K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2017

Trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, có rất nhiều lời ca tiếng hát cất lên nói hộ tấm lòng của con người. Có thể nói đó là nơi giãi bày tình cảm, tâm tư, nguyện vọng thầm kín nhưng chân thành nhất. Mỗi lời ca là một nỗi niềm khác nhau về nguyện ước trong cuộc sống. Bài ca dao:

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời trông đất trông mây

Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

Đây là bài ca dao nói lên nguyện ước của người nông dân về thời tiết mưa thuận gió hòa để cuộc sống đỡ nhọc nhằn, vất vả hơn.

camnghibaicadaonguoitadicaylaychong
Cảm nghĩ về bài ca dao “Người ta đi cấy lấy công….Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng”-Văn lớp 7
Mở đầu bài ca dao là cụm từ “người ta” như chỉ những người khác xung quanh mình. Việc đi cấy là việc làm thường xuyên của người nông dân mỗi khi đến mùa vụ. Đi cấy có thể là cấy cho mình và cấy cho người. Những người thợ đi cấy chỉ việc cấy và “lấy công” khi đã xong việc, không phải bận tâm, lo lắng bất cứ điều gì. Đây là công việc mà người phụ nữ phải làm, phải lo lắng chăm sóc cho cây mạ tốt tươi để cấy xuống đồng có thể phát triển nhanh nhất.

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề


 
“Người ta” và “tôi” hoàn toàn khác nhau về hoàn cảnh, chỉ giống nhau về công việc. Khi người ta không phải lo lắng gì khi cấy xong thì “tôi” lại phải “còn trông nhiều bề”. Việc cấy lúa đâu phải là việc một sớm một chiều, cấy xong rồi để đó. Mà ngược lại cấy xong còn phải đắn đo suy nghĩ xem thời tiết, thiên nhiên như thế nào, có thuận theo lòng người hay không. Từ “bề” được người xưa dùng rất đúng, rất hợp với hoàn cảnh. Đó chính là trăm nỗi lo, trăm nỗi buồn phiền của người nông dân sau khi cấy lúa xong.

Hai câu này gợi lên hình ảnh một người phụ nữ biết nghĩ chu đáo, biết phán xét, suy nghĩ cho nhưng điều có thể xảy ra sau khi cấy xong. Đó chính là tầm nhìn của người nông dân, tầm nhìn sâu sẽ gắn với nỗi lo dài và triền miên.

Những câu ca dao sau đã khái quát đến nỗi lo, sự “trông” của người nông dân:

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

Có thể thấy rằng ấn tượng khi đọc hai câu này lên chính là điệp từ “trông” được lặp đi lặp lại 7 lần chỉ trong hai câu thơ. Điệp từ này có tác dụng khẳng định và nhấn mạnh, đồng thời liệt kê những nỗi lo mà người nông dân đang phải bồn chồn, suy nghĩ. Sau mỗi từ “trông” sẽ gắn với một nỗi lo. Là lo trời, lo đất, lo mây, lo mưa, lo nắng, lo ngày, lo đêm. Những nỗi lo này cứ chồng chất, triền miên, kéo đến với nhau cùng một lúc. Chỉ mong sao cho thời tiết, cho đất trời có thể chiều theo lòng người, để cho vụ mùa có thể tươi tốt hơn. Có thể nói niềm mong ước bình dị này của người nông dân thật chân thật và đáng trân trọng.

Và nỗi lo của người nông dân như chững lại ở hai câu cuối:

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

“Chân cứng đã mềm” là một thành ngữ chỉ sức mạnh, ý chỉ của con người. Dù cho khó khăn, vất vả, cực nhọc thì cũng sẽ cố gắng vượt qua. Dù phải đánh đổi, phải cực nhọc cũng sẽ quyết tâm trải qua. Đây là một ý chí thực sự đáng quý, đáng trân trọng biết bao.

Chỉ trong hai câu ca dao nhưng dùng đến hai thành ngữ, có thể thấy rằng nỗi mong ước, khát vọng mưa thuận gió hòa, thiên nhiên ủng hộ, thời tiết hòa thuận thì người nông dân mới có thể “yên tấm lòng” được.

