viết bài văn nghị luận về bài thơ đồng chí(em yêu thích nhất)ko chép mạng ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Ngày xưa, Vua Hùng Vương thứ 18 có nuôi một đứa trẻ thông minh khôi ngô, đặt tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm.
Lớn lên, vua cưới vợ cho An Tiêm, và tin dùng ở triều đình. Cậy nhờ ơn Vua cha, nhưng An Tiêm lại kiêu căng cho rằng tự sức mình tài giỏi mới gây dựng được sự nghiệp, chứ chẳng nhờ ai. Lời nói này đến tai vua. Vua cho là An Tiêm là kẻ kiêu bạc vô ơn, bèn đầy An Tiêm cùng vợ con ra một hòn đảo xa, ở ngoài biển Nga Sơn (Thanh Hóa, Bắc Việt).
Người vợ là nàng Ba lo sợ sẽ phải chết ở ngoài cù lao cô quạnh. Nhưng An Tiêm thì bình thản nói: "Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo".
Hai vợ chồng An Tiêm cùng đứa con đã sống hiu quạnh ở một bãi cát, trên hoang đảo. Họ ra sức khai khẩn, trồng trọt để kiếm sống. Một ngày kia, vào mùa hạ, có một con chim lạ từ phương tây bay đến đậu trên một gò cát. Chim nhả mấy hạt gì xuống đất. Được ít lâu, thì hạt nẩy mầm, mọc dây lá cây lan rộng.
Cây nở hoa, kết thành trái to. Rất nhiều trái vỏ xanh, ruột đỏ. An Tiêm bảo vợ: "Giống cây này tự nhiên không trồng mà có. Tức là vật của Trời nuôi ta đó". Rồi An Tiêm hái nếm thử, thấy vỏ xanh, ruột đỏ, hột đen, mùi vị thơm và ngon ngọt, mát dịu. An Tiêm bèn lấy hột gieo trồng khắp nơi, sau đó mọc lan ra rất nhiều.
Một ngày kia, có một chiếc tầu bị bão dạt vào cù lao. Mọi người lên bãi cát, thấy có nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng đồn đi là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các tầu buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng và thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu.
Vì chim đã mang hột dưa đến từ phương Tây, nên An Tiêm đặt tên cho thứ trái cây này là Tây Quạ Người Tầu ăn thấy ngon, khen là "hẩu", nên về sau người ta gọi trại đi là Dưa Hấu.
Ít lâu sau, Vua sai người ra cù lao ngoài biển Nga Sơn dò xét xem gia đình An Tiêm ra làm sao, sống hay chết. Sứ thần về kể lại cảnh sống sung túc và nhàn nhã của vợ chồng An Tiêm, nhà vua ngẫm nghĩ thấy thầm phục đứa con nuôi, bèn cho triệu An Tiêm về phục lại chức vị cũ trong triều đình.
An Tiêm đem về dâng cho Vua giống dưa hấu mà mình may mắn có được. Rồi phân phát hột dưa cho dân chúng trồng ở những chỗ đất cát, làm giầu thêm cho xứ Việt một thứ trái cây danh tiếng. Hòn đảo mà An Tiêm ở, được gọi là Châu An Tiêm.
"Sự tích dưa hấu" là một truyện cổ tích Việt Nam nổi tiếng, kể về nguồn gốc của quả dưa hấu. Câu chuyện không chỉ hấp dẫn bởi tình tiết li kì, mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Tóm tắt cốt truyện:
Mai An Tiêm, con nuôi của vua Hùng, bị vua cha đày ra đảo hoang vì dám nói "của biếu là của lo, của cho là của nợ". Tại đây, An Tiêm và gia đình đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn, thiếu thốn. Một ngày nọ, An Tiêm nhặt được một hạt giống lạ do chim mang đến. Anh gieo trồng và thu được những quả dưa hấu ngọt mát. Từ đó, dưa hấu trở thành nguồn sống của gia đình An Tiêm và lan rộng ra khắp nơi.
Phân tích các khía cạnh của truyện:
- Ý nghĩa về tinh thần tự lực, tự cường:
- An Tiêm là hình tượng của người lao động cần cù, sáng tạo, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh.
- Câu chuyện đề cao tinh thần tự lực, tự cường, dám đương đầu với khó khăn để tạo dựng cuộc sống.
- Ý nghĩa về lòng biết ơn:
- An Tiêm biết ơn những gì mình có, dù là nhỏ bé nhất.
