K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2019

b/ Từ láy ''sạch sẽ ''

=> Đặt câu:  Cô ấy ăn ở rất sạch sẽ

~ Chúc học tốt ~

28 tháng 10 2019

a.Nhân dân có phải từ láy ko ?

TL:Từ này ko phải từ láy vì khi tách mỗi tiếng của nó ra đều có nghĩa:Nhân:người;dân:dân.

Gắt gỏng...................................?

TL:Là từ láy vì khi tách mỗi tiếng của nó ra ko có nghĩa.

Nặng nề......................................?

TL:Là từ láy vì một trong hai tiếng tạo thành nó có nghĩa.

phần b tự nghĩ ik bạn.

I. Mở bài:

  • Giới thiệu chung về đối tượng
  • Công viên Vị Xuyên quê hương em rất đẹp, nhất là vào những buổi bình minh ngày hè. Vì mùa hè em có nhiều thời gian rảnh hơn hẳn các mùa khác nên có nhiều cơ hội được ra hồ vào buổi sáng ngắm nhìn mặt trời mọc, đắm chìm trong vẻ đẹp của công viên, của hồ nước.

II. Thân bài:

Công viên Vị Xuyên quê hương em là một tổng thể thiên nhiên hài hòa có hồ Vị Xuyên, những con đường, vườn cây, dải đất bao quanh và cả tượng đài Trần Hưng Đạo.

a. Hồ Vị Xuyên:

  • Em theo mẹ ra hồ từ sớm để tập thể dục và để được ngắm nhìn cảnh hồ buổi bình minh rực rỡ.
    Khi mặt trời vén bức màn mây “mỏng mảnh như là khói” trên cao để ngắm thả những cô cậu bé nắng tinh nghịch xuống đánh thức vạn vật, lớp sương mỏng phủ trên mặt hồ dần tan, để nhường chỗ cho ánh nắng ngày mới vàng tươi ấm áp chan hòa khắp không gian.
  • Mặt hồ phẳng lặng, bình yên tựa hồ một tấm gương soi khổng lồ dường như bừng sáng hẳn lên bởi ánh bình minh.
  • Đứng nhìn ngắm mặt nước trong veo, hít thở căng lồng ngực bầu không khí trong lành, thanh mát mà em cảm thấy khoan khoái hơn hẳn, lòng bỗng thấy yêu đời, hạnh phúc hơn, và yêu quê hương với hồ Vị Xuyên thơ mộng.
  • Thỉnh thoảng có những làn gió mát thổi qua hồ làm cho mặt nước khẽ gợn sóng, từng con sóng nhỏ lăn tăn như đang vui đùa với những bé nắng làm em cứ ngỡ như trong một thoáng có ai đó đã dát vàng, một cách khéo léo và tinh tế, lên mặt hồ khiến nó lung linh, rực rỡ hơn hẳn.

b. Khu vực bao quanh hồ Vị Xuyên:

  • Sau khi ngắm nhìn cảnh hồ buổi bình minh, em và mẹ tản bộ trên con đường nhỏ lát gạch sạch sẽ bao quanh hồ.
  • Người ta không làm một con đường nhựa phẳng lì, rộng lớn quanh hồ mà cẩn thận lát những viên gạch trên con đường nhỏ khiến cho ai đi trên con đường ấy cũng có cảm xúc như đang đi trên một con đường thôn quê mộc mạc.
  • Con đường ấy, cùng thảm cỏ sát bờ hồ nhìn xa như một đường viên tinh tế mà con người đã điểm tô cho tấm gương thiên nhiên khổng lồ.
  • Nắng vàng rủ xuống con đường nhỏ, nắng mải mê trườn mình trên bãi cỏ xanh mướt ven hồ khiến cho cảnh vật trông tràn đầy sức sống.
  • Vì giờ là buổi sáng sớm nên sương vẫn chưa tan hẳn dù nắng đã gõ cửa từng cây xanh hoa thắm.
  • Những hạt sương nhỏ tí xíu, long lanh như hạt ngọc điểm tô cho vẻ đẹp dải cỏ sát hồ khi nắng chiếu vào lại thêm lấp lánh, lung linh hơn.
  • Chim chóc nhảy nhót, bay lượn, chuyền từ cành cây này sang cành cây khác khiến cho công viên vào buổi sáng thêm vui tươi, nhộn nhịp hơn hẳn.
  • Trên con đường nhỏ, người dân đi bộ, tập thể dục tưng bừng, rộn rã.

c. Tượng đài Trần Hưng Đạo:

  • Một nét nổi bật trong công viên Vị Xuyên quê em là hình ảnh tượng đài Trần Hưng Đạo oai phong, lẫm liệt, luôn được người dân kính trọng, giữ gìn cẩn thận.
  • Nắng lên rọi vào bức tượng đồng khiến cho bức tượng ánh lên một vẻ chắc chắn, mạnh mẽ, oai phong hơn hẳn.

III. Kết bài:

  • Bày tỏ cảm xúc cá nhân
  • Nếu ai hỏi quê hương em có cảnh gì đẹp, em sẽ rất tự hào giới thiệu với họ công viên Vị Xuyên, đặc biệt là vào buổi sáng. Em rất yêu và muốn ngắm nhìn bức tranh ấy mỗi buổi sớm mai.
28 tháng 10 2019

I. Mở bài: giới thiệu cảnh đẹp ở địa phương em
Em sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Em lớn lên nhờ gió của biển, nhờ thức ăn của biển, nhờ cát biển,…. Chính vì thế đối với em cảnh biển là cảnh đẹp nhất đối với em. Mỗi sang tiếng còi tàu từ khơi về vang khắp nơi. Mọi người đua nhau ra đón người nhà. Nhưng em thích nhất là cảnh hoàng hôm trên biển, đây có thể là cảnh đẹp nhất của quê hương em.

II. Thân bài: tả cảnh hoàng hôn ở biển
1. Tả bao quát:

- Bầu trời dần tối lại, nắng bắt đầu tắt
- Mọi người chuẩn bị về
- Đèn đường bắt đầu mở
2. Tả chi tiết:
a. Khi mặt trời chưa lặn:
- Bầu trời trong xanh, cao vời vợị, những đám mây xanh trải khắp như một tấm thảm
- Những chú chim ríu rít bay lượn
- Nước biển trong xanh
- Nhìn xa xa là những chiếc thuyền giữa khơi chuẩn bị về đất liền sau một ngày làm việc vất vả
- Đằng xa là những ngọn núi hay cù lao chập chờn
- Những người tắm biển đông nghịt, thoải thích tắm, như tận hưởng cuộc sống sau một ngày làm việc vất cả.
b. Khi mặt trời lặn
- Nắng bắt đầu tắt, nắng dịu lại chứ không chói chang nữa
- Mặt trời từ từ đi về phía chân trời
- Hoàng hôn dần buông xuống, mặt trời như cái mâm đỏ khổng lồ.
- Nước biển từ từ chuyển màu
- Bãi cát vàng mịn bắt đầu ít người
- Những người tắm biển dần dần đi về.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh hoàng hôn trên biển
- Cảnh hoàng hôn trên biển đem lại cho tôi nhiều kỉ niệm đẹp về quê hương mình thời thơ ấu.
- Tôi sẽ không bao giờ quên cảnh đẹp này.

28 tháng 10 2019

nho nho,xinh xinh,lap lanh cung la tu lay ma ban

Quê nội em ở rất xa thành phố nên chẳng mấy khi em được về thăm. Năm nay dù dã mười hai tuổi nhưng em cũng mới chỉ được về thăm ông bà nội có một lần. Lần ấy lâu lắm rồi, từ khi em còn nhỏ lắm nên hầu như em chẳng nhớ điều gì nữa. Thế nhưng tuần vừa qua, cảm ơn những ngày nghỉ của bố, em đã được về quê nội.

Bố báo tin mừng trước ba ngày. Ba ngày là khoảng thời gian quá lâu để hâm nóng niềm vui và chờ đợi. Thế rồi cuối cùng em cũng chờ được đến lúc lên tàu. Chuyến tàu hôm ấy đông đúc và ồn ã lắm. Dường như em có cảm giác ai cũng về quê thì phải. Con tàu lăn bánh rời khỏi sân ga trong một niềm vui mừng bâng khuâng khó tả. Tàu chạy gần cả một ngày nhưng em không muốn ngủ. Cảnh vật bên đường mới thích làm sao. Hết làng mạc lại đến cánh đồng, rồi đồi bãi bát ngát mênh mông. Hai bên đường lúc thì rợp một màu xanh, lúc lại nhộn nhịp vô cùng khi tàu đi qua phố chợ. Em đang miên man suy nghĩ thì tàu đến sân ga.

Nhà nội cách sân ga chưa đầy nửa cây số nên bố quyết định cả nhà đi bộ. Bước trên con đường mà dưới chân sỏi và đá cứ kêu lạo xạo, em thấy có một cái gì đó lạ vô cùng. Một cảm giác em chưa từng được trải qua. Loáng cái đã đến cổng nhà bà nội. Chiếc cổng bằng tre cũ kỹ, che một phần giàn mướp sai trĩu quả bên trong. Thấy cả nhà đã về tới cổng, bà nội vui mừng ra đón. Không hiểu sao lúc ấy tự nhiên em vứt ngay túi đồ xuống đất sà vào lòng bà nội mà nức nở. Buổi tối hôm ấy qua đi trong một giấc ngủ ngon làn cùng bà nội.

Sáng hôm sau bà gọi em dậy sớm và hình như em cũng không muốn ngủ lười như ở trên thành phố. Bây giờ em mới kịp quan sát kỹ ngôi nhà của ông bà nội. Ngôi nhà ba gian lâu ngày bị gió sương làm chuyển sang màu nâu bạc. Nhưng bên trong vẫn toát lên vẻ ấm cúng, thiêng liêng và gần gũi vô cùng. Trong bữa cơm buổi sáng, em cố khớp những hình ảnh đã hình dung với hình ảnh thực của ông bà nội. Ông bà trẻ hơn so với suy nghĩ của em. Dù đã ngoài bảy mươi nhưng ông vẫn khỏe mạnh và quắc thước. Bà nội tóc có bạc hơn nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm.

Bữa cơm vừa xong là lúc em bắt đầu được thưởng thức những cảm giác thú vị của đồng quê. Trong khi ông bà miệng bỏm bẻm nhai trầu cùng bố mẹ em và các chú bàn công chuyện thì em được các anh chị họ rủ ra đồng chơi. Hôm nay em là nhân vật trung tâm nên anh chị nào cũng giành phần để chăm chút cho cậu em từ thành phố mới về. Ôi! Những ngày ở quê, các anh chị đã cho em biết thêm bao điều thú vị. Và có lẽ vui mừng hơn cả là những trò chơi của tụi nhỏ ở nông thôn. Lần đầu tiên em biết thế nào là một con diều sáo. Và lại còn được anh hai cho cầm dây mới thích chứ. Rồi còn biết thêm trò chơi chọi dế, đánh cỏ gà, đá bóng bằng trái bưởi phơi khô...lại còn cả những buổi được đi chăn trâu thật là ngộ nghĩnh. chỉ vài ngày mà em quen thêm bao nhiêu người bạn mới. Điều lạ là ai cũng dễ gần, cũng dễ chơi và nhanh thân thiết lắm chẳng như trên thành phố.

Những ngày ở quê vội vã qua đi trong sự nuối tiếc của em vì hầu hết những cuộc chơi còn đang dang dở. Ngày trở về thành phố ông bà còn cho rất nhiều quà. Bà ôm em vào lòng khóc nhưng không rơi nước mắt. Bà nói: Cháu bà ngoan! Về thành phố nhớ chăm chỉ học hành, lần sau trở lại chắc cháu bà lớn lắm. Em không nức nở như lúc mới về mà chỉ dửng dưng. Ở trong lòng bà em cảm thấy quê nội ấm áp, thiêng liêng, cao quý mà gần gũi xiết bao.

28 tháng 10 2019

Dàn ý kể lại một chuyến về quê nội Ngữ văn lớp 6 

1. Mở bài:

Quê hương là chùm khế ngọt, ai đi xa cũng phải nhớ về. Bố mẹ em cũng thế, tuy là dân thành phố với những cuồng quay công việc bận rộn nhưng họ luôn thu xếp thời gian cho chúng em về quê thăm người thân.

2. Thân bài:

- Quê ông bà là nơi chốn ngọt ngào bởi vì nơi đó có những người thân chúng em: có dì, có cậu, có mợ,..

+ Như mỗi lần về quê trước đó, luôn có ông bà ra đón đầu làng gia đình chúng em.

+ Mỗi lần gặp họ em và em trai em rất vui, niềm vui không tả xiết chắc vì tình cảm ông bà dành sự chiều chuộng cho chúng em quá nhiều.

+ Ông lại chặt tre làm những đèn ông sao, những cánh diều cho em trai em.

+ Bà lại chuẩn bị những món ăn ngon cho con, cho cháu.

+ Gia đình em mỗi khi về luôn nhận được nhiều lời hỏi han , quan tâm của những người thân trong gia đình.

+ Không những thế hàng xóm ở đây rất sống rất tình cảm.

+ Họ dành những lời nói, lời chia sẻ với những người sống xa quê. Khác nhiều so với thành phố nơi chúng em sống.

+ Sinh hoạt và nói chuyện chỉ là với các thành viên gia đình còn những người sống xung quanh họ ít khi dừng lại đôi phút để chuyện trò. Chắc do nhịp sống thành phố nhanh nên họ không có thời gian để chào hỏi lẫn nhau.

- Bữa ăn gia đình ở quê ý nghĩa biết bao! Đó là những bữa ăn đầm ấm bên gia đình và người thân.

+ Đó là những bữa ăn đông đủ các thành viên trong gia đình có ông, bà, dì, dượng,..

+ Trong bữa ăn họ trò chuyện một cách vui vẻ khiến không khí gia đình càng thêm ấm áp. Không lo toan đến những thứ xô bồ ngoài thế giới kia.

- Có lẽ, về quê là nơi chốn bình yên và dễ chịu nhất của con người. Vì nơi đây tạo cho ta một cảm giác an nhiên với đời.

- Thích nhất về quê cũng bởi vì ở đây có những bạn bè chạc tuổi mình nhưng họ cho mình biết nhiều cái hay, cái thú vị ở chốn quê yên bình.

3. Kết bài

- Về xong lại phải chia tay chốn quê bình yên đó, để trở lại với thành phố . Với việc học hành của chúng em và với công việc an sinh của bố mẹ. Nhưng chúng em không buồn là bao vì đi sẽ nhất định trở về với miền thân thương đó.

- Trong trái tim của em nơi đó là nơi tuyệt vời nhất.

>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý Kể về một chuyến về quê lớp 6

Bài văn mẫu kể về chuyến thăm quê lớp 6 - Mẫu 1

Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.

Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3 - 4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.

Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.

Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm "cây nhà lá vườn": cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoài vườn và ngủ đi lúc nào không hay.

Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: "Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé".

Bài văn mẫu kể về chuyến thăm quê nội - Mẫu 2

Quê nội em ở rất xa thành phố nên chẳng mấy khi em được về thăm. Năm nay dù dã mười hai tuổi nhưng em cũng mới chỉ được về thăm ông bà nội có một lần. Lần ấy lâu lắm rồi, từ khi em còn nhỏ lắm nên hầu như em chẳng nhớ điều gì nữa. Thế nhưng tuần vừa qua, cảm ơn những ngày nghỉ của bố, em đã được về quê nội.

Bố báo tin mừng trước ba ngày. Ba ngày là khoảng thời gian quá lâu để hâm nóng niềm vui và chờ đợi. Thế rồi cuối cùng em cũng chờ được đến lúc lên tàu. Chuyến tàu hôm ấy đông đúc và ồn ã lắm. Dường như em có cảm giác ai cũng về quê thì phải. Con tàu lăn bánh rời khỏi sân ga trong một niềm vui mừng bâng khuâng khó tả. Tàu chạy gần cả một ngày nhưng em không muốn ngủ. Cảnh vật bên đường mới thích làm sao. Hết làng mạc lại đến cánh đồng, rồi đồi bãi bát ngát mênh mông. Hai bên đường lúc thì rợp một màu xanh, lúc lại nhộn nhịp vô cùng khi tàu đi qua phố chợ. Em đang miên man suy nghĩ thì tàu đến sân ga.

Nhà nội cách sân ga chưa đầy nửa cây số nên bố quyết định cả nhà đi bộ. Bước trên con đường mà dưới chân sỏi và đá cứ kêu lạo xạo, em thấy có một cái gì đó lạ vô cùng. Một cảm giác em chưa từng được trải qua. Loáng cái đã đến cổng nhà bà nội. Chiếc cổng bằng tre cũ kỹ, che một phần giàn mướp sai trĩu quả bên trong. Thấy cả nhà đã về tới cổng, bà nội vui mừng ra đón. Không hiểu sao lúc ấy tự nhiên em vứt ngay túi đồ xuống đất sà vào lòng bà nội mà nức nở. Buổi tối hôm ấy qua đi trong một giấc ngủ ngon làn cùng bà nội.

Sáng hôm sau bà gọi em dậy sớm và hình như em cũng không muốn ngủ lười như ở trên thành phố. Bây giờ em mới kịp quan sát kỹ ngôi nhà của ông bà nội. Ngôi nhà ba gian lâu ngày bị gió sương làm chuyển sang màu nâu bạc. Nhưng bên trong vẫn toát lên vẻ ấm cúng, thiêng liêng và gần gũi vô cùng. Trong bữa cơm buổi sáng, em cố khớp những hình ảnh đã hình dung với hình ảnh thực của ông bà nội. Ông bà trẻ hơn so với suy nghĩ của em. Dù đã ngoài bảy mươi nhưng ông vẫn khỏe mạnh và quắc thước. Bà nội tóc có bạc hơn nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm.

Bữa cơm vừa xong là lúc em bắt đầu được thưởng thức những cảm giác thú vị của đồng quê. Trong khi ông bà miệng bỏm bẻm nhai trầu cùng bố mẹ em và các chú bàn công chuyện thì em được các anh chị họ rủ ra đồng chơi. Hôm nay em là nhân vật trung tâm nên anh chị nào cũng giành phần để chăm chút cho cậu em từ thành phố mới về. Ôi! Những ngày ở quê, các anh chị đã cho em biết thêm bao điều thú vị. Và có lẽ vui mừng hơn cả là những trò chơi của tụi nhỏ ở nông thôn. Lần đầu tiên em biết thế nào là một con diều sáo. Và lại còn được anh hai cho cầm dây mới thích chứ. Rồi còn biết thêm trò chơi chọi dế, đánh cỏ gà, đá bóng bằng trái bưởi phơi khô...lại còn cả những buổi được đi chăn trâu thật là ngộ nghĩnh. chỉ vài ngày mà em quen thêm bao nhiêu người bạn mới. Điều lạ là ai cũng dễ gần, cũng dễ chơi và nhanh thân thiết lắm chẳng như trên thành phố.

Những ngày ở quê vội vã qua đi trong sự nuối tiếc của em vì hầu hết những cuộc chơi còn đang dang dở. Ngày trở về thành phố ông bà còn cho rất nhiều quà. Bà ôm em vào lòng khóc nhưng không rơi nước mắt. Bà nói: Cháu bà ngoan! Về thành phố nhớ chăm chỉ học hành, lần sau trở lại chắc cháu bà lớn lắm. Em không nức nở như lúc mới về mà chỉ dửng dưng. Ở trong lòng bà em cảm thấy quê nội ấm áp, thiêng liêng, cao quý mà gần gũi xiết bao.

Bài văn mẫu kể về chuyến thăm quê nội - Mẫu 3

Bố mẹ tôi lấy nhau ở thành phố nên nghiễm nhiên sinh tôi ra cũng ở thành phố, dẫu vậy bố mẹ tôi luôn nhắc nhở tôi phải nhớ đến quê hương. Thế nhưng quê tôi ở xa quá, phải đợi đến khi tôi học lớp 6 bố mẹ tôi mới cho phép tôi về quê và ở một với bà nội một thời gian.

Khỏi phải nói tôi đã hồi hộp và sung sướng như thế nào khi được bố mẹ cho phép về quê. Ngày lên đường về quê nội, bố mẹ tôi dặn đủ thứ nào phải ngoan, phải nghe lời bà không được để bà buồn. Tôi vâng dạ rối rít.

Sau nửa ngày đi tàu và mấy tiếng đi ô tô, quê nội đã hiện ra trước mắt tôi. Đó là một vùng đất trung du có những quả đồi lúp xúp và những rừng cọ có tán xoè rộng như những chiếc ô che đầu.

Nhà nội tôi nằm nép ở chân đồi, muốn vào nhà phải đi trên một cây cầu tre bắc qua một con suối nhỏ. Nhà nội tôi không nhiều tầng như những ngôi nhà ở thành phố mà chỉ là ngôi nhà ngói năm gian, có rất nhiều cửa sổ và xung quanh là vườn cây xanh tốt, đằng trước là vườn rau đủ loại. Tất cả đều được phủ lên bằng một màu xanh mát. Bởi vậy cảm giác đầu tiên khi đặt chân lên nhà nội là một cảm giác mát mẻ thanh bình của một miền quê vùng trung du.

