K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2020

Câu 1: nằm trên đương ray ( chỗ nó dừng).

Câu 2:ko có chiếc nào vì chỉ đề cập đến móc ko đề cập đến chìa khóa.

Câu 3:Ông Thọ.

Câu 4:Nhóm máu nào nó cũng hút.

Câu 4: con người.

# mui #

16 tháng 3 2020

Câu 1:Nằm trên đường ray (chỗ nó dừng).

Câu 2:Ko có chiếc nào vì chỉ đề cập đến móc ko đề cập đến chìa khóa.

Câu 3:Ông Thọ.

Câu 4:Nhóm máu nào nó cũng hút.

Câu 5:Con người

Việt Nam ta có kho tàng tục ngữ, ca dao rất phong phú và đa dạng. Tục ngữ, ca dao là những câu nói ngắn gọn thể hiện kinh nghiệm của dân gian về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có lao động sản xuất. Những kinh nghiệm đó xuất phát từ thực tế việc quan sát công cuộc lao động để sản xuất ra của cải vật chất của dân gian. Có ý kiến cho rằng: " Tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay."

Qủa thật tục ngữ chính là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa. Tục ngữ vốn chính là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt; tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội; được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng ca dao tục ngữ vô giá về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Có nhiều lĩnh vực chưa được khoa học kiểm chứng nhưng vẫn đưa vào thực hiện và đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất phản ánh những hiểu biết của nhân dân về thế giới tự nhiên và công cuộc lao động chinh phục thế giới ấy. Ta có thể kể đến câu tục ngữ:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm về khoảng thời gian tháng năm, tháng mười. Tháng năm đên ngắn (chưa kịp nằm trời đã sáng), tháng mười ngày ngắn (chưa kịp cười đã tối). Như vậy, tháng năm (suy rộng ra là mùa hè) ngày dài, tháng mười (suy rộng ra là mùa đông) đêm dài. Hiểu biết trên đây xuất phát từ những lần quan sát và trải nghiệm thực tế. Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp; chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí… Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ. Cùng nội dung về thiên nhiên, câu tục ngữ sau đây phản ánh hiểu biết của dân gian về thời tiết:

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

Kinh nghiệm về những hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên cũng được đúc rút và cho kết quả rất chính xác. Khi trời nhiều sao “mau sao” thì sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít sao “vắng sao” thì mưa. Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ cũng là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, mây ít trời quang vậy sẽ có nắng; nhiều mây nên nhìn thấy ít sao, mây nhiều vậy trời sẽ mưa. Đây là một trong những kiến thức đơn giản, nhìn sao trên trời đêm hôm trước có thể đoán trước được thời tiết của ngày hôm sau để sắp xếp công việc. 

Không những thế tục ngữ còn là kho tàng trí tuệ của nhân dân xưa. Đối với con người, học tập là công việc quan trọng suốt đời nên phải biết học tập mọi lúc, mọi nơi, từ nhiều người, nhiều nguồn:

Không thầy đố mày làm nên.

Học thầy không tày học bạn.

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa. Mặt khác, học hỏi ở ngay những người bạn cùng trang lứa cũng là một cách học quan trọng, bản thân mỗi người có thể lấy đó làm gương, tu dưỡng nhân cách.Tục ngữ thể hiện những tri thức quý báu của nhân dân về mọi mặt trong đời sống của con người. Đó đều là những hiểu biết vàng mười đã được thời gian và sự thật cuộc sống thử thách, sàng lọc. Điều đặc biệt là vốn tri thức ấy lại được diễn đạt bằng những hình thức vô cùng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền. Và bởi thế, cho đến ngày nay và mai sau, đó thực sự là vốn quý của chúng ta, giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu rộng về tự nhiên và xã hội.

Xã hội chúng ta ngày càng phát triển kèm theo đó là những thành tự về khoa học kĩ thuật ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu con người. Giờ đây chúng ta có thể dễ dàng biết được thời tiết thông qua truyền hình dự báo thời tiết, hay cách gieo trồng. Tuy nhiên không phải vì thế mà những câu tục ngữ mà ông cha ta truyền dậy lại mai một không còn ý nghĩa nữa. Nó vẫn luôn có ý nghĩa thực tiễn vận dụng vào trong cuộc sống thường này đặc biệt đối với những người nông dân chân chất lam lũ, họ vẫn luôn ghi nhớ những lời dạy mà ông cha ta để lại để áp dụng vào trong đời sống lao động sản xuất thường ngày, những lí lẽ, những tri thức mà ông cha ta truyền bảo vẫn sẽ sống mãi với thời gian.

Qua các câu tục ngữ mà cha ông ta để lại đã thể hiện trình độ sâu sắc về mọi mặt trong đời sống mà cha ông đã đúc rút qua nhiều năm tháng. Nhờ những câu tục ngữ đó, chúng ta đã tìm ra được rất nhiều phương pháp tưởng chừng như rơi vào bế tắc. Có như vậy chúng ta mới biết quý trọng những gì mà cha ông để lại, mỗi người chúng ta hãy sống và làm việc thật tốt để xứng đáng với những gì cha ông để lại .

#Học tốt#

13 tháng 3 2020

Help me

Từ xa nhìn lại, cây bàng như một chiếc ô xanh khổng lồ và mát rượi. Đến gần, cây sừng sững, tỏa bóng che mát cả một khoảng sân trường. Rễ cây to, dài, đâm sâu xuống đất. Có những rễ nổi lên mặt đất như những con rắn bò ngang dọc. Nhưng những con rắn này hiền lắm, chẳng cắn ai bao giờ đâu! Chúng chỉ ngày đêm âm thầm, hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Gốc cây được nằm trọn vẹn trong chiếc bồn xinh xắn hình vuông được bác thợ lề ốp gạch đỏ. Thân cây cao, to, đầy bướu và có nhiều sẹo. Xen giữa những vết sẹo là các đám mốc trắng giống như những bông hoa có nhiều hình thù, càng làm tôn lên vẻ đẹp cổ kính cho cây. Từ thân cây mọc ra rất nhiều cành. Các cành vươn dài, vươn rộng để đón ánh nắng mặt trời.Từ các cành, lá mọc ra rất nhiều. Lá bàng chuyển màu theo từng mùa. Mùa xuân, khi nhưng hạt mưa xuân bé nhỏ, mềm mại rơi xuống, đánh thức mầm non trên cây thức dậy, cây bàng như có hàng ngàn ngọn nến lung linh, kì ảo.  Sang hè, lá chuyển sang màu xanh đậm, đan kín vào nhau, làm cho những tia nắng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Từ ngày vào lớp 4, thấm thoắt đã ba tháng trôi qua, chúng em lo học hành rồi lâu cũng quên mất màu lá bàng. Giờ đây, cây bàng đã rụng gần hết quả, chỉ còn mấy quả chín mọng còn sót lại trên cây. Là bàng không còn là màu xanh đẹp đẽ nữa mà là một màu úa vàng, rồi chuyển sang màu đỏ, từng chiếc từng chiếc rụng xuống đất. Cuối đông, những chiếc lá cuối cùng lìa cành, từ giã thân mẹ đơn sơ, nhường chỗ cho các em bé sắp chào đời.

#Học tốt#

Từ xa, cây bàng trường em trông giống như một cái ô lớn. Với dáng đứng thẳng và những tán lá xanh mát. Đến gần, nổi bật trước ta là thân cây cao to và những tán lá dày đặc, xanh ngắt che rợp cả một khoảng đất rộng. Mỗi trưa tan học, chúng em thường ngồi hóng mát một lúc. Gốc cây to màu nâu xỉn, nhô lên những cái mắt to như cái gáo dừa. Mấy rễ lớn chôi lên như mời gọi chúng em ngồi lên đó để nghỉ tránh nắng.

Tán lá từng tầng từng tầng xếp đều, cao vượt hơn cả mái trường em. Thân bàng to gần một vòng tay ôm, vỏ màu xám, nham pháp, nhiều vết trầy xước, dấu tích của sự từng trải năm tháng. Trên cao, nhiều cành lớn chìa ngang hoặc chênh chếch tạo thành nhiều tầng tán lá.

Mùa thu lá từ màu xanh xẫm chuyển sang màu pha đỏ hay pha nâu. Gặp gió những chiếc lá vàng lìa cành trao qua trao lại rồi rơi xuống đất. Mùa đông, lá bàng cong cong như những chiêc bánh đa nướng đỏ quạch như màu đồng hun. Mỗi lần có cơn gió bấc thổi qua, những chiếc lá lả tả rơi theo chiều gió, rụng xuống để lại thân cành khẳng khiu, gầy guộc, lỏng chỏng in trên nền trời xanh xẫm. Xuân sang , chồi non lộc mới nhú lên, những lá xanh non xòe khắp các cành trông như một bầy chim.

Mùa này lá bàng xanh tươi một màu xanh nõn nà , óng ả. Những bông hoa trăng trắng, nhỏ như những trứng cua, bé xíu, thập thò giữa màu xanh của lá. Lá ken kín dày theo từng tầng, dày đặc khiến ánh nắng chói chang không thể xuyên qua. Cái nóng hầm hập như bủa vây khắp nơi nhưng dướ tán bàng, khí trời dìu dịu. Mấy chú chim ẩn mình trong lá hót líu lo. Thỉnh thoảng, một làn gió nhẹ thổi qua khiến cho những chiếc lá bàng to, xanh rì rào trò chuyện.

14 tháng 3 2020
CâuDanh từĐộng từTính từ
amùa. màu sắc, trời, đất riêng
bnon, gió, sông. nắngdựngcao, đầy, chang
chọ, tôi, Thái Nguyên, Thái Bìnhđang, ngược, xuôi
dnước, đáchảymòn
e đi, vềngược, xuôi
 Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa...
Đọc tiếp

 Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu

Câu hỏi: Viết một đoạn văn (7 – 10 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và tính cách của nhân vật Dế Mèn được nói đến trong đoạn văn trên trong đó có sử dụng cụm tính từ ( gạch chân dưới cụm tính từ mà em đã sử dụng).

2

1

Dế Mèn là một chú dế trưởng khỏe mạnh, cường tráng “tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh chắc khỏe” và để có được một thân hình và sức khỏe như vậy là nhờ chú “ăn uống điều độ và luôn luôn cố gắng rèn luyện thân thể”. Ở dế Mèn có một đức tính đáng được khen ngợi, đó chính là cuộc sống tự lập. Ngay khi được mẹ cho ra ở riêng thì dế Mèn vốn vẫn rất tự tin vào bản thân mình, tin rằng mình có thể tự mình sống tốt. Chú đã đào cái hang vốn rất nông của mình thành một ngôi nhà rộng rãi, có đầy đủ phòng trước, phòng sau, phòng trên, phòng dưới. Đây vừa là nơi nghỉ ngơi, nhưng cũng đồng thời là nơi trú ẩn mỗi khi gặp nguy hiểm. Nhưng cuộc đời vốn rất phức tạp, không hề bằng phẳng như những gì dế mèn suy nghĩ, khi mới bước chân vào đường đời thì Dế Mèn đã có một bài học nhớ đời.

       Quan sát cây bàng ở sân trường:

  • Gốc cây: To, màu nâu sẫm, sần sùi.
  • Thân cây: To, không cao, tỏa ra nhiều cành lớn.
  • Cành, lá: Cây bàng có nhiều cành, tỏa ra giống như một chiếc ô xanh che bóng mát cho các bạn học sinh vu i chơi, là giống hình chiếc quạt mo, bẹ, trên lá có các đường gân nổi.
  • Hoa: Hoa bàng màu trắng, nhỏ li ty , mọc theo từng chùm hoa dài.
  • Qủa bảng non màu xanh có hình bầu dục, nhưng chín nó ngả sang màu vàng....
14 tháng 3 2020

a. Điệp ngữ "thương thay" thuộc dạng điệp ngữ cách quãng.

b. Điệp ngữ thể hiện tâm trạng thương cảm cho những thân phận nhỏ bé trong xã hội.

13 tháng 3 2020

1kg 52g = 1,052 kg

3 tấn 9 kg = 3,009 tấn

5,87 ha = 58700 m vuông

3,468 dm vuông = 346,8 cm vuông

học tốt ~ ^3^

1kg 52g = 1,052 kg

3 tấn 9 kg = 3,009 tấn

5,87 ha = 58700 m vuông

3,468 dm vuông = 348,6 cm vuông

#Học tốt#

“ Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.”(Ngữ văn 7, tập 2)1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào, do ai...
Đọc tiếp

Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.”

(Ngữ văn 7, tập 2)

1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào, do ai viết? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào?

2. Nêu ý nghĩa của câu văn in đậm đối với văn bản. Tìm thêm 1 câu nữa trong đoạn trích trên có vai trò tương tự.

3. Tìm và nêu ý nghĩa trạng ngữ trong đoạn văn.

4. Hình ảnh “làn sóng” cùng với các động từ “kết thành, lướt qua, nhấn chìm” được sử dụng trong đoạn văn có tác dụng gì?

5. Từ văn bản và hiểu biết về thực tế cuộc sống, em hãy viết một đoạn văn không quá 1 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về truyền thống đoàn kết của dân tộc ta 

1
14 tháng 3 2020

1. Đoạn trích thuộc văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh.

Hoàn cảnh ra đời: 2/1951, đại hội lần hai của Đảng Lao động Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Ban chấp hành đọc Báo cáo chính trị. Trong báo cáo có văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

2. Câu văn in đậm xác định luận điểm của bài viết. Câu văn tương tự: Đó là một truyền thống quý báu của ta.

3. Từ xưa đến nay -> trạng ngữ có ý nghĩa thời gian.

4. Hình ảnh làn sóng với các động từ kết thành, lướt qua, nhấn chìm có tác dụng khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước.