K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2020

egdgd

6 tháng 5 2020

Tham khảo :

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề rất cấp thiết đang làm đau đầu các cơ quan chức năng. Ô nhiễm xảy ra ở mọi nơi: nguồn nước, không khí, đất đai, thực phẩm...Đặc biệt, ô nhiễm đang diễn ra ngay bên cạnh khu sinh sống của con người. Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm vẫn là do ý thức của con người. Con người khi sinh sống xả rác mọi lúc mọi nơi, họ không xử lý rác một cách hợp lý và cũng chưa được biết cách xử lý. Chủ các doanh nghiệp chưa có tâm làm nghề. Để giảm thiểu chi phí, họ không xử lý chất thải sau khi sản xuất một cách triệt để, họ đã xả thẳng trực tiếp ra môi trường, sau đó " lo lót " cơ quan chức năng để có thể ngang nhiên xả thải. Nhiều vụ việc xả thải đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường: Vụ nhà máy fomosa xả thải làm chết cá miền trung, Vụ nhà máy Vedan xả thải ra sông Thị Vải...Những vụ việc này, làm cho dư luận hết sức bất bình, buộc những con người chưa hoàn thành đúng tránh nhiệm phải tiến hành xử lý, chịu tội trước pháp luật. Phải làm gì đề bảo vệ môi trường bây giờ đây?

5 tháng 5 2020
1Lê Văn Thịnh     
2Mạc Hiển Tích     
3Bùi Quốc Khái     
4Nguyễn Công Bình     
5Trương Hanh     
6Lưu Miễn     
7Nguyễn Quan Quang     
8Nguyễn Hiền     
9Trần Quốc Lặc     
10Trương Xán     
11Trần Cố     
12Bạch Liêu     
13Lý Đạo Tái     
14Đào Tiêu     
15Mạc Đĩnh Chi     
16Đào Sư Tích     
17Lưu Thúc Kiệm     
18

Nguyễn Trực

     

19.NGuyễn Nghiêu Lư

20.Lương Thế Vinh

5 tháng 5 2020

Triều Lê Sơ: 20 vị.

10. Nguyễn Trực: quê Bái Khê, Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Đỗ khoa Nhâm Tuất (1442), năm 26 tuổi.

 11. Nguyễn Nghiêu Tư: quê Phù LươngQuế Võ,Bắc Ninh. Đỗ khoa Mậu Thìn (1448).

12. Lương Thế Vinh: quê Cao Phương, Liên Bảo, Vũ Bản, Nam Định. Đỗ khoa Quý Mùi (1463), năm 23 tuổi.

13. Vũ Kiệt: quê Yên Việt,Thuận Thành, Bắc Ninh. Đỗ khoa Nhâm Thìn (1472), năm 20 tuổi.

14. Vũ Tuấn Chiêu: quê Nhật Tảo, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Đỗ khoa Ất Mùi (1475), năm 50 tuổi.

15. Phạm Đôn Lễ: quê Hải Triều, Phạm Lễ, Hưng Hà, Thái Bình. Đỗ khoa Tân Sửu (1481), năm 27 tuổi.

16. Nguyễn Quang Bật: quê Bình Ngô, An Bình, Thuận Thành, Bắc Ninh. Đỗ khoa Giáp Thìn (1484), năm 21 tuổi.

17. Trần Sùng Dĩnh: quê Đông Khê, An Lâm, Nam Sách, Hải Dương. Đỗ khoa Đinh Mùi (1487), năm 23 tuổi.

18. Vũ Duệ: quê Trịnh Xá, Lê Tinh, Phong Châu, Phú Thọ. Đỗ khoa Canh Tuất (1490), năm 23 tuổi.

19. Vũ Dương: quê Man Nhuế, Thanh Lâm (cũ), nay là Nam Sách, Hải Dương. Đỗ khoa Quý Sửu (1493), năm 22 tuổi.

20. Nghiêm Viện: quê Bồng Lai, Quế Võ, Bắc Ninh. Đỗ khoa Bính Thìn (1496).

21. Đỗ Lý Khiêm: quê Ngoại Lãng, Song Lãng, Vũ Thư, Thái Bình. Đỗ khoa Kỷ Mùi (1499).

22. Lê Ích Mộc: quê Thanh Lãng, Quảng Thanh, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Đỗ khoa Nhâm Tuất (1502), năm 44 tuổi.