Từ nhà nội nhìn ra phía trước, tôi lại thấy những quả đồi thấp, ở đó có một màu xanh của cây cỏ, và xen lẫn là những thân cọ khẳng khiu cao vút. Buổi chiều, khi ông mặt trời sắp lặn, tôi nghe văng vẳng tiếng mõ của đàn bò no nê trở về, đâu đó còn có tiếng reo hò của lũ trẻ chăn trâu. Trên không trung từng đàn chim ùa bay qua. Buổi chiều ở quê nội thật đẹp và yên bình, tôi ước ao được cùng các bạn nhỏ nơi này dạo chơi ở trên những quả đồi, trên những cánh đồng xanh mát. Sau một ngày đi đường vất vả mệt nhọc, tôi ngủ thiếp đi trong lòng nội. Đang trong giấc ngủ ngon lành, tôi bỗng nghe thấy tiếng chim hót líu lo như cất lên ngay cạnh nơi tôi ngủ, tôi choàng tỉnh giấc và mải mê nghe, tiếng chim hót nghe trong trẻo, lảng lót như một điệu nhạc cất lên chào buổi sáng. Ngoài sân tiếng mẹ con nhà gà mái cũng lục tục gọi nhau đi kiếm ăn, hai chú cún con đùa rỡn nhau trên sân. Ôi, buổi sáng ở đây thật tuyệt vời.

Tôi chạy ra sân ngắm nhìn cảnh vật, ông mặt trời đã hé mắt nhìn ở phía đằng đông, cây chuối trong vườn đung đưa trong gió, ngoài ao đàn cá tung tăng bơi lội, thỉnh thoảng lại chạy ào xuống đáy ao như chơi chốn tìm. Bữa sáng ở quê được dọn ra thật đơn giản chỉ có khoai lang luộc. Bà biết tôi thích món này nên đã chuẩn bị từ trước, củ khoai của quê nội tôi không to nhưng lại rất bở và ngọt. Tôi thích thú ăn đến no bụng. Ăn sáng xong hai bà cháu dẫn tôi lên nương hái chè, quê bà tôi chè được xem là món đặc trưng nhất. Quả đồi thoai thoải nằm ngay sau nhà của nội tôi và được trải lên một màu xanh mướt của những búp chè non. Nội tôi tuy đã già nhưng hai tay vẫn thoăn thoắt hái chè. Hai bà cháu vừa làm vừa chuyện trò vui vẻ, cười vang khắp quả đồi.

Đến gần trưa, khi ông mặt trời bắt đầu toả ánh nắng lên khắp nương chè cũng là lúc bà cháu tôi trở về nhà. Bóng bà như cùng nghiêng nghiêng theo bóng nắng, tôi thấy thương bà quá, bà đã già rồi mà vẫn còn vất vả. Bà mủm mỉm cười: Bà vất vả quen rồi, làm lụng cũng giúp con người ta khoẻ mạnh hơn đấy cháu ạ. Buổi chiều, khi cái nắng hè đã dìu dịu, tôi ra cổng đứng trên cầu thả hồn theo dòng nước trong veo, trong đến nỗi tôi có thể nhìn thấy cả sỏi và cát ở dưới đáy. Thỉnh thoảng có đàn cá lững lờ bơi và chỉ nghe thấy một tiếng động nhỏ là tất cả lại biến mất.

Chỉ sau mấy ngày ở quê nội tôi đã có thêm rất nhiều bạn, những người bạn chân chất thật thà và họ rất quý tôi. Họ thường rủ tôi đi chơi, giới thiệu cho tôi nghe những thứ đặc trưng của vùng thôn quê. Và thú nhất là vào buổi trưa, chúng tôi lại leo lên đồi cọ, ở đó cái nắng nóng đâu chẳng thấy mà chỉ thấy gió mát và bóng râm. Chúng tôi ngồi dưới tán cọ, nghe gió thổi xào xạc trên những tàu lá cọ, cả rừng cọ đung đưa theo nhịp gió, nghe như bản nhạc của đồng quê. Giữa không gian thanh bình ấy tôi thấy mình như lạc đến một nơi nào xa lắm. Quê nội tôi thật đẹp phải không các bạn! Thời gianthấm thoắt trôi đi, đã đến lúc tôi phải rời quê nội trở về thành phố. Ngày chia tay, bà nội nhìn tôi rơm rớm nước mắt, bà chúc tôi học giỏi để sang năm lại về thăm bà. Các bạn trong xóm cũng đến tạm biệt tôi. Bước lên xe, lòng tôi đầy tiếc nuối, quê nội cứ khuất dần ở phía sau, tôi thầm hứa sang năm sẽ học thật giỏi để lại được bố mẹ cho về thăm nội. Trong tôi, quê nội thật gần gũi và thân thương đến lạ thường.

Ngày ấy, khi tôi còn học tiểu học, câu hỏi đầu tiên hiện ra trong đầu kể từ khi tôi biết cảm nhận về cuộc sống, đó là: “Tại sao bố mẹ lại cãi nhau?”. Kí ức về tuổi thơ của tôi không phải màu hồng như các bạn cùng trang lứa. Đó là những lần cãi vã, những trận đòn roi mà bố dành cho mẹ. Mỗi lần tôi hỏi, thì: “Bố mẹ chỉ tranh luận chút thôi, không có gì đâu” là câu nói mà tôi phải nghe đến phát chán. Đồng ý là tranh luận, nhưng có nhất thiết phải to tiếng với nhau đến vậy? Rồi có nhất thiết mẹ phải bỏ về bà ngoại? Có những đêm đang ngủ, đùng đùng bố bỏ ra ngoài rồi đóng cửa đánh…sầm. Và tôi hiểu bố mẹ lại vừa… “tranh luận thôi”. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ được rằng, rồi ngày mai sẽ không có ai lo bữa sáng cho tôi, cũng chẳng ai quan tâm tôi đi học lúc nào…


Còn nhớ, có lần bố đuổi đánh mẹ chạy khắp xóm. Lúc ấy tôi chỉ biết co rúm vào góc nhà như chú gà con tránh bão. Rồi mấy hôm ấy mẹ sợ không về nhà. Tôi biết mẹ đã về bà ngoại, vừa yên tâm lại vừa lo lắng, không biết mẹ ra sao. Không dám ra khỏi nhà vì bố cấm, nhưng thật ra là tôi xấu hổ với mọi người. Mỗi lần sang nhà các bạn cùng lớp chơi, tôi lại ghen tỵ với chúng. Rồi những câu hỏi cứ thế hiện lên trong đầu. Tôi không hiểu sao bố mẹ chúng bạn lại sống vui vẻ đến vậy? Tại sao chúng bạn lại được sinh ra trong gia đình hạnh phúc như thế?... Bố mẹ thường bảo “việc của con bây giờ là phải học cho thật tốt, còn những việc khác con không phải bận tâm”. Nhưng không bận tâm làm sao được khi mà hàng ngày phải chứng kiến những điều ấy?

