K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

   Cháu rất nhớ khu vườn của bà , khu vườn ấy có cây ổi , đào mà cháu rất thích hè này về thăm bà, chắc cháu lại được ăn ổi trái ổi thơm ngon như tấm lòng yêu thương của bà dành cho cháu.

#B

8 tháng 4 2020

Cháu rất nhớ khu vườn của bà.Khu vườn ấy có cây ổi đào mà cháu rất thích.Hè này về thăm bà, chắc cháu lại được ăn ổi. Trái ổi thơm ngon như tấm lòng yêu thương của bà dành cho cháu.

8 tháng 4 2020

a) Tiếng ve râm ran như tiếng nhạc chiều êm ả.

b) Tiếng sóng ì oạp vỗ vào bờ cát như tiếng ru dịu dàng của mẹ.

c) Tiếng khèn dìu dặt tựa tiếng gió reo vi vút trong rừng bương.

8 tháng 4 2020

a, râm ran

b,ì oạp

c,vi vút

10 tháng 4 2020

        Hãy đóng vai sông Tô Lịch và kể lại về cuộc đời bất hạnh của mình. (Khoảng 7 đến 9 câu)

                                                                         Bài làm

Tôi là Tô Lịch, một dòng sông dài chảy khắp thành phố Hà Nội. Trước đây, trên người tôi có đàn cá bơi lội tung tăng, lá rơi khắp mình, cảm giác thật dễ chịu, vui sướng nhưng chỉ sau một thời gian, khi các khí thải nhà máy sinh ra, lúc đó, cuộc đời tôi đã hoàn toàn thay đổi. Con người vứt rác thải lên người tôi làm người tôi bẩn thỉu, đục ngầu và tôi không còn là con sông xinh đẹp của ngày xưa nữa mà tôi đã biến thành con sông trở đầy rác. Tôi không còn gặp đàn cá nghịch ngợm bơi lội tung tăng nữa vì đàn cá......đàn cá đã chết trôi hết rồi! Từ đó, tôi cô đơn, một mình sống với rác.....con người thật tàn ác! Dường như tôi không còn được ai quan tâm, trò truyện với tôi từ khi tôi bẩn. Tôi không còn chịu nổi cuộc hành hạ này nữa nhưng tôi không biết làm gì nữa. Tôi chỉ ngày đêm khóc lóc rồi ngày đêm nhìn từng con cá chết dần, chết mòn; nhìn từng túi rác thả lần lượt xuống sông;...Tôi luôn mong mỏi sẽ có ngày tôi được xinh đẹp như xưa  nhưng đó  mãi mãi là ước mơ viển vông, không bao giờ thành sứ thật. Thật tệ khi có một đời bất hạnh!

11 tháng 4 2020

Dấu vết của sông Tô Lịch vẫn còn, phố Hàng Lược tên cũ là phố Sông Tô Lịch vì gần như cả con phố nằm trên dòng sông xưa. Nhưng có lẽ dễ nhận thấy nhất là đoạn phố Ngõ Gạch, phố cong cong mềm mại mà chỉ dáng vẻ của một con sông mới có.

Ở cửa sông, phố Chợ Gạo, con phố ngắn nhưng có điểm đặc biệt là có một dãy nhà giữa lòng phố, thoạt đầu cứ nghĩ hai phố nhưng kì thực chỉ một. Phố rộng vì bến sông xưa cần một không gian lớn để làm kho bãi. Thời Pháp, chỗ này được gọi là bãi Chợ Gạo vì gạo được tích trữ, buôn bán ở đây.

Nhưng sông Tô không chỉ có quá khứ u buồn của thời cuộc và thiên nhiên, con sông cũng có những dấu ấn lịch sử đáng tự hào. Năm 1426, đoạn sông chỗ Cầu Mọc, gần Ngã Tư Sở chính là nơi nghĩa quân Lam Sơn đã giáng cho quân Minh những đòn khốn đốn. Và gần hơn, năm 1873 và 1882, ở khu vực Cầu Giấy, quân Pháp đã nhận những đòn chí mạng khi ra đánh chiếm Bắc kỳ. Trận thứ nhất, đại úy Francis Garnier bị giết, trận thứ hai đại tá Henri Rivière tử trận.

Từ khi một phần sông Tô bị lấp và có thể trước đó nữa, khi sông Hồng thay đổi dòng chảy thì sông Tô cạn dần, dân cư đông lên và các nguồn nước thải đổ trực tiếp ra sông, con sông bắt đầu “ khúc buồn” của mình.

Con người đã cố gắng cứu vớt lấy dòng sông. Bờ kè được xây dựng, việc nạo vét thường xuyên hơn và cũng có lúc tưởng rằng sông Tô đã được sống lại. Người ta đã trồng rất nhiều phượng vỹ, bằng lăng bên bờ Tô Lịch để làm dịu bớt sự bức bối của dòng sông. Trận lụt lịch sử năm 2016 ở Hà Nội, mưa nhiều ngày, nước lớn, sông Tô phần nào giảm bớt ô nhiễm và thậm chí người ta đã nhìn thấy những chú cá bơi lượn thanh bình.

Khi nào sông Tô sẽ được hồi sinh? Những người yêu Hà Nội luôn có một nỗi khắc khoải, chờ mong con sông của lịch sử, của truyền thuyết sẽ trở lại thành dải lụa mộng mơ giữa thành phố nghìn năm tuổi.

II. THỰC HÀNH:1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:​“Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng​ Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi ?​ Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi !​ Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ.“​( Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh )Câu 1: Từ đoạn thơ trên em nhớ đến bài thơ nào của Tế Hanh trong chương trình Ngữ Văn 8? Nếu xuất xứ bài thơ vừa tìm. Câu 2: Chép lại...
Đọc tiếp

II. THỰC HÀNH:

1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
​“Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
​ Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi ?
​ Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi !
​ Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ.“
​( Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh )
Câu 1: Từ đoạn thơ trên em nhớ đến bài thơ nào của Tế Hanh trong chương trình Ngữ Văn 8? Nếu xuất xứ bài thơ vừa tìm. 
Câu 2: Chép lại nguyên văn 4 câu thơ cuối bài thơ vừa tìm và cho biết nội dung chính? 
Câu 3: Xác định 1 phép tu từ trong khổ thơ vừa chép? 
Câu 4: Cho biết kiểu câu, chức năng của câu thơ in đậm? 

2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc. Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/ AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm”
                                              (Trích bài 13 sách DGCD lớp 8, trang 35 )
Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gi?
Câu 2: Đoạn văn sử dụng kiểu câu gì? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu ấy?
Câu 3: Từ đoạn văn trên em rút ra bài học gì cho bản thân? Hãy viết từ 4 đến 6 câu trình bày suy nghĩ của em về bài học đó.

3
11 tháng 4 2020

Bài 1:

1. Quê hương - Tế Hanh.

- Xuất xứ: trích trong tập Nghẹn ngào (1919).

2. 

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Tình cảm đối với quê hương được Tế Hanh trực tiếp thể hiện qua khổ thơ cuối này, nổi bật hơn cả là nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của tác giả. Đó là một nỗi nhớ không hề chung chung mà hết sức cụ thể, sâu sắc.

3. Liệt kê

4. 

- Nỗi nhớ độc đáo ở chỗ:

+ Có hình hài “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”.

+ Có hương vị “mùi nồng mặn”, nó đã trở thành một ám ảnh da diết.

11 tháng 4 2020

Bài 2: 

1. Nghị luận

2. Đoạn văn sử dụng câu trần thuật đơn có từ "là".

3. Bài học: tránh xa những tệ nạn xã hội.

10 tháng 4 2020

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thuở em vừa lọt lòng. Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình. Mẹ rất nhân hậu, hiền từ. Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.

Tấm lòng của mẹ bao la như biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.

chúc bạn hok tốt kết vói mk đi

9 tháng 4 2020

mẹ có đôi mắt đen láy . mẹ có đôi má gầy gầy . đôi môi mẹ lúc nào cũng nở nụ cười chúm chím . da mẹ không được trắng mịn nhưng em lại rất yêu làn da thân quen ấy .mẹ em hơi gầy . tóc mẹ em dài ngang lưng . đôi bàn tay mẹ gầy gò ốm yếu  . mẹ em rất nghiêm nghị em làm sai điều gì mẹ sẽ phạt em . mẹ cũng là người rất dản dị có gì mặc đấy có gì ăn nấy mẹ không hay cằn nhằn với mọi thứ mình có . mẹ em nấu ăn cũng rất ngon ai ăn cũng khen ngợi mẹ . em yê mẹ rất nhiều

Câu j cũng đc nhưng trong tr/hợp

ng đó đang ngủ

9 tháng 4 2020

bn đã ngủ chưa

12 tháng 4 2020

1 , Cây phượng vĩ to lớn như những người anh hùng thực thụ

2 Ôg mắt trời tròn như cái mâm bạc treo lơ lửng trên bầu trời

3 đàn mèo nhà em như những con thỏ bé nhỏ nhìn thật đáng yêu

4 Sân trường em rộng lớn như một khu công viên của phường

k và kb nếu có thể 

11 tháng 4 2020

1. Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ da diết:

a. Hai câu đầu: lời giới thiệu về quê hương

- Quê hương của tác giả:

+ Làm nghề chài lưới từ lâu đời.

+ Vị trí địa lí: cách biển nửa ngày sông.

- Giọng thơ: giản dị như một lời trò chuyện tâm tình.

=> Thể hiện nỗi nhớ da diết, thiết tha, trìu mến của tác giả đối với quê hương.

 b. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá (câu 3 – 8)

- Khung cảnh: thông qua những tính từ miêu tả trong, nhẹ, hồng; cảnh hiện lên với vẻ đẹp tươi sáng, tinh khôi, thanh nhẹ.

- Người dân chài hiện lên là những người trẻ khỏe, sung sức. Từ “bơi thuyền” gợi nên tư thế nhẹ nhàng, thảnh thơi phù hợp với khung cảnh lãng mạn ở câu thơ trên.

- Chiếc thuyền đã được miêu tả bằng biện pháp so sánh “như con tuấn mã”. Qua đó ta cảm nhận được khí thế dũng mãnh, hăng hái, hào hùng của con thuyền, được tư thế mạnh mẽ để chiến thắng và vượt qua một không gian rộng lớn.

- Cánh buồm:

+ Hình ảnh lãng mạn, bay bổng.

+ So sánh cái vô hình với cái hữu hình, cụ thể, khiến cánh buồm trở nên vừa có linh hồn (nó gắn bó, thân thiết, thiêng liêng hơn với người dân chài) vừa có hình hài (nó mang vẻ đẹp thanh thoát, mơ mộng, lãng mạn)

- Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá với tình cảm tự hào về sức sống mãnh liệt của làng quê thân thương.

c. Cảnh thuyền cá trở về bến:

- Không khí: ồn ào, tấp nập và niềm vui sướng trước thành quả lao động, niềm biết ơn của những người dân chài lưới với đất trời và với biển. Qua đó thể hiện sự thấu hiểu của tác giả với con người quê hương.

- Hình ảnh dân chài:

“Làn da ngăm rám nắng”

“Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”

+ Kết hợp hình ảnh lãng mạn và tả thực.

+ Vẻ đẹp khỏe khoắn, dãi dầu mưa nắng.

+ Chất mặn mòi xa xăm của biển thấm vào hơi thở, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, ngang tàng.

- Hình ảnh con thuyền: “Im bến mỏi trở về nằm”, “nghe chất muối thấm dần”.

+ Con thuyền được nhân hóa như những người dân chài lưới đang trong trạng thái nghỉ ngơi, thảnh thơi sau một ngày lao động vất vả.

+ Con thuyền như một cơ thể sống đang cảm nhận được bằng tâm hồn mình chất biển mặn mòi trong tâm hồn (vị mặn ấy cũng ngấm vào hơi thở con người).

=> Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ cho nên giàu chất thơ, lãng mạn và tươi sáng.

2. Khẳng định lại nỗi nhớ quê hương.

- “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”: Hiện tại, tác giả đang sống xa quê hương, nhưng luôn thường trực trong lòng một nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi.

- Nỗi nhớ độc đáo ở chỗ:

+ Có hình hài “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”.

+ Có hương vị “mùi nồng mặn”, nó đã trở thành một ám ảnh da diết.

Cho cụm từ có phạm vi nghĩa rộng đó là “Truyện dân gian”. Hãy tìm các từ có phạm vi nghĩa hẹp hơn. Các từ em tìm được có phải là một trường từ vựng không? Gọi tên trường từ vựng ấy.Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:     Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân...
Đọc tiếp

Cho cụm từ có phạm vi nghĩa rộng đó là “Truyện dân gian”. Hãy tìm các từ có phạm vi nghĩa hẹp hơn. Các từ em tìm được có phải là một trường từ vựng không? Gọi tên trường từ vựng ấy.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

     Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ cộng hòa.

                                                         (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)

a, Xác định câu ghép trong đoạn trích trên?

b, Nếu tách các câu ghép thành câu đơn được không? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không?

 

4
10 tháng 4 2020

A.Các từ có nghĩa hẹp hơn là: Truyện ngụ ngôn,Truyện cổ tích, Truyện cười,...

B.Câu ghép trong đoạn trích là:Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị

- Câu này có thể tách thành ba câu đơn. Tuy nhiên, khi tách thành ba câu đơn thì mối liên hệ của các sự việc sẽ bị phá vỡ.  Nó sẽ không thể hiện được những chiến thắng nối tiếp của dân tộc ta. Do đó, ý cần diễn đạt của câu sẽ thay đổi.

Trả lời:

a, Câu ghép:  Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
b, Câu này có thê tách thành ba câu đơn. Tuy nhiên, khi tách thành ba câu đơn thì mối liên hệ, sự liền mạch của các sự việc sẽ bị phá vỡ.  Nó sẽ không thể hiện được những chiến thắng nối tiếp của dân tộc ta. Do đó, ý cần diễn đạt của câu sẽ thay đổi.

                                                           ~Học tốt!~