K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2017

1. mk bó tay

2. bà ấy đi tàu ngầm

3. đuôi chỉ xuống đất

4. có 1 chữ C

k mk nha !!!!!!!!!!!!!!!!!!!

21 tháng 12 2017

1. ???

2. Bả đi tàu ngầm

3. đuôi nó chỉ xuống đất

4. Có 1 chữ C

25 tháng 12 2017

có  tính 6a ko

kick    tui  đi

21 tháng 12 2017

mk học lp 6B nhưng là trường THCS Trung Hòa

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:

"Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam

Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:

"Bão bủng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."

Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:

"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”

hay: "Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".

hay: "Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con".

"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.

Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:

"Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".

Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

21 tháng 12 2017

BÀI LÀM

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:

"Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam

Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:

"Bão bủng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."

Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:

"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.

hay:                           "Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".

hay:                          "Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con".

"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.

Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:

"Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".

Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.


 

21 tháng 12 2017

Dân ca Bắc bộ có những bài nổi tiếng như: "Bà Rằng bà Rí", "Bèo dạt mây trôi", "Cây trúc xinh", "Trống cơm", "Đi Cấy",...

Dân ca Trung bộ có những bài nổi tiếng như: "Lý mười thương", "Hò đối đáp ", "Hát ví, Dặm.."...
Dân ca Nam bộ có những câu ca, bài nổi tiếng như: "Ru con", "Lý đất giồng",...

21 tháng 12 2017

Đây là về nông thôn : 

Hè năm học lớp hai, lần đầu tiên em theo ba về quê nội nhân ngày giỗ ông nội.

Xuống xe, ba đưa em đi trên cây cầu nhỏ rồi theo con đường đất vào làng. Hai bên đường, những đám ruộng lúa đang thì con gái nhấp nhô sóng gợn theo làn gió. Xa xa là gò Tú Lang, gò Dưa cao cao lô nhô đám trẻ mục đồng và đàn trâu bò đang được chăn thả. Trôn đường làng, thỉnh thoảng có một chiếc xe bò hay một chuyến xe ngựa chạy lộc cộc. Đi hết đoạn đường băng qua cánh đồng, trước mắt em hiện ra những mái nhà ngói đỏ lấp ló sau luỹ tre cao cong gọng vó. Nhà nội đây rồi. Mái nhà cổ kính, rêu phong ẩn trong hàng cau cao vút, toả hương thơm ngát. Giữa hàng râm bụt được cắt tỉa ngay ngắn, nhà nội rộng thoáng, ngoài sân đang phơi lúa vàng rực cả ngôi nhà.

Bà con trong họ và bà con lối xóm đang xúm xít trong bếp gói bánh cúng giỗ. Tiếng chào, gọi hai bố con mới về ấm áp, đầy tình quê vang lên ríu rít, tất bật, vui như tiếng chim bay về tổ ấm. Quê em thật đẹp, mộc mạc và chân tình.

Đây là thành thị :

Em sinh ra và lớn lên ở thành phố biển, nơi có bãi tắm đẹp nhất vùng Duyên hải miền Trung: thành phố Nha Trang.

Nhà em ở đường Nguyễn Thái Học, con đường khá ngắn nối vùng đầm Xương Huân và phố Phan Bội Châu. Nhà cửa dọc hai bên phố đẹp hơn ở xóm Đầm. Cửa hiệu bày bán hàng hoá trong tủ kính sáng choang. Trên đường phố, người và xe đi lại tấp nập, đông như trẩy hội, nhất là khu vực chợ Đầm. Từ chợ Đầm, theo đường Lê Lợi, bạn sẽ hướng ra bãi biển. Gió biển thổi mát rượi,lồng lộng bốn mùa. Rặng dừa lao xao trong trong gió mời gọi khách đến thăm vùng thuỳ dương cát trắng, Đại lộ Trần Phú to và đẹp với viện Pasteur, hàng chục cao ốc, khách sạn tối tân, hiện đại. Trên bờ biển, các lều hóng gió mọc lên như nấm. Nổi bật nhất nơi đây là Đài tưởng niệm Liệt sĩ và cửa hàng mĩ nghệ xuất khẩu, lặng trong gió biển khoáng đạt, đài tưởng niệm Liệt sĩ trang nghiêm sừng sững giữa quảng trường 2 Tháng 4.

Đến Nha Trang, bạn chắc chắn sẽ hài lòng về cảnh đẹp và lòng hiếu khách, tính hiền hoà của người dân Khánh Hoà quê em.

Nếu các bn thấy hay thì cho mình một k nha

Tháng 7 năm 1994, người Việt Nam có một tin vui. Đó là tin “Tìm thấy một bản Truyện Kiều được viết tay từ năm 1894, tại Luân Đôn”.

Hầu như tất cả chúng ta đều phải nhận rằng Truyện Kiều là một án văn truyệt tác trong văn chương Việt Nam. Người viết Truyện Kiều là Đại Văn Hào Nguyễn Du, tự là Tố Như. Nguyễn Du đã theo “Truyện Thúy Kiều” của Thanh Tâm Tài Nhân, bên Trung Quốc để viết Đoạn Trường Tân Thanh, tức là “Truyện Kiều” ngày nay. Dù vậy, “các nhà phê bình văn học đều cho rằng, Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du là một tác phẩm có tính cách sáng tạo.

