K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4 2023

truyền ngôi

27 tháng 4 2023

truyền tin

 

Bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Lưu Quang Vũ là một bức tranh tươi sáng về quê hương đầy màu sắc và đẹp đẽ. Tác giả đã miêu tả về quê hương với những hình ảnh sống động, mô tả về những nét đẹp độc đáo của quê hương mình.

Tuy nhiên, bên cạnh những hình ảnh tươi sáng về quê hương, bài thơ cũng thể hiện được nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Những câu thơ như "Nhớ quê hương, nhớ người xưa/ Nhớ cánh đồng, nhớ con đường quê nhà" đã truyền tải được tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả. Tác giả đã dùng những từ ngữ da diết, cảm động để miêu tả nỗi nhớ quê hương của mình.

Bài thơ "Quê hương" không chỉ là một bức tranh tươi sáng về quê hương mà còn là một lời tâm sự chân thành của tác giả về tình yêu quê hương. Tác giả đã thể hiện được sự tương phản giữa hình ảnh tươi sáng và nỗi nhớ đau đớn, giữa sự sống động và sự lặng lẽ của quê hương. Bài thơ đã làm sáng tỏ nhận định rằng, bức tranh quê hương tươi sáng không chỉ đơn thuần là một bức tranh đẹp mà còn chứa đựng nỗi nhớ quê hương da diết của con người.

29 tháng 4 2023

Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.Quê hương trong tâm trí của những người con Việt Nam là mái đình, là giếng nước gốc đa, là canh rau muống chấm cà dầm tương.Cái làng chài nghèo  nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lại láng.

"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
 Nước bao vây cách biển nửa ngày sông                                                                                             Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
 Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."

Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt chúng ta vô cùng sinh động: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập.Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi.Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng.

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

 Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm, bình yên của dân làng.Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo.

 Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhớ.Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”

Điều bản thân cần làm để trở thành một người biết yêu thương là phải học cách đón nhận và chia sẻ tình yêu với mọi người xung quanh. Để yêu thương được đáp lại, trước tiên chúng ta cần phải tự yêu thương bản thân mình. Chúng ta cần biết cách trân trọng và yêu quý bản thân, để từ đó có thể yêu thương và chăm sóc cho người khác.

Để trở thành một người biết yêu thương, chúng ta cần phải có lòng nhân ái và sự thông cảm. Chúng ta cần hiểu rằng mỗi người đều có những khó khăn và nỗi đau riêng, và chúng ta cần biết lắng nghe và chia sẻ cùng họ. Chúng ta cần biết đặt mình vào vị trí của người khác để có thể cảm nhận được những gì họ đang trải qua.

Ngoài ra, để trở thành một người biết yêu thương, chúng ta cần phải biết cách tha thứ và giãi bày cảm xúc của mình. Tha thứ giúp chúng ta giải thoát khỏi những căng thẳng và giận dữ trong tâm trí, từ đó giúp chúng ta có thể yêu thương và chia sẻ tình cảm với người khác một cách tự nhiên và chân thành.

Cuối cùng, để trở thành một người biết yêu thương, chúng ta cần phải biết cách tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ và ý nghĩa cho người khác. Những hành động nhỏ nhặt, như lời chúc ngọt ngào, nụ cười thân thiện hay một cái ôm ấm áp, đều có thể làm cho người khác cảm thấy yêu thương và quan tâm.

Tóm lại, để trở thành một người biết yêu thương, chúng ta cần phải có tình yêu và sự quan tâm đến bản thân và người khác. Chúng ta cần biết cách đón nhận và chia sẻ tình yêu, có lòng nhân ái và sự thông cảm, biết cách tha thứ và giãi bày cảm xúc của mình, và biết

27 tháng 4 2023

Em vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm về ngày đầu tiên học tại trường Trung học cơ sở.