23. Lê Nai: quê Mộ Trạch, Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương. Đỗ khoa Ất Sửu (1505), năm 27 tuổi.

24. Nguyễn Giản Thanh: quê Ong Mạc, Hương Mạc, Tiên Sơn, Bắc Ninh. Đỗ khoa Mậu Thìn (1508), năm 28 tuổi.

25.Hoàng Nghĩa Phú: quê Mạc Xá, Chương Mỹ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Đỗ khoa Tân Mùi (1511), năm 31 tuổi.

26. Nguyễn Đức Lương: quê Canh Hoạch, Dân Hòa, Thanh Oai, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Đỗ khoa Giáp Tuất (1514), năm 51 tuổi.

27. Ngô Miễn Thiệu: quê Tam Sơn, Tiên Sơn, Bắc Ninh. Đỗ khoa Mậu Dần (1518), năm 20 tuổi.

28. Hoàng Văn Tán: quê Xuân Lôi, Tam Giang, Yên Phong, Bắc Ninh. Đỗ khoa Quý Mùi (1523).

29. Trần Tất Văn: quê Nguyệt Áng, Thái Sơn, An Lão, Hải Phòng. Đỗ khoa Bính Tuất (1526).

Triều Mạc: 11 vị.

30. Đỗ Tòng: quê Lại Ốc, Long Hưng, Mỹ Văn, Hưng Yên. Đỗ khoa Kỷ Sửu (1529), năm 26 tuổi.

31. Nguyễn Thiến: quê Canh Hoạch, Dân Hòa, Thanh Oai, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Đỗ khoa Nhâm Thìn (1532), năm 38 tuổi.

32. Nguyễn Bỉnh Khiêm: quê Trung Am, Lý Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Đỗ khoa Ắt Mùi (1535), năm 45 tuổi.

33. Giáp Hải: quê Dĩnh Kế, Lạng Giang, Bắc Giang. Đỗ khoa Mậu Tuất (1538), năm 32 tuổi.

34. Nguyễn Kỳ: quê Tân Dân, Châu Giang, Hưng Yên. Đỗ khoa Tân Sửu (1541), năm 24 tuổi.

35. Dương Phúc Tư: quê Lạc Đạo, Mỹ Văn, Hưng Yên. Đỗ khoa Đinh Mùi (1547), năm 43 tuổi.

36. Trần Văn Bảo: quê Dứa, Đồng Quang, Nam Trực, Nam Định. Đỗ khoa Canh Tuất (1550), năm 27 tuổi.

37. Nguyễn Lương Thái: quê An Bình, Thuận Thành, Bắc Ninh. Đỗ khoa Quý Sửu (1553), năm 29 tuổi.

38. Phạm Trấn: quê Đoàn Tùng, Tứ Lộc, Hải Dương. Đỗ khoa Bính Thìn (1556), năm 34 tuổi.

39. Phạm Duy Quyết: quê Kim Khê, Cộng Hòa, Chí Linh, Hải Dương. Đỗ khoa Nhâm Tuất (1562), năm 42 tuổi.

40. Vũ Giới: quê Lương Xá, Phú Lương, Gia Lương, Bắc Ninh. Đỗ khoa Đinh Sửu (1577), năm 37 tuổi.

( Nguồn : trên mạng )

5 tháng 5 2020

Văn là món ăn tinh thần cho con người. Nó là một loại hình nghệ thuật đặc sắc không thể thiếu. Từ xa xưa, khi cn người còn chưa có chữ viết nhưng họ cũng đã biết sáng tác những câu ca dao để lưu truyền đến tận bây giờ. Văn thơ phong phú cũng như từ ngữ của người Việt. Tâm hồn con người ta được nuôi dưỡng bởi văn thơ, âm nhạc. Đứa trẻ nào ngày bé cũng được mẹ hát những câu hát ru đưa vào giấc ngủ. Vậy đó, những lời ru ấy có tác giả không ? Không hề, nó được xuất phát từ những câu ca dao và tấm lòng người mẹ. Đến khi biết nói, biết cười,chúng ta cũng bập bẹ những bài vè hay những bài ca dao ngắn do bà, do mẹ dạy. Khi đi học, ta lại được biết rõ hơn về văn, thơ. Chúng ta biết làm những bài tập làm văn. Chúng ta được thầy cô dạy dỗ, chỉ bảo để viết thế nào cho hay, cho đúng. Văn đâu đơn thuần chỉ là được tạo nên bởi những con chữ. Chúng đáng được nâng niu và trân trọng hơn nhiều.

