K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

mình ko có em gái nên mình sẽ cứu mẹ

ai thấy đúng thì k

Vì Mai học giỏi nên bạn ấy được cô khen

4 tháng 2 2020

Vì trời mưa nên tôi đi học muộn.

4 tháng 2 2020

Mùa hè chợt đến với những cơn mưa rào xối xả, trong lòng mỗi học sinh cuối cấp như tôi lại đượm buồn khó tả. Có lẽ, vì ai ai cũng hiểu, chẳng mấy chốc nữa thôi, chúng tôi sẽ phải xa bạn bè, xa thầy cô và xa mái trường đã quá đỗi thân thương này.

Hôm nay, tôi đi tới trường từ sớm. Ngôi trường quen thuộc hiện lên với vẻ đẹp lạ kì mà chẳng mấy khi tôi để ý. Cổng trường sừng sững với dòng tên ngay ngắn “Trường tiểu học Nam Thành Công”. Cổng trường chỉ lác đác vài bạn học sinh, trên tay cầm quyển truyện hay chiếc bánh. Khi tôi bước vào, tất cả như còn đang chìm trong giấc ngủ say. Mọi thứ im lìm và thoảng hiện trong màn sương lãng đãng. Hàng cây phim phăng phắc như những vệ sĩ canh gác ngôi trường. Dường như, sau vẻ im ắng đó, tất cả đều đang cựa mình tỉnh dậy, bắt đầu ngày mới. Xa xa, ông mặt trời thức dậy sau dãy núi, chiếu những tia nắng mới nhuốm vàng cả ngôi trường. Chỉ trong phút chốc, những làn gió nhẹ như có vẻ uể oải đã nhanh chóng xào xạc thổi. Chính nắng, chính gió đã xua tan dần làn sương đêm ban nãy. Chẳng biết từ lúc nào, những chú chim non tỉnh giấc, sà xuống mặt sân rồi vươn mỏ hót vang bản nhạc bình minh.

Học sinh tới mỗi lúc một đông, mặt trời lên cao hơn làm bừng sáng cả ngôi trường. Dưới nắng, hàng phượng, hàng bàng, những khóm hồng, khóm cúc như tươi mới, rạng rỡ hơn. Lúc này, tôi mới để ý, chiếc áo vàng cam của dãy nhà lớp học nay đã sờn màu. Hẳn là do những cơn mưa rào đầu mùa làm phai bớt màu sơn của nó. Các bạn học sinh nô đùa vui nhộn. Cánh cửa nhà hiệu bộ cũng đã dần mở. Duy chỉ còn bác trống trường chưa thức giấc.

Hồi sau, bác trống cất vang tiếng tùng tùng tùng. Ai nấy đều nhanh chóng trở về lớp học của mình. Giờ học, sân trường vắng lặng, chỉ có những thanh âm giảng bài hay tiếng đọc của cô trò trong lớp. Giờ ra chơi, các bạn học sinh ùa ra như ong vỡ tổ, phá tan không khí vắng lặng ban nãy. Lá cờ đỏ giữa sân như biết tới giờ nghỉ nên phất phới bay trong gió. Vòm lá ngả nghiêng theo gió, tỏa rợp bóng mát cho học sinh chơi đùa. Mấy bạn ngồi đọc sách, mấy bạn chơi nhảy dây, rồi mấy bạn khác chơi đá cầu. Ai nấy đều rạng rỡ, háo hức.

Hóa ra, mỗi ngày, ngôi trường tôi đều đẹp đẽ và rộn vang tới vậy. Ấy thế mà khi sắp xa nó, tôi mới nhận ra. Tôi sẽ nhớ biết nhường nào, hình ảnh ngôi trường thân thương thấp thoáng dưới vòm lá xanh mát.



 

4 tháng 2 2020

Phần thưởng của người viết hay và dài nhất là 2 k đúng.

