K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2020

Tấm đấy

10 tháng 12 2020

Tấm và Cám

9 tháng 12 2020

lon ton, lơn tơn ( đều tỏ vẻ hứng thú, chạy nhảy )

9 tháng 12 2020

lon ton

11 tháng 12 2020

Vào mùa đông,mọi vật đều trơ trụi.Lúc đó trên cây nào cây nấy đều trơ trụi vậy mà cây bàng vẫn rụng không hết.Trên cây còn lưa thưa vài chiếc lá nhỏ trên đầu ngọn cây.Mà nói đến cây bàng mùa đông thì rụng rất nhiều lá.Không biết cây bàng có biết lạnh không mà mùa đông lạnh như thế mà cây bàng có thể chống chọi suốt bao nhiêu năm.Nếu tiến lại gần,chạm vào thân và gốc cây bàng thì mới sự sần sùi và phần lạnh của mùa đông như ngấm dần vào từng rễ cây mới thấy mùa đông đã hiện rõ rệt rồi.Cây bàng của mùa đông thay đổi rất nhiều,sự thay đổi của cây bàng là cởi bỏ lớp áo cũ mà thay vào lớp áo xanh tươi mới.Cây bàng phi thường đang vươn lên trong mùa đông giá lạnh,để chống chọi không biết nó đã trải qua bao nhiêu là khó khăn và thử thách của chị Mùa Đông rồi.Cây bàng cũng như bao loài thực vật khác đang thấy mình lớn lên dần mà chiêm nghiệm về sự thay đổi từng ngày của chính mình. Em cũng như bao thứ khác và cả cây bàng luôn mong muốn chị Mùa Đông qua đi và chị Mùa Xuân trở lại để có sự ấm áp và dâm chồi vươn mầm tri thức.

8 tháng 12 2020

danh từ là từ chỉ sự vật, động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật, tính từ là từ chỉ đặc diểm, phẩm chất cưa sự vật

8 tháng 12 2020

* Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.

* Đại từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô , đại từ xưng hô điển hình ) : Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp .

8 tháng 12 2020

1. Mở bài : Giới thiệu đồ vật định tả

2. Thân bài: Tả bao quát ( Hình dáng, màu sắc, ...)

Tả chi tiết: Để cái gì trên đấy, ở góc này góc kia ( Ví dụ như Hộp đựng bút, Giấy Khen,...)

kỉ niệm đẹp nhất của bạn với đồ vật.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bạn về đồ vật đấy

Tả cái bàn học:

Trong gia đình, đồ vật gì cũng có rất nhiều kỉ niệm đối với em. Nhưng thứ mà em thích nhất và cũng là thứ chứa nhiều kỉ niệm của em nhất đó là cái bàn học.

Chiếc bàn ấy đã xuất hiện khi em bước vào lớp .... Lúc ấy, em và bố mẹ đã cùng đi mua cái bàn này. Vì biết em thích màu ... nên bố mẹ đã mua cho em một cái bàn học màu ... rất xinh xắn ( dễ thương, đáng yêu). Chiếc bàn học ấy được làm từ gỗ, được sơn lên một màu ... rất đẹp. Nó có tổng cộng ... cái kệ và ... cái tủ nho nhỏ. À! Xém nữa thì quên mất, còn có cả 1 chiếc hộc bàn nữa. Hộc bàn ấy rất rộng thế nên em chia ra làm 3 phần. bên trái em để đất nặn, màu, giấy màu cho tiết học Thủ công, ở giữa thì em để những chồng vở được xếp ngay ngắn, còn bên phải em đựng sách giáo khoa. Trên bàn em để những chiếc hộp đựng bút này, đồ dùng học tập như là những cây bút mực xinh xinh, các cây bút chì xinh xắn. Em còn treo Thời khóa biểu trên mặt bàn học cho đễ nhớ nữa. Những tấm Giấy Khen có tên em từ lớp 1 đến lớp 3. Em còn đặt 1 cuốn Nhật kí riêng tư của em nữa đấy.

Dẫu sau này có lớn lên, có thay những chiếc bàn học khác, thay những kỉ niệm của tháng ngày nhưng không bao giờ em quên chiếc bàn học yêu dấu thời học sinh của em.

Những phần ... thì em tự ghi nội dung của em vào. Trên đây là một bài văn chị làm. Chúc em học tốt.

Viết bài văn: Ông cha ta trước kia từng dạy: “Không thầy đố mày làm nên “. Em hiểu lời dạy trên như thế nào?Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo quan niệm “Quân, sư, phụ” thì người thầy luôn giữ vị trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò. Bởi lẽ đó mới có câu: Không thầy đố mày làm nên. Câu tục ngữ...
Đọc tiếp

Viết bài văn: Ông cha ta trước kia từng dạy: “Không thầy đố mày làm nên “. Em hiểu lời dạy trên như thế nào?

Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo quan niệm “Quân, sư, phụ” thì người thầy luôn giữ vị trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò. Bởi lẽ đó mới có câu: Không thầy đố mày làm nên. Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở cho con cháu phải biết ơn, biết trọng thầy.

        Ngày nay, khoa học kĩ thuật và nhu cầu vật chất của con người, của xã hội đang phát triển mạnh thì ta cần hiểu lời dạy trên như thế nào cho đúng.

        Câu tục ngữ giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. Làm nên ở đây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thế nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức đố mày, đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

        Thật vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta để ta biết những điều hay điều lạ. Lúc ta còn bé thơ, khi lần đầu đến trường, thầy là người cầm tay ta nắn nót từng chữ cái, từng con số, rồi dạy ta đọc vần thơ, đọc chữ... Dần dần ta mới có được như ngày hôm nay. Như vậy, công ơn của người thầy quả là to lớn. Công ơn ấy có thế sánh với công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ; bởi cha mẹ có công sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, còn người thầy có công “khai hóa” trí não ta, dẫn dắt ta đến một tương lai tươi sáng.

        Trước kia theo lối học khoa bảng người học trò hoàn toàn phụ thuộc vào một người thầy. Thầy dạy gì thì trò học nấy. Người thầy là người quyết định tài năng và sự thành đạt của người học trò. Vì vậy mới có Nguyễn Dữ (học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm), Phạm Sư Mạnh (học trò của thầy Chu Văn An)... đã làm rạng danh cho người thầy. Cho nên ông cha ta dạy không thầy đố mày làm nên là không sai.

        Ngày nay, để phù hợp với thời đại của khoa học, việc học tập có nhiều thay đổi. Người học trò có nhiều môn học và có nhiều thầy giảng dạy, hướng dẫn hơn. Giờ đây, người thầy đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là chỉ truyền đạt kiến thức, hướng dẫn cho người học trò học tập, nghiên cứu và kiến thức ấy được tiếp thu và áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người trò. Như vậy, người trò trở thành người chủ động. Hay nói cách khác, người học trò phải tự thân vận động và đây mới là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. Vì lẽ đó nên người học trò phải biết chắt lọc, sáng tạo những kiến thức mà người thầy đã cung cấp và biến nó thành “vốn liếng” riêng của bản thân để thực hành áp dụng nó có kết quả. Thầy dạy tốt, trò học tốt chắc chắn sẽ đạt được những thành quả tốt đẹp. Như vậy, dẫu cho ngày nay vai trò của người thầy không còn quan trọng tuyệt đối như trước kia nữa nhưng ta cũng phải nhìn nhận rằng những kiến thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao của người thầy bồi dường vun đắp nên. Và những kiến thức ấy là những viên gạch tiếp nối, tiếp nối xây nên những nấc thang để ta vững bước đi lên trên đường đời. Hiểu được điều này ta càng thấm thía câu tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy) mà ông cha ta nhắc nhở bao đời nay. Vì vậy bổn phận của người học trò phải biết ơn thầy cô giáo. Đó là đạo lí làm người và hành vi của người có nhân cách. Đây cũng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh tốt đẹp.

        Thế nhưng, hiện nay trong xã hội ta còn biết bao kẻ ăn cháo đá bát. Họ đã quên đi công ơn của thầy cô giáo, những người đã từng dạy dỗ, rèn luyện họ nên người. Những hạng người ấy đáng để cho người đời chê trách và phê phán. Thậm chí còn có những kẻ đối xử tệ bạc với thầy cô như chửi mắng, hành hung làm xúc phạm đến danh dự, đến nghề nghiệp của thầy cô giáo. Phải chăng đây là hành động “biết ơn” của những hạng người vô liêm sỉ?

        Ngày nay, người thầy cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn - những người dạy nghề. Bởi lẽ đâu nhất thiết sự thành đạt làm nên của người học trò đều phải là mảnh bằng là học vị mà mỗi người học sinh phải tự hướng đời mình bằng một nghề nghiệp thích hợp và ổn định. Và nghề nghiệp đó cũng cần phải có người hướng dẫn, chỉ dạy mới làm nên được. Như vậy, dù ở lĩnh vực nào vai trò và vị trí của người thầy vẫn còn quan trọng trong việc dìu dắt hướng dẫn người học trò đi đến kết quả tốt đẹp. Và kết quả ấy có vinh quang hay không là phải do bản thân nỗ lực của người học trò. Bên cạnh đó, gia đình, bạn bè, sách vở và xã hội cũng là những yếu tố không kém quan trọng đế góp phần vào việc làm nên ấy.

        Biết ơn thầy, yêu thầy là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là thứ tình cảm không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta. Không thầy đố mày làm nên mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.


 

4
7 tháng 12 2020

Hay thì không hay thì dis!!

Để mình dùng bài này để thi văn

7 tháng 12 2020

Hay thì Tít không hay thì dis tít

 “Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì...
Đọc tiếp

 “Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

 

Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”

 

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

1
7 tháng 12 2020

câu hỏi 

người viết phát biểu cảm nghĩ của mình về bài thơ bằng cách nào.Bài văn trên có bố cục mấy phần.Nêu nhiệm vụ của từng phần(lược thành từng ý

nêu cảm xúc,ấn ượng và lời giới thiệu chung của người viết về bài thơ được trình bày trong phần mở bài.Phần kết bài nêu ra những ấn tượng chung như thế nào về bài thơ

7 tháng 12 2020

1111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111

12 tháng 12 2020

ttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttt