K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2020

 Kể về những đổi mới ở quê em, mẫu số 1 (Chuẩn):

Em sinh ra và lớn lên trên một bản làng nghèo vùng núi Tây Bắc, bởi vậy mà điều kiện cuộc sống của mọi người quê em cũng gặp khó khăn hơn rất nhiều so với các bạn miền xuôi. Những ngày vừa qua em và người dân quê em đều rất vui mừng và phấn khởi khi con đường đất đã được tu sửa và thay thế bằng bê tông trơn nhẵn, vững chắc.

Hàng ngày, học sinh chúng em và cả các cô, các bác trong bản đều phải băng qua một con đường đất nhỏ để đến trường, lên nương làm rẫy. Con đường đất nhỏ, đôi chỗ gồ lên đất đá khiến mọi người di chuyển khó khăn hơn, vào những ngày nắng, gió lớn có thể kéo theo bụi đất bám vào quần áo, mùa mưa con đường trở nên lầy lội rất khó di chuyển. Chúng em thường đi bộ đi học nên khi đến trường quần áo của chúng em thường bị nước đọng trên đường làm bẩn, những chiếc giày, chiếc dép cũng bị bám chặt đất đỏ. 

Nhận được sự hỗ trợ của các nhà thiện nguyện miền xuôi, con đường nhỏ quê em đã được tu sửa, con đường đất lầy lội hàng ngày đã được thay thế bằng đường bê tông trơn láng, sạch sẽ vô cùng đẹp mắt. Con đường dài chạy thẳng đến trường giúp chúng em di chuyển nhanh hơn, khi trời mưa cũng không bị bắn bẩn. Các cô, các bác làm nương về mang theo những xe lúa đầy cũng có thể di chuyển bon bon trên đường mà không bị đường đất làm bánh xe bị sa lầy. Em rất vui khi con đường mới quê em được hoàn thành, đây là một đổi mới đáng kể của quê hương mà em vì nó giúp cho hoạt động di chuyển của mọi người trở nên dễ dàng hơn.

2.  Kể về những đổi mới ở quê em, mẫu số 2 (Chuẩn):

Trong những năm gần đây, quê hương em có rất nhiều đổi mới đáng kể, trong đó đáng chú ý nhất có thể kể đến sự xuất hiện của những phương tiện hiện đại giúp cho hoạt động canh tác ở quê em trở nên đơn giản, hiệu quả hơn.

Người dân quê em sinh sống chủ yếu bằng nghề làm nông, vì vậy mỗi gia đình đều canh tác khoảng hai, ba sào ruộng. Nếu như những năm trước đây, mọi hoạt động gieo trồng, thu hoạch, phơi phóng đều được các cô, các bác làm hoàn toàn thủ công, dựa vào sức người là chúng thì những năm gần đây, sự xuất hiện của các phương tiện hiện đại như: máy cày, máy gieo mạ, máy phụt giúp cho hoạt động canh tác hiệu quả và dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngày nay, mọi hoạt động sản xuất của quê em đều có sự hỗ trợ của máy móc, những chiếc máy gieo mạ giúp việc gieo trồng diễn ra nhanh, mạ lên đều, thẳng hàng hơn khi gieo bằng tay, khi cây lúa đã đến mùa thu hoạch, những chiếc máy gặt lại là người bạn đắc lực giúp việc thu hoạch diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm sức lực. Tiện lợi hơn nữa, khi lúa đã được thu hoạch, người dân quê em có thể sử dụng máy phụt lúa ngay trên đồng, sau đó mang theo những hạt thóc đã được tách khỏi thân lúa về nhà để phơi, sấy.

Những loại máy móc hiện đại đã giúp cho hoạt động sản xuất quê em được hiệu quả hơn, năng suất lúa tăng đáng kể, bởi vậy mà đời sống vật chất và tinh thần của người dân quê em cũng được cải thiện rõ rệt.

3.  Kể về những đổi mới ở quê em, mẫu số 3 (Chuẩn):

Trong không khí hào hứng đón Tết Nguyên đán năm 2020, tổ dân phố nơi em sinh sống có rất nhiều đổi mới khiến cho không gian, diện mạo của khu dân phố trở nên xanh- sạch và ấn tượng hơn rất nhiều.

Để chào đón Tết Nguyên Đán, bác tổ trưởng tổ dân phố đã đến các gia đình vận động treo cờ tổ quốc. Hưởng ứng phong trào đón tết, mọi người ở khu dân phố của em đều treo trước cửa nhà một lá cờ đỏ sao vàng, hình ảnh cả dãy phố phấp phới cờ vô cùng đẹp mắt. Không những thế, để không gian phố phường trở nên đẹp hơn, bố em, một số chú, bác khác đã cùng bác tổ trưởng treo lên tấm băng rôn lớn có dòng chữ "CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2020" ngay đầu cổng vào khu dân phố, trên những thân cây trước mỗi cửa nhà cũng được trang trí đèn nhấp nháy rất ấn tượng. Nhìn vào diện mạo hoàn toàn mới lạ của khu dân phố em thấy được không khí tết đang đến rất gần, bởi vậy mà niềm vui, sự háo hức cũng tăng lên.

Bên cạnh hoạt động trang trí đường phố, nhà cửa, khu dân cư của em còn phát động hoạt động dọn vệ sinh môi trường, theo đó vào mỗi ngày thứ bảy, chủ nhật cuối tuần, mọi người sẽ cùng nhau dọn dẹp đường phố, vệ sinh những khu vực tập trung nhiều người qua lại, bởi vậy mà đường phố trở nên sạch sẽ, thoáng mát hơn.

Em rất vui mừng trước sự thay đổi của khu dân phố nơi em sinh sống, em sẽ cùng bố mẹ tham gia vào những phong trào chung nhằm giúp cho không gian khu phố sạch đẹp và ấn tượng hơn.

4.  Kể về những đổi mới ở quê em, mẫu số 4:

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

5.  Kể về những đổi mới ở quê em ngắn, mẫu số 5:

Quê hương -hai tiếng thiêng liêng vang lên mỗi khi ai đó nhớ về chốn đã từng chôn rau cắt rốn, gắn bó với biết bao kỉ niệm, bao kí ức đẹp đẽ. Quê hương tôi, một miền quê trù phú với sông nước hữu tình, đang từng ngày đổi mới, thay da đổi thịt, trở nên đẹp đẽ và văn minh hơn.

Tôi thường được nghe bà kể lại về những khó khăn vất vả thời xưa, thời mà đường làng vẫn còn đất đỏ, chỉ cần một trận mưa thì trơn như đổ mỡ, còn nắng thì con đường trở thành cơn lốc bụi, người đi sau không thấy người đi trước. Bà vẫn hay kể, ngày xưa, cây cối ở đây um tùm, toàn phải sống trong nhà tranh, nhà nào có nhà ngói thì phải gọi là giàu nhất làng. Bà còn bảo, ngày xưa nước sông trong veo, cứ mỗi sáng mọi người lại rủ nhau đi gánh nước tấp nập không khác gì đi hội. Bà hay đi chợ phiên, mỗi hôm có chợ phiên là bà và ông phải dậy thật sớm, đi bộ hàng ki lô mét mới tới chợ. Mà ngày xưa nghèo lắm, chẳng như bây giờ, mua được bao nhiêu thứ thì cũng phải nhìn trước nhìn sau. Tôi thích nghe những câu chuyện như thế, để tôi thấy bây giờ cuộc sống và quê hương mình thay đổi như thế nào. Thật là mọi thứ đã thay đổi, không còn như ngày xưa, sống động, giàu có và văn minh hơn.

Trên con đường đi học, tôi cùng bạn bè trang lứa được đi trên những con đường trải nhự tăm tắp, nắng hay mưa cũng không lo như thời của bà của mẹ nữa. Nhìn những con đường uốn lượn trải dài y như những con rồng chạy quanh khắp xóm làng. Những ngôi nhà mái đỏ, nhấp nhô những ngôi nhà cao tầng đủ màu sắc càng tô điểm thêm khung cảnh của quê hương. Những quán ăn, hàng tạp hóa ,chợ được xây dựng khang trang hơn, thuận tiện cho mọi người mua sắm. Cây cối cũng được phát quang, nhà mọc lên như nấm, người ta thường trồng nhiều loại cây cảnh để trang trí cho ngôi nhà. Không chỉ có nhà cửa cảnh quan thay đổi mà từ khi công nghệ phát triển, mạng internet có khắp mọi nơi, khiến cho công việc và tím kiếm thông tin càng trở nên dễ dàng. Những dự án mới ngày càng được chú trọng xây dựng cho quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Sân vận động cho các hoạt động thể dục thể thao, trạm phát thanh của xã được xây dựng và phát triển đi vào hệ thống. Những chương trình sự kiện được tổ chức thường xuyên nhằm thúc đẩy hoạt động văn hóa văn nghệ. Đền đài và các di tích lịch sử được tu sửa, đời sống tinh thần của con người cũng phong phú đa dạng hơn.