Trong bộ đồng phục mới, em cảm thấy vô cùng tự hào vì hôm nay mình đã là học sinh lớp sáu. Sau khi ăn sáng xong, mẹ đưa em tới trường. Trường Trung học cơ sở của em nằm ở cách nhà em không xa. Chính vì vậy, con đường đi học này, em đã không còn xa lạ nữa. Nhưng hôm nay, em lại cảm thấy thật đặc biệt. Có lẽ hôm nay là ngày đầu tiên em đi học. Khoảng mười lăm phút thì đến trường. Ngôi trường rộng lớn và thật đẹp. Trong sân trường có rất nhiều bạn học sinh, thầy cô và các bậc phụ huynh đưa con đến trường. Sau khi xem danh sách dán trên bảng thông tin, em đã đi tìm lớp học của mình. Lớp của em nằm ở tầng hai, phòng số 20.

Khi bước vào trong lớp, em nhìn thấy chiếc bảng đen, hộp phấn trắng, những chiếc bàn học sinh được kê rất gọn gàng. Những gương mặt lạ lẫm lần lượt hiện ra trước mắt. Em thầm nghĩ chẳng bao lâu nữa, đó sẽ là những người bạn cùng lớp của mình. Trong lòng của em dâng lên một cảm xúc khó tả.

Tiếng trống trường báo hiệu đã vào lớp học. Năm phút sau, một cô giáo bước vào trong lớp. Ấn tượng đầu tiên của em là cô rất xinh đẹp. Cô giới thiệu về bản thân cho chúng nghe. Cô là một giáo viên dạy môn Ngữ Văn. Cô đã giới thiệu cho chúng em rất nhiều điều thú vị. Chúng em còn được làm quen với nhau. Sau buổi nhận lớp hôm đó, em cảm thấy rất háo hức, mong chờ những tiết học sau.

Ngày đầu tiên dưới mái trường Trung học cơ sở đem đến cho em nhiều cảm xúc. Nó giúp em hiểu thêm và yêu hơn mái trường mà em sẽ gắn bó suốt bốn năm học sắp tới.

27 tháng 4 2023

Em vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm về ngày đầu tiên học tại trường Trung học cơ sở.

Trong bộ đồng phục mới, em cảm thấy vô cùng tự hào vì hôm nay mình đã là học sinh lớp sáu. Sau khi ăn sáng xong, mẹ đưa em tới trường. Trường Trung học cơ sở của em nằm ở cách nhà em không xa. Chính vì vậy, con đường đi học này, em đã không còn xa lạ nữa. Nhưng hôm nay, em lại cảm thấy thật đặc biệt. Có lẽ hôm nay là ngày đầu tiên em đi học. Khoảng mười lăm phút thì đến trường. Ngôi trường rộng lớn và thật đẹp. Trong sân trường có rất nhiều bạn học sinh, thầy cô và các bậc phụ huynh đưa con đến trường. Sau khi xem danh sách dán trên bảng thông tin, em đã đi tìm lớp học của mình. Lớp của em nằm ở tầng hai, phòng số 20.

Khi bước vào trong lớp, em nhìn thấy chiếc bảng đen, hộp phấn trắng, những chiếc bàn học sinh được kê rất gọn gàng. Những gương mặt lạ lẫm lần lượt hiện ra trước mắt. Em thầm nghĩ chẳng bao lâu nữa, đó sẽ là những người bạn cùng lớp của mình. Trong lòng của em dâng lên một cảm xúc khó tả.

Tiếng trống trường báo hiệu đã vào lớp học. Năm phút sau, một cô giáo bước vào trong lớp. Ấn tượng đầu tiên của em là cô rất xinh đẹp. Cô giới thiệu về bản thân cho chúng nghe. Cô là một giáo viên dạy môn Ngữ Văn. Cô đã giới thiệu cho chúng em rất nhiều điều thú vị. Chúng em còn được làm quen với nhau. Sau buổi nhận lớp hôm đó, em cảm thấy rất háo hức, mong chờ những tiết học sau.

Ngày đầu tiên dưới mái trường Trung học cơ sở đem đến cho em nhiều cảm xúc. Nó giúp em hiểu thêm và yêu hơn mái trường mà em sẽ gắn bó suốt bốn năm học sắp tới.