5 tháng 5 2020

Câu 1 

Trước hết, vua Quang Trung là người mạnh mẽ, quyết đoán:

    + Nghe tin giặc tới Thăng Long ông vội vã đốc xuất đại binh ra Bắc.

    + Là người sáng suốt, nhạy bén:

Ngay khi mấy chục vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị kéo vào nước ta, thế giặc đang mạnh, tình thế khẩn cấp, ông đã lên ngôi hoàng đế để chính danh ra dẹp giặc.

- Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch, ta.

    + Quang Trung khích lệ tướng lính bằng những những lời nói chân thành, những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập.

- Tầm nhìn chiến lược, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập của vua Quang Trung đã góp phần làm nên chiến thắng thần tốc đại phá quân Thanh.

Câu 2

Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn:

  • Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào sâu sắc, ý chí kiên cường quyết tâm giành lại được độc lập của nhân dân ta.
  • Sự lãnh đạo đúng đắn, tài giỏi của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyên Trãi.
  • Chiến lược, chiến thuật đánh giặc đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân.
  • Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử:

  • Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
  • Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ.
  • Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

Câu 3

* Niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789

Thời gian

Sự kiện

Đầu năm 1771

Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai).

Tháng 9-1773

Chiếm được phủ thành Quy Nhơn

Giữa năm 1774

Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.

Năm 1777

Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Tháng 1-1785

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.

Tháng 6-1786

Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong

Ngày 21-7-1786

Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Giữa năm 1788

Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc.

Tháng 12-1788

Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.

Năm 1789

Quang Trung đại phá quân Thanh.

Học tốt nhé! 

5 tháng 5 2020

Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. - Câu rút gọn  khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. ... Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.

Tôi thích nhất cánh đồng lúa ngày mùa. Bát ngát vàng. Hạt lúa vàng mẩy. Chiếc nón loáng nắng vàng tươi. Bầu trời cũng vì phản chiếu cánh đồng mà vàng rực. Lúc ấy, thật khó nói hết niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt người quê tôi vì một mùa bội thu đã tới. Ôi! thật tuyệt làm sao!

  • Câu rút gọn: gạch chân
  • Trạng ngữ: in đậm
  • Câu đặc biệt: in nghiêng

Tùng...Tùng...Tùng...Tiếng trống trường vang lên thật giòn giã báo hiệu giờ ra chơi đã (câu đặc biệt) đến. Các bạn học sinh từ các dãy nhà tầng ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Trên sân trường đông vui nhộn nhịp ấy, các bạn học sinh chơi đủ thứ trò chơi. Từ nhảy dây (câu có trạng ngữ) cho đến đá cầu. Nhưng đâu phải cứ ra chơi là ai cũng xuống sân, vẫn có những bạ đứng câu đặc biệt trên ban công. Tán gẫu và vui đùa. (câu rút gọn)

5 tháng 5 2020

phd thật ah

5 tháng 5 2020

Giải thù giải cho tau đi,l mẹ mi

5 tháng 5 2020

Cùng sinh ra trong bọc trăm trứng, cùng chảy chung trong mình dòng máu đỏ, cùng trải qua những năm tháng lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc, cùng có chung một mạch nguồn văn hóa cho nên đã từ lâu con người trên dải đất hình chữ S này đã biệt yêu thương, chờ che, đùm bọc lẫn nhau. Nó trở thành nét đẹp văn hóa, truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa, truyền thống ấy đã được cha ông ta đúc kết rất nhiều trong kho tàng ca dao tục ngữ. “Thương người như thể thương thân” là một trong những bài học như thế.

“Thương người như thể thương thân” là câu nói ngắn gọn, tự nhiên nhưng chất chứa hàm ý sâu sa. “Thương người” nghĩa là biết yêu thương chăm sóc, quan tâm sẻ chia với những người xung quanh, với cộng đồng, xã hội. Còn “thương thân” là giữ gìn chăm sóc quý trọng bản thân mình. Hai vế được được trong quan hệ so sánh với nhau nhằm mục đích khuyên nhủ chúng ta rằng phải biết yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình, biết tôn trọng, đồng cảm bao dung giúp đỡ những người xung quanh khi ta có thể.

Tình yêu thương con người là tình cảm thiêng liêng tốt đẹp đậm chất nhân văn của con người Việt Nam. Cùng sinh ra trên mảnh đất hình chữ S thiêng liêng, tuy không cùng huyết thống nhưng mỗi chúng ta đều có chung một tiếng nói một dòng màu một màu da. Tất cả điều ấy đã khiến con người trở nên gắn bó để yêu thương đùm bọc chở che cho nhau. Hơn thế mỗi người sinh ra đều thuộc về một tập thể nhất định không ai có thể tồn tại đơn độc lẻ loi một mình. Chính vì vậy, khi chúng ta biết quan tâm yêu thương lẫn nhau, cùng nhau đoàn kết tiến bộ thì xã hội mới có thể phát triển lớn mạnh. Một xã hội sẽ trở nên đóng băng, cô độc và nhanh chóng tan rã nếu như không có hơi ấm của tình yêu thương Đặc biệt cuộc sống với bao bộn bề lo toan khi bình yên khi sóng gió ta luôn luôn cần đến sự quan tâm giúp đỡ của những người xung quanh. Cho nên khi ta biết cho đi tình yêu thì mới mong nhận được lại sự chia sẻ yêu thương từ người khác. Những kẻ ích kỉ vụ lợi chỉ biết sống vì mình thì mãi mãi sẽ sống cô độc và không bao giờ có được sự đồng cảm giúp đỡ khi gặp khó khăn trở ngại. Cuộc sống quanh ta còn biết bao mảnh đời bất hạnh đang cần những cánh tay yêu thương che chở từ đồng loại vì thế mỗi chúng ta luôn cần mang trong mình tấm lòng vị tha cao cả.. Giúp người cũng chính là cách để giúp mình được sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn với cuộc đời bởi mỗi khi làm được việc tốt chắc chắn tâm hồn của mình sẽ thanh thản và hạnh phúc hơn.

Tình yêu thương con người, tấm lòng tương thân tương ái được thể hiện ở nhiều khía cạnh cụ thể, sinh động. Trong chiến tranh, tinh thần đồng chí đồng đội gắn bó đầy yêu thương của những người bộ đội cụ Hồ chia nhau củ sắn, bát cơm, thậm chí có thể vì nhau mà sống chết là những câu chuyện cảm động cho con cháu thế hệ ngày nay. Những phong trào nhường cơm sẻ áo, hũ gạo cứu đói ở hậu phương cũng là biểu hiện sâu sắc tinh thần tương thân tương ái của dân tộc. Đến thời đại ngày nay, truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc vẫn được duy trì và phát huy. Gần gũi nhất là trong gia đình con cái biết yêu thương, tôn trọng, phụng dưỡng cha mẹ, anh em đoàn kết, biết đùm bọc thương yêu lẫn nhau, vợ chồng cùng nhau chia sẻ những tâm sự những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống, san sẻ gánh nặng công việc cho nhau. Tình yêu thương đôi khi xuất phát từ những điều gần gũi giản đơn mà ấm áp sâu sắc vô cùng. Hằng năm, những cuộc vận động ủng hộ vì người nghèo, ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt liên tục được phát động, những ngôi nhà tình thương làng trẻ mồ côi được quan tâm xây dựng cũng đều xuất phát từ tấm lòng nhân ái “thương người như thể thương thân” của người Việt Nam. Đặc biệt tấm lòng tương thân tương ái được giáo dục sâu rộng trong nhà trường với những bài học đạo đức về lẽ sống yêu thương dành cho thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Cùng với đó, mỗi chúng ta cũng cần phải biết lên tiếng phê phán trừng phạt đối với những kẻ vô lương tâm thờ ơ, lạnh lùng trước sự thống khổ, bất hạnh của người khác.

Tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ giúp đỡ người khác phải xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, tự nguyện. Sự cho đi không phải là sự bố thí hàm ơn và đòi hỏi được nhận lại. Của cho không bằng cách cho, hãy “thương người” theo đúng cách và đúng ý nghĩa của nó. Những hành động mang danh giúp đỡ người khác nhưng xuất phát từ lợi ích cá nhân, có sự toan tính vụ lợi thật đáng bị lên án. Ngoài ra, tấm lòng nhân ái, yêu thương giúp đỡ người khác dựa trên khả năng của bản thân, không vì người khác mà ảnh hưởng đến quyền lợi đáng có của mình.

câu tục ngữ “thương người như thể thương thân” là lời nhắc nhở chân thành mà sâu sắc cho mỗi người về đạo lí tương thân tương ái yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp này sẽ mãi được lưu truyền cho hôm nay và cả mai sau.