K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2020

A O B F N M E C

a. Xét tam giác NAB có đường cao AC,BM

mà AC,BM cắt nhau tại E

=> E là trực tâm tam giác NAB

=>NE là đường cao

\(\Rightarrow NE\perp AB\) (đpcm)

b. Vì N là điểm đối xứng với A qua M 

=> M là trung điểm của AN

Vì F là điểm đối xứng với E qua M

=> M là trung điểm của EF

=> Tứ giác AFNE là hình bình hành 

=> NE//AF

mà \(NE\perp AB\)

\(\Rightarrow AF\perp AB\)

=> AF là tiếp tuyến của (O) (đpcm)

c. Vì tam giác BAN có đường cao BM, đường trung tuyến BM

\(\Rightarrow\Delta BAN\)cân tại B

=> BM là đường phân giác 

Xét ΔBAF và ΔBNF có: 

BA = BN

BF chung 

góc ABF= góc NBF ( vì BF là đường phân giác)

Suy ra :  ΔBAF = ΔBNF (c.g.c)

-> góc BAF=góc BNF =900

\(\Rightarrow BN\perp NF\)

=> FN là tiếp tuyến của đường tròn (B,BN) hay đường tròn (B,BA) (đpcm)

30 tháng 4 2020

a) Tam giác ABM nội tiếp trong đường tròn (O) có AB là đường kính nên vuông tại M

Suy ra: AN ⊥ BM

Tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn (O) có AB là đường kính nên vuông tại C

Suy ra: AC ⊥ BN

Tam giác ABN có hai đường cao AC và BM cắt nhau tại E nên E là trọng tâm của tam giác ABN

Suy ra: NE ⊥ AB

b) Ta có: MA = MN ( tính chất đối xứng tâm)

                 ME = MF ( tính chất đối xứng tâm)

Tứ giác AENF có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi điểm đường nên nó là hình bình hành.

Suy ra:    AF // NE

Mà          NE ⊥ AB ( chứng minh trên)

Suy ra: AF ⊥ AB tại A.

Vậy FA là đường trung tuyến của đường tròn (O).

c) Trong tam giác ABN ta có: AN ⊥ BM và AM = AN

Suy ra tam giác ABN cân tại B.

Suy ra BA = BN hay N thuộc đường tròn (B; BA)

Tứ giác AFNE là hình bình hành nên  AE // FN hay FN // AC

Mặt khác: AC ⊥ BN ( chứng minh trên)

Suy ra: FN ⊥ BN tại N

Vậy FN là tiếp tuyến của đường tròn ( B; BA).

18 tháng 12 2017

ai trả lời giùm vs ạ cần gấp lắm

1. Tìm những cặp số (x,y) thoả mãn pt: a) x² - 4x +y - 6√(y) + 13 = 0 b) (xy²)² - 16xy³ + 68y² -4xy + x² = 0 c) x² - x²y - y + 8x + 7 = 0 ngiệm (x,y) nào đạt y max 2. Giả sử x1, x2 là nghiệm của pt: x² - 6x + 1 =0. CM với mọi số nguyên dương n thì S(n) = x1ⁿ +x2ⁿ là số nguyên và không chia hết cho 5 3. Cho f(x) là một đa thức tuỳ ý với các hệ số nguyên. CM: f(a) - f(b) chia hết (a - b) với mọi số nguyên a,b 4....
Đọc tiếp

1. Tìm những cặp số (x,y) thoả mãn pt: 
a) x² - 4x +y - 6√(y) + 13 = 0 
b) (xy²)² - 16xy³ + 68y² -4xy + x² = 0 
c) x² - x²y - y + 8x + 7 = 0 ngiệm (x,y) nào đạt y max 
2. Giả sử x1, x2 là nghiệm của pt: x² - 6x + 1 =0. CM với mọi số nguyên dương n thì S(n) = x1ⁿ +x2ⁿ là số nguyên và không chia hết cho 5 
3. Cho f(x) là một đa thức tuỳ ý với các hệ số nguyên. CM: f(a) - f(b) chia hết (a - b) với mọi số nguyên a,b 
4. Chứng minh tồn tại đa thức p(x) với hệ số nguyên thoả p(3) = 10, p(7) = 24 
5. Giả sử x, y, z là những số tự nhiên thoả x² + y² = z². Chứng minh xyz chia hết cho 60 
6. Cho x,y,z là các số nguyên thoả (x-y)(y-z)(z-x) = x + y + z. CM: x +y + z chia hết cho 27 
7. Với 4 số nguyên a,b,c,d .CM:(a-b)(a-c)(a-d)(b-c)(b-d)(c-d) chia hết cho 12. 
8. Chứng minh nếu a² + b² chia hết cho 21 thì cũng chia hết cho 441 
9. Tìm tất cả số nguyên tố vừa là tổng của 2 số nguyên tố, vừa là hiệu của 2 số nguyên tố 
10. Viết số 100 thành tổng các số nguyên tố khác nhau 
11. Tìm các nghiệm nguyên dương x! + y! = (x + y)! 
12. Tìm các số tự nhiên n sao cho 2ⁿ +3ⁿ = 35 
13. Tìm 3 số nguyên dương sao cho tích của chúng gấp đôi tổng của chúng 
14. Tìm 4 số nguyên dương sao cho tổng và tích của chúng bằng nhau (Tương tự với 3 số nguyên dương) 
15. Tìm 3 số nguyên dương x,y,z sao cho xy + 1 chia hết cho z; xz +1 chia hết cho y; yz + 1 chia hết cho x 
16. a) CM x² + y² = 7z² 
b) CM số 7 ko viết được dưới dạng tổng bình phương của 2 số hửu tỉ