27 tháng 4 2023

Trong cuộc sống ngày xưa , phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam thường được sử dụng là ngựa hoặc voi . Vì đây là phương tiện sẽ giúp dân tộc tiểu số về ngày trước vượt qua được mọi địa hình khó khăn , những núi trắc trở và vòng vèo . Từ những miêu tả và nội dung của bài " Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa " đã giúp cho người đọc hình dung , hiểu thêm được nhiều những phương tiện mà chính dân tộc từ đời trước con cháu đã sử dụng có trong từ khoảng thế kỉ X - XVIII và những phương tiện đó đã được coi là bộ phận quan trọng và cũng được coi là thành tố văn hóa vật chất của các cộng đồng tộc người từ thưở xa xưa . 

Từ thế kỉ thứ X – XVIII, các dân tộc vùng núi phía Bắc chủ yếu di chuyển theo cách đi bộ. Tuy nhiên, ở một số dân tộc đã xuất hiện các cách vận tải, khác như: Người La Ha, Thái dùng thuyền, bè, mảng; người Sán Dìu dùng xe quệt trâu; Người mông, Hà Nhì, Dao dùng sức ngựa. Khác với các dân tộc vùng núi phía Bắc, các dân tộc ở Tây nguyên lại chủ yếu dùng sức voi, ngựa để vận chuyển. Ở các buôn  làng ven sông, suối thì lại sử dụng các thuyền độc mộc.

24 tháng 5

5 - 6 dòng:

Văn bản đề cập đến các loại ghe xuồng cùng những giá trị và kinh tế và văn hóa của nó với người dân Nam Bộ, ghe xuồng không còn chỉ là một phương tiện di chuyển, vận tải mà nó trở thành một nét văn hóa nơi đây.

10 - 12 dòng:

Văn bản đề cập đến sự đa dạng của các loại ghe xuồng ở Nam Bộ, tác giả chỉ ra các đặc điểm và tác dụng cụ thể của các loại ghe, xuồng Nam Bộ. Về xuồng, có các loại phổ biến như xuồng lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc,… Về ghe, thường là những chiếc ghe có kích thước lớn, sức chở nặng, đi được đường dài như ghe bầu, ghe lồng, ghe chài, ghe ngo, ghe hầu,... Ghe xuồng ở Nam Bộ là một loại phương tiện giao thông hữu hiệu, gắn bó mật thiết với cư dân vùng sông nước, lại vừa ẩn chứa bên trong những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo.

 

Đối với mọi người, ai ai cũng mang những kỉ niệm đẹp, êm dịu và đáng nhớ. Chắc hẳn rằng không ai có thể quên được những kỉ niệm vui vẻ bên gia đình, người thân và bạn bè. Em cũng vậy, em cũng có kỉ niệm dành cho riêng mình và đó là kỉ niệm ngày đầu tiên em tới trường. Ngày ấy cách đây lâu lắm,dẫu thế em vẫn nhớ như in. Cánh hoa phượng rơi bên vệ đường, tiếng mọi người rộn ràng, tiếng vui...
Đọc tiếp

Đối với mọi người, ai ai cũng mang những kỉ niệm đẹp, êm dịu và đáng nhớ. Chắc hẳn rằng không ai có thể quên được những kỉ niệm vui vẻ bên gia đình, người thân và bạn bè. Em cũng vậy, em cũng có kỉ niệm dành cho riêng mình và đó là kỉ niệm ngày đầu tiên em tới trường. Ngày ấy cách đây lâu lắm,dẫu thế em vẫn nhớ như in. Cánh hoa phượng rơi bên vệ đường, tiếng mọi người rộn ràng, tiếng vui cười của mọi người,... Tất cả tạo nên bức tranh nhộn nhịp. Các bạn nhỏ bám rít lấy mẹ, những người bán hàng rong đến chào khách bên đường. Hôm đó mẹ em đi vắng, chỉ có bà dắt em tới trường. Em coi bà như mẹ em vậy, thấy đoàn người xa lạ, em không khỏi sợ sệt nhưng bà lại dắt em vào. Không khí dần ảm đạm trở lại và khi tiếng trống vang lên, bà em thả tay em để em tự bước vào lớp, chỉ cho em lớp em cần vào là lớp dãy đầu dưới lầu. Do em không phải dạng nhỏng nhẻo,ương bướng, từ nhỏ đã tự biết đi chơi với các anh chị trong xóm nên em hít thở mạnh đi vào mà không ngại ngần. Thấy bạn lạ, em không khỏi mắc cở. Bạn ngồi kế bên em là một cô bé xinh xắn thắt tóc tết, bạn ấy cũng hổi hộp thẩm thỏm. Em đành ngồi vào ghế. Giáo viên bảo đây chỉ là một buổi giới thiệu về bản thân nên chúng em không cần sách vở, cô còn bảo các bạn hãy tự giới thiệu mình được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Khi tất cả đã lên giới thiệu hết,chỉ còn mình em.Hôm đó em đã được lần đầu bước lên bảng và giới thiệu về mình, cảm giác rất rất đỗi mảng nguyện khi giới thiệu xong.Đấy là kỉ niệm của em, thật sự, nếu em được một vé trở về thời đó, em sẽ làm tốt hơn thế nữa.

1
27 tháng 4 2023

Hay quá ^^

25 tháng 4

Trò chơi cướp cờ là một hoạt động tập thể vô cùng bổ ích và thú vị. Dưới đây là thuyết minh về quy tắc và luật lệ của trò chơi này:

  1. Mở bài:

    • Trò chơi cướp cờ là một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu của văn hóa Việt Nam.
    • Cướp cờ thường diễn ra trong các buổi hội làng hoặc đơn giản là sau buổi chăn trâu, cắt cỏ của những cô bé, cậu bé ở vùng nông thôn.
    • Ngày nay, cướp cờ vẫn được nhiều đối tượng yêu thích bởi sự huyên náo, vui tươi mà nó mang lại.
  2. Thân bài:

    • Những quy tắc khi chơi:

      • Số lượng người tham gia: Khoảng 8 đến 10 người.
      • Độ tuổi: Trẻ em.
      • Dụng cụ: Một lá cờ.
      • Không gian diễn ra trò chơi: Phòng rộng rãi.
    • Miêu tả cách chơi và luật chơi:

      • Chuẩn bị trước khi chơi:
        • Tùy thuộc vào số lượng người chơi, chia đội chơi bằng nhau.
        • Chia phần sân ra làm 2 phần bằng nhau và cắm cờ ở chính giữa. Sau đó, vẽ một vòng tròn quanh chỗ cắm cờ.
        • Từ điểm cắm cờ kéo về hai bên khoảng 10 - 20m, kẻ vạch xuất phát.
        • Chọn ra một người để làm quản trò.
      • Bắt đầu chơi:
        • Hai đội đứng sau vạch xuất phát. Sau đó, đếm theo số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5…
        • Khi quản trò gọi đến số nào, người mang số tương ứng ở mỗi đội sẽ chạy lên cướp cờ.
        • Bên nào cướp được cờ và chạy về vạch xuất phát mà không bị đối thủ vỗ vào người thì được tính 1 điểm. Nếu bị vỗ thì không được điểm nào.
        • Sau khi xong một lượt, người cướp được cờ mang cờ trả lại vị trí cũ và tiếp tục chơi cho đến hết số lượt quy định.
        • Kết thúc cuộc chơi, đội nào giành được nhiều cờ hoặc nhiều điểm hơn thì giành chiến thắng.
    • Tác dụng của trò chơi cướp cờ:

      • Tăng khả năng vận động, khéo léo.
      • Rèn luyện sự nhanh nhẹn.
      • Tạo không khí sôi nổi, vui vẻ.
      • Tăng thêm tinh thần đoàn kết.
  3. Kết bài:

    • Khẳng định ý nghĩa của trò chơi cướp cờ.
12 tháng 4
Khi nhắc tới Việt Nam, mọi người thường nhắc tới một đất nước giàu truyền thống văn hoá dân tộc và nổi tiếng bởi những trò chơi dân gian giàu ý nghĩa. Và một trong số những trò chơi vô cùng thú vị đó là trò chơi thi thả diều. Chắc hẳn ta đã từng nhìn thấy những cánh diều nhiều hình dạng với những màu sắc khác nhau bay vi vu trên bầu trời. Vậy hãy cùng tìm hiểu về trò chơi thi thả diều đặc sắc này. Thú thả diều có nguồn gốc từ nghệ thuật làm mo vào thời cổ đại của người Trung Quốc. Nghe nói, chiếc diều đầu tiên xuất hiện là vào thời kỳ Xuân Thu (cách đây khoảng hơn 2000 năm) do người thợ có tên Lỗ Ban dùng gỗ chế tạo thành, thời đó cũng đã có sự xuất hiện của diều được làm bằng trúc và đến thời nhà Hán thì có sự xuất hiện của Diều được làm bằng giấy. Vào thời cổ đại, cứ mỗi dịp tết Thanh Minh đến, sau khi đã làm lễ cúng bái tổ tiên, người dân Trung Quốc đều có phong tục thả diều. Người xưa cho rằng, thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Chơi diều cũng như các trò chơi dân gian nói chung có nguồn gốc sâu xa từ thực tiễn lao động sản xuất được ông cha ta đúc kết từ nhiều thế hệ nên nó có hiệu quả giải trí và giáo dục rất lớn. Trò chơi thi thả diều thích hợp đối với mọi lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ em. Trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 6 tuổi đã có thể tập chơi thả diều. Mỗi một cánh diều sẽ được điều khiển bởi một người chơi. Mỗi đội dự thi có 3 người tham gia, một người cầm dây diều, một người điều khiển diều, một người đâm diều lên cao. Thả diều là một trò chơi tập thể nên số lượng của người chơi không giới hạn. Về không gian thi thả diều, Không gian càng rộng lớn và mở, thì việc chơi diều càng thoải mái và vui vẻ. Công viên lớn không có nhiều cây cối, bãi biển, cánh đồng luôn là lựa chọn hàng đầu nếu muốn chơi diều.
Trước khi bắt đầu trò chơi thi thả diều, chúng ta cần có bước chuẩn bị. Trước tiên, cần chuẩn bị cánh diều, có thể mua sẵn hoặc tự làm cánh diều cho mình. Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết. Tiếp theo, ta cùng tìm hiểu về luật chơi và cách chơi trò chơi thi thả diều. Khi các đấu thủ đã đứng vào vị trí thích hợp để thả diều, một hồi trống nổi lên, loa bắt đầu gọi, diều được đồng loạt lao lên, ăn dây. Người điều khiển phải giật dây, chỉnh cho diều lên thật từ từ. Khi no gió, diều lao vút lên cao, đậu trên tầng không, nhỏ dần, nhỏ dần đến khi trông như một chiếc lá. Tiếp đó lại một hồi trống nữa, có tiếng loa truyền: Loa! Loa! Các diều đấu dây vào nhau để bắt đầu chấm giải. Trên sân thả, các đấu thủ đi về một điểm. Sau đó, ban chủ khảo bàn bạc để chấm giải diều. Tiếp đó, diều được lệnh cho hạ cánh. Cách mặt đất chừng 30m, diều được điều khiển sao cho lao xuống như một mũi tên bắn thẳng, cắm đứng trên cánh đồng. Xong xuôi các đấu thủ cùng về một chỗ để nghe công bố giải. Khi chơi diều giúp cho người chơi gần gũi với thiên nhiên, yêu hình ảnh quê hương đất nước mình, khám phá thế giới xung quanh, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, biết chia sẻ với mọi người. Qua sự vận động trong thả diều sẽ nâng cao được thể lực sức khỏe, sự khéo léo, phản xạ nhanh… Nhìn tổng thể, trò thả diều là một sản phẩm văn hóa của cộng đồng có giá trị, ảnh hưởng tích cực và cần thiết đến đời sống tinh thần của người dân. Trò chơi thi thả diều giúp cho mọi người hiểu thêm về ý nghĩa cũng như giá trị mà các trò chơi dân gian mang lại. Thi thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, giúp cho mọi người có những phút giây thư giãn. Ngày nay, với tốc độ đô thị hóa đang ngày càng tăng nhanh với những cao ốc, cột điện, đường dây chằng chịt thì những không gian cho trò chơi này càng khó tìm kiếm hơn. Thực tế trong cuộc sống hiện đại, hình thức giải trí của trẻ em và cả người lớn ngày càng đa dạng và phong phú theo xu hướng “công nghệ hóa” trò chơi, “cá nhân hóa” người chơi đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với trò chơi dân gian. Bảo tồn thú chơi thả diều trong xã hội hiện đại vốn đã khó, phát huy nó lại càng khó hơn. Vì thế, mọi người nên tích cực duy trì những trò chơi dân gian, gìn giữ những nét đẹp văn hoá dân tộc mình. Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh. Mỗi trò chơi dân gian đều mang một nét đẹp và ý nghĩa riêng. Dù cho hiện nay thi thả diều không còn được tổ chức ở nhiều nơi nhưng chúng ta vẫn nên có những hiểu biết về trò chơi và khuyến khích mọi người giữ gìn và phát huy những trò chơi dân gian thú vị.
Khi nhắc tới Việt Nam, mọi người thường nhắc tới một đất nước giàu truyền thống văn hoá dân tộc và nổi tiếng bởi những trò chơi dân gian giàu ý nghĩa. Và một trong số những trò chơi vô cùng thú vị đó là trò chơi thi thả diều. Chắc hẳn ta đã từng nhìn thấy những cánh diều nhiều hình dạng với những màu sắc khác nhau bay vi vu trên bầu trời. Vậy hãy cùng tìm hiểu về trò chơi thi thả diều đặc sắc này. Thú thả diều có nguồn gốc từ nghệ thuật làm mo vào thời cổ đại của người Trung Quốc. Nghe nói, chiếc diều đầu tiên xuất hiện là vào thời kỳ Xuân Thu (cách đây khoảng hơn 2000 năm) do người thợ có tên Lỗ Ban dùng gỗ chế tạo thành, thời đó cũng đã có sự xuất hiện của diều được làm bằng trúc và đến thời nhà Hán thì có sự xuất hiện của Diều được làm bằng giấy. Vào thời cổ đại, cứ mỗi dịp tết Thanh Minh đến, sau khi đã làm lễ cúng bái tổ tiên, người dân Trung Quốc đều có phong tục thả diều. Người xưa cho rằng, thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Chơi diều cũng như các trò chơi dân gian nói chung có nguồn gốc sâu xa từ thực tiễn lao động sản xuất được ông cha ta đúc kết từ nhiều thế hệ nên nó có hiệu quả giải trí và giáo dục rất lớn. Trò chơi thi thả diều thích hợp đối với mọi lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ em. Trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 6 tuổi đã có thể tập chơi thả diều. Mỗi một cánh diều sẽ được điều khiển bởi một người chơi. Mỗi đội dự thi có 3 người tham gia, một người cầm dây diều, một người điều khiển diều, một người đâm diều lên cao. Thả diều là một trò chơi tập thể nên số lượng của người chơi không giới hạn. Về không gian thi thả diều, Không gian càng rộng lớn và mở, thì việc chơi diều càng thoải mái và vui vẻ. Công viên lớn không có nhiều cây cối, bãi biển, cánh đồng luôn là lựa chọn hàng đầu nếu muốn chơi diều.
Trước khi bắt đầu trò chơi thi thả diều, chúng ta cần có bước chuẩn bị. Trước tiên, cần chuẩn bị cánh diều, có thể mua sẵn hoặc tự làm cánh diều cho mình. Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết. Tiếp theo, ta cùng tìm hiểu về luật chơi và cách chơi trò chơi thi thả diều. Khi các đấu thủ đã đứng vào vị trí thích hợp để thả diều, một hồi trống nổi lên, loa bắt đầu gọi, diều được đồng loạt lao lên, ăn dây. Người điều khiển phải giật dây, chỉnh cho diều lên thật từ từ. Khi no gió, diều lao vút lên cao, đậu trên tầng không, nhỏ dần, nhỏ dần đến khi trông như một chiếc lá. Tiếp đó lại một hồi trống nữa, có tiếng loa truyền: Loa! Loa! Các diều đấu dây vào nhau để bắt đầu chấm giải. Trên sân thả, các đấu thủ đi về một điểm. Sau đó, ban chủ khảo bàn bạc để chấm giải diều. Tiếp đó, diều được lệnh cho hạ cánh. Cách mặt đất chừng 30m, diều được điều khiển sao cho lao xuống như một mũi tên bắn thẳng, cắm đứng trên cánh đồng. Xong xuôi các đấu thủ cùng về một chỗ để nghe công bố giải. Khi chơi diều giúp cho người chơi gần gũi với thiên nhiên, yêu hình ảnh quê hương đất nước mình, khám phá thế giới xung quanh, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, biết chia sẻ với mọi người. Qua sự vận động trong thả diều sẽ nâng cao được thể lực sức khỏe, sự khéo léo, phản xạ nhanh… Nhìn tổng thể, trò thả diều là một sản phẩm văn hóa của cộng đồng có giá trị, ảnh hưởng tích cực và cần thiết đến đời sống tinh thần của người dân. Trò chơi thi thả diều giúp cho mọi người hiểu thêm về ý nghĩa cũng như giá trị mà các trò chơi dân gian mang lại. Thi thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, giúp cho mọi người có những phút giây thư giãn. Ngày nay, với tốc độ đô thị hóa đang ngày càng tăng nhanh với những cao ốc, cột điện, đường dây chằng chịt thì những không gian cho trò chơi này càng khó tìm kiếm hơn. Thực tế trong cuộc sống hiện đại, hình thức giải trí của trẻ em và cả người lớn ngày càng đa dạng và phong phú theo xu hướng “công nghệ hóa” trò chơi, “cá nhân hóa” người chơi đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với trò chơi dân gian. Bảo tồn thú chơi thả diều trong xã hội hiện đại vốn đã khó, phát huy nó lại càng khó hơn. Vì thế, mọi người nên tích cực duy trì những trò chơi dân gian, gìn giữ những nét đẹp văn hoá dân tộc mình. Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh. Mỗi trò chơi dân gian đều mang một nét đẹp và ý nghĩa riêng. Dù cho hiện nay thi thả diều không còn được tổ chức ở nhiều nơi nhưng chúng ta vẫn nên có những hiểu biết về trò chơi và khuyến khích mọi người giữ gìn và phát huy những trò chơi dân gian thú vị.
25 tháng 4

Trò chơi pháo đất là một trò chơi dân gian phổ biến, thường được chơi nhiều ở các vùng quê và thường diễn ra vào dịp lễ Tết. Dưới đây là một thuyết minh về quy tắc và luật lệ của trò chơi này:

  1. Mở bài:

    • Trò chơi pháo đất là một trò chơi vô cùng quen thuộc, thường được tổ chức trong các dịp lễ hội, tết nguyên đán ở các vùng quê.
    • Người chơi pháo đất không chỉ có trẻ con mà còn có cả người lớn.
  2. Thân bài: Miêu tả cách chơi và nêu các quy tắc cơ bản:

    • Số lượng người chơi: Trò chơi không giới hạn số lượng người tham gia.
    • Độ tuổi: Dành cho mọi lứa tuổi.
    • Dụng cụ: Đất sét là nguyên liệu chính để làm pháo đất.
    • Không gian diễn ra trò chơi: Cần không gian rộng rãi, thoải mái để người chơi có đủ không gian làm pháo và nổ pháo.

    Luật chơi:

    • Sau khi hiệu lệnh bắt đầu, mỗi đội hoặc người chơi sẽ được giao 1 phần đất để làm pháo.
    • Để làm pháo, người chơi cần nặn lòng pháo hình bầu dục, vuốt nhẵn mép cho thật phẳng.
    • Vành của pháo đất phải được làm sao cho nó có thể úp khít xuống mặt sân chơi.
    • Kết thúc thời gian làm pháo, người chơi sẽ tiến hành nổ pháo bằng cách lấy tay cầm đáy pháo và gieo xuống đất sao cho vành pháo tiếp xúc với mặt sân chơi.
    • Người nào nổ pháo to nhất sẽ giành chiến thắng.
  3. Kết bài:

    • Trò chơi pháo đất không chỉ rèn luyện sự tỉ mẩn, cẩn thận mà còn tạo nên bầu không khí vui vẻ, rộn ràng và gắn kết mọi người với nhau.

Hy vọng bạn thấy thú vị khi tham gia trò chơi pháo đất! 🎆🎇