K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2019

Mở bài:

  • Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.
  • Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.

Thân bài:

  • Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.
  • Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.
  • Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?
  • Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.

24 tháng 10 2019

"Giúp tôi giải toán" trên Online Math đã trở thành một diễn đàn hết sức sôi động cho các bạn học sinh, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh từ mọi miền đất nước. Ở đây các bạn có thể chia sẻ các bài toán khó, lời giải hay và giúp nhau cùng tiến bộ. Để diễn đàn này ngày càng hữu ích, các bạn lưu ý các thông tin sau đây:

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

                                                     đầu tiên bn ấn vào viết

                                                     rồi ấn vào cái thứ 3

                                                     rồi bạn vào Open SVG...

                                                     bạn chọn 1 ảnh kéo nó ra thế là chèn vào bài viết

                                                     rồi đăng : ) ok !!

                                                   ~ chúc bn thành công ~

24 tháng 10 2019

thanks

TL :

Theo mk nhớ thì con la không có khả năng sinh con

Chúc bn hok tốt ~

24 tháng 10 2019

TL :

Con la lai không đẻ được nhé

Hok tốt



 

24 tháng 10 2019

                                                              Bn tham khảo nha 

Hiện nay, ở đất nước ta, cứ mỗi bước chân đều xuất hiện rác, cho dù là nơi công cộng hay danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Lý do chính là việc không biết giữ gìn vệ sinh chung của đa số người dân trong thành phố, lâu nay trở thành thói quen và tạo thành hiện tượng xả rác bừa bãi.

  Rác xuất hiện ở mọi nơi. Không đâu xa, cả những con đường ta hằng ngày đi lại cũng là nơi “trú ngụ” của rác. Một vỏ lon, một bọc nilon dơ, một vỏ trái cây,… chúng thường xuyên xuất hiện trên mặt đường khiến những người điều khiển phương tiện giao thông đôi khi bối rối vì phải tránh những thứ ấy.

Không ít vụ tai nạn giao thông cũng vì thế mà ra. Đi xa hơn, ta có thể thấy những công viên cây xanh, là nơi để đi dạo và tập thể dục, cũng có rác. Rác lẫn trong những bụi cây, bãi cỏ, rác to, rác nhỏ,… và cả kim chích ma túy của những con nghiện ở khu vực xung quanh.

   Những loại rác như thế khiến mọi người không dám đến công viên vì ngại dơ và nguy hiểm. Những nơi đề cao sự sạch sẽ thì lại bị kêu gọi “Đừng xả rác!” như chợ, bệnh viện, trường học. Hãy thử bước vào những khu chợ, mùi đồ ăn tanh tưởi và rác thực phẩm xộc vào mũi, đường đi thì nhơm nhớp nước thải của các hàng bán thực phẩm tươi sống và hàng ăn.

Không thể hiểu được tại sao những cô gái kia có thể vừa chuyện trò vừa ăn uống ngay bên cạnh một đống rác bốc mùi, ruồi muỗi bu quanh như thế!.

   Không riêng gì chợ, bệnh viện cũng là nơi cần lên án. Như ai cũng biết, bệnh viện rất cần sự sạch sẽ vì đó là nơi mọi người đến khám và chữa bệnh. Nhưng phần lớn người bước vào bệnh viện lại quên mất điều ấy. Họ vẫn ngang nhiên quăng bừa bãi rác trên tay xuống mặt đất. Không chỉ những người đến khám vả chữa bệnh mà cả những người khám bệnh, bác sĩ và y tá, cũng rất cẩu thả trong việc xử lý rác y tế. Có những trường hợp rác y tế, những bông băng thấm đẫm máu, bị đặt chổng chơ và bốc mùi gần chỗ ngồi chờ khám đã làm một bệnh nhân ngồi gần đó nôn mửa ra sàn của bệnh viện.

   Bệnh nhân trở nên ngại đến bệnh viện. Khu trường học, nơi học tập và giáo dục, cũng không kém phần.

Thử một lần ở lại sau giờ học, các bạn sẽ thấy các lớp học gần như đổi khác: bàn ghế xộc xệch, phấn viết bảng vương vãi khắp lớp, dưới mỗi chân bàn là những mảnh giấy tập bị vò nát, dù đầu giờ học lớp học đã được các nhân viên lao công dọn dẹp sạch sẽ. Mặc cho những thầy cô giáo nhắc nhở giữ gìn vệ sinh, học sinh vẫn không nghe.

   Vậy ý thức của các bạn học sinh ở đâu? Chỉ mới lướt qua một vài địa điểm của thành phố, nơi đi đầu về cuộc sống hiện đại, chúng ta đã thấy được thực trạng đáng buồn: thành phố đang tràn ngập trong rác.

Nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng này chính do người dân không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung vì căn bệnh lười biếng của họ. Tại sao khi ngồi trong một nhà hàng danh tiếng, họ không dám vứt những mẩu xương cá ra sàn nhà mà phải ý tứ đặt lên mảnh giấy nhỏ, nhưng khi đi trên đường phố họ lại có thể quăng ngay cả một bịch nước xuống đường?

   Không chỉ thể hiện ý thức kém của người dân mà họ còn chứng tỏ một sự lười biếng, thiếu kỷ luật chung. Vì ngại cầm một miếng rác trong chốc lát mà họ đã góp phần tạo ra những bãi rác “lộ thiên”, mặc cho thùng rác chỉ cách vài bước chân.

Những người chứng kiến người khác xả rác cũng không dám mở miệng nhắc nhở vì chính họ cũng xả rác như vậy và họ cho rằng việc xả rác này không nghiêm trọng.

   Người này xả rác dẫn đến người kia cũng xả rác theo. Đối với trường học, nơi dạy dỗ và đào tạo nên những con người có ích cho xã hội thì căn bệnh đó trở thành căn bệnh ỷ lại. Học sinh xả rác thì cuối giờ đã có tổ trực nhật dọn dẹp hay những người lao công quét dọn. Và cuối cùng, việc xả rác mang lại lợi ích chung duy nhất cho mọi người xả rác: sự tiện lợi.Hậu quả của hành động này thật là to lớn.

Thứ nhất, xả rác làm mất mỹ quan của một thành phố. Có thành phố nào được gọi là văn minh, hiện đại mà rác lại chất đống ở những khu công cộng? Có ai chấp nhận được một hồ nổi tiếng, biểu tượng của thành phố thủ đô lại đục ngầu, đóng váng và rác nổi lềnh bềnh?

Thứ nhì, xả rác làm xấu đi vẻ đẹp của chính chúng ta, của cả con người Việt Nam. Một vị khách du lịch khi sang thăm đất nước ta sẽ nghĩ gì khi thấy một người đàn bà đổ ào xô nước bẩn ra đường, hay một núi rác chất đống ngay biển báo “Cấm đổ rác”?

Nếu họ là khách du lịch đến từ Nhật Bản, họ sẽ nghĩ rằng đó là hành động “hết sức dã man”, vì Nhật Bản, đất nước đứng thứ hai thế giới về phát triển kinh tế và du lịch, được biết đến như một đất nước sạch sẽ nhất thế giới.

Không chỉ riêng Nhật Bản, cả Singapore, Thái Lan,… những đất nước mạnh về du lịch, nhờ nhân dân có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, cũng để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách phương xa.

Vậy con người và đất nước Việt Nam đã để lại ấn tượng gì cho các du khách ấy?

Thứ ba, xả rác gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và những người xung quanh. Với một lượng rác thải hàng loạt như thế sẽ nảy sinh các mầm bệnh do vi khuẩn trong men rác tạo nên. Ngoài ra, những bãi rác còn là nơi trú ngụ của các sinh vật có hại như ruồi, muỗi, gián, kiến,… Chúng sẽ phát triển và mang mầm bệnh đi khắp nơi. Cuối cùng, đây là hậu quả to lớn nhất mà hầu như không ai cố gắng khắc phục.

   Hằng năm, con kênh Nhiêu Lộc đều chịu một khối lượng rác và nước thải đổ xuống nhiều tới mức con kênh ngày càng đen và hôi thối. Nhà nước đã hai lần chi ra hàng trăm tỷ để nạo vét lòng kênh, nhưng sau một thời gian, kênh trở nên đen lại. Nước kênh Nhiêu Lộc đổ ra sông Sài Gòn và sông Sài Gòn chảy thẳng ra biển. Nước biển từ đấy bị ô nhiễm, chỉ do những hành động thiếu ý thức của người dân. Hậu quả không chỉ dừng ở đó, nó còn có thể biến tướng thành nhiều mặt khác, nhưng mọi người có hiểu được hậu quả lớn đến mức nào không vẫn còn tùy thuộc vào ý thức của mỗi người. Việc xả rác chỉ lợi cho ta trong phút chốc, nhưng hậu quả để lại thì khôn lường.

   Vâng, tất cả đều do ý thức của con người mà nên. Và để ý thức được việc làm của mình, mỗi người cần phải được giáo dục từ nhỏ. Ở các trường mẫu giáo, các em nhỏ luôn được các cô nhắc nhở dạy dỗ rằng phải bỏ rác đúng nơi quy định. Một em bé sau khi uống hết một hộp sữa đã cầm vỏ hộp trên tay đến khi về nhà mới bỏ vào thùng rác, không vứt ra ngoài đường.

Những người lớn hơn như chúng ta có suy nghĩ gì khi chứng kiến việc ấy? Thành phố nên tổ chức nhiều hơn những cuộc vận động làm sạch thành phố như “Mùa hè xanh” để nâng cao ý thức của người dân về vấn đề này.

   Ngoài ra, các trường lớp cần vận động học sinh bỏ rác đúng nơi quy định tích cực hơn nữa và nên áp dụng những hình thức kỷ luật đối với những bạn làm sai quy định. Nếu nói rằng đó là do ý thức của người dân thôi thì chưa đủ, trách nhiệm cũng một phần thuộc về chính quyền thành phố. Cần phải tăng lượng thùng rác ở các tuyến đường, tránh tình trạng một tuyến đường chỉ có một hoặc không có thùng rác nào, khiến người dân thấy bất tiện khi phải cầm rác vì không có thùng rác để bỏ vào.

   Hậu quả gây ra tuy to lớn, nhưng nếu mỗi người dân đều tập cho mình một thói quen nhỏ, bỏ rác đúng nơi quy định, thì tình hình sẽ được cải thiện lên rất nhiều.Cuộc sống ngày càng đi lên, ý thức người dân ngày càng cao. Mỗi người dân đều góp phần tạo nên vẻ đẹp cho địa phương mình bằng chính những hành động nhỏ nhưng thiết thực. Giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng và bỏ rác đúng nơi quy định là thể hiện một con người văn minh, lịch sự và có văn hóa.

1.

Hiện tượng tự quay của Trái Đất là sự quay của hành tinh Trái Đất xung quanh trục của nó. Trái Đất quay từ phía tây sang phía đông.

2.

Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

26 tháng 10 2019

bạn học bài "vàm cỏ đông chưa"

24 tháng 10 2019

bài làm:

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình bạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.

Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao.

Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này... Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các bạn cùng chơi thì bật cười.

Bỗng dưng có một tiếng nói to "Cho tôi chơi với!" Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười.

Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

Tuy bây giờ đã học cấp II nhưng kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.

chúc b học tốt

24 tháng 10 2019

Khi nhà Đinh, nhà Tiền Lê làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình (củng cố độc lập dân tộc, khôi phục thống nhất quốc gia) thì Hoa Lư cũng vừa xong sứ mệnh lịch sử của một Thủ đô thời kỳ đầu khi đất nước giành lại độc lập. Độc lập tổ quốc đã được thử thách và vững vàng hơn. Những tiền đề cần thiết cho bước nhảy vọt về kinh tế, phát triển huy hoàng về văn hoá đã được chuẩn bị qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê. Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc. Với nhãn quan chính trị xuất sắc của mình, nhà vua đã nhận ra vị thế đắc địa của thành Đại La. Mùa thu tháng bảy năm Canh Tuất (1010), vua đầu triều Lý quyết định dời đô. Mùa nước rẫy, thuyền ngự với chiến thuyền và văn võ bá quan hộ tống từ Hoa Lư ngược dòng cập bến Đại La. Tại vùng đất mới, nhà vua đổi tên là thành Thăng Long. Kinh thành mới đại thể được giới hạn bằng 3 con sông. Phía Đông là sông Hồng, phía Bắc và phía Tây là sông Tô, phía Nam là sông Kim Ngưu và chia làm hai phần: Hoàng thành và kinh thành. Hoàng thành nằm trong lòng Kinh thành, vị trí gần Hồ Tây, nơi có các cung điện hoàng gia, đồng thời là nơi thiết triều. Trong Hoàng thành còn ngăn ra một khu vực nữa gọi là Cấm thành. Đây là nơi ở của hoàng gia, gọi là Long thành. Những cung điện chính còn ghi chép trong sử sách như: Điện Kiền Nguyên là điện chính, nơi vua làm việc, hai bên tả hữu là điện Tập Hiền và Giảng Vũ. Bên trái mở cửa Phi Long thông với cung Nghinh Xuân; bên phái mở cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn; chính Bắc dựng điện Cao Minh, đằng sau dựng điện Long An và Long Thuỵ để vua nghỉ ngơi, tiếp sau là cung Thuý Hoa và các cung khác để các phi tần ở,v.v...    Gốm thời LÝ Năm 1029 vua Lý Thái Tôn cho xây dựng lại Cấm thành. Trên nền cũ của điện Kiền Nguyên dựng điện Thiên An làm chính, hai bên tả hữu là điện Tuyên Đức và Diên Phúc. Đằng trước Thiên An là sân rồng, hai bên tả hữu sân rồng dựng gác chuông, xung quanh bốn bề đều dựng hành lang và dải vũ. Chếch về phía Đông là điện Văn Minh và điện Quảng vũ. Phía trước sân rồng là điện Phụng Tiên, trên điện có lầu Chính Dương nơi đặt đồng hồ và báo canh. Đằng sau điện Thiên An là điện Thiên Khánh hình bát giác, nối liền Thiên Khánh với điện Trường Xuân phía sau là các cầu Phượng Hoàng, trên điện Trường Xuân có gác Long Đồ. Năm 1203 lại thêm đợt xây dựng mới. Vua Lý Cao Tôn cho dựng thêm cung điện ở phía Tây tẩm điện: Chính giữa đặt điện Thiên Thuỵ, bên trái dựng điện Dương Minh, bên phải dựng điện Thiềm Quang, đằng trước xây điện Chính Nghi, phía trên dựng điện Kính Thiên. Chính giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải mở cửa Vệt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng. Đằng sau mở điện Thắng Thọ, trên có dựng gác. Bên trái xây gác Nhật Kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, xung quanh đều dựng nhà hành lang. Phía trái gác Nguyệt Bảo dựng toà Lương Thạch, phía Tây gác xây Dục Đường (nhà tắm). Ngoài ra còn rất nhiều công trình khác như gác Phú Quốc, thềm Phượng Tiêu, cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư, đình Ngoạn Y. Tất cả các công trình này đều có trồng hoa thơm cỏ lạ, “cách chạm trổ trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ xưa chưa từng có vậy”(việt sử lược .t .14). Bao bọc các cung điện là một bức tường thành bảo vệ gọi là Long Thành với 10 vệ cấm quân ngày đêm canh gác.    Tượng Phật Ngoài các cung điện, nhà Lý còn xây dựng khá nhiều các đền miếu, chùa tháp, hồ, vườn cảnh để phục vụ cho nhu cầu du ngoạn và tâm linh của hoàng tộc như chùa Vạn Tuế, chùa Hưng Thiên Ngự, chùa Chân Giáo, đền Quán Thánh và hàng loạt lầu các, đài tạ rất đẹp như: đài Chúng Tiên dựng năm 1161 tầng trên lợp ngói vàng, tầng dưới lợp ngói bạc; hồ Kim Minh vạn tuế có cầu Vũ Phượng đi vào núi đá giữa hồ; hồ Thuỵ Thanh, ứng Minh(đào 1051); hồ Phượng Liên (đào 1098), cạnh hồ dựng điện Sùng Uyên, điện Huy Dương, đình Lai Phượng, điện ánh Thiềm, đình át Vân cùng lầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa. Nhiều vườn ngự cũng được mở trongkhu hoàng thành: vườn Quỳnh Lâm, Thắng cảnh, Xuân Quang, Thượng Lâm. Trong các vườn này còn đào hồ nuôi thả hải sản như đồi mồi cá biển...Tất cả các công trình kiến trúc trong hoàng thành đều xây dựng quy mô tráng lệ, từ lầu son gác tía đến các công trình văn hoá, tôn giáo hoà quyện với thiên nhiên tạo nên dáng vẻ riêng của chốn Cửu trùng.   Rồng thời Lý Khu thứ hai là khu dân sự, quan lại và binh lính ở bao bọc lấy hoàng thành, còn gọi là kinh thành. Khu này chia thành các phường nông nghiệp và thủ công nghiệp. Cả hai khu (Hoàng thành và kinh thành) được bao bọc bằng đê của ba con sông nói trên. Đời sống kinh tế tại Thăng Long thời gian này đã có nhiều thay đổi. Từ vị trí là một miền dân khang vật thịnh, nên khi trở thành Kinh Sư dân số Thăng Long ngày càng đông, hoạt động kinh tế của kinh thành ngày càng sầm uất, phồn thịnh hơn trước. Chỉ trong khoảng hơn một trăm năm sau khi trở thành kinh đô, tại Thăng Long, nhà Lý trong giai đoạn thịnh đạt đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trên quy mô lớn, mở ra kỷ nguyên văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. Tứ đại khí: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tượng Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh chính là được thiết kế từ thời kỳ này. Nhà Lý đã trải qua 9 đời ở kinh thành Thăng Long, đổi quốc hiệu là Đại Việt, tồn tại 215 năm

24 tháng 10 2019

Từ thời Lý, cấu trúc “tam trung thành quách” đã định hình rõ ràng. Vòng thành trong cùng bao bọc nơi ở của vua, gọi là Cấm thành, vòng thành giữa bao bọc nơi nhà vua và triều đình làm việc, bao trọn cả Cấm thành, là Hoàng thành, hay còn gọi là Long thành. Vòng thành ngoài cùng bao bọc nơi ở của quan lại, thái tử, hoàng tử, anh em họ hàng nhà vua và dân chúng, gọi là Đại La thành. Vùng đất nằm giữa Hoàng thành và Đại La thành gọi là Kinh thành.

Với chủ trương không bao bọc thái tử và hoàng tử trong bốn bức tường Hoàng thành, các vua triều Lý luôn xây dựng cung điện ở ngoài thành cho các con trai của mình. Ngoài Hoàng thành là Kinh thành với muôn mặt đời sống thường nhật của người dân diễn ra mỗi ngày. Đó là cách tốt nhất để các thái tử và hoàng tử hiểu rõ việc đời, việc người, hiểu rõ về xã hội, dân chúng mà họ sẽ trị vì sau này.

Cung điện của Thái tử được gọi là cung Long Đức. Đây là cung điện cố định nhất trong số các cung điện dành cho con trai của nhà vua. Khi một hoàng tử được lập làm thái tử thì sẽ được dọn về ở tại cung này. Khi thái tử lên ngôi vua, cung này lại được dành cho thái tử thế hệ kế tiếp. Vì thế, chủ nhân của cung Long Đức có tính luân phiên.

Bên cạnh cung Long Đức, các phủ điện của các hoàng tử, hoàng thân quốc thích, các quan lại và doanh trại quân lính cũng tập trung tại khu vực Kinh thành. Đây là những công trình kỳ vĩ nằm xen kẽ với phố phường buôn bán và nơi ở, sản xuất của nhân dân, tạo thành tổ hợp phố phường thành thị sầm uất.

Thời Lý, Kinh thành Thăng Long được chia làm 61 phường là nơi ở, làm ăn, sản xuất và buôn bán của nhân dân. Nguyên nghĩa của chữ “phường” là “ô đất vuông”. 61 phường có từ thời Lý là 61 ô đất vuông tập hợp các hộ gia đình thành một đơn vị hành chính tương đương với một xã ở nông thôn. Các phường này được giới hạn với nhau bằng đường phố. Đây là kiểu quy hoạch kinh đô đặc trưng thời Trung đại. Tuy nhiên, Kinh đô Thăng Long lại có điểm đặc sắc riêng, ấy là mỗi phường đều là nơi tập trung các thợ thủ công làm chung một nghề và thường có chung một quê. Bởi vậy, người ta thường nói về “phường thợ xây”, “phường thợ mộc” hay “phường thợ hàn”. Phường từ một đơn vị hành chính đã gắn với nghề nghiệp chủ đạo của những người dân cư trú tại phường đó. Người dân thường mở cửa hàng bán sản phẩm của phường mình ở ven các con phố chạy qua phường, hình thành nên các con phố buôn bán chủ yếu chung một mặt hàng và phố được gọi tên theo mặt hàng kinh doanh từ đó. Điều này lý giải vì sao Thăng Long – Hà Nội cổ có những con phố mang tên Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Tre

Trung tâm Kinh thành Thăng Long có Thái Hồ là nơi nhà Lý dựng Văn Miếu và trường Quốc Tử Giám. Phía Nam Thái Hồ là hồ Chu Tước (sau gọi là hồ Bích Câu, sau nữa được tách thành hồ Bảy Mẫu và hồ Thuyền Quang). Năm 1154, vua Lý Anh Tông cho dựng đàn Viên Khâu cạnh hồ Chu Tước để làm lễ Tế Giao hằng năm.

