K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a,Yêu trẻ em, gần gũi với thiên nhiên và thế giới loài vật, nhà văn Tô Hoài đã đem đến một món quà hết sức thú vị: Truyện đồng thoại Dế Mèn phiêu lưu kí. Truyện hấp dẫn bạn đọc, đặc biệt là trẻ em ngay từ khi mới ra đời. Cho đến nay sau gần 70 năm, truyện vẫn được trẻ em đón nhận, yêu thích. Trong đó Dế Mèn, nhân vật chính của tác phẩm đã đem đến những cảm nhận thú vị. Đoạn trích bài học đường đời đầu tiên là phần đầu của truyện, là những nét phác thảo khái quát về nhân vật chính là bài học đầu tiên mà cậu ta nhận được trên đường đời.

~Hok tốt~

@@Nemesis

8 tháng 3 2020

Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam[2]). Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

Đoàn Giỏi sinh ở quê tại xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (ngày nay là thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Ông xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn, có hàng trăm mẫu ruộng màu mỡ ven sông Tiền. Nhà ông xưa tòa ngang dãy dọc, nơi mà bây giờ trở thành trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành. Tất cả nhà và đất gia đình ông đã tự nguyện hiến cho kháng chiến ngay từ đầu. Ông từng theo học tại trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1939-1940. Khi Cách mạng tháng Tám thành công và toàn quốc kháng chiến bùng nổ, gia đình ông đã tự nguyện hiến toàn bộ nhà cửa, ruộng đất cho chính quyền Việt Minh.

8 tháng 3 2020

giờ ra chơi đã đến . Lũ học sinh chạy lúc nhúc như sóng tràn vỡ đê.Bỗng dưng nhà trường bắt tập thể dục giữa giờ.Vẻ mặt của học sinh ủ rũ ; buồn bã thay cho khuôn mặt vui vẻ bình thường.Nhiều đứa chửi rủa nhà trường . Đứa khác đổ cồn , dùng diêm đốt trường.Chúng nó bị lên phòng giám hiệu.Các bạn còn lại tập thể dục giữa giờ ủ rũ như cơm nguội.Em rất ghét thể dục giữa giờ vì nó cướp đi giờ ra chơi của em.

Trả lời nghiêm túc nha mọi người

8 tháng 3 2020

Bạn vào trang bingbe . com 

B1:Vào wed <bingbe.com>

B2:Đăng nhập vào bingbe <MK và tên đăng nhập là mk và tên đăng nhập của olm>

B3:Nhấn vào tên của bạn rồi nhấn vào chữ "Tài Khoản" ở phía dưới

B4:Nhấn vào cái bút ở tên của bạn rồi xóa tên cũ và ghi tên bạn muốn đổi.

B5:Nhấn ctrl + F5 rồi vào olm như bình thường 

*Nếu không hiểu ở bước nào thì cứ hỏi mình nha*

#HT

&YOUTUBER&

8 tháng 3 2020

Bài tập 1:

Xưa nay dân tộc Việt Nam rất coi trọng đạo học. Việc học, người học luôn được trân trọng và nhắc nhớ. Dân gian có rất nhiều các câu thành ngữ, tục ngữ ca dao để nhắc nhở, khuyên răn hoặc bày tỏ tình cảm … đối với việc học. Hai trong số những câu tục ngữ quen thuộc về đề tài này là: “Học thầy không tày học bạn” và “ Không thầy đố mày làm nên”

Có nhiều ý kiến cho rằng hai câu tục ngữ này mâu thuẫn với nhau. Cũng có ý kiến cho rằng hai câu thành ngữ này không mâu thuẫn nhưng nhìn nhận rằng mỗi câu trong hai câu có những hạn chế mà chưa hoàn toàn đúng. Cá nhân tôi thì cho rằng hai câu tục ngữ trên là hoàn toàn chính xác.

Lịch sử Nước Việt ta trải qua ngàn năm Bắc thuộc rồi liên tiếp nhiều cuộc xâm lăng, đô hộ bởi  Trung Quốc nên văn hóa và đặc biệt là giáo dục chịu rất nhiều ảnh hưởng, chi phối từ các tư tưởng của Trung Quốc. Thời kỳ phong kiến, đạo nho, chữ nho là cốt lõi của giáo dục Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Hẳn là nhiều người biết câu thành ngữ Hán Việt: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Ấy là nói lên đạo học, sự tôn sư trọng đạo của các nhà nho xưa, nhưng mở rộng ra có thể là của toàn xã hội. Như vậy “chữ thầy” rõ ràng không chỉ giới hạn trong “thầy – cô giáo” ở trường, trên lớp. Thầy ở đây là bất kì ai, bất kỳ người nào giúp ta thêm kiến thức, thêm hiểu biết.

Chính vì thế theo tôi, câu “Học thầy không tày học bạn” ấy là nói về phương pháp học tập chứ không hề hạ thấp vai trò của người thầy. Bởi bạn ta cũng chính là thầy ta và có thể ta cũng chính là thầy bạn ta. Học bạn là cách học dễ tiếp thu hơn cả sau khi đã học từ thầy. Vì sao?

Vì người thầy ví như cha mẹ vậy, học trò luôn kính sợ thầy, vô tình giữa thầy và trò luôn có một khoảng cách nhất định. Trò luôn kính sợ thầy nên có những vấn đề, có những chuyện thắc mắc, những vấn đề gì đó chưa hiểu, trò cũng không dám hỏi thầy. Từ đó mà có những hạn chế về kiến thức, có những thiếu sót mà bản thân trò và thầy cũng không nhận ra được. Sự học như thế là sự học một chiều sẽ hạn chế kết quả. Nhưng học với bạn, “trò” có thể tranh luận, tranh cãi, nêu quan điểm các nhân… và từ đó, “trò” sẽ học được nhiều thứ từ bạn bè, hay để lộ ra những khuyết điểm để được giúp đỡ. Cách học này có thể không chỉ tiếp thu được kiến thức cụ thể nào đó, mà sẽ giúp tư duy, mở rộng thêm, từ đó có thể là nguồn gốc thúc đẩy những tìm tòi nghiên cứu sau này.

Như vậy rõ ràng phương pháp học tập với bạn bè sẽ tốt hơn là chỉ học với thầy không thôi sao! Và nếu như việc dạy và học giữa thầy và trò có những thay đổi cởi mở hơn. Thầy không chỉ là “cha”, là “mẹ hiền” mà còn có thể làm “bạn” của trò nữa thì sự học chẳng phải sẽ đạt nhiều kết quả hơn sao. Khi đó, “Học thầy không tày học bạn” sẽ không thể hiểu như là sự so sánh hơn thua giữa học với bạn và học với thầy nữa.

“Không thầy đố mày làm nên”. Quá đúng rồi còn gì?!. Không ai tự nhiên sinh ra đã có hiểu biết. Ta học từ cách bò tới cách đứng lên rồi đi, ta học từ cách ăn, cách uống, rồi học nói, học viết… Ta học từ khi mới được sinh ra, học và học cho đến hết cuộc đời. Nhưng kiến thức thì mênh mông như biển, không có người dìu dắt, chỉ bảo thì làm sao mà ta biết được, hiểu được. Kho tàng kiến thức, hiểu biết rộng lớn ấy được truyền từ đời này qua đời khác, người này qua người khác và không ngừng mở rộng. Người truyền kiến thức cho ta chính là thầy ta vậy.

Lâu nay người ta hay chỉ hiểu đơn giản “chữ thầy” đây là “người dạy học” nên mới cho rằng câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” là tuyệt đối hóa vai trò của người thầy… Thật ra, nếu nhìn nhận “chữ thầy” rộng hơn ta sẽ thấy câu thành ngữ “Không thầy đố mày làm nên” thực chất là nói lên tầm quan trọng của giáo dục, của học tập bởi “thầy” chính là đại diện đầu tiên và tiêu biểu của giáo dục, của đạo học!

Vậy thì hai câu thành ngữ trên với mục đích đề cập khác nhau, hoàn cảnh khác nhau không thể nào mâu thuẫn được. Đó là sự bổ trợ, hoàn thiện cho những khía cạnh khác nhau của đạo học mà thôi! Và rằng học không chỉ từ thầy – cô giáo, ở trường trên lớp mà học ở mọi người, học ở ngày chính bạn bè ta. Trong quá trình học không ngừng nghỉ ấy, hãy ghi nhớ rằng, những gì ta học được từ đâu mà có, và phải biết tôn quý, kính trọng người thầy, người đã trao kiến thức cho mình. Đó cũng chính là sự tôn trọng bản thân mình bởi một lúc nào đó, ở nơi nào đó mình cũng chính là người thầy của ai đó!