Trên con đường đổi mới từng ngày, tôi lại càng thấy quê hương mình giàu đẹp và trù phú biết bao nhiêu. Tôi lại càng yêu quê hương và lại nhẩm mấy câu hát "quê hương em biết bao tươi đẹp, đồng lúa xanh núi rừng hàng cây.."

6. Bài văn Kể về những đổi mới ở quê em lớp 6, mẫu số 6:

Cách đây mấy năm mẹ có đưa em về thăm quê nội, một vùng đất lịch sử nổi tiếng của cả nước, đó là Điện Biên. Gia đình em ít khi về được vì khi về sẽ phải đi bằng máy bay, vừa nhanh lại vừa an toàn, đi bằng ô tô sẽ phải qua nhiều con đường đèo quanh co hiểm trở, rất nguy hiểm, tuy vậy nếu đi ô tô cũng có cái thú vị riêng của nó, vì hay được dừng lại nghỉ giữa đường tha hồ ngắm nhìn cảnh vật núi non trùng điệp, cây cối xanh tươi hòa vào bầu trời xanh trong bát ngát. Nhưng đi bằng máy bay là tuyệt vời nhất, lên máy bay ngồi chỉ khoảng vài chục phút đồng hồ đã chuẩn bị đáp xuống mặt đất, lúc sắp hạ cánh là lúc mình được nhìn rõ nhất cả cánh đồng Mường Thanh, một lòng chảo khum khum mênh mông xanh một màu lúa non mơn mởn, nhìn thấy được cả đường băng dài chạy dọc cánh đồng, máy bay sẽ lượn một vòng tròn như là muốn cho mình được ngắm kỹ hơn mảnh đất yêu dấu của mình vậy, rồi nó mới từ từ đáp xuống đường băng.

Lần về ấy, em quen mấy người bạn trong xóm, cạnh nhà ông bà nội em, các bạn cũng tầm tuổi em, các bạn ấy đã dẫn em sang bên trường học, hồi đó trường xây bé xíu, thấp lè tè, tường rêu xanh rì, hình như trước kia là khu đóng quân của quân đội, về sau giao lại cho trường vì nó gần đường cái lớn, tiện cho việc đi lại và đưa đón con đi học của các cha mẹ. Ngay trước cổng trường là một khu chợ rất mất trật tự, hàng hóa bán tràn hết ra lề đường, hóa ra vì người ta thấy các mẹ đưa con đi học thì cũng tiện thể muốn đi chợ luôn hay sao ý cho nên người ta họp chợ ở đây rất đông, nhiều khi còn gây tắc nghẽn giao thông nữa cơ.

Khu nhà ông bà nội em ở là khu nhà mới ông bà cùng với nhiều gia đình khác được giao đất khi chuyển từ vùng kinh tế mới về, là một khu nằm rìa thành phố, ngay bên cạnh một khối núi to, hồi em về, nhà còn chưa có điện thắp sáng vì chưa có đường dây đi qua, cột điện chưa được lắp. Mùa hè, tuy ở trên cao, thời tiết vẫn nóng lắm, đêm em không thể ngủ được vì nóng, mẹ em, bà nội em cứ phải thức để quạt cho em.

Em còn nhớ những đặc sản của quê, ngon lắm, có gạo Điện Biên ăn ngọt và thơm, có gà thả đồi, có ngô khoai sắn... món gì cũng ngon. Thích nhất là được theo bà em đi chợ, bà dẫn em ra chỗ những người dân tộc ở vùng sâu vùng xa, họ đi bộ cả buổi mới ra đến chợ, vậy mà gùi theo bao nhiêu là hàng hóa, bao nhiêu là thực phẩm ngon lành của núi rừng, những tấm khăn, tấm vải thổ cẩm được thêu vô cùng công phu, vô cùng sáng tạo, em cứ mê mẩn mấy chiếc ghế tròn được tết bằng mây mà người dân tộc hay ngồi trên nhà sàn, bên bếp lửa, mấy chiếc ghế đó ngồi rất vừa chân, lại có hoa văn thật đẹp, biết em thích nên mỗi khi có ai về xuôi là bà nội lại gửi xuống cho em.

Đó là mấy năm về trước, lần này đích thân ông Nội về Hà Nội đón cả nhà em về quê, ông bảo Điện Biên vừa kỷ niệm 55 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, đất Điện Biên có nhiều đổi mới lắm, các con các cháu về chơi để thấy quê mình thay da đổi thịt thế nào.

Thế là cả nhà lên đường, em lại được đi máy bay, từ trong máy bay nhìn ra em có thể thấy loáng thoáng núi đồi bên dưới, thấy dòng sông lượn quanh co qua những xóm làng vì máy bay cũng ko bay cao lắm, loáng một cái lại đã đến Điện Biên, lòng chảo Mường Thanh đây rồi, vẫn một màu xanh mát rượi của lúa, một đường băng trải dài như miếng lụa phất dọc cánh đồng. Những đường dây điện giăng giăng khắp nơi, hình như có sự đổi mới thực sự rồi. A, nhà ông bà đã có điện, có điện là có các đồ dùng hiện đại không kém gì dưới xuôi. Vừa bỏ balo khỏi vai, em đã chạy tót ngay sang nhà các bạn hàng xóm, vì đã được ông bà em nói trước nên các bạn đã tụ tập ở đó chờ em, sau mấy phút ban đầu bẽn lẽn, các bạn lại lôi tuột em ra trường. Chao ôi, một khu trường mới khang trang còn tươi màu vôi ve mới, mấy hàng cây xanh được trồng dọc đường đi giờ đã um tùm vươn mình trong nắng. Con đường phía trước ngôi trường dường như rộng thêm ra nhờ hai vỉa hè sạch bong được lát gạch phẳng lỳ, chợ đã chuyển địa điểm về phía cuối con đường, khu chợ cũng được xây dựng khang trang, có quầy có ô đàng hoàng, sạch sẽ, đẹp đẽ. Em cùng các bạn chạy chơi tung tăng trong sân trường, dưới bóng cây xanh mát.

Rồi ông nội và bố mẹ em mượn xe máy chở tất cả bọn em ra thăm khu tượng đài Chiến sĩ Điện Biên, cũng vừa khánh thành năm ngoái, khu tượng đài nằm ở trên cao, phải leo mỏi chân mới tới, cụm tượng thể hiện hình ảnh người chiến sĩ với lá cờ phất phới, như đang ngất ngây trong niềm vui chiến thắng, một em bé đang ngồi trên vai người lính reo vui hạnh phúc. Từ trên khu tượng đài nhìn xuống trung tâm thành phố, thấy những ngôi nhà mái xanh, mái đỏ tươi mới, những con đường được mở rộng thêm ra chạy suốt đến tận những dãy núi trùng điệp bao xung quanh thành phố.

Cuộc sống đang đổi thay đem đến những điều tốt đẹp cho mọi người.

Quê hương em ngày càng giàu đẹp nhờ những bàn tay và khối óc con người luôn muốn dựng xây quê hương.

7. Kể về những đổi mới ở quê em lớp 9, mẫu số 7:

Quê hương thiêng liêng, nơi cho ta những tấm lòng và tình yêu thương chân thật, luôn níu giữ những mảnh kí ức riêng tươi đẹp tuổi thơ tôi. Giờ đây, khi đã lớn khôn chững kiến những sự đổi mới của quê hương thật khiến tôi bồi hôi, xúc động, khôn kìm nén nổi niềm tự hào, hạnh phúc.

Một niềm cảm xúc xốn xang khó tả trong lòng tôi. Những ngày xưa ùa về, hòa lẫn những gì ở hiện tại. Nếu ngày xưa, con đường quê chỉ là những dải đất nâu, mùa mưa thì lầy lội, trơn trượt còn mùa nắng cát bụi mù mịt thì giờ đây tất cả đã được khoác lên mình tấm áo mới bằng bê tông phẳng lì, trơn nhẵn. Những bước đi thênh thang, những con đường nối dài trên mọi nẻo đường, giao thông của bà con cũng thuận tiện hơn rất nhiều. Rồi có cả những mái nhà cao tầng mọc lên san sát nhau, trông như một tòa cung điện tráng lệ thay cho những mái tranh, mái nứa siêu vẹo. Điện đã về đến làng từ lâu, trước kia chỉ có đèn dầu, giờ thì đèn điện sáng trưng, mọi hoạt động của sự sống, của cuộc sống sinh hoạt đều được văn minh, tiến bộ hơn nhiều. Trong gia đình, mỗi nhà đều có những thiết bị điện, những dụng cụ tiện ích như ti vi, tủ lạnh, quạt, máy sấy, máy giặt, điều hòa...Chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt, phần nào giúp hình ảnh đất nước phát triển hơn rất nhiều.

Ngoài ra, cũng có những công trình được xây mới và tu bổ lại. Những nhà máy may, công ty, xí nghiệp liên doanh trong nước và nước ngoài đầu tư, đã đem lại nguồn lao động, cung cấp việc làm cho rất nhiều người dân. Nhờ vậy, người nông dân không chỉ quanh năm gắn bó với ruộng đồng giờ cũng gia nhập vào các công ty để tăng thêm thu nhập. Dường như, trong luồng ảnh hưởng của nước bạn, trong nhịp sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa họ đã thích nghi và trở nên nhanh nhạy, năng động hơn trước nhịp sống thời đại. Những mái đình, mái chùa được tu bổ lại càng đẹp lộng lẫy, đời sống tinh thần của người dân cũng phong phú, sôi nổi hơn vào các dịp tế, lễ, ngày hội hè...Đó là những sắc màu rực rõ mà tôi đã chứng kiến tại quê hương tôi.

Quê hương ngày càng đổi mới, báo hiệu những chặng đường phát triển mới của dân tộc. Tôi mong rằng, mình sẽ học tập thất tốt để góp sức vào công cuộc đổi mới, làm giàu đẹp văn minh quê hương mình hơn.

8. Kể về những đổi mới ở quê em, mẫu số 8:

Sau vài năm học tập và công tác tại nước ngoài, hôm nay tôi mới có dịp trở về quê hương thân yêu-nơi chôn rau cắt rốn của mình. Một cái gì đó nghẹn ngào trong sóng mắt, một chút bâng khuâng của một cái tôi vừa trở về từ phương Tây đến với phương Đông truyền thống ngọt ngào, sâu lắng của quê hương. Trong người tôi như bị hòa quyện bới cổ điển và hiện đại, Đông và Tây. Quê hương sau những chặng đường đổi mới hiện lên thật đẹp và văn minh.

Chiếc xe của tôi dần tiến về phía cổng làng. Đình làng trước kia với mái ngói rêu xanh, những cây đa cổ thụ làm bóng mát cho người nông dân nghỉ ngơi thì giờ đã được tu bổ lại, khang trang và rộng rãi hơn. Những màu sơn sặc sỡ đã mang đến cho bức tranh quê hương một diện mạo mới. Tôi xuống xe và đi dạo. Hai bên đường là những hàng bạch đàn, phi lao xanh rì, đứng lặng trong gió như đang thì thầm cùng nhau. Những con đường bê tông trắng, phẳng lì như những dải lụa nối đuôi nhau giúp giao thông thuận tiện hơn chứ không còn là những con đường gồ ghề như trước nữa. Ngắm nhìn những mái nhà tầng mọc lên san sát, có lẽ cuộc ống của người dân nơi đây đã được cải thiện rất nhiều.

Gặp các bác nông dân, tôi cất tiếng chào. Có lẽ cũng nhiều năm chưa về quê, nên tôi thay đổi và mọi người không nhận ra cô bé năm nào nữa. Chỉ có điều, có một thứ vẫn không thay đổi đó là tình quê, cái chân chất, mộc mạc và bình dị của những con người quê hương vẫn thế. Cái hồn quê, một miền yên bình và thanh tươi vẫn chảy vào tâm hồn tôi như ngày nào. Vẫn giọng quê ấy, con người ấy. Có thể học trở nên năng động nhanh nhẹn hơn, điều ấy cũng dễ hiểu thôi vì trước nhịp sống sôi động của thời đại họ cũng cần thích ứng để hòa nhập, cùng đưa đất nước đi lên.