Thời Lý, hồ Dâm Đàm (hồ Tây) đã tách khỏi sông Hồng, nhưng hồ Lục Thủy (hồ Gươm) và hồ Chu Tước thì vẫn ăn thông với sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch – hai con sông uốn khúc chảy quanh trong nội thành Thăng Long. Trên đoạn sông Tô Lịch cổ chạy qua Kinh thành Thăng Long được dựng một vài cây cầu để cư dân hai bên bờ sông có thể qua lại, giao thương: cầu Đông xây bằng đá, cầu Thái Hòa dựng bằng gỗ, cầu Cau và cầu Tây Dương.

Cũng do Kinh đô Thăng Long có hệ thống sông hồ thông thoáng nên hình thành những bến thuyền (từ cổ gọi là “búa”) tấp nập thuyền bè vào ra buôn bán: bến Triều Đông (Hòe Nhai), bến Thái Cực (Hàng Đào), bến Thái Tổ (Nguyễn Du), bến Giang Tân (Nghĩa Đô), bến Thiên Thu, bến Đại Thông (hiện chưa xác định thuộc khu vực nào)… Thăng Long thời xưa chợ và bến thuyền thường song hành với nhau như thế nên mới hình thành cách gọi “chợ búa” như dân ta vẫn quen dùng cho đến nay.

Kinh thành Thăng Long

Kinh thành Thăng Long nằm ven sông Hồng (còn gọi là sông Nhị, hay Lô Giang thời Lý). Các nhà vua thời Lý cho dựng bốn cung điện ven sông này để nhà vua và tùy tùng, quan lại ra xem lễ hội đua thuyền hằng năm. Bốn cung điện đó là Hàm Quang (được xây dựng năm 1011), Linh Quang (được xây dựng năm 1058), Thủy Tinh và cung Thánh Từ (được xây dựng vào đầu thế kỷ XII). Trong đó, cung Thánh Từ cũng chính là nơi dành cho Thái Hậu ở. Các cung điện ở đây đều được xây dựng với quy mô rất lớn thành quần thể cung điện nguy nga, tráng lệ. Chẳng hạn, bên trái điện Linh Quang được dựng thêm điện Kiến Lễ, bên phải là điện Sùng Nghi, mặt tiền dựng lầu chuông một cột 6 cạnh hình hoa sen (thời Lý, Phật giáo trở nên thịnh hành và hình ảnh hoa sen được cách điệu thành những họa tiết trang trí và công trình xây dựng, làm nên những công trình lịch sử như Chùa Một Cột…)

Chùa Một Cột

Bên hồ Dâm Đàm (hồ Tây), các nhà vua triều Lý cũng cho xây nhiều cung điện làm hành cung hoặc quán quan ngự trên mặt nước để xem đánh cá, bơi thuyền. Đầu thế kỷ XIII, công chúa Từ Hoa, con gái của vua Lý Thần Tông, ở cung Từ Hoa ven hồ Dâm Đàm đã cùng các cung nữ mở nghề trồng dâu nuôi tằm. Vì thế, nơi này mới có tên là trại Tàm Tang, sau đổi thành Nghi Tàm.

Còn bên hồ Lục Thủy, nhà Lý cho dựng nhiều công trình quan trọng, như tháp Báo Thiên và chùa Báo Thiên được dựng để ghi công chiến thắng quân Chiêm Thành, cung Chiêm Nữ là nơi dành cho các cung nữ Chiêm Thành bị bắt tới ở.

Thời Lý, do đạo Phật thịnh hành nên trong Kinh thành được nhà vua cho dựng nhiều chùa chiền, trong đó có nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Vạn Tuế, chùa Diên Hựu, chùa Ngọc Hồ.