Có thể thấy rằng quá trình làm ra hạt gạo không bao giờ là điều dễ dàng, đó là cả một quá trình gian nan, không chỉ phụ thuộc vào người làm mà còn phải phụ thuộc vào thiên nhiên thời tiết. Qua đây chúng ta càng thêm trân trọng tấm lòng và sự cần mẫn, chăm chỉ của người nông dân. Trân quý hơn những hạt gạo mà họ đã làm ra.

k cho mk nha $_$
:D

22 tháng 12 2017

Danh từ:sức khỏe,trai,Phù Đổng,vai,cân,lưng,ngựa sắt,lửa,bụi tre,làng,giặc Ân.

Động từ:vươn,dậy,cưỡi,bay,nhổ,đuổi.

Mk ko biết ý nghĩa

22 tháng 12 2017

Tính tôi vốn cẩu thả, học xong đâu vứt đồ ngay xuống đó, nên khắp phòng của tôi chỗ thì thước kẻ chỗ thì bút chì. Mỗi thứ nằm một góc, bàn học cũng lung tung quyển thì đóng, quyển thì mở, quyển thì ngang quyển thì dọc. Tất cả chẳng có nền nếp gì cả.

Nghĩ chúng là vật vô tri nên tôi chẳng để tâm đến, và có lẽ mọi chuyện sẽ cứ diễn ra như vậy nếu như không có một câu chuyện xảy ra. Một tối thứ bảy, tôi đi ngủ sớm hơn thường lệ, đang lúc ngủ say, bỗng tôi giật mình tỉnh giấc bởi những tiếng xôn xao lúc to lúc nhỏ Tôi hoảng sợ, chẳng lẽ kẻ trộm đột nhập vào nhà, tôi đang định hét toáng lên để gọi mẹ thì bất chợt tôi thấy quyển sách trên bàn động đậy và nói rất to, giọng Ồm Ồm:

-  Tôi buồn cho cậu chủ nhà mình lắm. Trước đây tôi bóng láng và đẹp đẽ như vậy mà cậu chủ chẳng quan tâm để tôi bây giờ nhàu nhỉ chẳng khác gì mấy anh giấy vụn. Những bức tranh màu cậu tô vẽ vào đủ thứ, trông khiếp quá. Nhiều lúc tôi chẳng dám nhìn ngắm khuôn mặt của mình nữa. Chiếc áo ni lông mẹ cậu chủ mua đê mặc cho tôi, cậu chủ cũng nghịch để nó rách toạc ra và thế là tiện thể cậu xé toan cho vào sọt rác Mùa đông đến nơi rồi sẽ lạnh lắm đây.

Tôi chợt nhận ra đó chính là quỵển sách Ngữ văn lớp 6. Chết thật! Bỗng tôi nghe tiếng sột soạt, thì ra anh Ba Lô đúng ra phải nằm trên tường lúc này cũng đang nằm vạ vật ở dưới đất, sau một hồi gãi khắp nơi anh cũng lên tiếng:

-  Tôi cũng đâu kém anh, khi mẹ cậu chủ mang tôi từ siêu thị về tôi cũng đẹp và sạch sẽ, thế mà giờ đây, sau một thời gian quăng quật, mình tôi đầy đất và cát, lúc nào cũng ngứa ngáy khó chịu. Nhiều lúc tôi muôn bỏ quách cậu chủ mà đi.

-   Lạch cạch! Lạch cạch! Các anh ơi tôi cũng khổ không kém, dù tôi cũng chỉ là chiếc thước kẻ nhỏ bé, vậy mà cậu chủ cũng hành hạ tôi ra trò. Trước đây tôi lành lặn, bóng bẩy bao nhiêu thì giờ đây đầy mình tôi nham nhở những vết thương mà không bao giờ có thể lành được. Sô' má thì chữ rõ chữ mờ, vạch cũng vậy, chẳng còn hình hài của cái thước kẻ nữa hu hu....

Sau một hồi than thở khóc, chị Thước Kẻ nằm dài ra bàn, mắt nhìn lên trần nhà, ra dằng buồn chán lắm.

