K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2017

Đọc những câu chuyện vui là một điều tôi vô cùng yêu thích . Vì mỗi lần đọc , nó giúp tôi vừa để giải trí  sau những giờ phút làm việc và học tập căng thẳng, những câu chuyện ấy cũng là để chia sẻ những bài học ý nghĩa và bổ ích  . Câu chuyện vui mà tôi đã đọc như sau :

Anh chồng nọ mua một con cá về nhà bảo chị vợ nấu, sau đó chạy đi xem phim, chị vợ cũng muốn đi cùng. Anh chồng nói: “Hai người đi xem lãng phí lắm, em cứ nấu cá đi, đợi anh xem xong quay về, vừa ăn vừa kể cho em nghe tình tiết của bộ phim”.
Đợi anh chồng xem phim trở về nhà, không nhìn thấy cá đâu, bèn hỏi chị vợ: “Cá đâu rồi em?”.
Chị vợ kéo ghế, ngồi xuống, cất giọng bình tĩnh: “Em ăn hết cá rồi, nào, lại đây, ngồi xuống em kể cho anh nghe mùi vị của cá”.
Bài học rút ra  : Làm người nên như vậy, bạn đối xử với tôi như thế nào, tôi sẽ đối xử lại với bạn như thế. 

;)

Trong cuộc sống, ai ai cũng gặp vài ba tình huống đáng cười. Riêng tôi, tôi đã gặp không dưới chục lần những chuyện có thể cười cả ngày. Nhưng có một lần, tôi gặp một tình huống cười ra nước mắt!

Gia đình cậu tôi có thể nói là đông con. Các bạn biết rằng, ở quê tôi người ta rất coi trọng con trai, nếu chưa có con trai họ cứ sinh con cho đến khi nào có được một cậu “quý tử” mới thôi. Biết là sinh quá nhiều sẽ không phù hợp với quy định của nhà nước nhưng “phép vua thua lệ làng” biết làm sao đây? Gia đình cậu tôi cũng thế. Cậu đã có ba đứa con gái, đứa nào cũng xinh xắn, học giỏi, ngoan ngoãn nhưng vì chưa có con trai nên cả nhà ai cũng thấy chưa hài lòng. Cách đây nửa năm, mợ tôi sinh một em trai, cả họ nhà tôi mừng lắm!

Thỉnh thoảng, tôi vẫn vào trông em cho cậu. Nhà cậu có một chiếc võng để dỗ trẻ em. Nhưng thật không may, tôi không thể ngồi được võng. Các bạn biết đấy, những người say tàu xe nếu ngồi võng sẽ thấy rất chóng mặt. Vậy là dù thăng bé có khóc toáng lên, tôi vẫn phải ôm nó mà nhún nhẩy dỗ dành. Thêm nữa, em vốn quen năm võng rồi, đặt xuống giường một lúc là nó khóc toáng lên! Chẳng biết làm sao nữa, vậy là dù nó thức hay ngủ, tôi vẫn phải ôm nó khư khư trên tay!

Một hôm, tôi vào trông em cho mợ. Sáng hôm ấy cậu tôi không ra đồng mà ở nhà sửa lại cái cánh cửa. Chiều hôm ấy, tôi có bài kiểm tra tiếng Việt nên vừa trông em vừa nhẩm bài. Thằng bé con đang ngủ ngon lành trên tay tôi, còn tôi đang nhăn trán nhớ lại mấy câu thành ngữ. Đột nhiên, cậu chặt chát một cái vào miếng gỗ, thằng bé giật mình khóc thét. Tôi vẫn đang nhẩm lại câu thành ngữ thấy vậy cũng giật mình nói to lên: “Quýt làm cam chịu!”. Ôi thôi! Thế là cậu tôi quay sang trừng mắt nhìn tôi:

Mày không bế thì thôi, bảo cậu một tiếng cậu nhờ người khác. Con cậu đẻ thì mấy đứa cậu cũng nuôi được không khiến mày nói vào. Đi học mới được tí chữ đã về nói kháy cậu mợ!

Thế là trong khi tôi còn sững người chưa hiểu cậu nói gì thì cậu đã ôm lấy thằng bé con. Trời ạ! Vậy hoá ra, cậu nghĩ tôi nói câu ấy là có hàm ý bảo cậu sinh nhiều con để tôi phải bế chúng nó vất vả, khổ sở. Nào tôi có ý ấy, sự vô tình trùng hợp giữa câu nói trong bài học với hoàn cảnh thực tế đã khiến cậu hiểu nhầm tôi. Nhưng liệu cậu có tin đó chỉ là ngẫu nhiên trùng hợp? Tôi đau khổ, vừa buồn cười vừa ấm ức nhưng vẫn phải cố lấy bộ mặt ăn năn nhất ra xin lỗi cậu.

Tôi biết mình không chủ động gây lỗi trong chuyện này nhưng rõ ràng tôi đã vô ý mà khiến cậu thấy bị xúc phạm. Lần sau, tôi sẽ phải cẩn thận hơn trong mọi tình huống, nhất là cẩn thận với lời nói của mình. Tôi giật mình nhớ đến lời của ai đó đã nói: Một câu nói có thể giết chết một con người!


 

30 tháng 10 2017

Không! Mình học trường tiểu học số 2 Ân Nghĩa

13 tháng 11 2017
ko , mình học ở trường thcs lê quý đôn
30 tháng 10 2017

“Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết."

Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.

Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la cửa người mẹ dành cho những đứa con.

Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người. Và tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.

Không chỉ vậy, mẹ còn là người rất độ lượng, bao dung yêu thương con hết lòng. Nhớ ngày xưa, có lần tôi làm bài kiểm tra bị điểm thấp, nên đã giấu mẹ. Nhưng cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, mẹ đã phát hiện và la tôi. Lời trách mắng chan hòa cùng những giọt nước mắt chảy dài trên đôi gò má hao gầy của mẹ khiến tôi thấy chạnh lòng, mẹ quay lưng bỏ ra ngoài và tôi thấy đôi vai run lên từng hồi. Khi chỉ còn một mình trong phòng, tôi trách mình vì sao làm mẹ buồn để rồi mẹ phải khóc, nếu như tôi nói thật với mẹ thì có lẽ mẹ sẽ không buồn đến thế vì tôi biết rằng mẹ khóc vì tôi không thành thật nói ra sự thật chứ không phải vì tôi bị điểm thấp. Tôi thấy ân hận lắm, lúc đó tôi chỉ muốn chạy qua phòng mẹ hét lên ràng: “Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ!” nhưng tôi đã không đủ can đảm vì tôi sợ mẹ còn giận. Và điều kì diệu đã xảy ra, qua ngày hôm sau mẹ vẫn quan tâm, yêu thương tôi như mọi ngày. Tôi tự hỏi lòng rằng: “Phải chăng mẹ đã tha lỗi cho mình?”. Đúng vậy, mẹ đã thật sự tha lỗi cho tôi vì mẹ nghĩ rằng tôi còn nhỏ như đứa trẻ mới lên ba, rất cần sự yêu thương và lời dạy dỗ sâu sắc từ mẹ. Bây giờ tôi mới thấm thìa được tình mầu tử thiêng liêng đậm đà dưòng nào, không gì có thể chia cắt được, như lời ca khúc “...tình mẹ bao la như biển Thái Bình...” Tôi đã hứa với bản thân sẽ không bao giờ làm mẹ phải khóc, sẽ yêu thương mẹ nhiều hơn để không hối tiếc vì đã làm mẹ buồn, tôi sẽ ghi nhớ mãi lời thơ này như lời dạy bảo:

“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”

Vâng, mẹ sẽ mãi là người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi, cho dù mọi thứ xung quanh tôi có thay đổi thì tình thương mà tôi dành cho mẹ vẫn vẹn toàn, không phai nhòa. Và tôi muốn nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con cảm ơn mẹ vì mẹ đã sinh ra con, nuôi con khôn lớn thành người. Con yêu mẹ nhiều lắm!”

30 tháng 10 2017

nguyenvankhoi196a

Những bài văn kể chuyện đời thường lớp 6 - lamvan.net

30 tháng 10 2017

“Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.

Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.

Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …

Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.

Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”

:3

30 tháng 10 2017


Trong cuộc sống này, mỗi chúng ta đều phải có một người bạn thân. Họ là những người luôn ở bên cạnh bạn dù bạn nghèo khổ hay sung sướng, đau đớn hay hạnh phúc, buồn hay vui. Tôi cũng có một người bạn thân, anh ấy tên là Bắc, anh ấy chính là người luôn ở bên cạnh tôi cả thế giới có quay lưng với tôi.


