K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2020

mk chưa bao giờ nghe câu này

          "Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn

mà chỉ nghe câu này

           Bầu ơi thương lấy bí cùng

mai sau có lúc nấu chung một nồi

7 tháng 1 2020

Trl:

- Dế Mèn là 1 người khỏe mạnh , cường tráng

- Dế Mèn là người kiêu căng , hóng hách

- Dế Mèn luôn tỏ ra oai với những người bé hơn mình nhưng luôn tỏ ra yếu duối với kẻ to hơn ( VD : Chị Cốc , .... )

p/s : ý kiến riêng

Hc tốt

9 tháng 1 2020

Ý kiến riêng:

Dế mèn là một chú dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh và tự tin vào bản thân

Lúc đầu thì kiêu căng, hống hách nhưng về sau lại rất yêu hòa bình, tốt bụng, biết bảo vệ kẻ yếu và trừng trị kẻ gian ác.

Lúc đầu thì có suy nghĩ tự phụ,xốc nổi, chưa chín chắn và hơi dại dột. Lúc sau thì suy nghĩ thông minh, lạc quan, chín chắn

Dế mèn có giọng điệu trịnh thượng, liên tục chê bai và dạy khôn với không chỉ riêng Dế Choắt nhưng không a phàn nàn chứng tỏ cậu rất nổi tiếng với mọi người nhưng họ nghĩ cậu là một gã xốc nổi.

Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

- Dế Mèn trêu chọc chị Cốc vì sự ngông cuồng tường mình tài ba và muốn chứng tỏ cho Dế Choắt biết, mình không sợ bất kì ai trên đời. Từ lúc bắt đầu trêu chị Cốc đến lúc Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết, diến biến tâm lí của Dế Mèn có nhiều sự thay đổi khác nhau:

Lúc bắt đầu trêu:

  • Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !.
  • Giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này.

Lúc trêu xong: sợ hãi, hèn nhát.

  • Chị trợn tròn mắt, giương cánh lên…Tôi chui tọt vào hang
  • Nép tận đáy mà tôi cũng chết khiếp, nằm im thin thít.

Lúc Dế Choắt bị chị Cốc đánh chết: Thì khóc thảm thiết hốt hoảng ăn năn, hối hận.

  • Nào tôi biết đâu cơ sự lại ra nông nỗi này.
  • Tối hối lắm! tôi hối hận lắm.

- Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Đó là: Không được kiêu căng, tự phụ. Không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy. Nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang họa vào thân.

https://vietjack.com/soan-van-lop-6/bai-hoc-duong-doi-dau-tien.jsp

tham khảo ở đấy

Tóm tắt câu chuyện:Ngày xưa có một  gia đình chỉ sinh được một cô con gái nhưng cô gái lại lấy chồng xa nên nhà chỉ còn đôi vợ chồng già.  Một hôm người cha đến thăm con và khi đến nơi được con cháu tiếp đón niềm nở, ông cụ rất hài lòng. Ngày đầu con rể và con gái làm cơm rượu mời cha rất tử tế nhưng những ngày sau họ bận việc nên chẳng ai quan tâm đến cha nữa. Mới được...
Đọc tiếp

Tóm tắt câu chuyện:

Ngày xưa có một  gia đình chỉ sinh được một cô con gái nhưng cô gái lại lấy chồng xa nên nhà chỉ còn đôi vợ chồng già.  Một hôm người cha đến thăm con và khi đến nơi được con cháu tiếp đón niềm nở, ông cụ rất hài lòng. Ngày đầu con rể và con gái làm cơm rượu mời cha rất tử tế nhưng những ngày sau họ bận việc nên chẳng ai quan tâm đến cha nữa. Mới được ít ngày, ông cụ thấy không vui nên đành bỏ về. Về nhà ông cụ bàn với vợ rằng muốn kiếm một đứa con nuôi. Ít lâu sau ông rời khỏi làng và đi rao: “Có ai mua cha thì ra mà mua!”. Nhiều người chế giễu ông nhưng chỉ có đôi vợ chồng nghèo kia chịu mua ông và tất tả vay mượn 5 quan tiền chỉ để nuôi ông. Không may năm ấy xảy ra nạn mất mùa nhà đã nghèo lại còn nghèo thêm. Hai vợ chồng phải bán mọi thứ, kể cả 2 đứa con đi để nuôi ông lão. Đến 1 ngày họ không còn gì để bán nữa, ông lão mới lấy năm quan tiền ban đầu để chuộc 2 đứa con về. Sau đó, ông dẫn họ về gặp vợ và từ đó họ sống hạnh phúc với nhau đến cuối đời.