Theo thuyết phong thủy, nhà Lý cũng cho đắp nhiều núi giả để vừa được vận nước vững bền, vừa làm nơi thắng cảnh thưởng ngoạn. Có thể kể đến một vài ngọn núi nhân tạo này, như: Tam Sơn, Ngũ Nhạc, Khán Sơn, Sư Sơn. Cũng có ý kiến cho rằng, Nùng Sơn là một trong những ngọn núi nhân tạo như thế. Tuy nhiên, ý kiến này còn nhiều tranh cãi do Nùng Sơn còn được đồng nhất với núi Long Đỗ (rốn rồng) tồn tại từ trước khi nhà Lý dời đô về Thăng Long.

Bên bờ Đông sông Hồng, đối diện với Kinh thành, vua Lý Anh Tông cho dựng trạm Hoài Viễn làm nơi tiếp đón sứ giả các nước và tù trưởng các miền thiểu số tới kinh triều kiến nhà vua.

Như vậy, từ thời nhà Lý, Thăng Long đã trở thành không chỉ là trung tâm chính trị, hành chính, quân sự mà còn là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả nước, với lối quy hoạch phố phường kiểu bàn cờ mang tính khoa học 

1. Tả cảnh đẹp mà em thích nhất :

Quê hương, hai tiếng gọi thiêng liêng mà trìu mến vô ngần, quê hương in sâu trong tâm trí chúng ta bởi những hình ảnh của tuổi thơ. Quê hương là nơi ta lớn lên, là nơi ta đi để trở về. Là nơi mà nếu không nhớ ta sẽ không lớn nổi thành người. mỗi người yêu quê hương theo những cách khác nhau và hẳn đều lưu giữ cho mình những hình bóng đẹp đẽ khác nhau về cảnh trí quê hương. Như với tôi, dòng sông quê hương vẫn là dòng suối ngọt chảy suốt tâm hồn một thuở.

Hẳn là tuổi thơ ai cũng đều gắn liền với dòng sông, cánh đồng bát ngát. Nhưng dòng sông trong tâm trí, trong kỉ niệm và trong mỗi nơi lại thật riêng biệt, và nó như một dòng chảy bất tận trong tâm hồn, chảy từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Cho ta một nguồn suối ngọt lành, là mạch nguồn để đắm mình, nương náu. Quê hương tôi có con sông xanh biếc, nước sông trong soi tóc những hàng tre, tâm hồn tôi là một buổi trưa hè...chao ôi, những câu thơ ấy đã đánh thức tâm hồn tôi.

Dòng sông quê tôi tuôn dài, tuôn dài như áng tóc trữ tình cuồn cuộn mùi khói mèo tháng hai và mùi nắng mới hương xuân. Con sông thơ mộng, duyên dáng và dịu dàng kín đáo như tiếng vâng không nói ra của tình yêu. Bên bờ sông là những dặng phi lao xanh rì đang rì rào trong gió, như đang thì thầm với chúng tôi mỗi khi chúng tôi ghe thăm. Con sông này là nơi gắn với tuổi thơ tôi, với những đứa trẻ đồng quê yêu sông nước, yêu nghịch ngợm hồn nhiên. Con sông có lúc dữ dỗi và ào ào mãnh liệt cuộn xoáy như những lốc xoáy sâu thẳm. Có khi nó dịu dàng, say đắm giữa màu đỏ chói lói của tán phượng vào ngày hè. Nhưng nó đã ở đây, cùng thời gian của sự trưởng thành trong tôi mà đắp bồi cho xứ sở quê hương.

Con sông dịu dàng lắm, màu hè nước sông trong xanh ve như ngọc bích. Dòng nước mát ấy khiến chúng tôi không bao giờ hiền lành vuốt ve mà đều sà xuống để vẫy vùng, quẫy đạp. có lẽ nhờ nó mà chúng tôi biết bơi chăng, có lẽ nhờ nó mà tôi thấu cảm được một định nghĩa nho nhỏ về tuổi thơ đẹp và quý giá là thế nào.

Con sông này hiền lành và là nguồn nước sinh hoạt chính của người dân quê tôi. Hằng ngày, mọi người đều ra sông rửa rau, tắm rửa và đùa nghịch. Con sông cũng là nơi tâm hồn được thỏa mê vui thích mà chẳng e dè gì. Vậy nên con sông như người bạn tri kỉ của người dân nơi đây, con sông thân thương chảy giữa đôi bờ hư thực đã lớn lên cùng tâm hồn dào dạt và sôi nổi của tuổi thần tiên trong tôi. Cứ thế, chúng tôi lớn lên, chúng tôi gắn bó và lấy nó làm địa chỉ của tâm hồn, làm kí hiệu và dấu hiệu riêng cho tuổi thơ thuần khiết của mình.