Bắc là một anh chàng học trên tôi hai lớp thế nhưng chẳng biết có duyên gì với nhau, chúng tôi gặp gỡ và chơi với nhau từ hồi lớp ba. Khi ấy anh chàng mới từ nam chuyển về nổi tiếng là đẹp trai và học giỏi. Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi đã quen và thân được với anh ấy. Ngoại hình của Bắc khá là gầy, chân tay bé như con gái, mảnh khảnh. Thế nhưng đổi lại khuôn mặt của Bắc khá đẹp trai hài hòa. Chính vì khuôn mặt ấy có biết bao nhiêu bạn gái lớp dưới ngày đêm viết thư tay để bày tỏ tình cảm mến thương của mình đối với anh chàng này. Đôi mắt ướt long lanh, to tròn, mi mắt dài đen kết hợp với đôi lông mày đẹp như được vẽ lên vậy. Chiếc mũi cao thanh thoát, miệng cười tỏa nắng với chiếc răng khểnh. Đặc biệt khuôn mặt của anh dài, thanh thoát như một kết thúc hoàn hảo cho khuôn mặt chuẩn V line giống những ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc hay Trung Quốc. Bắc không bao giờ nổi bật vì làn da trắng bởi vì da của anh ấy hơi ngăm đen.


Mỗi ngày đến trường anh luôn chọn cho mình một chiếc áo sơ mi trắng của trường và một chiếc quần jean màu tối. Hắn không hẳn là một học sinh ngoan nhưng vì có phong cách ăn mặc khá thư sinh và lịch sự cho nên Bắc luôn chọn cho mình sơ mi trắng. Kể từ lúc ngồi đằng sau xe của tôi bước xuống, đến cái bước xuống thôi anh cũng tỏ ra là mình lịch thiệp thư sinh, hắt nhẹ mái tóc hoe vàng tự nhiên, khoác ba lô một dây còn dây kia để thõng xuống trông đẹp đến lạ. Kể cả khi đứng chờ người em thân thiết cất xe, Bắc cũng khiến cho những học sinh nữ khác phải ngắm nhìn. Khẽ khàng khoác tay lên vai tôi rồi cùng đi về lớp, tôi thấy anh bạn thân của tôi  còn điệu đà hơn cả con gái. Trong học tập anh ấy là người thông minh nhưng lại rất lười học, ngồi trong lớp nghe cô giảng mà mắt Bắc như muốn trùng xuống, chốc chốc anh lại phải cố gắng nâng bờ mi trên không gặp bờ mi dưới, trông đến là buồn cười.


Tôi rât vui vì có một người bạn thân như thế, có lẽ nhiều bạn gái khác phải ghen tị khi tôi suốt ngày trêu đùa và thân thiết với anh ấy. Tuy nhiên ít có ai biết rằng, chúng tôi coi nhau như anh em, như tri kỉ vậy. Trông anh như vậy nhưng sống khá tình nghĩa, anh luôn làm cho tôi vui và chia sẻ những nỗi buồn với tôi mỗi ngày.

30 tháng 10 2017

trong truyện 5 lần ông lão goi ca vang.viec ke lai nhung lan ong lao ra bien goi ca vang la bien pháp lặp lại co chu y cua truyện cổ h .tac dung cua bien nay là:

-tạo nên tinh huống gây hồi hộp người nghe.

-sự lặp lại duoi day ko phai la sự lặp lại nguyên xi ma có những chi tiết thay đổi;tăng tiến .

tớ chi trả lờ đc đen day thôi

30 tháng 10 2017

Chỉ trong vòng mười phút, Em bị hai cú sốc.

Là người đàn ông, nghĩa là một sinh vật kiêu ngạo. Em muốn làm chủ cuộc đời mình, thế mà anh chàng bán kem dám xía vào công việc của Em. Hắn lắc chuông leng keng, ngay trước cổng nhà Em. Khoát tay ra lệnh cho hắn đi chỗ khác, thì hắn lờ đi như không biết. Vì hắn lì mà bé Hằng đòi ăn kem. Vì hắn mà gia đình Em gặp rắc rối.

Hằng là con của Em. Em yêu nó hơn chính bản thân mình, vì người cha nào mà chẳng yêu con. Thế mà mẹ Em lại la mắng Em là không biết thương con. Em là người trí thức, Em biết chọn cho con mình một đường lối giáo dục chân chính, thế mà mẹ Em lại chê là trứng khôn hơn vịt. Chính mẹ em mới là người thương cháu một cách mù quáng. Chạu hư tại bà là thế. Sau này khi cháu hư thì bà đã khuất. Nỗi đau ấy sẽ chụp lên vợ chồng Em, mẹ Em nào có biết. Oan khiên biết dường nào!

Em tự hỏi: Phải làm gì để lập lại trật tự trong cái gia đình bé nhỏ này?

Tôi đồng ý với Em rằng bé Hằng lên hai tuổi, tức là bé bắt đầu bước vào một khúc ngoặt mới của tiến trình giáo dục. Tuổi lên hai thì hay hờn dỗi. Hờn dỗi để đấu tranh đòi quyền được nuông chiều, một quyền lợi, mà dường như cha mẹ sắp rút lại để trao cho em của bé. Từ giờ phút này cha mẹ chỉ chiều chuộng bé một cách hữu lý và hữu tình và phải biết nóikhông với những đòi hỏi không chính đáng. Hôm naykhông biết nói không với bé, thì sau này bé sẽ mãi mãi nói không với cha mẹ.

Đúng như mẹ nói: bé càng khóc hụt hơi thì cảnh bổ phổi, vì chỉ khi đó bé mới tống hết khí cặn ra khỏi phổi, để đón nhận không khí mới. Mẹ Em thuộc thế hệ chỉ biết giáo dục theo truyền thống và tình cảm. Những tiến bộ khoa học về ngành tâm lý giáo dục chỉ là chuyện xa lạ đối với mẹ Em. Xin Em hiểu và thông cảm với mẹ. Nhưng Em cũng phải biết nói không với mẹ trong lãnh vực này.

Tôi chia sẻ với Em trước cảnh bé Hằng đang đứng về phe đối lập của Em. Bé được bà nội bênh vực và nuông chiều. Bé đang lắng nghe tiếng nói của bà nội nửa như đùa, nửa như thật; nửa như chua chua, nửa như ngòn ngọt: “Con theo nội, nội cho con ăn. Con đừng theo cha con nữa, cha con khó quá à! Con hun nội một miếng coi…”

mình không chắc lắm

29 tháng 10 2017

Ngôi trường đã gắn bó với em trong năm năm học vừa qua là ngôi trường mang tên trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Hôm nay em đến trường sớm hơn mọi khu để làm công việc trực nhật, nên có dịp quan sát vẻ đẹp của trường trước buổi học.

Khi em đến trường, hai cánh cửa to lớn được sơn màu xanh đã bị phai màu hé mở từ bao giờ. Lớp học, bàn ghế, những người bạn thân quen của tuổi học trò như âm thầm và lặng lẽ chờ đợi chúng em.

Bầu trời hôm nay thật đẹp, tiết trời se se lạnh. Đứng trên tầng cao quan sát em thấy ngôi trường khang trang, sạch sẽ. Trường có ba dãy gồm có hai dãy lớp học và một dãy là văn phòng giáo viên. Các dãy lớp học nằm san sát nhau, mỗi lớp có bốn cửa sổ và một cửa ra vào. Nhìn vào trong lớp học, bàn ghế sạch sẽ, ngay ngắn. Đặc biệt mỗi lớp học đều có ảnh Bác Hồ, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng và nội qui lớp học để cho chúng em không được quên những nội qui của nhà trường. Khu văn phòng nằm ở giữa, đối diện là vười sinh thái với những cây hoa tạo nên một vẻ đẹp thanh bình. Nơi đây là chỗ các thầy cô giáo làm việc và họp. Bên cạnh đó là phòng Ban giám hiệu và đi vài bước nữa là thư viện của trường, ở đó có rất nhiều sách cho chúng em đọc và tìm hiểu về những điều bổ ích, lí thú. Nơi giúp em vui chơi giải trí sau những giờ học căng thẳng là sân trường. Sân trường được làm bằng xi măng rất đẹp. Chính giữa là cột cờ chừng 10m với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió.

Rồi các bạn đến trường ngày một đông, phút yên tính của buổi sớm bỗng mất dần đi. Quang cảnh trường trở nên nhộn nhịp, đông vui bởi những tiếng nói cười của tuổi học trò chúng em. Trên cành cây, những chú chim hót líu lo vang. Bỗng Tùng! Tùng! Tùng! Ba hồi trống vang lên, không gian như rung mình lay động. Các bạn vội vàng xếp hang vào lớp. Một buổi học mới bắt đầu. Lúc này sân trường trở nên vắng lặng, đâu đó chỉ còn tiếng gió thổi, tiếng chim lích chích trong tán lá phượng.

Em rất thích ngôi trường của em, nơi đã để lại cho em nhiều kỉ niệm của những năm tháng học trò, tình cảm đối với thầy cô, bạn bè. Mai đây dù có đi đâu xa em vẫn nhớ mãi ngôi trường Tiểu học Lê Hồng Phong thân thương này.

29 tháng 10 2017

bạn vào câu hỏi tươn tự ý^_^
L_I_K_E nha

29 tháng 10 2017

1. hai lực cân bằng

2 .75N

29 tháng 10 2017

1. Lực tác dụng lên quả nặng là 2 lực cân bằng .1 lực do trọng lực của quả nặng tác dụng, lực còn lại do lực kéo của là xo tác dụng.

2. Khối lượng của một quả cân 7,5 kg lag 75 N.

29 tháng 10 2017

– Văn học dân gian là một thành tố của văn hoá dân gian, tức là phôncơlo (trí tuệ nhân dân).

– Văn học dân gian còn gọi là văn học truyền miệng hoặc văn học bình dân.

– Văn học dân gian là những sáng tác tập thể truyền miệng của nhân dân, ra đời từ thời viễn cổ, phát triển qua các thời kì lịch sử, đến cả hiện nay và mai sau. Văn học dân gian có những đặc trưng riêng so với văn học viết; nó cùng với văn học viết hợp thành nền văn học dân tộc.

Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

1. Tính tập thể (trong sáng tạo, trong lưu truyền, trong sử dụng và cảm thụ…)

2. Tính truyền miệng.

3. Gắn với sinh hoạt xã hội (đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động…)

Giá trị và vai trò của văn học dân gian trong nền văn học dân tộc

1. Văn học dân gian là kho báu về trí tuệ, tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân.

2. Văn học dân gian là ngọn nguồn, là cơ sở kết tinh của văn học dân tộc.

Các thể loại văn học dân gian

1. Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu đố, ca dao, hò, vè, truyện thơ.

2. Truyện dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

3. Sân khấu dân gian: chèo, tuồng đồ.

k mình nha

29 tháng 10 2017

a. Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên

  • Các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên.
  • Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là người bạn tâm tình, tri kỉ.
    • Trong văn học dân gian: thiên nhiên tươi đẹp, đáng yêu: cây đa, bến nước, vầng trăng….
    • Văn học trung đại: hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ: tùng, cúc….
    • Văn học hiện đại: thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.

Vì vậy, thiên nhiên hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và thơ mộng. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.

b. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc

  • Dòng văn học yêu nước đã phản ánh con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc. Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chương bất hủ của dân tộc ta.
  • Nội dung tiêu biểu và xuyên suốt nền văn học nước ta: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lư­ợc để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Tình yêu nước trong văn học trung đại thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hóa, truyền thống dựng nước và giữ nước, ...
    • Văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, tình yêu đối với nơi chôn rau cắt rốn, hoặc qua thái độ căm thù các thế lực ngoại xâm giày xéo quê hương, ...
    • Văn học trung đại: ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.
    • Văn học hiện đại: yêu nước gắn liền với sự đấu tranh và lý tưởng XHCN.

c. Phản ánh mối quan hệ xã hội

  • Trong xã hội phong kiến, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp cho nhân dân. Nhìn thẳng vào thực tại để phê phán, lên án và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta.

d. Phản ánh ý thức về bản thân

  • Ở ph­ương diện này, văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí làm ngư­ời của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hoá, tư­ tư­ởng vị kỉ và tư tư­ởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người
29 tháng 10 2017
? nghĩa là j ????
29 tháng 10 2017

là sao bạn mình ko hiểu