Tưởng như mọi chuyện đến đây là dừng lại, thì bỗng anh Bút đang nằm trên bàn bỗng bật dậy, giọng đầy bực tức:

-   Tôi định không nói nữa nhưng im lặng mãi tôi không chịu được, các anh xem, tôi bây giờ còn ra dáng một chiếc bút nữa không? Mình mẩy tôi cũng cong queo, sứt sát, cả chiếc ngòi của tôi, trước đây trơn tru đi lại trên giấy dễ dàng đến như vậy, thế mà giờ đây đi trên giấy rất khó vì mấy lần cậu ấy cắm xuô'ng đất, hỏng hết cả ngòi. Đấy các anh xem cậu chủ đã đi ngủ từ bao giờ mà đến giờ này bút tôi vẫn chưa được đóng nắp.

Chiếc giá sách trên tường thì xuýt xoa kêu:

-  Tôi lạnh lẽo và cô đơn quá, chẳng có chị vở, anh sách nào lên đây chơi với tôi cả, bụi phủ kín cả rồi. Tôi cũng chẳng còn được đẹp như lúc mới mua về nữa.

Cả sách và vở cùng lên tiếng:

-   Tôi cũng muốn lên đó lắm nhưng cậu chủ đâu có cho chúng tôi lên. Chúng tôi bị quăng quật khắp nơi. Đau hết cả mình mẩy.

Nghe những đồ dùng học tập nói như vậy, tôi giật mình nhận ra tôi quá cẩu thả và vô tâm.

Lúc đó anh Sách ngữ văn lên tiếng:

-   Thôi chúng ta hãy bỏ đi đi, tôi không thể ở cùng cậu chủ cẩu thả lười biếng được nữa.

Tất cả sách vở lục tục đứng dậy, bỏ ra phía cửa.

Thấy vậy, tôi giật mình hét to:

-   Không! Tôi không phụ lòng các anh nữa Tôi hứa sẽ giữ gìn và cất đồ dùng học tập cẩn thận.

Đúng lúc đó tôi giật mình tỉnh giấc, ôi hoá ra chỉ là một giấc mơ. Tôi vội vã nhìn quanh, may quá sách vở vẫn còn nguyên nhưng quả thật mỗi thứ một nơi, lung tung, bừa bộn.

Tôi vùng dậy vội vã thu dọn sách vở lên giá sách. Sau đó mới lên giường ngủ và trước khi đi ngủ, tôi tự hứa với mình sẽ không bao giờ đôi xử với đồ dùng học tập như trước nữa.

22 tháng 12 2017

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

Giải thích: Mùa hè ở nửa cầu Bắc (Tháng 5 Việt Nam)
Cụ thể 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất tại chí tuyến bắc (23027B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc (Việt Nam) dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, nên hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
Vào ngày 22/12, Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23027N (Chí tuyến Nam) thì ở Việt Nam hiện tượng đêm dài ngày ngắn do đó có câu “Ngày tháng Mười chưa cười đã tối”.

 Vậy nha, mình biết 1 câu à, chúc bạn học tốt nhé

22 tháng 12 2017

cảm ơn bạn nhiều

22 tháng 12 2017

các mùa khác nhau trên trái đât

22 tháng 12 2017

hệ quả sinh ra các mùa

21 tháng 12 2017

Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km. Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà, hay sông Cái (người Pháp đã phiên tên gọi này thành Song-Koï). Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang, đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã Giang. Đoạn từ chảy qua Phú Thọ gọi là Sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà. Sử Việt còn ghi sông với tên Phú Lương.

21 tháng 12 2017

Giới thiệu vắn tắt về con sông Hồng

Bài làm:Sông Hồng là con sông rất riêng của Hà Nội, của đất mẹ Việt Nam. Con sông ấy chẳng những bồi đắp nên nền văn minh sông Hồng - một trong 36 nền văn minh của thế giới mà còn là hệ thống sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam, lớn thứ hai trên bán đảo Đông Dương (sau sông Mekong hay Cửu Long).

Với chiều dài 1.126km, qua địa phận Việt Nam là 556km chiếm 49,3%, diện tích toàn lưu vực là 155.000km2 chiếm 45,6% diện tích, sông Hồng còn có 614 phụ lưu, với những phụ lưu lớn như Đà, Lô, Chảy.

Trước khi người Pháp đặt tên cho sông Hồng, nó đã có rất nhiều tên gọi. Mỗi địa phương có một tên sông riêng của mình, ví dụ như sông Thao, sông Cái, sông Nhĩ Hà, sông Nam Sang, Hoàng Giang vì thế nó cũng được coi là con sông có nhiều tên nhất.