- Câu chuyện nhắc nhở chúng ta trân trọng những thành quả lao động, biết ơn những gì mình nhận được.
- Ý nghĩa về sự lan tỏa của cái đẹp, cái tốt:
- Dưa hấu, từ một loại quả lạ, đã trở thành một loại quả ngon, được mọi người yêu thích.
- Câu chuyện thể hiện niềm tin vào sự lan tỏa của cái đẹp, cái tốt trong cuộc sống.
- Giá trị văn hóa:
- "Sự tích dưa hấu" là một phần của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, thể hiện những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
- Câu chuyện góp phần giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần lao động, lòng biết ơn và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Đặc sắc nghệ thuật:
- Cách kể chuyện giản dị, gần gũi, phù hợp với văn hóa dân gian.
- Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện.
- Xây dựng hình tượng nhân vật An Tiêm với những phẩm chất tốt đẹp, được người đọc yêu mến.
"Sự tích dưa hấu" là một câu chuyện cổ tích đầy ý nghĩa, mang đến cho người đọc những bài học quý giá về cuộc sống.

Câu 1: Văn bản trên bàn về vấn đề gì? Văn bản bàn về vẻ đẹp của mùa gặt ở nông thôn miền Bắc Việt Nam, đồng thời khắc họa cảm xúc và tâm tư của người nông dân qua các giai đoạn của mùa gặt như gặt lúa, tuốt lúa, phơi khô, và quạt sạch.
Câu 2: Xác định câu văn nêu luận điểm trong đoạn (3). Câu văn nêu luận điểm trong đoạn (3) là: “Không gian mùa gặt không chỉ được mở ra trên những cánh đồng ban ngày, nó còn hiện lên ở trong thôn xóm buổi đêm.”
Câu 3: Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau: a. Thành phần biệt lập: “hình như” (thành phần tình thái). b. Thành phần biệt lập: “ấy”, “của một đồng, công một nén là đây” (thành phần tình thái và thành phần giải thích).
Câu 4: Đoạn (2) sử dụng những cách trích dẫn bằng chứng nào? Tác dụng của việc dùng cách trích dẫn ấy là gì?
- Cách trích dẫn: Đoạn (2) trích dẫn trực tiếp các hình ảnh và từ ngữ tiêu biểu từ bài thơ như “phả từ cánh đồng lên”, “cánh cò dẫn gió”, và “liếm ngang chân trời”.
- Tác dụng: Việc trích dẫn này làm nổi bật sự sinh động của không gian mùa gặt, đồng thời tăng tính thuyết phục cho luận điểm khi kết hợp phân tích ngôn ngữ giàu hình ảnh của bài thơ.
Câu 5: Các lí lẽ và bằng chứng được dùng trong đoạn (4) có vai trò như thế nào trong việc thể hiện luận điểm của đoạn văn này?
- Vai trò: Các lí lẽ và bằng chứng trong đoạn (4) làm rõ tính cách “cả nghĩ” của người nông dân. Tâm lý xót xa, lo toan được nhấn mạnh qua các câu thơ trích dẫn như: “Tay nhè nhẹ chút, người ơi” và “Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi!”. Những lí lẽ này không chỉ thể hiện chiều sâu trong cảm xúc của người nông dân mà còn làm nổi bật sự gắn bó giữa đời người và đời lúa, qua đó khẳng định sự cần mẫn và ân cần trong lao động.
Câu 6: Em thích nhất điều gì trong nghệ thuật nghị luận của tác giả? Vì sao?
- Điều yêu thích: Em thích nhất cách tác giả phân tích và bình luận dựa trên các hình ảnh và ngôn từ giàu cảm xúc của bài thơ.
- Lý do: Cách phân tích vừa gần gũi, vừa sâu sắc, giúp người đọc hình dung rõ ràng không gian mùa gặt và cảm nhận được cái hồn của bài thơ cũng như tâm hồn của người nông dân Việt Nam. Tác giả còn kết hợp được cả tình cảm chân thành, tạo nên sự lôi cuốn đặc biệt.

Cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre
Cây tre chính là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Cây tre chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh.Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất mà con người Việt Nam có được. Dù ở trong quá khứ hay hiện tại, cây tre cũng gắn bó vô cùng với con người Việt Nam. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam”, người đọc thêm yêu mến hình ảnh cây tre.
tham khảo đc ko