Những công trình như nhà máy, công ty, xí nhiệp của các ngành công nghiệp nhẹ được dựng lên khá nhiều. Điều này vừa góp phần đổi mới quê hương, cũng góp phần dần kích thích nền nông nghiệp nước ta chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp để sánh vai với các cường quốc năm châu. Người nông dân cũng có thêm cơ hội để có được việc làm, gia tăng thu nhập. Cuộc sống mới của người dân nơi đây thật khiến tôi hạnh phúc. Họ đã lớn lên cùng với những lũy tre, cánh đông, cánh diều và những mái nhà tranh như tôi nay được ánh sáng của Đảng giác ngộ, tiến đế xây dựng thời kì kinh tế xã hội chủ nghĩa, quả là đáng quý. Dân tộc ta sẽ bước sang một trang mới hơn từ những sự đổi thay nhỏ này. Người nông dân cũng trở thành những con người thời đại, năng động, tích cực trong việc phát triển kinh tế đất nước, còn gì vui cho bằng một dân tộc cùng đoàn kết phát triển.


Quê hương vẫn như thế, vẫn sống trong tôi bởi một hồn quê, tình quê không bao giờ vơi cạn, nhưng quê hương thân yêu cũng càng ngày càng lột xác để xây dựng một đất nước tươi đẹp, hiện đại, văn minh. Một sự hòa hợp, kết nối và giao lưu đầy hứa hẹn giữa cổ và kim, đông và tây.

14 tháng 2 2020

tả mà bạn sao là kể

11 tháng 2 2020

Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được giữ gìn và phát huy qua các thế hệ. Hàng năm, vào ngày Tết Nguyên đán, mỗi gia đình lại chuẩn bị những mâm cơm tươm tất để dâng cúng tổ tiên. Từ các kiều bào sinh sống ở mọi quốc gia trên thế giới đến các gia đình ở Việt Nam. Từ những gia đình có điều kiện sung túc đến những gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Từ các cụ già đến trẻ thơ đều nô nức đón chào ngày Tết, dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ tổ tiên, chuẩn bị chu đáo mâm ngũ quả, cặp bánh chưng đặt trên bàn thờ mỗi gia đình. Dù mâm cao cỗ đầy hay giản dị, tất cả đều chứa đựng lòng thành kính và biết ơn vô hạn với tổ tiên với thế hệ con cháu hôm nay. Đó là nét văn hóa đẹp, nên gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau.

11 tháng 2 2020

1 Thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
2 Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào ?

Gợi ý:

Con đọc phần cuối câu chuyện.

Trả lời:

Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền thì Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.

3 Qua câu chuyên em học đc phải cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

 

Trong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam được Bác chăm lo, ân cần như cha đối với con. Bác bảo tôi (vì tôi được phụ trách theo dõi sức khoẻ và đời sống của đoàn):– Cô Bi phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô các chú ấy ốm.Một bữa, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lên hỏi:– Chú Đảnh bị sốt ra...
Đọc tiếp

Trong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam được Bác chăm lo, ân cần như cha đối với con. Bác bảo tôi (vì tôi được phụ trách theo dõi sức khoẻ và đời sống của đoàn):

– Cô Bi phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô các chú ấy ốm.

Một bữa, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lên hỏi:

– Chú Đảnh bị sốt ra sao?

Tôi báo cáo tình hình của đồng chí Đảnh cho Bác. Bác nhắc:

– Cô phải cho các cô, các chú ấy ăn uống đầy đủ, chú ý các món ăn của địa phương để các cô, các chú ấy ăn được nhiều, sức khỏe mới tốt.

Một hôm khác, Bác chỉ vào Trần Dưỡng và hỏi tôi:

– Cô Bi, tại sao chú Dưỡng hơi gầy?

Bác nghe anh hùng Vai kể chuyện quê hương miền núi nghèo khổ của mình. Bác cảm động nói:

– Thống nhất Bác vô Nam, thế nào cũng về thăm quê hương cháu Vai.