Tôi đã tìm đọc rất nhiều sách, nhưng không phải những cuốn sách phục vụ cho việc học như bố mẹ mong muốn, mà đó là những cuốn sách gia đình. Có lẽ chúng được xuất bản ra không phải để dành cho lứa tuổi của tôi, nhưng tôi vẫn đọc để tìm lời khuyên cho mình và chỉ thấy người ta nói về trách nhiệm của bố mẹ. Không ai cho tôi biết mình phải làm gì? Mà có lẽ tôi cũng chẳng thể làm được gì ngoài việc im lặng…


Những cuộc cãi vã của bố mẹ cứ thế diễn ra triền miên ngày này qua tháng khác. Tôi câm lặng sống và cảm thấy ngột ngạt ngay chính trong gia đình của mình. Cho đến một ngày, sau trận cãi vã rất lớn phải ra tòa; tôi không hiểu bố mẹ và ông bà đã nói chuyện gì với nhau, nhưng cuối cùng bố mẹ đã quyết định tiếp tục sống chung với 2 chữ “trách nhiệm”, bằng cách: mỗi người tự biết nhẫn nhịn!

Rồi những ngày tiếp theo đó, tôi không còn phải nghe tiếng cãi vã, thay vào đó là sự tĩnh lặng đến phát sợ. Những bữa cơm không có tiếng nói, cười; không có hơi ấm của một gia đình mặc dù có đầy đủ các thành viên. Tôi tự hỏi, sao cũng là cơm, canh mẹ nấu, giờ đây tôi cứ thấy thiếu thiếu vị gì đó. Tôi lơ mơ nhận ra hình như đó là “vị ngọt” của tỉnh yêu gia đình…


Cứ như vậy cho đến một ngày cuối năm cấp III, tôi vô tình nghe được cuộc cãi vã của bố mẹ trong một lần tan học sớm. Tôi đã sốc, khi nhận ra rằng, thực tế mình nhìn thấy thời gian vừa qua chỉ là vỏ bọc. Thật ra, những cơn sóng trái chiều giữa bố và mẹ chưa bao giờ dừng mà ngày càng nguy hiểm hơn, “sóng ngầm!”. Tôi sụp đổ và đã thi trượt tốt nghiệp trước sự ngỡ ngàng của thầy cô, bạn bè, trong đó có cả những lời trách móc từ bố mẹ: “Có mỗi việc lo ăn với học thôi mà cũng không xong, con làm bố mẹ thất vọng quá!”


Không tìm được sự cảm thông, chia sẻ từ bất cứ ai, tôi đã muốn giải thoát cho mình. Đứng trước sự sống và cái chết, tôi mới thấy hết giá trị của cuộc sống và bà ngoại là người giúp tôi nhận ra điều đó. Bà nói: “Bố mẹ đã sinh ra con và cho con một cuộc đời, con phải tự có trách nhiệm với cuộc đời ấy. Trong suốt chặng đường đi, có những nỗi đau, những lần vấp ngã, sẽ có những vết thương về thể xác rồi sẽ lành da, nhưng những vết thương lòng thì sẽ theo ta đến hết cuộc đời. Con phải chấp nhận như chấp nhận sống chung với những khiếm khuyết trên cơ thể mình. Dù thế nào, con vẫn hạnh phúc hơn nhiều đứa trẻ khác vì còn có một gia đình, có bố mẹ, ông bà và người thân…”. Hiểu ý bà, tôi đã lựa chon cách sống và con đường đi cho mình.


Sau 12 năm đèn sách, giờ đây tôi vinh dự khi đặt bước chân vào giảng đường đại học, những tưởng đã đủ lớn để nhìn nhận mọi việc đúng, sai ra sao. Nhưng khi bắt đầu bước ra ngoài xã hội, đứng trước ngã ba của cuộc đời, giữa những sự lựa chọn mang tính quyết định là lúc tôi nhận ra, hơn bao giờ hết tôi cần có “bàn tay” yêu thương của bố mẹ… Xin bố mẹ, và tất cả những người đã và đang làm bố, làm mẹ, hãy lắng nghe suy nghĩ, tâm tư của con trẻ: “Gia đình không phải là một công thức hóa học, không phải cứ có một mái nhà đủ đầy, có bố, có mẹ là sẽ có hạnh phúc. Hãy cho con một gia đình đúng nghĩa với những giá trị thật sự của “hạnh phúc gia đình”.

28 tháng 10 2019

Ngày ấy, khi tôi còn học tiểu học, câu hỏi đầu tiên hiện ra trong đầu kể từ khi tôi biết cảm nhận về cuộc sống, đó là: “Tại sao bố mẹ lại cãi nhau?”. Kí ức về tuổi thơ của tôi không phải màu hồng như các bạn cùng trang lứa. Đó là những lần cãi vã, những trận đòn roi mà bố dành cho mẹ. Mỗi lần tôi hỏi, thì: “Bố mẹ chỉ tranh luận chút thôi, không có gì đâu” là câu nói mà tôi phải nghe đến phát chán. Đồng ý là tranh luận, nhưng có nhất thiết phải to tiếng với nhau đến vậy? Rồi có nhất thiết mẹ phải bỏ về bà ngoại? Có những đêm đang ngủ, đùng đùng bố bỏ ra ngoài rồi đóng cửa đánh…sầm. Và tôi hiểu bố mẹ lại vừa… “tranh luận thôi”. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ được rằng, rồi ngày mai sẽ không có ai lo bữa sáng cho tôi, cũng chẳng ai quan tâm tôi đi học lúc nào…


Còn nhớ, có lần bố đuổi đánh mẹ chạy khắp xóm. Lúc ấy tôi chỉ biết co rúm vào góc nhà như chú gà con tránh bão. Rồi mấy hôm ấy mẹ sợ không về nhà. Tôi biết mẹ đã về bà ngoại, vừa yên tâm lại vừa lo lắng, không biết mẹ ra sao. Không dám ra khỏi nhà vì bố cấm, nhưng thật ra là tôi xấu hổ với mọi người. Mỗi lần sang nhà các bạn cùng lớp chơi, tôi lại ghen tỵ với chúng. Rồi những câu hỏi cứ thế hiện lên trong đầu. Tôi không hiểu sao bố mẹ chúng bạn lại sống vui vẻ đến vậy? Tại sao chúng bạn lại được sinh ra trong gia đình hạnh phúc như thế?... Bố mẹ thường bảo “việc của con bây giờ là phải học cho thật tốt, còn những việc khác con không phải bận tâm”. Nhưng không bận tâm làm sao được khi mà hàng ngày phải chứng kiến những điều ấy?


Tôi đã tìm đọc rất nhiều sách, nhưng không phải những cuốn sách phục vụ cho việc học như bố mẹ mong muốn, mà đó là những cuốn sách gia đình. Có lẽ chúng được xuất bản ra không phải để dành cho lứa tuổi của tôi, nhưng tôi vẫn đọc để tìm lời khuyên cho mình và chỉ thấy người ta nói về trách nhiệm của bố mẹ. Không ai cho tôi biết mình phải làm gì? Mà có lẽ tôi cũng chẳng thể làm được gì ngoài việc im lặng…


Những cuộc cãi vã của bố mẹ cứ thế diễn ra triền miên ngày này qua tháng khác. Tôi câm lặng sống và cảm thấy ngột ngạt ngay chính trong gia đình của mình. Cho đến một ngày, sau trận cãi vã rất lớn phải ra tòa; tôi không hiểu bố mẹ và ông bà đã nói chuyện gì với nhau, nhưng cuối cùng bố mẹ đã quyết định tiếp tục sống chung với 2 chữ “trách nhiệm”, bằng cách: mỗi người tự biết nhẫn nhịn!