Bài tập 2:

“Ăn cỗ đi trước” là khi có lễ hội, đình đám có tổ chức ăn uống thi phải đến trước để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần. “Lội nước theo sau” là đường đi dưới nước ta không thấy được nơi nào hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. Người đi trước gặp nhiều rủi ro nguy hiểm. Người theo sau cứ nhìn người đi trước mà đi, tất phải an toàn hoặc không quá nhiều rủi ro.Ca dao tục ngữ thường có ý khuyên dạy, dận dò nhưng không hoàn toàn là lời hay, ý đẹp vi nó được hình thành từ dân gian vào những thời đại trước, ta cần phải gạn đục khơi trong. Từ bao đời nay cái thiện mĩ không chấp nhận cái độc ác, xấu xa. Nhưng thực tế cái ác vẩn tồn tại bên cái thiện, người cao thượng, quảng đại vẫn phải sống giữa đám thấp hèn, nhỏ nhen. Chính vì thế trong tục ngữ không khỏi lẫn lộn vàng, thau. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau đã lộ rõ cái bản chất láu cá, so đo thấp hèn của kẻ chuyên: “Ăn thì lựa hết miếng ngon, làm thì lựa cái cỏn con mà làm”.Dù muốn, dù không tục ngữ này vẫn hiện diện và tồn tại trong dân gian, nhưng với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và lý tưởng trong sáng, cao đẹp, học sinh chúng em phải sống hùng, sống mạnh, xung phong đi đầu với mọi gian lao vì hạnh phúc của mọi người theo khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” để sống làm sao cho có nghĩa, làm sao cho “thân thể không là cỏ cây” và coi câu tục ngữ trên chỉ là một lời nói có ý mỉa mai, chê trách cái hèn mọn, xấu xa “há miệng chờ sung” của một số người.

 



 

- Lê-ô-na đơ Vanh-xi (1452-1520):

+ Là 1 nhà thiên tài nhiều mặt :là họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư và nhà lý luận văn học.
Hình ảnh con người trong tranh của ông là sự phối hợp đến mức cao độ giữa giải phẫu với hình họa nên sống động, mẫu mực và gợi cảm.
+ Các tác phẩm: Buổi họp kín, Đức Mẹ và Chúa hài đồng, Chân dung nàng Mô-na-li-sa...

Trong đó tác phẩm Mô-na-li-sa ( 1503): là một bức tranh chân dung nửa người, khuôn mặt hiền hòa cùng nụ cười như có như không. Thiên nhiên, núi đồi mờ ảo phía sau như được phủ 1lớp hơi nước đã tạo sự sống động, mê hoặc và huyền bí cho bức tranh. Và con người được coi là trung tâm của vũ trụ.


- Mi-ken-lăng-giơ (1475-1564): Là nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà thơ, kiến trúc sư nổi tiếng.
 + Tranh của ông phản ánh sâu sắc thời đại.
 + Các tác phẩm: Đa-vit, Môi-dơ, Nô lệ...

Trong đó tác phẩm Đa – vít : (điêu khắc từ năm 1501 đến 1504). Pho tượng lớn bằng đá cẩm thạch. Dáng một thanh niên đứng thoải mái cao 5,5 m. Vua David theo Kinh Thánh tại thời điểm ấy là 1 cậu bé chăn cừu ông quyết định chiến đấu giết tên khổng lồ Go-li-ath. Mọi tỉ lệ của pho tượng điều là chuẩn mực của giải phẩu cơ thể người


- Ra-pha-en (1483-1520): Là họa sĩ đầy tài năng và nổi tiếng rất nhanh ở Phơ-lo-răng-xơ.

 + Tranh tiêu biểu cho sự trong trẻo, nề nếp với những nhân vật phụ nữ dịu dàng, điềm đạm.
 + Các tác phẩm: trường học A-ten. Đức bà ở nhà thờ Xich-xtin, Đức Mẹ ngồi trên ghế tựa....

Trong đó tác phẩm Trường học A-ten (1910-1912): Tranh diễn tả cuộc tranh luận của các nhà Triết học Pla-tông và A-ri-xtốt về thế giới Duy vật va Duy tâm, vũ trụ và tâm linh nổi bật giữa mái vòm cùng các nhà khoa học khá

- Lê-ô-na đơ Vanh-xi (1452-1520):

+ Là 1 nhà thiên tài nhiều mặt :là họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư và nhà lý luận văn học.
Hình ảnh con người trong tranh của ông là sự phối hợp đến mức cao độ giữa giải phẫu với hình họa nên sống động, mẫu mực và gợi cảm.
+ Các tác phẩm: Buổi họp kín, Đức Mẹ và Chúa hài đồng, Chân dung nàng Mô-na-li-sa...