Khi đọc Truyện Kiều ai cũng phải khen ngợi Nguyễn Du đã viết những dòng thơ tả tình, tả cảnh thật đặc sắc. Nhưng nếu chúng ta đọc Truyện Kiều để thưởng thức cái hay của việc tả cảnh hay tả tình thì chưa đủ. Tại sao? Tại vì Nguyễn Du vốn đã từng làm quan với nhà Lê, nhưng nay phải làm quan cho nhà Nguyễn. Điều này Ông cho là lỗi đạo với nhà Lê. Nên Ông đã viết Truyện Kiều để gởi gắm tâm sự của mình. Ông mượn lời nàng Thúy Kiều để than thở với nhà Lê:

“ Kim Lang ơi! Hỡi Kim Lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Điều đặc biệt hơn nữa là khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa ra những quan điểm về niềm tin trong Nho Giáo, trong Phật Giáo và niềm tin riêng của ông.

Nho Giáo tin vào Trời, tức là Đức Chúa Trời. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đề cập rất nhiều về niềm tin Nho Giáo. Viết Truyện Kiều tới 3.254 câu, thế mà mới viết đến câu số 7, Nguyễn Du đã đề cập đến “Trời” ông viết:

“Lạ gì bỉ sắc thư phong.

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.”

Trong niềm đớn đau, nhìn con phải bán mình chuộc cha. Vương Ông than thở:

“Trời làm chi cực bấy Trời!”

Thúy Kiều có khi đã phó thác số phận của mình cho Trời:

“Cũng liều nhắm mắt đưa chân,

Thử xem Con Tạo xoay dần tới đâu?”

Niềm tin vào Trời của Nho Giáo đã được Nguyễn Du viết rõ ràng như sau:

“Ngẫm hay muôn sự tại Trời,

Trời kia đã bắt làm người có thân,

Bắt phong trần phải phong trần,

Cho thanh cao mới được phần thanh cao.”

Nho gia tin rằng Trời đã định cho ai số mạng thế nào, thì người ấy phải chịu vậy mà thôi. Chính Khổng Tử dạy: “Tử sinh hữu mệnh, phú quý do Thiên” (Tạm dịch: Chết sống có mạng, giàu sang tại Trời).

Nếu chúng ta để ý sẽ thấy Nguyễn Du không những đề cập đến Nho Giáo mà Ông cũng đề cập đến Phật Giáo nữa: “Rỉ rằng: Nhân quả dở dang.” Nhân quả là một giáo lý rất quan trọng của Phật Giáo. Nguyễn Du giảng giải thêm rằng:

“Kiếp xưa đã vụng đường tu,

Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi”.

Dần về cuối truyện, niềm tin Phật Giáo được Nguyễn Du diễn đạt rõ hơn nữa, như:

“Đã mang lấy nghiệp vào thân,

Cũng đừng trách lẫn Trời gần, Trời xa,

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”

Nghiệp là gì? Phật Giáo tin rằng “nghiệp do nơi mình gây ra, không có Ông Trời ở trong Cái Nghiệp. Mình gây ra “cái nghiệp” thì mình chịu kết quả và ảnh hưởng của nghiệp ấy… Nhà Phật chủ trương nghiệp báo; không công nhận mệnh Trời”.

Nho Giáo dạy đệ tử tin vào Ông Trời. Phật giáo dạy Phật Tử tin vào chính mình. Đức Phật dạy rằng : “Tội lỗi do tâm của người tạo ra, không ai có quyền thưởng phạt được”. Vì “Nghiệp lực do tâm đạo, nghiệp lực cũng do tâm hủy diệt. Tự chính mình tạo lấy, rồi tự chính mình hủy diệt. Không có một vị Thần Linh nào có quyền hủy hoại hoặc ban phước cho ai cả”. Cho nên Hòa Thượng Thích Thanh Từ viết: “Hạnh phúc hay đau khổ do mình chủ động trọn vẹn, chớ không do ai khắc, ngay Phật, Trời cũng không dự phần trong đó”. Vị Hòa Thượng dạy thêm rằng: “Đừng bao giờ xem Đức Phật đủ cả quyền năng ban phúc, giáng họa. Cũng không nên ỷ lại, gởi gắm cả cuộc đời mình vào quyền năng của Ngài. Nếu có tư cách đó là phản bội Đức Phật và cũng không phải là người phật tử.”

Như vậy, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đề cập đến “Thiên mệnh” của Đạo Nho và “cái nghiệp” của Đạo Phật. Ngoài ra, Nguyễn Du còn nói đến một niềm tin của riêng Ông. Ông viết:

“Có Trời mà cũng tại ta.”

Điều này, Nguyễn Du đã đi đến niềm tin giống như nhiều tin trong Đạo của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Chúa Cứu Thế Giê-xu đã dạy: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” (Giăng 3:16). Sống đời đời là sống ở trên Thiên Đàng với Đức Chúa Giê-xu mãi mãi. Trong câu này có hai điểm chính: (a) Đức Chúa Trời tức là “Trời”; (b) hễ ai, nghĩa là “chúng ta”.

  • Khi Nguyễn Du nói “Có Trời” Ông đã nói đúng vào điều quan trọng trong Đạo Chúa. Đạo Chúa nói: “Trời” và nói rõ là “Trời” đã yêu thương nhân loại. Nhìn vào nhân loại, ai cũng thấy đầy dẫy tội lỗi như: “Gian ác, hiểm độc, nói xấu, phao vu, ghét Đức Chúa Trời, xấc láo, kiêu căng, khoác lác, ưa tìm cách làm ác mới mẻ, nghịch cha mẹ, không phân biệt thiện ác, bội ước, không tình nghĩa, không thương xót.” (Rô ma 1: 29-31 BDY). Dù nhân loại tội lỗi như vậy, Đức Chúa Trời cũng thương yêu đã bằng lòng ban xuống cho nhân loại Con Một của Ngài, là Chúa Cứu Thế Giê-xu, là Đấng đã đến trần gian và chịu khổ hình trên cây thập tự- dù Ngài vô tội- để chịu hình phạt thay cho những người biết mình có tội bằng lòng tin nhận Ngài làm Cứu Chúa của mình.
  • Khi Nguyễn Du nói “cũng tại ta”. Ông đã nói đúng vào điều quan trọng nữa ở trong Đạo của Chúa. Đạo của Chúa nói: ‘ta’ là chúng ta, tức là ‘hễ ai’ nghĩa là “hễ ai tin con ấy”, tức là tin Đức Chúa Giê-xu là Đấng vô tội “chịu chết vì chính chúng ta”. (I Cô-rinh-tô 15:3). Ta phải tin. Tại sao? Vì dù là Chúa Cứu Thế Giê-su đã hoàn tất chương trình cứu rỗi nhân loại mà Đức Chúa Trời đã hoạch định để cứu loài người, nhưng không phải vì vậy mà tất cả nhân loại đều được cứu. Sự cứu rỗi phải có ở ai phía: Một bên là do Đức Chúa Trời, một bên là do loài người.
  • Bên phía Đức Chúa Trời, là “Trời”. Ngài đã hoàn tất điều Ngài cần phải làm, là Con Ngài đã chịu chết thay cho tội nhân trên cây thập tự.
  • Bên phía loài người là ‘ta’. ‘Ta’ phải tin nhận Chúa Giê-xu làm cứu Chúa của mình. Thánh Kinh viết rõ : “Ấy là nhờ ân điển và đức tin mà anh em được cứu.” (Ê-phê-sô 2:8). Ân điển hay ân huệ là do “Trời”, còn lòng tin thì do chính “ta”.

Đức Chúa Trời cho chúng ta được tự do, chúng ta được tùy ý quyết định tin hay không tin Con của Ngài là Đức Chúa Giê-xu. Cho nên, chúng ta có thể nói như Nguyễn Du đã nói: “Có Trời mà cũng tại ta”.

21 tháng 12 2017

còn lâu nhé cu

21 tháng 12 2017

Bạn ơi đây k pải Face nhé

21 tháng 12 2017

KKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKa

21 tháng 12 2017

Ta có : ƯCLN(a;b)=13=> a=13a' ; b=13.b' (a'.b')

                                        ƯCLN(a;b)=1

Mà ƯCLN(a;b).BCNN(a;b)=a.b=13.325

                                       =>13a'.13b' =13.325

                                       =>13.13.a'.b'=13.52.13

                                       =>a'b'=52

                                       =>a';b' thuộc Ư(25)={1;5;25}

Vì a' >b' Nên

a'     25                              => a   325

b'      1                                    b     13

21 tháng 12 2017

Là 20 km nha

21 tháng 12 2017

Cùng Phượt – Khu di tích đền chùa Tràng Kênh nằm tại Thị trấn Minh Đức, Thủy Nguyên, Hải Phòng gồm có 3 ngôi đền thờ Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo và ngôi chùa Tràng Kênh Trúc Lâm Tự trong cùng quần thể di tích.

21 tháng 12 2017

Trong các sắc màu, em thích nhất là màu đỏ. Màu đỏ là màu máu đỏ hồng trong tim, là màu đỏ tươi của lá cờ Tổ quốc, của chiếc khăn quàng đội viên. Màu đỏ còn là màu đỏ ối của mặt trời, màu đỏ rực của bếp lửa, của đoá hoa mào gà đỏ tía, màu đỏ au trên đôi má phúng phính của những em bé khoẻ mạnh, xinh đẹp... Có rất nhiều gam đỏ khác nhau nhưng nói đến màu đỏ là nói đến một sắc màu lộng lẫy, gây ấn tượng rất mạnh. 

 

21 tháng 12 2017

tả màu đỏ?! là sao bạn mình không hiểu --