K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Giả sử ô tô đi quãng đường đó với vận tốc 35 km/giờ trong cả 5 giờ.

Quãng đường ô tô đó đi được là:

               35 x 5 = 175 (km)

Thời gian xe đi với vận tốc 60 km/giờ là:

               (225 - 175) : (60 - 35) = 2 (giờ)

                         Đáp số: 2 giờ

Giả sử ô tô đi quãng đường đó với vận tốc 35 km/giờ trong cả 5 giờ.

Quãng đường ô tô đó đi được là:

               35 x 5 = 175 (km)

Thời gian xe đi với vận tốc 60 km/giờ là:

               (225 - 175) : (60 - 35) = 2 (giờ)

                         Đáp số: 2 giờ

13 tháng 7 2021

Ở trường em có 1 bác bảo vệ,bác năm nay 76 tuổi,bác tên Sơn.Mọi người trong trường em rất quý bác.Bác nhà rất nghèo lại có con bị liệt nên bác phải là người trụ cột trong gia đình.Bác tuy nghèo nhưng nhân hậu và tốt bụng,nhiều lúc có nhiều người ở trường em cần 1 người giúp,bác ko ngần ngại đến gúp họ, em rất cảm kích những gì bác đã làm.Và em mong mọi điều may mắn sẽ đến với Bác
 

13 tháng 7 2021

Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với người con. Những ngày xa cách, béĐản luôn hỏi về bố, Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. trong những ngày tháng xa chồng, nàg luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyện này lại mở nút câu chuyện.Vũ Nương đc giải oan cũng như hình tượng cái bóng:1 đếm phòng không vắng vẻ, bé đản chỉ bóng cha mình trên vách nói rằng cha đản lại dến.Trương Sinh bây h mớ ngộ tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã được giải quyết. có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hya lưỡng ý của trương sinh. chi tiết này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện. nó góp fần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.

13 tháng 7 2021

“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi truyện thuộc “Truyền kì mạn lục” - một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Dữ. Khi xây dựng bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương - người phụ nữ đức hạnh nhưng bất hạnh thì nhà văn đã tạo ra được một chi tiết then chốt quyết định đến số phận của Vũ Nương, đó là chi tiết “cái bóng”.

Truyện kể về Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp nên được Trương Sinh đem lòng yêu mến liền xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Biết chồng có tính đa nghi nên, Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép. Bấy giờ, đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải lên đường đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh nuôi dạy con và chăm sóc mẹ già, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất. Khi Trương Sinh trở về, bế con ra mộ thăm mẹ thì hiểu lầm rằng vợ có người khác. Vũ Nương chịu oan khuất biết không thể rửa sạch liền nhảy xuống sông tự vẫn. Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trước ngọn đèn, thấy đứa bé chỉ vào cái bóng mình bảo đấy là cha mới nhận ra mình đã hiểu lầm vợ, hối hận cũng đã muộn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đa tạ chàng rồi biến mất.

Chi tiết “cái bóng” xuất hiện trong hoàn cảnh sau khi Trương Sinh đi lính, một thời gian sau Vũ Nương sinh hạ một bé trai cáu kỉnh. Trong những ngày tháng không có chồng ở nhà, nàng vừa phải chăm sóc con vừa phải phụng dưỡng mẹ già. Hằng đêm, khi dỗ dành con ngủ, đứa bé thường hỏi về cha của mình. Nàng thường chỉ vào chiếc bóng của mình trên vách tường và bảo đấy là cha Đản.

Chi tiết “cái bóng” trước hết thể hiện được tình yêu thương con sâu sắc của Vũ Nương. Nàng lo lắng rằng con sẽ cảm thấy buồn tủi và thiếu thốn tình cảm nên mới nói dối con. Lời nói dối ấy tưởng chừng như vô hại với đứa trẻ nhưng lại chính nó đã gián tiếp làm hại cuộc đời nàng. Đối với bé Đản, chiếc bóng chính là hiện thân của người cha, của tình cảm cha con thiêng liêng. Đứa bé luôn cho rằng đấy là cha của mình nên khi người cha thực sự trở về mới xa lánh. Trong suy nghĩ non nớt của một đứa trẻ lên ba, bé Đản luôn tin rằng có một người cha đêm nào cũng đến với hai mẹ con. Người cha ấy rất yêu thương mẹ: “Khi mẹ ngồi cũng ngồi, khi mẹ đứng cũng đứng” chỉ có điều người cha ấy chưa từng ôm ấp, nâng niu em mà thôi.

Nhưng không chỉ có vậy, cái bóng còn được đặt cho một sứ mệnh ý nghĩa hơn. Đó là chi tiết thắt nút để rồi tạo ra bi kịch cho Vũ Nương. Đứa bé ngây thơ khi gặp lại Trương Sinh đã kể lại hết toàn bộ câu chuyện. Từ đó, Trương Sinh vốn tính đa nghi đã cho rằng “vợ hư”. Hắn mắng nhiếc thậm chí đánh đập vỡ mặc cho dân làng có giải thích hay Vũ Nương biện giải. Trương Sinh đã nhẫn tâm đuổi người vợ hết mực thủy chung của mình đi dù người vợ ấy đã từng hết lòng chăm sóc hết lòng cho mẹ và con trai của mình. Để rồi Vũ Nương phải tìm đến cái chết chứng minh cho tấm lòng chung thủy. Đó cũng là chi tiết mở nút giúp giải oan cho nàng. Sau khi Vũ Nương chết, Trương Sinh bế con ngồi trước ánh đèn. Bỗng nhiên đứa bé reo lên: “Cha Đản lại đến rồi!”. Trương hỏi đâu thì thấy đứa bé chỉ vào cái bóng của mình. Lúc bây giờ mới biết là vợ bị oan thì cảm thấy vô cùng hối hận. Tuy đó chỉ là sự hối hận muộn màng. Nhưng nó cũng phần nào chứng minh cho phẩm hạnh của nàng Vũ Nương.

Quả thật, chỉ với một chi tiết nhỏ thôi, nhưng đã có vai trò vô cùng quan trọng. Chi tiết “cái bóng” chính là nhãn tự của toàn bộ tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Khi qua đó, nhà văn muốn tố cáo chiến tranh cũng như chế độ phong kiến đương thời đã đẩy người phụ nữ vào cảnh gia đình chia ly để rồi phải rơi vào bi kịch. Người phụ nữ trong xã hội xưa, họ không được quyết định cuộc đời của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông:

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, kẻ phàm rửa chân. 

Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng đã làm nên giá trị lớn. Quả thật, nhà văn Nguyễn Dữ gửi gắm rất nhiều ý nghĩa với chi tiết này.

ĐÁp án

Người đàn ông thứ 3 là người bảo vệ đại dương.

Học tót!!!

hà nội ,mik thấy ngần như chưa thi

- 5 câu đơn là :
1. Tôi / đi học.

2. Lan / là học sinh giỏi lớp em.
3. Bố em / làm công nhân.
4. Cô giáo em / rất hiền.
5.Trâm / là bạn thân của Vy.
- 5 câu ghép là :
1.Trời / mưa to nên đường / rất trơn.
2.Trời / ầm ầm giông gió,biển / đục ngầu giận dữ.
3.Bầu trời / quang đãng,những đám mây / trôi bồng bềnh.
4.Con mèo / bắt chuột,con chó / canh nhà.
5.Chúng em / ca hát,chim / hót líu lo.

*Tham khảo nha !   

   Virus Corona đang được thế giới quan tâm rất nhiều. Bởi, nó mang lại hậu quả vô cùng lớn. Vì thế mà việc phòng bênh và ngăn chặn loại dịch này lan rộng là vô cùng quan trọng.

     Trong cuộc chiến chống dich bệnh rất nguy hiểm hiện nay thì mọi người đã rất lao tâm khổ sức. Tuy ai ai cũng lo sợ, hoảng hốt nhưng không hề tỏ vẻ bỏ cuộc cũng như chán nản. Thứ dịch bênh khủng khiếp này đã giết chết bao nhiêu mạng người và đang làm lây nhiễm càng ngày càng nhiều hơn. Các người dân cũng và đang cố gắng phòng chống, sử dụng nhiều biện pháp như là: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đeo khẩu trạng khi ra ngoài, giữ cho cơ thể ấm áp, hạn chế đến chỗ đông người, ăn uống đầy đủ chất, ... và một số biện pháp thông dụng khác.    

    Các vị tổng thống và chính phủ của các nước đang cố gắng tìm mọi cách để bảo vệ dân của mình.Cùng nhau đưa những kiều bào để trở về quê hương trong tình hình nguy cấp hiện nay. Để trấn an đồng thời giúp cho việc chữa trị của dân mình được tận tình và chân thành nhất. Từ những việc đưa dân từ những vùng nhiễm dịch khác về nước đã thể hiện tình đoàn kết, tình đồng bào của người Việt Nam ta. Càng ngày đất nước càng giàu mạnh và sẽ phát triển hơn nữa nhờ sự bảo vệ và chân thành của thứ tình cảm vô giá này.

    Từ những dân trích: ''Người VN ở nước ngoài thực sự cần thiết phải về nước, thì dù có nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức, thực hiện các yêu cầu, thực hiện các biện pháp cần thiết, để lo cho bà con một cách tốt nhất có thể. Đấy là nghĩa đồng bào - Phó thủ tướng Vũ Đức Đam'' và ''Lại một lần nữa, nhận mệnh lệnh từ thủ tướng, mệnh lênh từ trái tim, tình đồng bào ... Hãng hàng không Quốc gia VN- Vietnam Airlines bay thẳng vào tâm dịch, bay thẳng vào các châu Âu đón đồng bào trong tâm dịch về nước'' càng làm VN thể hiện tình đoàn kết. Việt Nam sẽ nổi tiếng với một sự đề cao về tinh yêu thương đồng loại. Nhân dân từ khắp các nước, từ người trong nước đến nước ngoài chắc chắn ai cũng sẽ thán phục đất nước chúng ta. Vì nước đã để lại một ấn tượng tốt đến mọi người toàn thế giới.

        Đồng thời, mỗi người phải có ý thức tự phòng chống cho bản thân cũng như giữ sức khỏe cho cả một cộng đồng. Đừng hành động khi chỉ suy nghĩ cho bản thân.

Những ngày gần đây, thế giới đc 1 phen chao đảo bởi sự bùng phát của 1 chủng virus mới là Covid_19 đã làm bao nhiêu người bỏ mạng. Tuy chỉ là một nước đang phát triển nhưng nước ta đã kiểm soát dịch bệnh rất tốt và đã nhận được nhiều sự khen ngợi của các nước khác trên thế giới. ở nước ta, đến thời điểm hiện tại mới có 34 người mắc bệnh và chưa có cán bộ y tế nào bị lây nhiễm bệnh. Đáng chú ý, trong số những người mắc bệnh, chúng ta đã chữa khỏi cho 16 người. Để có được kết quả trên là nhờ chúng ta đã vào cuộc rất quyết liệt với các phương án toàn diện, hiệu quả để sẵn sàng phát hiện, khoanh vùng, cách ly, điều trị, dập dịch. Đại diện WHO và CDC tại Việt Nam đã đánh giá cao Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 với quyết tâm cao, thực hiện đồng bộ các giải pháp hiệu quả, công khai, minh bạch.Với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, với trình độ và năng lực đã được minh chứng, ngành y tế Việt Nam tự tin sẽ đủ khả năng ngăn chặn dịch bệnh này.

 Cái ao làngTấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.Qua nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt tỏa bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy đuôi xua ruồi...
Đọc tiếp

 Cái ao làng

Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.

Qua nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt tỏa bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy đuôi xua ruồi muỗi, mắt khép hờ lim dim....

Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao bắc bằng tấm ván có duỗi xuyên ngang lỗ hai cọc tre cứng đóng chắc nhô lên khỏi mặt ao. Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương. Nơi người già, người trẻ gặp nhau thường ngày bên cầu ao hoặc bờ ao bày tỏ tâm tình, bầu bạn chuyện nhà, chuyện làng xóm. Cầu ao là nơi cọ, rửa, tắm, giặt, gánh nước, tưới nước cho hoa màu, cây quả ở vườn nhà.

Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả,tôi từng lội ,tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao,khi chiều  về. Có trưa nắng, tôi vo áo gối đầu nằm thiu thiu ngủ dưới bóng cây bên bờ ao nghe tiếng cá quẫy và tiếng sáo diều vo ve, lơ lửng trên bầu trời cao xanh ngắt.

Ơi, cái ao làng thân yêu gắn bó với tôi như làn khói bếp chiều tỏa vờn mái rạ, khóm khoai nước bên làng rào râm bụt, tiếng "pig" ỉ eo cậy chuồng, rịt mũi vòi ăn. Cái ao làng chứa chan tình quê mà những ngày thơ ấu tôi từng nằm võng với mẹ tôi, ôm tôi vào lòng, chầm bập vỗ về rót vào tâm hồn trong trắng, thơ ngây của tôi những lời ru nồng nàn, tha thiết, mộc mạc...

    Vì sao tác giả lại cho rằng" Nói đền ao làng là nhớ đến cái cầu ao..." ?

  A.Vì nếu không có cầu ao thì không thể lấy được nước ở ao đem về

 B. Vì cầu ao là cái dấu nối tình làng nghĩa xóm thân thương.

 C.Vì cầu ao có 2 cái duỗi xuyên qua 2 cọc tre rất đặc biệt .

    Trả lời nhanh mình tick

0