Nhớ con sông quê hương, là nhớ lấy quê hương, là yêu quê hương nhỏ xinh bên dòng sông êm lặng, dịu dàng như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Con sông như đã trở thành nàng thơ trong tâm hồn mỗi đứa trẻ thơ chúng tôi. Con sông mang lại những giá trị về vật chất nhưng nhiều hơn cả là về tinh thần, là nỗi niềm cổ tích thuở xưa. Quê hương đẹp, đẹp theo một cách riêng, và đáng nhớ về theo một cách riêng, để mỗi người nhớ về quê hương. Khi thì nhớ về cánh đồng xanh thẳng cánh cò bay, khi thì là con sông trong nước trôi êm ả, khi là cây đa giếng nước sân đình để làm nên một tuổi thơ trọn vẹn, tươi vui mà thiêng liêng tột cùng.

2. Tả giờ ra chơi :

Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt.

Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó.

Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú.

Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có 5 người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau.

Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó dưới gốc cây phượng già với những chùm hoa rực rỡ như ánh nắng mùa hạ ấm áp. Mặt các bạn lúc thì đăm chiêu, lúc lại giãn ra và nở nụ cười thật tươi khi khám phá được điều gì thú vị. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch.

Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lí thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em.

24 tháng 10 2019

                                                                Bn tham khảo nha

1. Viết bài văn tả cảnh đẹp mà em thích nhất 

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.

Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.

Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

2. Viết bài văn tả giờ ra chơi

Tùng, tùng, tùng, một hồi trống ngắn vang lên báo hiệu đã đến giờ ra chơi sau tiết hai. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Sân trường đang vắng vẻ, lặng lẽ, phút chốc đã rộn rã tiếng nói tiếng cười của mấy trăm học sinh đang tung tăng chạy nhảy.

Một hồi trống dài thôi thúc, báo hiệu tiết mục thể dục giữa giờ bắt đầu. Chúng em nhanh nhẹn xếp thành hàng đúng theo vị trí quen thuộc, mỗi người cách nhau một sải tay. Theo tiếng trống, từng động tác được thực hiện nhịp nhàng đều đặn. Những cánh tay mềm mại quay trái, quay phải. Bao gương mặt hồn nhiên tươi rói dưới ánh nắng mai.

"Khoẻ, khoẻ! ". Tiếng hô đồng thanh vang động cả sân trường làm cho mấy chú chim sâu, chim sẻ sợ hãi bay vút lên cao.

Tiếp sau đó là giờ chơi của chúng em. Mỗi nhóm tìm đến một góc sân để chơi những trò quen thuộc như: nhảy dây, đuổi bắt, kéo co. Dưới gốc cây bàng già, bốn bạn nữ Thu, Ngọc, Lan, Hương đang chụm đầu vào nhau, không biết kể chuyện gì mà cùng cười rúc rích. Cách đó không xa, tốp nam lớp 5C đá cầu. Trái cầu làm bằng những vòng cao su tròn nhiều màu, ở giữa cắm mấy chiếc lông ngỗng trắng, vun vút bay đi bay lại. Tiếng bàn tán nổi lên, xen lẫn tiếng cười nói thật là vui nhộn, ổn ào nhất là đám kéo co. Mỗi bên có tới hàng chục người, người này ôm ngang lưng người khác. Đứng đầu hai bên là Nam và Đức, hai bạn đều to khoẻ ngang nhau. Sau tiếng hô dõng dạc của trọng tài Hoàng, hai bên cong lưng, bậm môi, ra sức kéo. Một hồi lâu vẫn chưa phân thắng bại. Bất chợt, Nam buông tay làm cho các bạn té ngửa, nằm chồng lên nhau ngổn ngang dưới đất. Những tràng vỗ tay, reo hò vang động.

Giờ chơi trôi qua nhanh chóng. Tiếng trống báo giờ vào học đã điểm. Chúng em nhanh chống trở về lớp, gương mặt ai nấy đều toát lên vẻ vui tươi, rạng rỡ thật đáng yêu. Thời gian ra chơi tuy ngắn nhưng đã đem lại cho chúng em sự thoải mái về mặt thể chất và tinh thần để chúng em tiếp tục học tập được tốt hơn