Đây chỉ là tóm tắt mà mình tự viết thôi (nên đọc hơi dở). Cái này là truyện “người con nuôi hiếu thảo nha”

**Giúp mình viết ý nghĩa câu chuyện và liên hệ thực tế đến bản thân, lớp và trường được ko các bạn ?

Giúp mình nha!!! Nhưng mà các bạn đừng viết dài quá. Mình sẽ tick cho các bạn !!!

1
9 tháng 1 2020

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nổi bật hơn cả là những tác phẩm truyện dân gian. Bởi lẽ, mỗi tích truyện xa xưa luôn hàm ẩn những bài học về lòng hiếu thảo, đức hi sinh, sự vị tha, độ lượng, cách đối nhân xử thế sâu sắc đến ngày nay vẫn còn ý nghĩa.

Chuyện kể theo tích người xưa về tấm lòng hiếu thuận của con đối với cha mẹ. Cho dù là con nuôi nhưng vợ chồng anh nông dân vẫn đối đãi rất tốt với cha mẹ và sau nay cả gia đình được hưởng phúc.

7 tháng 1 2020

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

7 tháng 1 2020

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

7 tháng 1 2020

Trl:

Ý nghĩa : - Ở đời ko nên có tính kiêu căng , hóng hách.

                - Nên sống hòa bình , đoàn kết với mọi người xung quanh

p/s: ý kiến riêng

Hc tốt

Ở gốc đa đầu làng em có bà cụ Chinh, bà bán nước chè ở đó, nên mỗi khi đi về làng hình ảnh đầu tiên mà mọi người quê em nhìn thấy chính là hình ảnh thân quen của bà Chinh bên những ấm nước chè nóng hôi hổi. Bà bán nước chè ở đây rất lâu rồi nên những câu chuyện về làng, từ những giai thoại xa xưa đến những sự kiện trong làng gần đây bà đều nắm rõ, khi khách đến uống nước, bà thường kể những câu chuyện vui để làm quà, vì vậy mà en và những người bạn trong xóm lúc rảnh rỗi thường kéo nhau ra gốc đa đầu làng, bên quán nước của bà Chinh để lắng nghe những câu chuyện thú vị.

Bà Chinh năm nay đã tám mươi tuổi, ở cái tuổi xế chiều ấy bà vẫn tự mình kiếm sống, mưu sinh bên quan nước của mình. Bà Chinh có ba người con trai và hai người con gái, nhưng cả ba người con trai của bà đều bất hạnh hi sinh nơi chiến trường, hai người con gái thì đi lấy chồng xa xứ, không có điều kiện chăm sóc, phụng dưỡng bà lúc tuổi già. Bà Chinh sống một mình trong căn nhà nhỏ đơn sơ, bà lúc nào cũng nở nụ cười thật hiền hậu, nhưng em vẫn cảm nhận được sự cô đơn trong đôi mắt của bà.

Sau những tiếng cười, những câu chuyện mua vui cho khách uống nước, bà Chinh trở về trong ngôi nhà đầy cô đơn của mình, còn nỗi đau nào hơn khi người mẹ phải chứng kiến những đứa con của mình lần lượt hi sinh nơi chiến trường, thậm chí còn không nhận được hài cốt của con. Bởi thời điểm các anh hi sinh là vào giai đoạn dữ dội nhất của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam, sự hủy diệt của quân đội Mĩ khiến cho những người lính hi sinh mà nhiều người không tìm thấy xác, thật là đau đớn biết bao.

Nghe tin con mất, bà Chinh đau buồn nhưng bà không hề gục ngã, bà vẫn kiên cường sống, nỗi đau mất con bà chỉ chôn giấu trong lòng, tự mình trải qua nỗi đau mất mát quá lớn ấy, đối với những người xung quanh,bà luôn đón tiếp bằng nụ cười nên ít ai biết được nỗi đau cất giấu trong tâm hồn của người đàn bà kiên cường ấy. Lần đầu tiên em nhìn thấy giọt nước mắt của bà Chinh là ngày hai mươi bảy tháng bảy, ngày thương binh liệt sĩ, bà Chinh ngồi bên những ngôi mộ của các con, tay lau đi những vết bụi, đôi mắt hoe đỏ, có lẽ đây chính là lúc người mẹ kiên cường ấy khóc, trước tấm bia mộ của các con.

Sự kiên cường, mạnh mẽ của bà Chinh khiến cho em vô cùng cảm phục, là một người giàu tình cảm, một bà mẹ Việt Nam anh hùng tuyệt vời, vì độc lập của tổ quốc, mẹ động viên các con lên đường thực hiện trách nhiệm với tổ quốc, ở cái tuổi xế chiều bà vẫn sống vui vẻ, nghị lực sống của bà thật đáng trân trọng.

BÀI THAM KHẢO:

Những lúc học bài và làm một số công việc ba mẹ giao cho xong, em thường sang thăm bà Năm Hợi ở cạnh nhà em. Em thương bà, quý bà không chỉ ở chỗ bà như Nội của em mà còn bởi tình cảm của bà đối với em, với lũ nhỏ trong xóm nữa.

Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi của một vầng trăng xế. Nghe Nội kể lại, cuộc đời của bà Năm là một chuỗi dài những thương đau và vất vả. “Chỉ có hơn hai năm nay bà mới được ở ngôi nhà tường, mái ngói như bây giờ là nhờ Đảng và Cụ Hồ đấy cháu ạ.” Ngôi nhà tình nghĩa do Ủy ban Nhân dân xã xây cất là niềm an ủi bà những năm cuối đời. Âu cũng là nguồn động viên cho tuổi già và cũng làm mát lòng, mát dạ hương hồn nơi chín suối cửa ba người con đã hi sinh vì dân vì nước. Hôm được phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” một lượt với Nội, bà nghẹn ngào không nói được nên lời. Đôi dòng lệ tuôn dài trên hai gò má đã nhăn nheo.

Nội còn nói: “Giá như thằng Hoàng, thằng Hợi ra đi, để lại một vài đứa cháu thì cũng an ủi cho bà. Ai dè, đứa nào mất đi cùng chưa vợ con gì cả. Bây giờ để bà thui thủi một mình, tội nghiệp quá!” Bà già cả như vậy nhưng lúc nào nhà cửa cũng sạch sẽ, tươm tất. Cả xóm em, từ già đến trẻ, ai cũng kính yêu bà. Những lúc rỗi rãi, bà thường chống gậy đi thăm bà con lối xóm. Những đợt tuyển quân hàng năm, bà vắng nhà luôn. Khi thì đến thăm nhà này, lúc thì đến động viên nhà kia. Chiếc lưng còng với cái gậy trúc tất tả khắp nẻo đường lối xóm đã góp phần không nhỏ động viên con em lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Những đêm trăng sáng, lũ trẻ chúng em thường tụ tập ở sân nhà bà, để được nghe bà kể chuyện: nào là chuyện thần thoại, cổ tích… chuyện những năm đánh Mĩ, chuyện chú Hoàng, chú Hợi….Bao nhiêu là chuyện hay. Chuyện nào cũng hấp dẫn và đầy ý nghĩa không kém gì những mẩu chuyện trong sách. Giọng kể của bà êm như một làn gió nhẹ thổi qua, đưa chúng em về với cội nguồn của cha ông, về với những phong tục tập quán, giúp chúng em hiểu cặn kẽ hơn những năm đánh Mĩ, hiểu được những gì sự mất mát thương đau mà nhân dân ta phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh. Những năm ác liệt ấy, không chỉ có chồng, con tham gia đánh Mĩ mà bản thân bà cũng đã từng là một chiến sĩ của đội quân tóc dài trong những ngày Đồng Khởi oanh liệt năm xưa.

Bà là hiện thân của đức hi sinh và chịu đựng của người mẹ Việt Nam anh hùng đáng kính, đáng yêu. Trước lúc chia tay với bà, chúng em thường tặng bà bài hát: “Bà ơi bà! Cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng màu trắng như mây. Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay, khi cháu vâng lời, cháu biết bà vui”.

học tốt