Rồi những ngày tiếp theo đó, tôi không còn phải nghe tiếng cãi vã, thay vào đó là sự tĩnh lặng đến phát sợ. Những bữa cơm không có tiếng nói, cười; không có hơi ấm của một gia đình mặc dù có đầy đủ các thành viên. Tôi tự hỏi, sao cũng là cơm, canh mẹ nấu, giờ đây tôi cứ thấy thiếu thiếu vị gì đó. Tôi lơ mơ nhận ra hình như đó là “vị ngọt” của tỉnh yêu gia đình…


Cứ như vậy cho đến một ngày cuối năm cấp III, tôi vô tình nghe được cuộc cãi vã của bố mẹ trong một lần tan học sớm. Tôi đã sốc, khi nhận ra rằng, thực tế mình nhìn thấy thời gian vừa qua chỉ là vỏ bọc. Thật ra, những cơn sóng trái chiều giữa bố và mẹ chưa bao giờ dừng mà ngày càng nguy hiểm hơn, “sóng ngầm!”. Tôi sụp đổ và đã thi trượt tốt nghiệp trước sự ngỡ ngàng của thầy cô, bạn bè, trong đó có cả những lời trách móc từ bố mẹ: “Có mỗi việc lo ăn với học thôi mà cũng không xong, con làm bố mẹ thất vọng quá!”


Không tìm được sự cảm thông, chia sẻ từ bất cứ ai, tôi đã muốn giải thoát cho mình. Đứng trước sự sống và cái chết, tôi mới thấy hết giá trị của cuộc sống và bà ngoại là người giúp tôi nhận ra điều đó. Bà nói: “Bố mẹ đã sinh ra con và cho con một cuộc đời, con phải tự có trách nhiệm với cuộc đời ấy. Trong suốt chặng đường đi, có những nỗi đau, những lần vấp ngã, sẽ có những vết thương về thể xác rồi sẽ lành da, nhưng những vết thương lòng thì sẽ theo ta đến hết cuộc đời. Con phải chấp nhận như chấp nhận sống chung với những khiếm khuyết trên cơ thể mình. Dù thế nào, con vẫn hạnh phúc hơn nhiều đứa trẻ khác vì còn có một gia đình, có bố mẹ, ông bà và người thân…”. Hiểu ý bà, tôi đã lựa chon cách sống và con đường đi cho mình.


Sau 12 năm đèn sách, giờ đây tôi vinh dự khi đặt bước chân vào giảng đường đại học, những tưởng đã đủ lớn để nhìn nhận mọi việc đúng, sai ra sao. Nhưng khi bắt đầu bước ra ngoài xã hội, đứng trước ngã ba của cuộc đời, giữa những sự lựa chọn mang tính quyết định là lúc tôi nhận ra, hơn bao giờ hết tôi cần có “bàn tay” yêu thương của bố mẹ… Xin bố mẹ, và tất cả những người đã và đang làm bố, làm mẹ, hãy lắng nghe suy nghĩ, tâm tư của con trẻ: “Gia đình không phải là một công thức hóa học, không phải cứ có một mái nhà đủ đầy, có bố, có mẹ là sẽ có hạnh phúc. Hãy cho con một gia đình đúng nghĩa với những giá trị thật sự của “hạnh phúc gia đình”.

chúc bn chọn bài thích hợp nha

Chắc hẳn, đối với tất cả chúng ta, ngôi nhà chính là nơi ấm áp nhất, thân thương nhất và hạnh phúc nhất. Mỗi lần đi đâu xa, tôi lại da diết nhớ về ngôi nhà thân yêu của mình, ngôi nhà có dàn hoa giấy tím ngát, có ba mẹ hiền từ, có tiếng cười hạnh phúc.

Ngôi nhà tôi ba tầng, nằm trong ngõ ven một con phố gần Hồ Tây. Bao năm tháng, ngôi nhà khoác trên mình lớp sơn màu vàng tươi. Qua nắng mưa, lớp sơn có phần phai màu. Nhưng với tôi, nó vẫn đẹp đến lạ kì. Trước cửa nhà là chiếc cổng sắt lớn màu ghi xám. Chiếc cổng được điểm tô vẻ mềm mại, rực rỡ nhờ dàn hoa giấy xanh um, tím ngát mà mẹ trồng. Những cành hoa nhẹ uốn, bám chắc vào mái chiếc cổng, mời gọi mọi người vào nhà. Bước vào cổng là một cái sân lát gạch màu đỏ, sân không rộng nhưng góc sân được ông tôi trồng rất nhiều loài cây cảnh, còn có cả sung, cả quất. Ba tôi còn sắm cho chị em tôi một chiếc xích đu màu trắng xinh xắn.

Đi qua cánh cửa gỗ màu đỏ sẫm chính là phòng khách với bộ bàn ghế sofa màu kem thanh thoát. Ngày nào, mẹ cũng cắm một lọ hoa tươi tắn, rạng rỡ, thơm ngát trên bàn, giúp cho căn nhà như bừng sáng. Đối diện bộ bàn ghế là chiếc tủ kính với nhiều lá cờ thi đua, huân huy chương và giấy khen của các thành viên trong gia đình. Chiếc ti vi ngay liền kề, đen bóng, phẳng phiu như một cái màn chiếu lớn. Trên tường treo bức ảnh gia đình và mấy bức tranh phong cảnh yên tĩnh. Sau phòng khách là căn bếp với đầy đủ những vật dụng. Mỗi ngày, bà và mẹ đều ở đó để nấu những món ăn thật ngon, thật thơm và vô cùng bổ dưỡng cho mọi người. Chiếc thang uốn lượn màu nâu dẫn lên phòng ngủ.

Tầng hai có một căn phòng rất rộng là phòng của ông bà. Phòng ông có rất nhiều sách và đồ vật xưa cũ, trông rất thú vị. Đối diện phòng ông bà có bàn thờ tổ tiên, lúc nào cũng mang không khí trang nghiêm. Tầng ba chính là phòng ngủ của bố mẹ và phòng ngủ của hai chị em tôi. Phòng chị em tôi được dán giấy dán tường màu xanh mát dịu. Trên giấy dán tường còn có nhiều hình chú ốc biển, đám mây, mặt trời, bông hoa,… vô cùng ngộ nghĩnh. Hai chị em ngủ trên chiếc giường tầng gỗ màu hồng. Bước ra ban công, chúng tôi có thể ngắm nhìn một góc của Hồ Tây lộng gió.

Mỗi ngày nghỉ, chị em tôi lại phụ bà và mẹ dọn dẹp nó sao cho gọn gàng và ngắn nắp nhất. Tôi rất yêu ngôi nhà của mình. Ngôi nhà không chỉ là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, là nơi nuôi dưỡng tôi lớn khôn mà còn là nơi lưu giữ không biết bao nhiêu kỉ niệm buồn vui những năm tháng tuổi thơ. 