Trong đó tác phẩm Mô-na-li-sa ( 1503): là một bức tranh chân dung nửa người, khuôn mặt hiền hòa cùng nụ cười như có như không. Thiên nhiên, núi đồi mờ ảo phía sau như được phủ 1lớp hơi nước đã tạo sự sống động, mê hoặc và huyền bí cho bức tranh. Và con người được coi là trung tâm của vũ trụ.


- Mi-ken-lăng-giơ (1475-1564): Là nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà thơ, kiến trúc sư nổi tiếng.
 + Tranh của ông phản ánh sâu sắc thời đại.
 + Các tác phẩm: Đa-vit, Môi-dơ, Nô lệ...

Trong đó tác phẩm Đa – vít : (điêu khắc từ năm 1501 đến 1504). Pho tượng lớn bằng đá cẩm thạch. Dáng một thanh niên đứng thoải mái cao 5,5 m. Vua David theo Kinh Thánh tại thời điểm ấy là 1 cậu bé chăn cừu ông quyết định chiến đấu giết tên khổng lồ Go-li-ath. Mọi tỉ lệ của pho tượng điều là chuẩn mực của giải phẩu cơ thể người


- Ra-pha-en (1483-1520): Là họa sĩ đầy tài năng và nổi tiếng rất nhanh ở Phơ-lo-răng-xơ.

 + Tranh tiêu biểu cho sự trong trẻo, nề nếp với những nhân vật phụ nữ dịu dàng, điềm đạm.
 + Các tác phẩm: trường học A-ten. Đức bà ở nhà thờ Xich-xtin, Đức Mẹ ngồi trên ghế tựa....

Trong đó tác phẩm Trường học A-ten (1910-1912): Tranh diễn tả cuộc tranh luận của các nhà Triết học Pla-tông và A-ri-xtốt về thế giới Duy vật va Duy tâm, vũ trụ và tâm linh nổi bật giữa mái vòm cùng các nhà khoa học khác. 


 

8 tháng 3 2020

Đây là môn gì vậy bạn

24 tháng 3 2020

đây là môn tiếng việt mà bạn

9 tháng 3 2020

Hai câu trên không phải là câu bị động. Vì chủ ngữ của hai câu này không phải là đối tượng được hoạt động của người hay vật khác hướng vào.

Không phải câu nào có từ "bị, được" cũng là câu bị động.

Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

Danh từ chỉ người: họ, nó, cậu, cô, hắn,....

Danh từ chỉ khái niệm: đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

Danh từ chỉ đơn vị: ông, vị (vị chủ tịch ), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, kilôgam,…; nắm, mớ, đàn,…

Danh từ chỉ sự vật: cây bút, giáo viên,...

hok tốt!!

8 tháng 3 2020

 Bạn tham khảo nha :

   - Từ chỉ người : Chị, anh, em, bạn, cô, thầy,.....

   - Từ chỉ khái niệm : Cuộc sống, tính nết, ý thức, nỗi buồn, niềm vui, tình bạn,.....

   - Từ chỉ đơn vị : Con, cái ,chiếc,.....

                    ~~~ Học tốt nhé~~~

9 tháng 3 2020
Vế APhương diện so sánhTừ so sánhVế B
Nhớ ai bồi hổi bồi hồinỗi nhớnhưđứng đống lửa, ngồi đống than
Mẹ giàyêu thương, ngọt ngàonhưchuối ba hương, xôi nếp mật, đường mía lau
Trong bài thơ anh Đom Đóm nhà thơ Võ Quảng đã viết:                                                    Mặt trời gác núi                                                    Bóng tối lan dần                                                     Anh Đóm chuyên cần                                                    Lên đèn đi gác.                                                     Theo làn gió mát                                                    Đóm đi rất...
Đọc tiếp

Trong bài thơ anh Đom Đóm nhà thơ Võ Quảng đã viết:

                                                    Mặt trời gác núi

                                                    Bóng tối lan dần

                                                     Anh Đóm chuyên cần

                                                    Lên đèn đi gác.

 

                                                    Theo làn gió mát

                                                    Đóm đi rất êm

                                                    Đi suốt một đêm

                                                    Lo cho người ngủ

Đọc đoạn thơ trên,em có cảm nghĩ gì về công việc của anh Đom Đóm?

4

Bài thơ được làm theo thể thơ 4 chữ bao gồm 9 khổ thơ. Bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 3, tập một, trích 6 khổ. Với vần điệu nhịp nhàng, uyển chuyển, lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, nhà thơ đã đưa chúng ta vào khung cảnh thiên nhiên ban đêm nên thơ, yên bình, ấm áp.

Hai tín hiệu về thời gian ở đầu và cuối bài thơ cho thấy điểm khởi đầu (“Mặt trời gác núi”) và điểm kết thúc công việc (“Gà đâu rộn rịp – Gáy sáng đằng đông”). Anh Đóm làm việc hết sức tận tuỵ, “chuyên cần” với thời gian là suốt một đêm. Anh không chỉ hoàn thành công việc mà còn lặng lẽ giữ bình yên cho giấc ngủ của mọi người. Trong hai khổ thơ đầu, bằng nhịp điệu uyển chuyển được tạo ra từ cách gieo vần (các vần đều là thanh bằng : dần-cần ; êm-đêm), nhà thơ đã gợi ra được không khí nhẹ mát của đêm tối và hình ảnh anh Đóm hăng say trong công việc đầy ý nghĩa.

Hai khổ thơ tiếp theo là cả thế giới ban đêm tĩnh mịch. Chỉ với 8 câu thơ mà thế giới loài vật hiện ra thật sinh động, đáng yêu, rất gần gũi với thế giới trẻ thơ : đó là tiếng chị Cò Bợ ru con, là đàn cò con trong giấc ngủ. Tiếng ru của chị Cò Bợ thật tha thiết như gửi trong đó những tình cảm, mong ước của mẹ dành cho con. Bên cạnh đó còn là hình ảnh của thím Vạc vẫn cặm cụi mò tôm bắt tép kiếm ăn đêm. Dưới con mắt và tấm lòng nhân hậu, nhà thơ miêu tả con vạc không phải lười biếng như trong truyện cổ tích, vì xấu hổ với mọi người nên phải đi kiếm ăn đêm ; ở đây là một thím Vạc hiền lành, chịu thương chịu khó, đáng được tôn trọng.

Nhà thơ nhìn vạn vật đều như có hồn, được đặt trong những mối quan hệ thân thiết, gắn bó, chân tình, nào anh Đom Đóm, chị Cò Bợ, bé cò con, thím Vạc.

Cũng cần lưu ý thêm về một hình ảnh đẹp đẽ, giàu chất thơ, hình ảnh sao Hôm “Long lanh đáy nước”. Dù là “một ngôi sao chẳng sáng đêm” nhưng cũng đủ sáng long lanh để giúp thím Vạc mò tôm dưới đáy nước.

Trong không gian yên bình ấy, anh Đom Đóm vẫn say sưa công việc của mình. Điệp ngữ “Từng bước, từng bước” tạo ấn tượng về sự cần mẫn, đầy tinh thần trách nhiệm với công việc của anh Đom Đóm. Từ “vung” chỉ hành động nhanh, dứt khoát, đưa từ dưới thấp lên cao. Khổ thơ thứ 5 đã miêu tả vẻ đẹp trong dáng bay của anh Đom Đóm. Hình ảnh so sánh “Anh Đóm quay vòng – Như sao bừng nở” đã khắc hoạ vẻ đẹp rực rỡ, rạng ngời, thăng hoa của ánh sáng, của tinh thần lao động quên mình, không mệt mỏi. Nếu trên trời là ánh sáng của sao Hôm thì giữa không trung là vẻ đẹp lộng lẫy, huyền diệu của anh Đom Đóm.

Khổ thơ cuối là cảnh hừng đông khi anh Đóm “lui về nghỉ”. Từ láy miêu tả âm thanh “rộn rịp” đem đến một không khí mới cho bài thơ. Một ngày mới bắt đầu bằng âm thanh đặc trưng : tiếng gà gáy. Anh Đóm đã hoàn thành công việc âm thầm nhưng đầy ý nghĩa của mình. Khi anh lui về nghỉ có nghĩa là vạn vật cũng bừng tỉnh theo tiếng gà gáy.

Bài thơ ca ngợi anh Đóm chuyên cần, qua đó nhà thơ gửi gắm tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết. Các bạn nhỏ cũng rút ra được bài học cho mình : hãy yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước mình và làm những việc thật có ích cho mọi người !

Hok tốt!!!

8 tháng 3 2020

bn ơi chỉ cảm thụ mỗi từ mặt trời đến người ngủ chứ ko phải cả bài đâu!