K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL;

Nhấn Cài đặt -> Tài khoản -> Cài đặt chung -> Sửa tên

## Thi hk r, đg hk2 r

4 tháng 1 2020

thi rùi =nhé

4 tháng 1 2020

lên google mà tra bn ak

4 tháng 1 2020

Trong văn học trung đại Việt Nam, yêu nước là một đề tài lớn thu hút đông đảo các nhà văn, nhà thơ chắp bút. Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong quá trình đó dân tộc ta liên tiếp phải đối phó với những vó ngựa của kẻ xâm lược. Tuy nhiên, bằng sức mạnh của lòng đoàn kết, của tinh thần đấu tranh, lòng tự tôn dân tộc, thì nước ta đã vượt qua bao thăng trầm, khẳng định được nền độc lập như ngày nay. Cũng viết về tình yêu tha thiết đối với đất nước cùng sự tự hào đối với sức mạnh của dân tộc, Trần Quang Khải đã sáng tác bài thơ “Phò giá về kinh”. Đọc bài thơ ta sẽ cảm nhận được thấm thía, tình yêu cũng như sự tự hào to lớn này.

Bài thơ “Phò giá về kinh sư” được Trần Quang Khải sáng tác khi quân ta thu lại được kinh thành Thăng Long trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, lúc này tác giả đang nhận nhiệm vụ về Thiên Trường để bảo vệ, phò giá hai vị vua trở về kinh đô. Bài thơ này đã thể hiện được niềm tự hào to lớn về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta cũng như sức mạnh chống xâm lược của toàn quân, đồng thời qua đó cũng thể hiện được niềm tin mãnh liệt vào vận mệnh vững bền của quốc gia, dân tộc.

“Đoạt sóc Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan”

Dịch:

(Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù)

Trong hai câu thơ đầu tiên, Trần Quang Khải đã gợi lại những chiến thắng hiển hách của dân tộc trong niềm tự hào. Đó chính là những chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử, tuy đây không phải những chiến thắng lớn nhất, lừng lẫy nhất của quân ta nhưng đây lại là những chiến thắng cuối cùng, quyết định sự thắng lợi của quân ta. Nhà thơ nhớ lại những giây phút hân hoan, đầy tự hào đó “Chương Dương cướp giáo giặc”, nhà thơ dùng những động từ chỉ hành động để nói về những chiến thắng của quân ta. Tuy nhiên, ta có thể thấy, ở phần phiên âm, nhà thơ dùng từ “đoạt” mang nhiều ý nghĩa hơn ở phần dịch thơ “cướp”. Vì về sắc thái, từ “cướp” chỉ hành động không chính nghĩa, dùng sức mạnh để chiếm đoạt, như vậy sẽ làm mất đi sự hào hùng vốn có của câu thơ.

Từ “đoạt” vừa thể hiện được sự thắng lợi của quân ta với giặc khi đoạt được vũ khí – thứ mà chúng dùng để gây chiến tranh, gây ra đau khổ cho dân ta, mà còn thể hiện được tư thế, thái độ của người chiến thắng, quân ta đứng trên thế chủ động, dùng chính nghĩa mà đoạt đi giấc mộng bạo tàn, phi nghĩa của quân giặc. Hiểu như thế ta không chỉ thấy tính chính nghĩa của hành động mà còn thể hiện được tư thế của một dân tộc anh hùng, chính nghĩa. Ở của Hàm Tử cũng ghi dấu một trận chiến oai hùng, một chiến thắng thật đáng tự hào, đó là khi ta giành được thắng lợi cuối cùng, cái gian ác đã bị diệt trừ, nền độc lập được bảo vệ “bắt quân thù”.