Mỗi người khi sinh ra đều có một căn nhà nhỏ của riêng mình. Với bạn, đó có thể là căn nhà nơi vùng nông thôn yên bình, có vườn tược rộng lớn, có sân rộng. Với bạn, căn nhà đó có thể là nhà chung cư trên cao có thể dễ dàng nhìn thấy toàn bộ thành phố. Còn với em, đó là một ngôi nhà ba tầng rộng rãi với khu vườn nhỏ trồng rau, trồng hoa của ông bà nội.

Ngay trước cửa nhà là chiếc cổng sắt lớn, Cánh cổng ấy nặng lắm, vì vậy nên nó có bánh xe phía dưới để có thể dễ dàng đẩy ra đóng vào hơn. Bước qua cánh cổng là một cái sân lớn được lát gạch đỏ. Bố em nói lát gạch đỏ để phù hợp với màu sắc của căn nhà, cũng không gây thương tích nếu em đi chân trần chạy nhảy trên sân. Xung quanh sân, dọc theo lối vào trong nhà là những chậu cây, những chậu hoa với đủ màu sắc và đủ loại luôn được bà nội em chăm sóc cẩn thận. Phía bên phải là khu vườn nhỏ của ông bà. Trong khu vườn ấy có rau, có hoa, có cây. Dù nhỏ nhưng lại vô cùng phong phú đa dạng các loại thực vật. Những ngày nghỉ, em đều ra vườn giúp bà chăm sóc cây, giúp ông tưới nước cho những chậu hoa lan. Khu vườn ấy đã tô điểm thêm cho căn nhà nhỏ của em.

Cuối cùng chính là căn nhà ba tầng với cánh cửa gỗ lớn. Bên cạnh căn nhà là nhà để xe của gia đình em, đồng thời cũng là nhà kho. Nhưng đừng nghĩ là nó lộn xộn nhé! Bên trong rất gọn gàng đấy. Vì bố em cho lắp những cái kệ gỗ để đồ nên không gian bên trong rất thoáng. Tiến vào trong nhà, đầu tiên chính là phòng khách rộng rãi với bộ bàn ghế bằng da rất đẹp và chiếc ti vi nằm yên trên kệ gỗ. Hai bên là tủ kính, bên trong có bày những chiếc ly của bố em. Ở trên tường là những bức ảnh chụp của gia đình em qua mỗi năm, những chiếc huân chương của ông nội, những bức tranh đẹp mà bà em yêu thích. Tất cả đã tô điểm thêm cho căn phòng, ai đến nhà em cũng đều tấm tắc khen đẹp.

Tiếp đến là phòng bếp – nơi mẹ em nấu ăn và cũng là nơi nhà em cùng nhau sum vầy thưởng thức những bữa cơm ngon. Đi hết cầu thang bằng gỗ chính là phòng ngủ và phòng vệ sinh, phòng thờ và một cái sân thượng nhỏ để phơi quần áo của nhà em. Ngôi nhà có tổng cộng 4 phòng ngủ: 1 phòng của ông bà, 1 phòng của bố mẹ, 1 phòng của em và 1 phòng dành cho họ hàng đến chơi muốn ở lại qua đêm. Mỗi phòng đều có đầy đủ đồ đạc và được dọn dẹp rất sạch sẽ gọn gàng. Phòng vệ sinh rất hiện đại, được trang bị các vật dụng cần thiết. Còn phòng thờ là nơi có không khí trang nghiêm nhất trong ngôi nhà – nơi đặt bàn thờ thờ cúng tổ tiên của nhà em. Những ngày cuối tuần được nghỉ, em đều phụ giúp mẹ dọn dẹp ngôi nhà nhỏ này.

Em rất yêu ngôi nhà của em, mái ấm của em. Dù sau này có đi xa, nhưng em vẫn sẽ không bao giờ quên được hình ảnh căn nhà mình đã từng sống và lớn lên, nơi đã cho mình tình yêu và bao kỷ niệm.

28 tháng 10 2019

Sóng tràn vào bờ cát

- Tiếng sóng vỗ vào bờ ầm ầm.

- Những con sóng lăn tăn trên mặt hồ tĩnh lặng.

- Con sóng trườn nhẹ trên bờ cát.

- Sóng đập mạnh dữ dội, như cơn thịnh lộ của đại dương.

- Từng con sóng đập điên cuồng vào mạn thuyền, chiếc thuyền như muốn vỡ tung ra.

28 tháng 10 2019

câu chuyện đó là truyên con voi xem người

truyện ngược với đề 

Tắt đèn” là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Ngô Tất Tố về tình hình xã hội Việt Nam, về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Ở “Tắt đèn” ta thấy nổi lên một hình ảnh đẹp về người phụ nữ nông dân, về người phụ nữ Việt Nam. Đó là nhân vật chị Dậu với nhiều phẩm chất đáng quý. Nhưng “nét nổi bật ở chị Dậu là tấm lòng yêu chồng thương con tha thiết, là tính vị tha và đức hi sinh”.
Đó chính là những tình cảm cao quý thiêng liêng mà chị luôn dành cho anh Dậu - chồng chị và những đứa con thơ. Chị là vợ của một anh nông dân nghèo kiết xác đến nỗi phải bán đứa con để lấy tiền nộp sưu, là mẹ của ba đứa con nhỏ dại trong cái gia đình đã “lên đến bậc nhất trong hạng cùng đinh”. Đó là hình ảnh gia đình chị Dậu nói riêng, gia đình những người dân Việt Nam dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.

Cuộc sống của cả gia đình chị Dậu đã vất vả chạy từng bữa ăn lại càng khó khăn hơn khi trong cái xã hội thối nát đó vẫn còn nhan nhản, đầy rẫy những kẻ như Nghị Quế vợ, Nghị Quế chồng, quan phủ Tư Ân, bọn cai lệ, người nhà lí trưởng...

Đọc hai đoạn trích “Con có thương thầy thương u...” và “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm “Tắt đèn”, chúng ta thấy chị Dậu chính là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất tiêu biểu thương chồng, yêu con. Dù trong mọi hoàn cảnh, em thấy chị Dậu vẫn luôn dành trọn tình cảm đối với chồng, con mà không hề nghĩ đến bản thân mình, đến những khó khăn vất vả mà mình chịu đựng.

Tình cảm chị dành cho chồng mà chị coi đó là trụ cột của gia đình còn hơn cả tình cảm của chị dành cho những đứa con, đặc biệt là cái Tí. Vì anh Dậu, chị sẵn sàng chịu đòn roi, nén nỗi đau tình mẫu tử để cứu chồng.

Vì tình cảm sâu nặng chị dành cho chồng mình đã được Ngô Tất Tố khắc họa sâu sắc và rõ nét qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. Sau khi nấu được nồi cháo, chưa nghĩ đến con cái chị múc ngay cháo ra một bát lớn, quạt cho chóng nguội rọi ân cần mời chồng: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”.

Thái độ nhẹ nhàng, ân cần của chị đối với chồng thật cảm động biết bao. “Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống dó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không? Một tình cảm yêu thương sâu nặng của chị Dậu được biểu hiện một cách kín đáo nhưng vẫn sâu sắc, đậm đà biết bao qua việc quạt cháo cho nguội, ân cần mời chồng rồi xem chồng ăn có ngon miệng không.

Tình thương dó của chị còn được biểu hiện qua khía cạnh khác: việc chị bảo vệ chồng khỏi đòn roi của bọn cai lệ. Khi chúng sấn sổ đến trói anh Dậu thì “Chị Dậu xám mặt” vội vàng đặt con bé xuống chạy đến đỡ tay hắn: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, các ông tha cho". Cách xưng hô “ông - cháu” ấy thể hiện rõ thái độ nhẫn nhục của chị Dậu. Nhưng chị nhẫn nhục chỉ vì muốn cứu chồng. Ban đầu chị Dậu nhẫn nhục chịu đựng, dùng lời lẽ ngon ngọt mong cứu được chồng. Nhưng chúng chẳng những không tha cho mà còn đánh cả mình khiến chị thay đổi cách xưng hô từ “ông - cháu” đến “ông - tôi”, rồi “mày - bà”.

Cách thay đổi thái độ nhanh chóng như vậy thể hiện việc chị không thể chịu đựng cảnh chồng bị đánh. Dù mình bị đánh, chị vẫn cố gắng nài nỉ van xin đừng đánh chồng chị. Rồi việc chị thay đổi thái độ, ngôn ngữ đã hàm chứa sự phản kháng quyết liệt để bảo vệ chồng. Và đỉnh cao của tình cảm yêu thương của chị đối với chồng chị là việc chị đánh thắng tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Đó là một chiến thắng vẻ vang vì một người đàn bà chân yếu tay mềm lại chiến thắng và chiến thắng dễ dàng trước hai gã đàn ông.

Chính việc thương chồng, lo chồng bị đánh đã biến thành sức mạnh để chị chiến thắng hai tên cai lệ và người nhà lí trưởng, bảo vệ chồng mình. Qua đó ta thấy hiện lên hình ảnh một người vợ nông thôn hết mực thương yêu chăm sóc chồng.

Nhưng bên cạnh đó, hình ảnh chị Dậu còn là hình ảnh một người mẹ rất mực yêu thương các con. Phải bán cái Tí, chị như đứt từng khúc ruột. Khi về nhà chị vẫn chưa nói cái tin sét đánh đó cho cái Tí nghe mà âm thầm chịu đựng. Nhưng sự hiếu thảo ngoan ngoãn của cái Tí vô tình lộ ra đã như lưỡi dao găm vào lòng chị, khiến chị càng nước mắt ngắn nước mắt dài.

Người mẹ nào sau những ngày tháng “mang nặng đẻ đau” mà chẳng thương yêu con. Bây giờ, phải đem con đi bán, người mẹ đó vẫn không đủ cam đảm nói ra cái điều đau đớn đó để trút bớt nỗi đau đang đè nặng trong lòng. Nỗi đau đó cứ nhân lên, nhân mãi lên như những mũi dao cứa vào lòng chị khi chị thấy cái Tí ngoan quá, hiếu thảo quá vậy mà phải đi làm tôi tớ ở nhà mụ Nghị Quế nổi tiếng độc ác, nhẫn tâm.

Phải có tình yêu sâu nặng lắm, thiết tha lắm đối với cái Tí, chị Dậu mới nén được nỗi đau mà chỉ lộ ra “rầu rĩ nét mặt, những giọt nước mắt rơi xuống càng mau”. Tình thương yêu con vô bờ như vậy đã khiến chị Dậu một người mẹ lại phải van xin con của mình, van xin con chấp nhận hoàn cảnh. Bằng những lời nói thấm thía, chị khuyên cái Tí: “U van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con cứ đi với u đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm... Bây giờ phải đem con đi bán, u đã chết từng khúc ruột đấy con ạ”. Thái độ van xin của chị đối với cái Tí thể hiện việc chị cảm thấy mình có lỗi với nó. Người đau đớn, khó xử nhất chính là chị Dậu. Muốn cứu chồng thì chị phải bán con. Không còn con đường lựa chọn nào khác. Nhưng qua thái độ tình cảm của chị đối với cái Tí ta thấy đây vẫn là người mẹ yêu thương con hết mực.

Và tình thương đó, chị còn dành cả cho cái Tỉu, thằng Dần. Khi cái Tí cứ khóc mãi, chẳng chịu đi, lại thêm thằng Dần cứ kêu gào ầm ĩ nhất định không cho cái Tí đi nếu là một người nhẫn tâm thì sẽ nổi cáu dọa ông lí sẽ bắt nó nếu không để chị đi. Khi thằng Dần đồng ý để cho chị đi thì chị Dậu hối vì mình đã nói dối trẻ con, tức thì chị nói chữa: “ừ, hễ cụ Nghị bằng lòng để cho chị con về nhà vài hôm thì u đem nó về với con”. Việc không dám nói dối trẻ con, rồi dù rất đói nhưng chị vẫn cho cái Tỉu bú trước đã thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của chị đối với con cái. Chị quan tâm tới chúng mọi lúc, mọi khi có thể, dù có lúc chị bỏ lơ. Nhưng đó vẫn là tình cảm thương yêu sâu nặng, đằm thắm chị dành cho các con. Và nét nổi bật nhất ở chị Dậu là sự hi sinh, sự hi sinh vốn có của những người phụ nữ Việt Nam. Khi phải bán con, chị giả điếc trước những lời lẽ van xin được ở lại nhà của cái Tí dù chỉ ăn khoai thôi. Chị phải hi sinh tình mẫu tử của mình - điều thiêng liêng và cao quý nhất của người mẹ là vì cái gì? Đó là vì “tiền sưu không có, thầy con đau ốm là thế, vẫn bị người ta đánh trói, sưng cả hai tay lên kìa (...). Để cho thầy con khổ đến nước nào nữa?”.

Rồi chị phải cầu khẩn cái Tí như với người ban ơn dù chính chị cũng đang còn đau đớn gấp trăm ngàn lần nó. Bởi vì chị đang đứng giữa hai con đường: một là chị phải bán con để cứu chồng, để gia đình khỏi mất đi trụ cột. Và rồi một lần nữa, chị Dậu phải liều mạng để cứu chồng. Việc chị nhẫn nhục chịu đựng, xưng hô “ông - cháu” rồi đến việc chị đấu lí cãi lại chúng khiến chị bị tên cai lệ đánh cho bôm bốp và rồi cuối cùng chị đánh nhau với bọn chúng thể hiện tình cảm sâu nặng thắm thiết của chị đối với anh Dậu. Ngoài ra còn là sự nhẫn nhục hi sinh. Chị hi sinh bản thân mình, hi sinh tình mẫu tử cao đẹp cũng chỉ vì chị lo lắng tới gia đình mình quan tâm đến người chồng khốn khổ. Hình ảnh chị đã rất cao đẹp với tình cảm sâu nặng chị dành cho chồng cho con, giờ càng tỏa sáng và đáng quý hơn bởi sự hi sinh thầm lặng nhưng giàu ý nghĩa biết bao.

Bạn chia như thế nào thì tuỳ bạn nha. k mik nha (^_^)