Trong những ngày sống bên Bác, tôi càng thấm thía hơn tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam. Chị Tạ Thị Kiều nói với tôi:

– Càng được gần Bác, càng thấy Bác thương yêu dân miền Nam ta quá chị à.

Nói xong, hai chị em lại khóc vì sung sướng và cảm động trước tấm lòng của Bác Hồ.

a)phương thức biểu đạt

b)

1
11 tháng 2 2020

pt bd chắc là tự sự

Phần I: Đọc - hiểuĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Dòng sông Nam Căn mênh mông, nước ầm ầm đỏ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận."(Ngữ văn 6-...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc - hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Dòng sông Nam Căn mênh mông, nước ầm ầm đỏ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận."

(Ngữ văn 6- tập 2, trang 19)

Câu 1: Đoạn văn trích trọng văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 3: Đoạn văn trên có sử dụng một biện pháp tu từ, cho biết đó là biện pháp tu từ nào? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ này mấy lần, liệt kê từng lần? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4: Đoạn văn trên miêu tả đối tượng nào? Đối tượng ấy được miêu tả thông qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 5: Em rút ra bài học gì từ văn bản chứa đoạn văn nói trên?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn nêu nội dung, nghệ thuật của ban bản mà em vừa tìm được ở phần I: Đọc - hiểu

Câu 2: Tả lại cảnh bão lụt khủng khiếp ở quê em hoặc em được xem trên truyền hình.

0
11 tháng 2 2020

Danh sĩ, nhà văn hóa lớn, hiệu Ức Trai, cháu ngoại Tư Đồ Trần Nguyên Đán - tôn thất nhà Trần - con danh sĩ Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh. Quê làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông (nay là thôn Nhị Khê, xã Quốc Tuấn, huyện Thượng Phúc, thuộc tỉnh Hà Tây).

Năm Canh thìn 1400 ông đỗ Thái học sinh, đời nhà Hồ, lúc 20 tuổi. Làm Ngự sử đài chánh chưởng. Năm Đinh hợi 1407, nhà Minh sang cướp nước ta, cha ông bị chúng bắt giải về Kim Lăng, ông đi theo đến Nam Quan gặp cha. Cha ông khuyên ông hãy trở về lo việc báo thù cho cha, rửa hận cho nước, ông vâng lời nhưng khi trở về, ông bị chúng bắt giam lỏng ở phía Nam thành Đông Quan (Hà Nội).

Năm Mậu tuất 1418 ông cùng Trần Nguyên Hãn trốn vào Lam Sơn, tham dự cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo. Suốt 10 năm kháng chiến cứu nước, ông đã ra tài về chiến lược quân sự, ngoại giao giúp cuộc kháng chiến thành công.

Năm Đinh vị 1427 ông được liệt vào hàng Đại phu, coi sóc các việc chính trị và gồm coi việc ở Viện Khu mật. Năm sau (Mậu thân 1428) Lê Lợi lên ngôi, phong ông tước Quan Phục Hầu và cho theo họ vua, nên cũng gọi là Lê Trãi.

Đến khi Lê Thái tổ mất, ông bị bọn nịnh thần gièm pha nên phải cáo quan, ẩn dật ở Côn Sơn, thuộc Chí Linh, tỉnh Hải Dương (nay vẫn thuộc Hải Dương). Năm Giáp dần 1434, Lê Thái tông lại triệu ông ra, tỏ vẻ tin dùng, ông đành trở lại triều đình lo việc chính trị, văn hóa. Nhưng không bao lâu Lê Thái tông đi duyệt binh ở Hải Dương, ngụ nơi Vườn Vải (Lệ Chi viên) của ông, rồi đột ngột bệnh mất tại đấy. Đám gian thần nhân đó ghép ông vào tội đã khiến nàng hầu Nguyễn Thị Lộ giết vua, rồi bắt ông giam vào ngục.

Năm Nhâm tuất, ngày 16-8 Ất lịch (19-9-1442) ông bị giết với cả ba họ, thọ 62 tuổi.

Sang đời Lê Thánh tông, nỗi oan của ông được giải, vua truy phong là Tế Văn Hầu, và các con cháu còn sót lại (Nguyễn Anh Võ, Tô Giám, Tô Kiên...) đều được trọng dụng.

Tâm sự ông u uất, nghìn sau như còn thấy tiếng thở dài của ông trong bài thơ Oan ngục bằng chữ Hán và bài Tự Thán bằng Quốc âm:

Chiếc thuyền lơ lửng bên sông,

Biết đem tâm sự ngõ cùng ai hay.

Chắc chi thiên hạ đời này,

Mà đem non nước làm rầy chiêm bao.

Đã buồn về trận mưa rào,

Lại đau về nỗi ào ào gió đông.

Mây trôi nước chảy xuôi dòng,

Chiếc thuyền lơ lửng trên sông môt mình.

Các tác phẩm của ông còn truyền tụng:

- Bình Ngô đại cáo

- Bài văn bia Vĩnh Lăng ỏ Lam Sơn

- Quân trung từ mệnh tập

- Ức Trai dư địa chí

- Quốc âm thi tập

- Ức Trai di tập

- Ngọc Đường di cảo

- Gia huấn ca

Nay đền thờ ông vẫn còn rực rỡ ở quê hương. Hai câu đối của Phạm Quí Thích tán tụng công nghiệp ông:

Sự nghiệp văn chương khai quốc thủ

Kì thường đới lê cố gia thanh.

Công tồn khai quốc Lam Sơn lục;

Khánh điển truyền gia cố ấp từ.

Các danh sĩ từ trước đến nay đều ca ngợi công nghiệp ông. Trong Khiếu Vịnh thi tập của Hà Nhậm Đại đời Hậu Lê có bài thơ quốc âm đề vịnh:

Giấc mộng hai nơi khéo tỏ tường,

Tới non sông gặp đức Cao hoàng.

Hịch thư nhiều thuở tài mau mắn,

Pháp độ trăm đường sức sửa sang.

Công giúp hồng đồ cao tợ núi,

Danh ghi thanh sử sáng bằng gương.

Họa kia gây bởi văn hoàng lỗi,

Xà nọ lời đâu chỉn lạ nhường.

11 tháng 2 2020

Hiện nay trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ.Còn ở Việt Nam, thống kê bình quân, mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi nilon/tháng. Riêng Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Điều đáng lo ngại là phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và ni lông mới phân hủy hết, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đe dọa các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa, túi nilon hiện nay rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam hiện vẫn ở mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Thế giới đã đánh giá tỉ lệ chất thải nhựa phát sinh đối với nước có thu nhập trung bình như Việt Nam chiếm 12% lượng chất thải rắn phát sinh. Nếu trung bình 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm. Số lượng rác thải nhựa, túi nilon thải ra tăng dần theo từng năm. Đây là một "gánh nặng" cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là "ô nhiễm trắng".

Cùng với đó, lĩnh vực tái chế chất thải nhựa của Việt Nam vẫn chưa phát triển. Tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp. Đơn cử như Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm có khoảng 250.000 tấn chất thải nhựa được tạo ra; trong đó, 48.000 tấn được chôn trong các bãi chôn lấp (đa số là nhựa có giá trị thấp) chiếm 19,2%; còn lại hơn 200.000 tấn chất thải nhựa được tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Điều đáng nói là công nghệ tái chế nhựa được sử dụng ở các thành phố lớn của Việt Nam đã lỗi thời, hiệu quả thấp, chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, hoạt động tái chế chất thải nhựa chưa được tổ chức với quy mô lớn, chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ nên hiệu quả thấp. Trong khi đó thói quen của người dân dùng túi nilon, đồ dùng nhựa một lần ngày càng gia tăng. Đáng lo ngại người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác sinh hoạt hàng ngày, việc lẫn các loại chất thải nhựa, đặc biệt là nilon tương đối phổ biến. Điều này càng khiến việc xử lý rác thải nhựa thêm khó khăn.

Không chỉ vậy, thế giới cũng đang phải đối mặt với khoảng 4,8 - 12,7 triệu tấn từ lục địa đổ vào các đại dương mỗi năm. Còn theo các kết quả nghiên cứu, Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa ra biển, với 0,28 - 0,73 triệu tấn mỗi năm (tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Một báo cáo mới đây tại Hội nghị Davos, Thụy Sĩ khiến chúng ta không khỏi giật mình khi biết, ước tính lượng rác thải nhựa thải xuống biển đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng), đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái và môi trường đại dương.

Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực của rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng.