ giải thích:

- Các con thử nghĩ nếu bản thân mình đi lạc và gặp đàn vịt khác thì sao? Lúc đó thì các con muốn được họ giúp đỡ hay bị bỏ rơi chỉ vì khác loài?

1. Câu chuyện trên có phải truyện đồng thoại không? Vì sao?

2. Theo em, tác giả kể câu chuyện trên theo ngôi thứ mấy?

3.Trong truyện, Gà mẹ đã nói: Lúc đó thì các con muốn được họ giúp đỡ hay bị bỏ rơi chỉ vì khác loài?Vậy em hiểu từ “Giúp đỡ” và “bỏ rơi” là gì?

                                                                     mình cần gấp nha!

3
3 tháng 12 2021

1,Có,vì truyện này đc viết cho trẻ em,có nhân vật là loài vật được nhân cách hóa 2,Ngôi thứ 3
3,giúp đỡ ở đây có nghĩa là dc mọi người thông cảm,quan tâm sẻ chia và bỏ rơi có nghĩa là bị kì thị,ghét bỏ 

3 tháng 12 2021

cho mik 5 sao nha,thanks

 

Nội dung 2: Nghĩa của từ:1. Xác định nghĩa của các từ chân, chạy trong mỗi trường hợp dưới đây: · Chân: a) Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi khi trèo lên xe, tôi rúi cả hai chân lại. (Nguyên Hồng)  b) Dù ai nói ngả, nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. (Ca dao)  c) Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. (Thánh Gióng)  · Chạy: a)...
Đọc tiếp

Nội dung 2: Nghĩa của từ:

1. Xác định nghĩa của các từ chân, chạy trong mỗi trường hợp dưới đây:

 

· Chân:

 

a) Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi khi trèo lên xe, tôi rúi cả hai chân lại. (Nguyên Hồng)

 

 

b)

 

Dù ai nói ngả, nói nghiêng

 

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

 

(Ca dao)

 

 

c) Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. (Thánh Gióng)

 

 

· Chạy:

 

a) Thằng Khìn chạy lon ton quanh sân... (Cao Duy Sơn)

 

 

b) Xe chạy chậm chậm. (Nguyên Hồng)

 

 

c) Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. (Nguyên Hồng)

 

 

d) Bãi cát trắng phau, chạy dài hàng mấy nghìn thước. (Mộng Tuyết)

 

 

2. Đọc đoạn văn sau:

 

Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

 

a. Tìm các nghĩa của từ “tợn” có trong từ điển.

 

b. Từ “tợn” trong đoạn văn trên được sử dụng với nghĩa nào trong những nghĩa có được ở câu a? Cho biết cơ sở xác định.

 

 

3. Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:

 

a. Gióng lớn nhanh như thổi " cơm ăn mấy cũng không nó" áp vừa mặc đã căng đứt chỉ". ( Bùi Mạnh Nhi)

 

b. Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được ( Tô Hoài)

 

c. Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi méo cho con gà chọi, con họa mi, con sáo mở ngà của chúng xơi ngon, Bọn cá chậu chim lồng ấy ấy với được món ăn mỡ mạng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích

 

d.

 

Mai sau bể cạn non mòn

 

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru

 

( Bình Nguyên)

 

e. Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng...( Nguyễn Đăng Mạnh)

0
Nội dung 2: Nghĩa của từ:1. Xác định nghĩa của các từ chân, chạy trong mỗi trường hợp dưới đây: · Chân: a) Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi khi trèo lên xe, tôi rúi cả hai chân lại. (Nguyên Hồng)  b) Dù ai nói ngả, nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. (Ca dao)  c) Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. (Thánh Gióng)  · Chạy: a)...
Đọc tiếp

Nội dung 2: Nghĩa của từ:

1. Xác định nghĩa của các từ chân, chạy trong mỗi trường hợp dưới đây:

 

· Chân:

 

a) Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi khi trèo lên xe, tôi rúi cả hai chân lại. (Nguyên Hồng)

 

 

b)

 

Dù ai nói ngả, nói nghiêng

 

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

 

(Ca dao)

 

 

c) Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. (Thánh Gióng)

 

 

· Chạy:

 

a) Thằng Khìn chạy lon ton quanh sân... (Cao Duy Sơn)

 

 

b) Xe chạy chậm chậm. (Nguyên Hồng)

 

 

c) Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. (Nguyên Hồng)

 

 

d) Bãi cát trắng phau, chạy dài hàng mấy nghìn thước. (Mộng Tuyết)

 

 

2. Đọc đoạn văn sau:

 

Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

 

a. Tìm các nghĩa của từ “tợn” có trong từ điển.

 

b. Từ “tợn” trong đoạn văn trên được sử dụng với nghĩa nào trong những nghĩa có được ở câu a? Cho biết cơ sở xác định.

 

 

3. Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:

 

a. Gióng lớn nhanh như thổi " cơm ăn mấy cũng không nó" áp vừa mặc đã căng đứt chỉ". ( Bùi Mạnh Nhi)

 

b. Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được ( Tô Hoài)

 

c. Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi méo cho con gà chọi, con họa mi, con sáo mở ngà của chúng xơi ngon, Bọn cá chậu chim lồng ấy ấy với được món ăn mỡ mạng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích

 

d.

 

Mai sau bể cạn non mòn

 

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru

 

( Bình Nguyên)

 

e. Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng...( Nguyễn Đăng Mạnh)

0
27 tháng 10 2021

Em rất vui khi làm việc nhóm,, thế thôi!!

27 tháng 10 2021

Trong thời đại mới khi lượng tri thức ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi người. Với học sinh, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho mình khả năng hợp tác, chia sẻ tình cảm, bồi dưỡng, phát triển tư duy, nâng cao trình độ tri thức.Học nhóm thực sự là một phương pháp thú vị. Học theo nhóm có rất nhiều lợi ích, như giúp rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các thành viên học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác.

Thông qua hoạt động nhóm, các thành viên có thể cùng làm việc với nhau, chia sẻ những công việc mà chắc chắn một thành viên không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Không những thế, học nhóm còn thắt chặt tình bạn giữa các thành viên với nhau, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học và vận dụng chúng trong quá trình thi - kiểm tra đạt kết quả cao. Học nhóm phát huy khả năng tư duy, trí tuệ của từng cá nhân và cả nhóm, giúp lĩnh hội và giải quyết các vấn đề học tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Quá trình học nhóm giúp học sinh có điều kiện nắm kiến thức chắc hơn, lâu hơn và đây là cơ hội học hỏi các phương pháp, kinh nghiệm học tập, phương pháp ghi nhớ kiến thức, phương pháp trả lời, làm bài thi của các thành viên khác trong nhóm, từ đó nâng cao chất lượng học tập và thi – kiểm tra của mình. Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng.

Trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh cần phải giải quyết “xung đột”. Từ đó, họ sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục người khác trong những hoàn cảnh có thể bắt gặp trong cuộc sống sau này. Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà học sinh sẽ học hỏi được. Những kĩ năng này là rất quan trọng khi các bạn bước ra môi trường làm việc và đây sẽ là tiền đề tốt để biết cách làm việc trong một môi trường tập thể. Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của giáo viên đề ra cho học sinh mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên cứu của họ. Học tập nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn từ những ý kiến được nêu ra. Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả các thành viên.

Những mặt tích cực của phương pháp học tập nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số người cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân. Nguyên nhân là vì một số học sinh coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có tâm lí “không phải việc của mình”, ai cũng trừ mình ra, và kết quả là “cha chung không ai khóc”. nhiều bạn nghĩ rằng học nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, "tạt ngang tạt ngửa" bàn chuyện này chuyện khác…; học nhóm đòi hỏi sự tự giác của từng thành viên trong nhóm. Một điều đặc biệt quan trọng khác phải nói đến sự tự ý thức của các cá nhân trong nhóm, bản thân học sinh nên thấy trách nhiệm của một phần trong đó, và sản phẩm hoàn thành có một phần đóng góp của bản thân. Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu”…

Chỉ khi nào mỗi người phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra học tập nghiên cứu tập thể khi đó việc học nhóm, tổ mới phát huy được tác dụng. Và cuối cùng, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết mình vì tập thể đó sẽ là chìa khóa giúp một bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn phương pháp tổ chức của mọi thành viên.