4 tháng 2 2020

Mèo mê hội hoạ lắm! Trước đây, khi chưa trở thành hoạ sĩ, nó cứ say xưa suốt cả ngày với đống nguyên liệu có sẵn trong nhà để chế ra những lọ bột màu làm thuốc vẽ. Hàng ngày khi chưa tác nghiệp, khuôn mặt mặt nó trông trắng trẻo, bầu bĩnh, với một đôi mắt đen lay láy thật dễ thương, Mẹ tôi nói, mèo đẹp nhất ở cái mũi dọc dừa. Nên lúc nào vui nó lại chỉ vào cái mũi ra vẻ vui mừng lắm. Mới mười tuổi mà tôi đã rất bất ngờ vì tócnó đẹp, đen lánh như mun. Mái tóc lúc nào cũng được bé bện họn gàng thành hai bím đuôi sam treo trên đôi vai gầy mỏng. Một hôm đi học về tôi lao ngay ra vườn ổi. Nhưng kìa!Mèo đang làm gì vậy? Tôi tiến lại rồi nấp ở một góc cây. ồ thì ra con bé lại chơi trò chế những lọ bột mầu. Trông nó có vẻ thích thú lắm, hai bím tóc đuôi sam sung rung rung cứ đưa qua đưa lại liên hồi.

Thế rồi bí mật của Mèo con cũng bị lộ vào ngày chú Tiến Lê ư bạn của bố đến chơi. Nhưng thực ra phải kể đến bé Quỳnh, con gái của chú hoạ sĩ, em mới là người phát hiện ra những bức vẽ của Mèo con chú Lê ngạc nhiên vô cùng trước “bộ sưu tập” của Kiều Phương và rồi chú khẳng định: “Con bé sẽ là một nhân tài”.

Từ hôm đó, cả gia đình đề chú trọng tới Mèo con làm tôi có cảm giác như một người thừa. Hàng ngày cứ nhìn thấy nó mặc bộ váy mới nào là tôi lại tìm những lời tốt đẹp mà khen ngợi nhưng mấy hôm vừa rồi dù trông nó lung linh lắm, tôi cũng chẳng thèm quở đến. Tôi bắt đầu thấy ganh tị với đôi bàn tay có những ngón búp măng thon dài của Kiều Phương. và nói tóm lại tôi thấy chán mọi người.

Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ hôm cả nhà tôi cùng mèo đi nhận giải vì Mèo đạt giải nhất trong cuộc thi hội hoạ mù. Tôi sững sờ trước bức tranh còn Mèo cứ hích hích cái mũi dọc dừa vào má tôi mà tự hào lắm. Lúc ấy tôi chợt nhìn qua đôi mắt của Kiều Phường. Hình như tôi vừa nhận ra trong ánh mắt ấy một niềm thương yêu sâu sắc lắm. Mèo con ơi! Tha lỗi cho anh nhé! Anh đã trách lầm em. Từ nay anh hứa sẽ là một người anh tốt. Và rồi trên con đường học tập, anh em mình sẽ lại tiếp tục thi đua.

Bài trước

Tham khảo:

Ở nhà, tôi toàn gọi nó là Mèo vì khuôn mặt bầu bĩnh trắng trẻo của Kiều Phương luôn bị bôi bẩn với đủ thứ màu. Cái ngày mà tài năng hội hoạ của em còn chưa được phát hiện, Kiều Phương suốt ngày pha chế thuốc màu bằng những nguyên liệu sẵn có trong nhà. Có lần tôi nhìn thấy em nhào một thứ bột gì đó trông rất ghê! Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị cạo trắng cả. Ôi chao! Sao hồi ấy tôi yêu em gái đến thế? Tôi rất thích véo đôi má trắng hồng và hầu bĩnh cùa Kiều Phương, kéo hai bím tóc tết xinh xinh của nó. Đôi mắt của Phương đen láy như hạt nhãn trông dịu hiền nhưng pha chút tinh nghịch. Chiếc mũi dọc dừa cao cao rất hợp với khuôn mặt của em, ấy thế mà tôi luôn cho mũi nó "tẹt”, khen mũi mình cao có dáng. Mỗi lần như thế, nó lại cười toe toét khoe hàm răng sún quá nhiều vì ham ăn kẹo và bánh bích quy. Tôi rất thích đôi môi đỏ thắm như tô son, mái tóc đen dài và làn da mịn màng trắng trẻo của Phương. Đặc biệt là cái cổ thanh tú và có ngấn của em. Hồi năm ngoái, tôi đã mua cho nó một chiếc vòng bạc để đánh gió. Giờ nó mà mặc quần áo dân tộc thì chẳng khác gì người Hmông chính hiệu, còn tôi chỉ hợp với bộ quần áo hoàng gia thôi... Những ngón tay thon nhỏ và nõn nà của em mới trắng trẻo làm sao! Tôi luôn ước mơ có đôi bàn tay như vậy để kéo đàn hay hoặc múa đẹp. Kiều Phương thật lộng lẫy trong những bộ váy bố mẹ mua. Trông em thật xinh đẹp chẳng khác gì Bạch Tuyết. Phương rất thích chơi búp bê, đặc biệt là cô người mẫu "ba bi" của nó. Vào mỗi bữa ăn nó thường giả vờ cho búp bê uống nước rồi sau đó đưa búp bê đi ngủ. Cứ mỗi sáng, nó dậy thật sớm và kéo tôi dậy luôn. Suốt ngày tập thể dục, chán chết! Nhưng làm anh chả lẽ lại không gương mẫu, tôi đành cùng nó nhong nhong ra đường chơi chút xíu. Đến nửa đường, nó kêu mỏi chân khiến tôi đành cõng. Nặng ê lưng! Trời ạ! Nó nhỏ bé thế mà nặng tựa cối đè. Hừm! Đúng là làm anh ăn thèm vác nặng. Sau khi vòng qua vài dãy phố, nó nắm tay tôi nhảy chân sáo, vừa đi vừa hát vui vẻ sướng lắm trong khi tôi thì mỏi nhừ chân, nó có cõng ai đâu mà biết vác đá xây Vạn Lý Trường Thành vất vả như thế nào. Phương nhìn tôi cười. Tôi ghen tị chết đi được hai má có lúm đồng tiền và cái nốt ruồi ở tai nó. Coi chừng sau này nó giàu hơn mình mất thôi! Rồi đến khi em đạt giải nhất cuộc thi vẽ, tôi cảm thấy không còn thân thiết với em như trước nữa. Nhưng khi nhìn vào bức tranh của em tôi cảm thấy em thật nhân hậu, em đã tha thứ cho tôi, tha thứ cho những cử chỉ lạnh nhạt.
 

#Huyền Anh


 

4 tháng 2 2020

ko được copy trên mạng nha

4 tháng 2 2020

Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ban đầu truyện có tên là "Con dế mèn" (chính là ba chương đầu của truyện) do Nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội phát hành năm 1941. Sau đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, Tô Hoài viết thêm truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" (là bảy chương cuối của truyện). Năm 1955, ông mới gộp hai chuyện vào với nhau để thành truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" như ngày nay. Truyện đã được đưa vào chương trình học lớp 6 học kỳ 2 môn Ngữ Văn của Việt Nam.

"Dế Mèn phiêu lưu ký" có thể tạm dịch là "Ghi chép về cuộc đời trôi dạt của Dế Mèn" ("phiêu lưu" ở đây có nghĩa là "trôi dạt", không phải là "mạo hiểm" theo cách dùng từ của người Việt Nam).

4 tháng 2 2020

Ngoài bài thơ Lượm, còn có các bài thơ 4 chữ:

Mùa thu của em

Là vàng hoa cúc

Như nghìn con mắt

Mở nhìn trời êm

Mùa thu của em

Lá xanh cốm mới

Mùi hương như gọi

Từ màu lá sen

(Mùa thu của em- Quang Huy)

Những chữ cùng vần: em - êm, em – en

thể thơ bốn tiếng có nguồn gốc ở VN , xuất hiện từ xa xưa và đc sử dụng nhiều trong tục ngữ , ca dao và đặc biệt là vè , do thik hợp vs lối kể chy ( theo Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức , thơ ca VN , hình thức và thể loại , NXB Khoa hc xã hội , Hà Nội , 1971 )

4 tháng 2 2020

ngữ văn ?

4 tháng 2 2020

1. Quýt làm cam chịu (nhân hoá)
2. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần (so sánh)
3. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều (nhân hoá)
4. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (nhân hoá)
5. Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ (so sánh)
6. Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen (so sánh)
7. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (so sánh)
8. Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? (so sánh)
9. Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.(so sánh)
10. Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy. (so sánh)

1. Quýt làm cam chịu (nhân hoá)
2. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần (so sánh)
3. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều (nhân hoá)
4. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (nhân hoá)
5. Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ (so sánh)
6. Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen (so sánh)
7. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (so sánh)
8. Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? (so sánh)
9. Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.(so sánh)
10. Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy. (so sánh)

nhớ k cho mình nhé

học tốt