Từ bao đời nay, vào dịp lễ hội mùa Xuân và mùa Thu, sông Hồng lại rộn ràng tiếng trống, tiếng chiêng của những đoàn thuyền Rồng đi ra tận giữa sông rước nước sông Mẹ (sông Cái) về thờ và tắm tượng.

Sông Hồng còn được coi là một di tích lịch sử ghi dấu chiến công chống xâm lược. Những trận thắng lớn của nhân dân Việt Nam trong lịch sử phần lớn là những trận đánh trên sông nước như Bạch Đằng (938), (981) trận Tây Kết lần 1, Tây Kết lần 2, Chương Dương, Hàm Tử (1285), Bạch Đằng (1285), Rạch Gầm Xoài Mút (1785); khu vực dốc Hàng Than, đầu cầu Long Biên (xưa là Đinh Bộ Đầu) nơi diễn ra trận đánh oanh liệt của quân và dân ta (29/1/1285) đánh bật ba vạn quân Mông Cổ do Uri-ang Kha-Đai cầm đầu ra khỏi Thăng Long, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược lần thứ hai (1285).

Khoảng ba bốn trăm năm trước, Sông Hồng đã đem lại cho Hà Nội sức sống của một trung tâm thương mại. Hàng hóa từ miền xuôi theo sông Hồng về lại đồng bằng, xuôi những bến bờ lên các tỉnh miền núi, hàng lâm sản miền núi lại theo sông Hồng về đồng bằng. Những bến bờ sông Hồng ấy đã sánh ngang với những bến cảng sầm uất của Châu Âu, các tàu buôn của Pháp, Nhật, Ý, Bồ Đào Nha… tấp nập cập bến sông Hồng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Sông Hồng còn là nhân chứng cho sự hy sinh mất mát và những chiến công oanh liệt của quân và dân Hà Nội.

Tài nguyên du lịch sông Hồng phải kể đến là hệ thống làng Việt. Trên sông Hồng tồn tại nhiều kiểu làng với những xóm chài, làng chài nhỏ mang đậm sắc thái sông nước. Một số làng tồn tại ở vùng đất ven sông ngoài đê chính, chẳng hạn làng gốm Bát Tràng - xưa có mỏ đất Sét trắng là nguyên liệu để làm gốm, đây cũng là vị trí thuận lợi cho giao thông vận tải đường thủy.

Sông Hồng còn nổi bật với những di tích ghi dấu sự kết tinh của lao động. Bản thân đồng bằng sông Hồng là mảnh đất được ông cha ta chú ý bảo vệ bằng hệ thống đê điều kiên cố. Với Hà Nội, kể từ khi xuất hiện đê Cơ Xá vào thời Lý đầu thế kỷ 12 (1108) để bảo vệ kinh thành Thăng Long dọc sông Hồng từ Nghi Tàm đến Lương Yên và đê Quai Vạc…, hệ thống đê sông Hồng của Hà Nội đã có một bề dày lịch sử đến hơn 800 năm./.

21 tháng 12 2017

1.Có nghĩa là : 1 phút suy tư bằng một năm không ngủ

2.Môn đạp xe

3.Núi Everest

4.Trò chơi cờ

5.Sẽ đào được 1 cái hố nhỏ 

tk nha

21 tháng 12 2017

2.Môn đua xe đạp

3.Cũng là đỉnh núi Everest luôn

21 tháng 12 2017

Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất:

- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất. 

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng và thấp bị nước bao phủ là đại dương.

- Các địa mảng không cố định một chỗ mà di chuyển chậm. Nếu như hai lớp địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất. 

Vai trò của lớp vỏ Trái Đất:

Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: nước, không khí, sinh vật… và cũng là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

21 tháng 12 2017

Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất:

- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất. 

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng và thấp bị nước bao phủ là đại dương.

- Các địa mảng không cố định một chỗ mà di chuyển chậm. Nếu như hai lớp địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất. 

Vai trò của lớp vỏ Trái Đất:

Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: nước, không khí, sinh vật… và cũng là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

21 tháng 12 2017

B là đúng nha

21 tháng 12 2017

B do dung 100 phan tram

em về báo tin cho mẹ bọn nó trên lớp toàn 9;10 còn mỗi con được 1 mẹ phấn khởi xúc động và vả cho nó one hit chết tươi