0
19 tháng 12 2017

Câu hỏi của Mafia - Toán lớp 9 - Học toán với OnlineMath

Em có thể tham khảo tại đây nhé, bài này chỉ đơn giản là đổi tên điểm.

18 tháng 12 2017

a) theo bài ra ta có: \(CD\perp AB\)tại \(I\)

có \(AI=IE\)( giả thiết)

\(\Rightarrow\)tứ giác \(ACED\)là hình thoi 

vậy tứ giác  \(ACED\) là hình thoi

b) Xét \(\Delta ACB\)có: 

\(OC=OA=OB=\frac{1}{2}AB\)   \(\left(=R\right)\)

\(\Rightarrow OC\)là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền \(AB\)

\(\Rightarrow\Delta CAB\)là \(\Delta\)vuông vuông tại \(C\)

Ta có: \(AC\)song song với \(DE\)\(ACED\)là hình bình hành)

\(\Rightarrow AC\)song song với \(DK\)   ( \(K\in DE\))

xét tứ giác \(ACKD\)có 

\(AC\)song song \(KD\)

tứ giác có \(\widehat{ACK}=90^0\)

\(\Rightarrow ACKD\) là hình thang cân

\(\Rightarrow\widehat{ACB}=\widehat{EKC}\)   \(\left(=90^0\right)\)

câu C) điểm H ở đâu ra?

19 tháng 12 2017

Câu hỏi của Mafia - Toán lớp 9 - Học toán với OnlineMath

Em có thể tham khảo tại đây nhé.

19 tháng 12 2017

OMABICDEF

a) Ta thấy OAM và OBM là các tam giác vuông có chung cạnh huyền OM nên A, O, B, M cùng thuộc đường tròn đường kính OM.

b) Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau thì MA = MB và MI là tia phân giác góc AMB.

Vậy thì tam giác MAB cân tại M, có phân giác MI đồng thời là đường cao.

Vậy nên \(OM\perp AB\) tại I.

c) Do D thuộc đường tròn (O) nên OC = OB = OD.

Suy ra tam giác BDC vuông tại D.

Xét tam giác vuông CBM, đường cao BD, ta có: \(MD.MC=BM^2\)  (Hệ thức lượng)

Xét tam giác vuông OBM, đường cao BI, ta có: \(MI.MO=BM^2\)  (Hệ thức lượng)

Vậy nên MD.MC = MI.MO

d) Ta thấy CEF và CAF là các tam giác vuông có chung cạnh huyền CF nên FAEC nội tiếp đường tròn đường kính CF.

\(\Rightarrow\widehat{FCE}=\widehat{EAB}\) (Hai góc nội tiếp cùng chắn cung CO)

Lại có O,E, A, M, B cùng thuộc đường tròn đường kính OM nên \(\widehat{EAB}=\widehat{EMB}\) (Hai góc nội tiếp cùng chắn cung EB)

\(\Rightarrow\widehat{FCE}=\widehat{EMB}\)

Ta có \(\widehat{EMB}+\widehat{ECB}=90^o\Rightarrow\widehat{FCE}+\widehat{ECB}=90^o\)

\(\Rightarrow\widehat{FCB}=90^o\)

Vậy FC là tiếp tuyến của đường tròn (O).

18 tháng 12 2017

khó hiểu chết đi đc tại mk ms lp 6

18 tháng 12 2017

toán lớp 9 mà