“Thái bình tu trí lực

Vạn cổ cựu giang san”

Dịch:

(Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy nghìn thu)

Nếu ở hai câu thơ đầu, Trần Quang Khải đã dẫn ra những chiến thắng để thể hiện lòng tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, thì ở hai câu thơ cuối này, nhà thơ lại hướng đến khẳng định sự vững bền của nền độc lập, của không khí thái bình cũng như tin tưởng tuyệt đối vào vận mệnh trường tồn của đất nước. “Thái bình nên gắng sức”, thái bình là không khí hòa bình, yên ả của đất nước sau khi đã giành được độc lập, đã đánh đuổi được lũ giặc ngoại xâm. Ở câu thơ này, tác giả thể hiện niềm tự hào song cũng là lời nhắc nhở đầy chân tình “nên gắng sức”. Bởi Việt Nam luôn là đối tượng xâm chiếm của những kẻ thù, tuy ta có sức mạnh có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giặc nhưng cũng không nên chủ quan, phải luôn gắng sức để duy trì không khí thái bình và đề cao sự cảnh giác đối với các thế lực bên ngoài. Nhà thơ còn thể hiện một niềm tin bất diệt đối với vận mệnh của đất nước, nhà thơ tin chắc rằng, khi toàn dân ta gắng sức cho nền độc lập, cho không khí thái bình ấy thì dân tộc ta sẽ không còn bị cản trở bởi bất cứ thế lực nào nữa, vận mệnh đất nước sẽ cứ vậy đi lên, cứ mãi vững bền “Non nước ấy nghìn thu”.

Như vậy, bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là một bài thơ đề cao sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống chính nghĩa ấy. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện được ý thức của bản thân nhà thơ đối với vận mệnh cũng như sự trường tồn của đất nước, không chỉ là ý thức cho mình, Trần Quang Khải còn đưa ra những lời khuyên chân thành đến với toàn thể nhân dân, những con người anh hùng của một dân tộc giàu truyền thống.

4 tháng 1 2020

add đii

5 tháng 1 2020

Câu chuyện này đã xây ra cách đây một năm rồi, nhưng mỗi khi nhớ lại em vẫn có một cảm giác buồn và xấu hổ vì hành động thiếu trung thực của mình. Đó là một câu chuyện đã cho em biết về cái giá phải trả cho sự thiếu trung thực của bân thân chính là sự day dứt không nguôi trong lòng. Câu chuyện đã xảy ra như sau:

Hôm đó là vào ngày chủ nhật dì em đã đón em từ nhà đến nhà di chơi cùng với các em họ. Em rất vui, khi dì ra ngoài đi chợ, em cùng các em họ chơi trốn tìm xung quanh nhà. Em đã tìm được một chỗ ẩn nấp rất lí tưởng. Em đứng sau hiên nhà, nơi có mấy chậu hoa dì trồng mọc um tùm nên yên tâm là sẽ không ai có thể phát hiện ra mình. Khi em đang đứng ở đó thì bỗng bị giật mình vì một con mèo vừa chạy vụt đằng sau, em bèn nhảy lên và không may đã làm gãy mấy cành hoa hồng mà dì vừa mới trồng xong. Nhìn cành hoa gãy làm đôi, em hoảng sợ vô cùng vì biết dì đã rất mất công sức mới có thể trồng được giống hoa hồng Đà Lạt này. Em gần như phát khóc vì không biết phải làm sao. Nhìn xung quanh không thấy ai, các em họ đang mải chơi cũng không ai nhìn thấy em, nghĩ vậy em liền nhanh chân chuyển sang một chỗ ẩn nấp mới và coi như mình không hề biết chuyện gì đã xảy ra.

Trưa hôm đó, mọi chuyện vẫn diễn ra như bình thường vì không ai để ý đến cây hoa, dì em thì còn bận nấu nướng và dọn dẹp nên vẫn chưa phát hiện ra. Trong bữa ăn, dì nấu cho em nhiều món ngon, lại còn liên tục khen em trước mặt các em họ nữa. Lúc đấy em đã rất xấu hổ, em thấy mình không hề ngoan như dì nói, em còn là một người không dám thừa nhận lỗi lầm của mình nữa.

Buổi tối, khi trở về nhà, lòng em nặng trĩu. Mẹ thì tưởng em ốm nên cũng chỉ hỏi han xem em có khỏe không, mẹ sờ trán thấy em không sốt nên cũng không nói gì. Những ngày sau đó, em đã day dứt và khổ sở lắm. Cứ nhớ đến những lời khen của dì dành cho em trong bữa cơm hôm đó là em khó chịu với bân thân vô cùng. Đến cuối tuần, không thể chịu đựng thêm nữa, em đã khóc và kể với mẹ tất cả. Em đã xin mẹ hôm sau cho phép mình đến nhà dì, em sẽ nhận lỗi và xin dì tha thứ.
Mẹ ôm em vào lòng, mẹ còn an ủi em nữa và đồng ý sẽ đến nhà dì cùng em. Khi em nói lời xin lỗi, dì nói không giận em và khen em là một đứa trẻ vừa ngoan vừa dũng cảm.

Em biết, mình chưa xứng đáng với lời khen đó. Em hứa từ nay về sau sẽ luôn trung thực dù có chuyện gì đi chăng nữa vì em biết, sống trong cảm giác tội lỗi là khó chịu và day dứt như thế nào.

Mình cóp mạng nha

Bài làm

Đặt câu theo mẫu: Ai thế nào ?

- Một đêm trăng tuyệt đẹp. ( Một đêm trăng thế nào ? )

- Bạn ấy ngốc nghếch. ( Bạn ấy thế nào ?

# Học tốt #

it me ! cho tui xin cái name

4 tháng 1 2020

câu này nghe sai sai.

4 tháng 1 2020

1. mẹ là người sinh ra và nuôi em khôn lớn, trưởng thành.

4 tháng 1 2020

tui nói là 3 câu chứ ko phải 1 câu nha bạn

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:''Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội'Câu 1: a) Xác định 2 cụm danh từ trong câu văn gạch chân.b) Xác định chỉ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

''Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội'

Câu 1: 

a) Xác định 2 cụm danh từ trong câu văn gạch chân.

b) Xác định chỉ từ trong câu văn gạch chân và cho biết chỉ từ vừa tìm được đảm nhiệm chức vụ gì.

Câu 2: Nội dung của đoạn trích là gì?

Câu 3: Ếch ngồi đáy giếng va Thầy bói xem voi là câu chuyện ngụ ngôn đem đến cho người đọc bài học về nhận thức, nhắc người ta không được chủ quan trong cách nhìn sự vật, hiện tượng xung quanh. Mỗi truyện lại có những điểm riêng. Hãy chỉ ra điểm riêng của bài học trong từng truyện ngụ ngôn trên.

Câu 4: Kể về một tấm gương tốt trong học tập mà em biết.

Các hãy cho mình câu trả lời đúng, bạn nào có câu trả lời đúng nhất tớ sẽ tick

3
4 tháng 1 2020

dài quá bạn ơi !!!

4 tháng 1 2020

Câu 4: 

Trong cuộc sống không phải ai cũng may mắn sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Không phải bạn nào cũng may mắn được vui vẻ tung tăng cắp sách đến trường. Có những bạn có hoàn cảnh vô cùng khó khăn , nhưng bạn rất giàu nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống. Bạn đó chính là Văn – bạn cùng học lớp em.

Văn năm nay bằng tuổi em. Dáng nhỏ. Da ngăm đen nhưng khuôn mặt tròn trịa và nổi hơn cả là đôi mắt tinh anh, sáng. Ngắm nhìn Văn ai cũng bảo Văn là con nhà có điều kiện . Áo quần bao giờ cũng ngay ngắn, phẳng phiu. Chiếc khăn quàng đỏ luôn đeo gọn gàng trên ve áo. Trông bạn thế mà đẹp trai. Nhưng Văn lại là học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của lớp 6E Trường Trung học Cơ sở Kiền Bái em đấy. Bố Văn bỏ nhà đi khi bạn còn rất bé, do vậy em và mẹ em sống rất vất vả, mẹ phải đi làm xa để kiếm tiền nuôi Văn ăn học. Nghe bạn kể: "Lâu lắm rồi mẹ không về nhà. Có khi phải một vài năm mẹ mới về đấy, thương mẹ đi làm khó nhọc, mình đã cố gắng học tập để mai sau giúp mẹ đỡ phần nào vất vả.”

Cũng vì mẹ đi làm xa, nên Văn ở cùng bà ngoại và hai bác. Hai bác hàng ngày đi làm đồng áng vất vả, mệt nhọc. Biết cuộc sống khó khăn như vậy, những khi ngoài giờ đi học Văn thường xuyên đỡ đần, giúp bà và hai bác. Ngoài giờ học, Văn làm công việc ở nhà như làm cỏ vườn, chăn bò ngoài bến, gặt lúa ngoài đồng Đò, đun nước, nấu cơm… có khi rảnh rỗi bạn đi nhặt phế liệu hay đếm hương thuê ở ngoài xóm. Có khi bạn chở rau muống ra chợ Trịnh bán để kiếm tiền mua đồ dùng học tập.

Dù hoàn cảnh éo le, nhưng Văn vẫn ngày ngày tới trường, trừ những khi đau ốm phải nghỉ học, không nghe được bài giảng của thầy cô thì Văn sẽ nhờ các bạn trong lớp giảng lại bài để không bị chậm kiến thức. Vì việc nhà bận rộn nên có khi đun nước hay nhặt rau… Văn cũng đem sách ra ôn bài. Những thời gian để học em luôn cố gắng hoàn thành các bài tập thầy, cô giao về nhà. Nhà nghèo, Văn được bạn bè tặng cho bộ sách đã cũ hoặc là các anh chị cho có quyển còn thiếu, mỗi khi soạn bài Văn phải mượn sách của bạn để làm bài. Năm nay, Cô Nhung – Hiệu trưởng tặng bạn bộ sách mới, Văn rất vui và hứa với cô giữ gìn bộ sách ấy thật tốt.

Nhà bạn ở Đội 1 – xa trường học, mỗi khi bạn đi học bạn dậy sớm hơn, nếu là đi học ngày mưa thì đường càng khó đi thêm, con đường trở nên lầy lội và rất trơn, chiếc xe đạp cũ của bạn nhiều khi bị hỏng, Bạn lại đi bộ đoạn đường khá dài. Hôm đó, em cố đợi bạn cùng đi học cho vui, dù nhiều khó khăn như vậy em vẫn cố gắng học tập, ngày ngày tới trường.

Ở trường, Văn học giỏi môn Toán. Cô Huệ luôn khen bạn là nhanh nhẹn và thông minh. Bạn tốt bụng lắm. Thấy ai có chuyện gì bạn luôn hỏi han, giúp đỡ. Năm ngoái , trong buổi festival Tiếng Anh, chẳng may em bị ngã bong gân, đau nhiều lắm. Một mình Văn đã dìu em về nhà, bôi cao cho em. Với thầy cô, ông bà, người lớn tuổi Văn đều lễ phép vâng lời, sống hoà nhã hơn.

Với khả năng học giỏi toàn diện và nổ lực "vượt lên trên hoàn cảnh" cùng với sự dạy bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể ... Tôi tin rằng Vănn sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên không ngừng của Văn thật đáng khâm phục. Đó là tấm gương sáng để cho các bạn học sinh noi theo...

4 tháng 1 2020

Dế Mèn kiêu căng ngạo mạng là thế như thế, gây ra cái chết thương tâm của Dế Choắt do chọc chị Cốc "gương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này". Nhưng khi chị Cốc hiểu lầm Choắt, chính Mèn lại sợ hãi, nằm im thin thít. Chứng tỏ rằng Mèn đã biết không nên "coi trời bằng vung" hay tự cho"có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi". Vậy Dế Mèn cũng đã biết sợ, và cả thương thay anh chàng Dế Choắt - người bạn hàng xóm tội nghiệp ! Chưa cần tới lúc Dế Choắt chết, Mèn cũng đã rút được bài học xương máu, "nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi".