K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2019

Bạn có bao giờ bất ngờ nhận được một tấm thiệp cám ơn không? Nếu có, chắc hẳn bạn cảm thấy ấm lòng. Dù sao đi nữa, cảm giác muốn người khác biết ơn và quý trọng mình là điều tự nhiên.—Ma-thi-ơ 25:19-23.

Bày tỏ lòng biết ơn thường giúp cho mối quan hệ giữa hai bên trở nên gần gũi hơn. Ngoài ra, khi bày tỏ lòng biết ơn, một người đang noi theo gương của Chúa Giê-su, đấng luôn để ý đến công việc tốt lành của người khác.—Mác 14:3-9; Lu-ca 21:1-4.

Điều đáng tiếc là càng ngày người ta càng ít bày tỏ lòng biết ơn, dù là nói hoặc viết. Kinh Thánh cảnh báo rằng trong “ngày sau-rốt”, người ta sẽ “bội-bạc” (2 Ti-mô-thê 3:1, 2). Nếu không cảnh giác, khuynh hướng thiếu biết ơn hiện đang lan tràn trên thế giới có thể khiến chúng ta không còn hành động để thể hiện lòng biết ơn của mình.

Cha mẹ có thể dạy con cái bày tỏ lòng biết ơn qua những cách thực tiễn nào? Chúng ta nên bày tỏ lòng biết ơn với ai? Và tại sao chúng ta nên tỏ lòng biết ơn, ngay dù những người xung quanh không làm thế?

Trong gia đình

Các bậc cha mẹ làm việc khó nhọc để chăm lo cho con cái. Dù vậy, thỉnh thoảng họ thấy những nỗ lực của mình không được quý trọng. Họ có thể làm gì để thay đổi tình trạng này? Có ba yếu tố cần thiết.

(1) Làm gương. Giống như hầu hết các khía cạnh khác của việc dạy dỗ con cái, gương mẫu là cách hữu hiệu. Kinh Thánh nói về một người mẹ siêng năng làm việc ở nước Y-sơ-ra-ên xưa như sau: ‘Con cái nàng chúc nàng được phước’. Nhờ đâu những người con này học được cách bày tỏ lòng biết ơn? Phần sau của câu Kinh Thánh này cung cấp một mấu chốt, đó là: ‘Chồng nàng cũng khen-ngợi nàng’ (Châm-ngôn 31:28). Khi cha mẹ bày tỏ lòng biết ơn với nhau, con cái sẽ thấy rằng những lời nói ấy mang lại niềm vui cho người nghe, củng cố mối quan hệ gia đình và là biểu hiện của người trưởng thành.

Một người cha tên là Stephen kể lại: “Tôi cố gắng nêu gương cho các con bằng cách cám ơn vợ tôi vì đã nấu bữa tối”. Kết quả là gì? Anh cho biết: “Hai con gái của tôi để ý những gì tôi làm và điều đó giúp chúng nhận thấy rằng chúng cũng có thể bày tỏ lòng biết ơn”. Nếu đã kết hôn, bạn có thường cám ơn người hôn phối vì đã làm những công việc nhà bình thường không? Bạn có cám ơn con cái ngay cả khi chúng làm những điều phải làm không?

(2) Huấn luyện. Cảm xúc biết ơn có thể được ví như những bông hoa. Chúng cần được vun trồng mới sanh kết quả tốt nhất. Làm thế nào cha mẹ có thể giúp con cáicủa họ vun trồng và bày tỏ lòng biết ơn? Vị vua khôn ngoan Sa-lô-môn đã nhấn mạnh một nhân tố thiết yếu qua những lời sau: “Lòng người công-bình suy-nghĩ lời phải đáp”.—Châm-ngôn 15:28.

Hỡi các bậc cha mẹ, các bạn có thể huấn luyện con cái mình, giúp chúng nghĩ đến nỗ lực và lòng rộng rãi của người tặng ẩn chứa trong món quà mà chúng nhận được không? Việc ngẫm nghĩ như thế giống như “mảnh đất” để phát triển lòng biết ơn. Chị Maria, người đã nuôi dạy ba đứa con, cho biết: “Cần trò chuyện và giải thích cho con biết ý nghĩa của một món quà—đó là người tặng đã nghĩ đến các con và muốn cho thấy họ quan tâm đến chúng như thế nào. Dù phải dành nhiều thời gian để làm thế nhưng tôi cảm thấy những nỗ lực ấy thật đáng công”. Những cuộc trò chuyện như vậy giúp con trẻ không chỉ biết nên nói gì khi bày tỏ lòng biết ơn mà còn biết tại saonên làm thế.

Các bậc cha mẹ khôn ngoan giúp con tránh suy nghĩ rằng chúng hiển nhiên phải được nhận mọi điều tốt lành.* Trong Kinh Thánh, lời cảnh báo về cách đối xử với những người đầy tớ ghi nơi Châm-ngôn 29:21 cũng được áp dụng cho con cái: “Nếu cưng chiều kẻ nô lệ ngay từ thuở nhỏ, cuối cùng nó sẽ trở nên bạc nghĩa” (Nguyễn Thế Thuấn).

Làm sao cha mẹ có thể giúp con nhỏ của mình bày tỏ lòng biết ơn? Chị Linda có ba con nói: “Khi viết thiệp cám ơn, chồng tôi và tôi khuyến khích các con góp phần bằng cách ký tên lên thiệp hoặc vẽ một hình đính kèm”. Thật vậy, dù những hình ảnh ấy có thể đơn giản và chữ ký thì nguệch ngoạc, nhưng bài học mà con trẻ nhận được qua hành động ấy rất sâu sắc.

(3) Kiên nhẫn. Tất cả chúng ta bẩm sinh đều có khuynh hướng ích kỷ, và nó có thể ngăn cản chúng ta bày tỏ lòng biết ơn (Sáng-thế Ký 8:21; Ma-thi-ơ 15:19). Nhưng Kinh Thánh khuyến khích những người thờ phượng Đức Chúa Trời “phải làm nên mới trong tâm-chí mình, và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời”.—Ê-phê-sô 4:23, 24.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có kinh nghiệm hiểu rằng giúp con cái “mặc lấy người mới” không phải là điều dễ làm. Anh Stephen được đề cập ở trên cho biết: “Phải mất nhiều thời gian để dạy con cái biết nói cám ơn mà không đợi nhắc nhở”. Nhưng vợ chồng anh Stephen đã không bỏ cuộc. Anh nói tiếp: “Nhờ tiếp tục kiên nhẫn dạy dỗ, chúng tôi đã giúp hai con của mình hiểu được điều đó. Giờ đây, chúng tôi rất hãnh diện về cách các con mình tỏ lòng biết ơn với người khác”.

Với bạn bè và người xung quanh

Khi không nói lời cám ơn, có thể chúng ta chỉ quên chứ không phải là không biết ơn. Thể hiện lòng biết ơn có thật sự quan trọng không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xem một sự kiện liên quan đến Chúa Giê-su và những người bị phung cùi.

Trên đường đi đến thành Giê-ru-sa-lem, Chúa Giê-su gặp mười người bị phung cùi. Kinh Thánh kể lại: “[Họ] lên tiếng rằng: Lạy Jêsus, lạy Thầy, xin thương-xót chúng tôi cùng! Khi Ngài thấy họ, liền phán rằng: Hãy đi, tỏ mình cùng thầy tế-lễ. Họ đương đi thì phung lành hết thảy. Có một người trong bọn họ thấy mình đã được sạch, bèn trở lại, lớn tiếng khen-ngợi Đức Chúa Trời; lại đến sấp mặt xuống đất, nơi chân Đức Chúa Jêsus, mà tạ ơn Ngài. Vả, người đó là người Sa-ma-ri”.—Lu-ca 17:11-16.

Chúa Giê-su có để ý đến việc những người khác không tỏ lòng biết ơn không? Lời tường thuật cho biết: “Đức Chúa Jêsus bèn cất tiếng phán rằng: Không phải mười người đều được sạch cả sao? Còn chín người kia ở đâu? Chỉ có người ngoại-quốc nầy trở lại ngợi-khen Đức Chúa Trời ư!”.—Lu-ca 17:17, 18.

Chín người bị phung khác không phải là người ác. Trước đó, họ đã công khai bày tỏ đức tin nơi Chúa Giê-su và sẵn sàng vâng theo chỉ dẫn của ngài, đó là đi đến Giê-ru-sa-lem để gặp các thầy tế lễ. Tuy nhiên, dù chắc chắn rất biết ơn Chúa Giê-su về hành động tốt lành của ngài, họ đã không bày tỏ lòng biết ơn ấy. Họ đã làm Chúa Giê-su thất vọng. Còn chúng ta thì sao? Khi có ai đối xử tốt với mình, chúng ta có nhanh chóng nói cám ơn và khi thích hợp có thể viết vài lời cám ơn họ không?

Kinh Thánh nói rằng “tình yêu không khiếm nhã, không vị kỷ” (1 Cô-rinh-tô 13:5, Bản Diễn Ý). Vì thế, chân thành bày tỏ lòng biết ơn không chỉ là biểu hiện của phép lịch sự nhưng cũng chứng tỏ tình yêu thương. Qua câu chuyện liên quan đến mười người phung, chúng ta học được rằng những ai muốn làm vui lòng Chúa Giê-su phải bày tỏ tình yêu thương và lòng biết ơn chân thành đối với mọi người, bất kể họ thuộc quốc gia, chủng tộc hay tôn giáo nào.

Bạn hãy tự hỏi: “Lần cuối cùng tôi nói lời cám ơn với người đã giúp mình là khi nào?”. Người đó có thể là một người hàng xóm, đồng nghiệp, bạn học, nhân viên bệnh viện, chủ cửa hàng hoặc một người nào khác. Bạn hãy thử làm một bản ghi chú và trong một hoặc hai ngày, đánh dấu số lần bạn bày tỏ lòng biết ơn với người khác qua lời nói hoặc một hành động cụ thể nào đó. Bản ghi chú ấy có thể giúp bạn thấy mình có nên bày tỏ lòng biết ơn nhiều hơn nữa hay không.

Dĩ nhiên, Đấng đáng được chúng ta biết ơn nhiều nhất chính là Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng ban tặng “mọi ân-điển tốt-lành cùng sự ban-cho trọn-vẹn” (Gia-cơ 1:17). Lần cuối cùng bạn chân thành bày tỏ lòng biết ơn với Đức Chúa Trời về những điều cụ thể Ngài làm cho bạn là khi nào?—1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17, 18.

Tại sao bày tỏ lòng biết ơn dù người khác không làm thế?

Một số người có lẽ không đáp lại lòng biết ơn mà chúng ta bày tỏ. Thế thì tại sao nên bày tỏ lòng biết ơn dù người khác không làm thế? Chúng ta hãy xem lý do sau đây.

Khi làm điều tốt cho người thiếu lòng biết ơn, chúng ta đang noi gương Đấng Tạo Hóa nhân từ là Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Dù nhiều người không biết ơn tình yêu thương của Đức Giê-hô-va, nhưng Ngài vẫn không ngừng làm điều tốt cho họ (Rô-ma 5:8; 1 Giăng 4:9, 10). Ngài khiến “mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công-bình cùng kẻ độc-ác”. Nếu chúng ta cố gắng bày tỏ lòng biết ơn dù sống trong một thế giới vô ơn, chúng ta sẽ chứng tỏ mình là “con của Cha [chúng ta] ở trên trời”.—Ma-thi-ơ 5:45.

k cho mk nhoa bjan hiền iu dấu 

26 tháng 11 2019

- Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.

- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.

~~e.z~~

26 tháng 11 2019

Đẹp và thanh tĩnh nha you

26 tháng 11 2019

Nhận xét:

  • Trăng là người bạn tri kỉ của Bác trong mọi hoàn cảnh,  dù trong cảnh vật nào trăng vẫn hiện lên với vẻ đẹp dịu hiền, lung linh
  • Cảnh khuya là là ánh trăng đã được nhân hoá, cảnh trăng ngàn gió núi, trăng giữa rừng khuya, một cảnh trăng lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện.  Tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng.
  • Rằm tháng giêng là cảnh trăng trên dòng sông, một khung cảnh bao la bát ngát tràn đầy sức xuân. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.
26 tháng 11 2019

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.\k cho mình nha bạn hiền ~~~

26 tháng 11 2019

k mk !!!

26 tháng 11 2019

Câu1:khi người khác nói bạn là ngu thì bạn sẽ ntn

a,chơi nó      b,oánh nó       c,run        d,xin lỗi nó

Trả lời : b , Oánh nó

Học tốt !

26 tháng 11 2019

ko bieets

26 tháng 11 2019

trong tay lão hac có câu vàng thì chả phải lo .  Còn chị Dậu cháu chịu

27 tháng 11 2019

Ngô là loại cây cao, thích ánh nắng, rễ cắm khá nông trong đất, chủ yếu hấp thụ sử dụng chất dinh dưỡng ở tầng trên của đất, trong thời kì sinh trưởng cần khá nhiều phân đạm. Còn đậu thì khác, là cậu em bé nhỏ của loài ngô, chịu râm, nhưng bộ rễ lại cắm vào đất sâu hơn ngô, có thể hấp thụ sử dụng chất dinh dưỡng ở tầng trong của đất, không cần nhiều đạm lại cần nhiều phân lân, kali. Vì vậy ngô và đậu tương trồng cùng nhau không những không tranh chất dinh dưỡng của nhau, mà lại rất hợp như vậy vừa sử dụng đất, vừa sử dụng ánh sáng.

Ngô và đậu tương trồng cùng nhau, do cành lá xum xuê, che phủ mặt đất, như vậy có thể kìm chế sự sinh trưởng của cỏ tạp, giảm bớt sự bốc hơi nước của đất, tăng sức chống hạn... Trên rễ đậu tương có những vi khuẩn nốt sần của rễ kí sinh, có thể hấp thụ khí nitơ trong không khí, tạo ra phân đạm, một phần phân đạm này bị đậu tương hấp thụ, một phần còn lại có thể cung cấp cho ngô, vì vậy hai loại cây trồng này trồng cùng nhau đều có thể lớn, xanh tốt, sản lượng cao hơn nhiều so với trồng riêng lẻ.

11 tháng 3 2021

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

11 tháng 3 2021

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

26 tháng 11 2019

Kết bạn nha <#

26 tháng 11 2019

ai kb cx đc :))