K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Người đi - lòng chẳng xa lòng 
Học trò, đồng nghiệp thủy chung một đời 

23 tháng 10 2017

Tham khảo rồi tự biến thành lời văn của bạn nhé :

Không đề

    Cầm bút lên định viết một bài thơ

    Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo

    Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo

    Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.  

    Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ

    Đâu là cha, là mẹ, là thầy…

    Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…

    Biết bao giờ con lớn được,  

    Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”

    Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…

    Những con chữ đều đều xếp thẳng

    Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.

    Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu

    Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh

    Cửa sổ xe ù ù gió mạnh

    Con đường trôi về phía chẳng là nhà…  

    Mơ màng nghe tiếng cũ ê a

    Thầy gần lại thành bóng hình rất thực

    Có những điều vô cùng giản dị

    Sao mãi giờ con mới nhận ra.  

23 tháng 10 2017

1- Cốt truyện: Bài văn kể chuyện đời thường bao giờ cũng có 1 cốt truyện nhất định.

- Cốt truyện gồm 1 chuỗi các sự việc

+Sự việc mở đầu

+Sự việc cao trào 

+Sự việc kết thúc

2- Ngôi kể: Thường kể theo ngoi thứ nhất xưng "ta, tôi, em"

3-Thứ tự kể

-Kể theo thứ tự tự nhiên: Kể liên tiếp các sự việc. Xảy ra trước, xảy ra sau kể sau

-Kể theo mạch hồi tưởng: Coa thể kể kết quả trc rồi mới kể nguyên nhan, diễn biến ( nghĩa là ko theo thứ tự thời gian)

4- Lời kể

Trong bài văn chuyện đời thường phương thức tự sự là chủ yếu. Nhưng để bài văn sinh động hơn và sau sắc thì bắt buộc phải thêm yếu tố miêu tả và biểu cảm

 Là hđ cơ bản của con người, đó là tác động nhau với mục đích nhất định giữa các thành viên trong xã hội
- Giao tiếp có thể tiến hành bằng nhiều phương tiện khác nhau. Song hđ giao tiếp bằng ngôn ngữ là hđ giao tiếp cơ bản nhất, quan trọng nhất của con người 
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ ít khi chỉ dùng một vài từ, một lời nói mà thường dùng một chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất mạch lạc nhằm làm rõ nội dung, đó là văn bản
2. Các kiểu văn bản tương ứng với phương thức biểu đạt
- Văn bản tự sự sử dụng phương thức tự sự nhằm trình bày diễn biên sự việc

21 tháng 10 2017

Nếu bn có on thì tham khảo nhé 

Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 dòng kể giới thiệu truyện Em bé thông minh,Em bé thông minh,Ngữ văn Lớp 6,bài tập Ngữ văn Lớp 6,giải bài tập Ngữ văn Lớp 6,Ngữ văn,Lớp 6

Chúc các bn hok tốt

Hết

21 tháng 10 2017

Em bé thông minh là một cậu bé ở một gia đình nông dân nghèo. Dù không có học vấn nhưng cậu vẫn thông minh và hiểu biết hơn người. Sự thông minh ấy được bộc lộ qua những lần giải đó của cậu bé với viên quan, vua và câu đố oái oăm của sứ giả nước láng giềng.

21 tháng 10 2017

Câu truyện phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp lại hay huênh hoang, khoác lác, luôn cho mình là đúng. Đồng thời khuyên mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

21 tháng 10 2017

nêu nên bài học là "ngu" thì đừng có tự kiêu

19 tháng 10 2017

 “Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện/ Sẽ thấy được các bà tiên/ Thấy chú bé đi hài bảy dặm/ Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền”. Những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đối với những đứa trẻ, nghe lời bà kể chúng ta sẽ được sống trong thế giới của những điều kì diệu, được khám phá không gian thần tiên thơ mộng, được gặp gỡ với những con người thiện lương, tốt bụng…Và những câu chuyện cổ tích không chỉ đến với chúng ta qua những câu chuyện bà kể mà chúng ta còn được tiếp xúc trực tiếp và tự cảm nhận được những vẻ đẹp cũng như những điều kì diệu trong bức tranh cổ tích ấy. Trong chương trình ngữ văn lớp sáu có đưa vào rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay, giàu giá trị nhân sinh, một trong số đó có truyện cổ tích Thạch Sanh.

Truyện cổ tích Thạch Sanh đã khắc họa thành công bức chân dung của người anh hùng, người dũng sĩ diệt chằn tinh bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân, người anh hùng chống giặc ngoại xâm, có công lao to lớn trong việc đánh đuổi vó ngựa ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ, bờ cõi. Đặc biệt là những nhân vật trong truyện cổ tích nói chung, trong truyện cổ tích Thạch Sanh nói riêng là sự hư cấu, tưởng tượng của các tác giả dân gian, và thông qua những hình tượng được xây dựng ấy thì các tác giả muốn truyền tải những thông điệp, những tư tưởng, quan điểm nhân sinh nhất định. Bởi vậy mà những câu chuyện cổ tích không chỉ có giá trị giải trí mà nó còn có giá trị giáo dục rất cao, nó đúc kết lại những bài học để khuyên nhủ, chỉ bảo cho con cháu thế hệ sau.

Trước hết, hình ảnh Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích này được các tác giả dân gian xây dựng là một con người có hoàn cảnh bất hạnh, vì chàng mồ côi cha mẹ từ rất sớm, một mình Thạch Sanh phải làm lụng vất vả mưu sinh qua ngày, sống đơn độc, lẻ loi trong một túp lều nhỏ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Nhưng bù lại, Thạch Sanh lại được Ngọc Hoàng cử người xuống dạy nên chàng biết đủ thứ thần thông, chàng là một chàng trai khỏe mạnh lại mang trong mình những sức mạnh phi thường. Có lẽ xây dựng nhân vật Thạch Sanh với những đặc điểm này là cách để các tác giả dân gian lí giải vì sao Thạch Sanh lại bị Lí Thông lừa dối, phản bội như vậy.

Bởi Thạch Sanh là một con người đơn độc, lẻ loi nên khi có người muốn kết nghĩa huynh đệ với chàng thì chàng lập tức đồng ý, chàng là người thiếu thốn tình cảm nên đoạn tình cảm tình cờ có được với Lí Thông chàng vô cùng coi trọng, và mọi niềm tim chàng cũng đặt tuyệt đối ở người “anh kết nghĩa” này, không mảy may nghi ngờ về mục đích mà Lí Thông tiếp cận mình, hay cả khi bị Lí Thông lừa dối cũng không hề hay biết mà một mực tin tưởng. Sự vô tư, tình nghĩa của Thạch Sanh làm cho hình ảnh của chàng trở nên đẹp hơn, đáng trân trọng hơn. Nhưng cũng vì những vì phẩm chất tốt đẹp này mà chàng bị Lí Thông lừa gạt hết lần này đến lần khác.

Qua các biến cố trong cuộc đời ta có thể thấy Thạch Sanh là một chàng trai khỏe mạnh, chính nghĩa thấy cái tà ác hoành hành thì không suy nghĩ nhiều, ra tay tiêu diệt, không cho nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sự yên bình của dân chúng. Đầu tiên là vụ giết chằn tinh, vì muốn Thạch Sanh thế thân cho mình mà Lí Thông đã đẩy Thạch Sanh vào con đường chết, đó là lừa Thạch Sanh nộp mạng cho chằn tinh thay mình. Chàng không hề hay biết về âm mưu thâm độc này, khi trằn tinh hiện lên muốn lấy mạng Thạch Sanh thì chàng vung rìu chống trả quyết liệt và dù chằn tinh đã dở đủ mọi trò biến hóa thì Thạch Sanh đều chống đỡ được. Chàng đã chẻ chằn tinh ra làm hai và ung dung về nhà.

Lần thứ hai Thạch Sanh ra tay chính nghĩa diệt trừ cái ác đó là lần giết đại bàng cứu công chúa từ dưới hang đại bàng trở về. Trong lần chiến đấu này còn thể hiện chàng là một con người không chỉ dũng cảm, ngoan cường mà còn rất mưu chí bởi chàng biết dựa vào vết máu mà đại bàng để lại để tìm đến động của nó, cứu thoát công chúa. Tuy lập được rất nhiều đại cong nhưng do bản tính quá thật thà, tin người nên Thạch Sanh bị Lí Thông lừa hết lần này đến lần khác, không chỉ cướp đại công mà hắn ta còn đang tâm hãm hại Thạch Sanh, muốn dùng đá lấp cửa hang, đẩy Thạch Sanh vào con đường chết, còn một mình mình đi lĩnh thưởng.

Thạch Sanh là con người có sức sống mạnh mẽ, chàng không chịu đầu hàng trước số phận, khi biết Lí Thông hại mình thì chàng tìm mọi cách để thoát ra. Và cũng tại đây, bản tính chính nghĩa của chàng thể hiện, khi hoàn cảnh của mình nguy khốn nhất thì chàng vẫn đặt việc cứu người lên trên hết. Và cũng vì lòng tốt này của chàng mà chàng đã được báo đáp, bởi người chàng cứu không phải người thường mà là con trai của vua Thủy Tề. Để báo đáp công ơn của chàng vua Thủy Tề đã tặng chàng một cây đàn thần, để khi đã thoát ra ngoài, đất nước có giặc ngoại xâm, chàng đã cầm quân đi đánh giặc tiếng đàn của chàng đã làm cho quân giặc u mê, mất hết tinh thần chiến đấu. Không những vậy, Thạch Sanh còn thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình với chính kẻ thù, thể hiện rõ nét qua niêu cơm thần.

Như vậy, hình ảnh của Thạch Sanh vừa được xây dựng với những vẻ đẹp lí tưởng của một người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu giúp dân lành, vừa là một người anh hùng chiến trận khi đánh dẹp quân sĩ mười tám nước, mang lại cuộc sống thái bình cho người dân. Hơn thế nữa chàng còn là một con người nhân đạo khi không chỉ tha cho quân giặc con đường sống mà còn thiết đãi nồng hậu.Có lẽ đây cũng chính là nét đẹp của con người Việt Nam ta, nhân đạo, sống tình nghĩa và luôn dùng nhân tâm để thu phục lòng người.

19 tháng 10 2017

 Thạch Sanh tuy là một con nhà nghèo nhưng ý chí thì rất cao , anh ta ăn ở như câu ca dao : " ở hiền gặp lành " .

17 tháng 10 2017

Trong vòng vây của lũ côn đồ lăm le mã tấu, dao quắm, gậy gộc, cùng sự tiếp sức của lính Trung Quốc mặc thường phục, anh tả xung hữu đột và bị một hòn đá to ném trúng đầu, vết thương rất nặng, anh vẫn tiếp tục xông lên đánh địch. Anh đã ngã xuống bởi một nhát dao lén của kẻ thù. 10h30 ngày 25/8/1978 Lê Đình Chinh hy sinh nơi địa đầu Tổ quốc thân yêu.

Trở về với mẹ

Khi ngã xuống Lê Đình Chinh vừa tròn 18 tuổi. Anh là chiến sĩ đầu tiên hy sinh trên mặt trận biên giới phía Bắc. Ngày 30/8/1978 anh được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì “đã lập được nhiều thành tích trong cuộc

Sau 35 năm nằm lại nơi địa đầu của Tổ quốc, ngày 6/01/2013, hài cốt Lê Đình Chinh đã được đưa về an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ Hàm Rồng, Thành phố Thanh Hóa theo tâm nguyện của mẹ anh, cụ Khương Thị Chu.

Hôm ấy trời lạnh buốt. Hài cốt anh được các cựu binh của Trung đoàn 12 (Đoàn Thanh Xuyên), tỉnh đội Thanh Hóa và người thân đưa vào nghĩa trang trong bản nhạc trầm hùng “Hồn tử sĩ”.

Đại tá Nguyễn Đức Hiệu, nguyên Trưởng Ban Tuyên huấn Trung đoàn 12 (hiện là Trưởng Ban Liên lạc Đoàn Thanh Xuyên) cất tiếng hát nho nhỏ: 

Chúng tôi là đồng đội của anh Lê Đình Chinh/ Nghe đất nước gọi như tiếng gọi của chính mình…”. Tiếng hát to dần, do dần: “… Tuổi thanh xuân anh đẹp sao/ Vì tổ quốc hiến dâng dòng máu/ Nguyện theo anh để lập chiến công đầu”. Các cựu binh của Đoàn Thanh Xuyên hát vang ca khúc nổi tiếng một thời của nhạc sĩ Phạm Tuyên “Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh”.

Nhưng rồi tất cả bổng lặng đi, tiếng hát nhỏ dần rồi im bặt khi cụ Chu, 81 tuổi, ôm lấy chiếc tiểu sành phủ lá cờ tổ quốc khóc nấc lên: “Con ơi, về với mẹ nào”.

35 năm qua cụ đã khóc đến cạn khô cả lệ. “35 năm qua đêm nào mẹ tôi cũng trăn trở, khóc thầm, thương người con trai cả “mãi mãi tuổi mười tám” của mình. Nay anh ấy đã về với mẹ, với các em, các cháu. Mẹ tôi chắc sẽ an lòng phần nào”- anh Lê Đình Lai, em ruột Lê Đình Chinh nói trong nước mắt.

Cả nghĩa trang hôm ấy hầu như không ai cầm được nước mắt.

Tuổi thơ nghèo khó

Có thể nói, tuổi thơ của Lê Đình Chinh trôi đi trong nghèo khó. Anh là con cả trong một gia đình công nhân nông trường có 6 người con.

Bố anh-ông Lê Đình Tùng- 16 tuổi xung phong nhập ngũ và vào Nam chiến đấu. Sau đó ông xuất ngũ và được điều về Nông trường sửa Ba Vì. Tại đây ông đã yêu và cưới cô công nhân Khương Thị Chu, một cô gái Hà Tây quê lụa đẹp người, đẹp nết. Đầu tháng 2 năm 1960 Lê Đình Chinh ra đời.

2 năm sau, khi vừa sinh cô con gái thứ hai, theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng vùng kinh tế mới, ông bà Tùng- Chu xung phong về Nông trường Sông Âm ở xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc, một huyện phía tây bắc của Thanh Hóa, vừa thành lập. 4 đứa con nữa tiếp tục ra đời.

Cuộc sống của người công nhân nông trường vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. “Gia đình chúng tôi rất nghèo, lại đông con, nhưng cha mẹ tôi luôn dạy các con những chuyện đại loại như: “Giấy rách phải giữ lấy lề”, hoặc: “Đi lấy phần thì nhường cho người phần hơn, nhận về mình phần ít”; “Cho người vay gạo thì đong có ngọn, khi người trả thì lấy ngón tay gạt ngang ống bơ mà nhận”... 6 anh chị em chúng tôi lớn lên trong tinh thần ấy”- anh Lê Đình Lai kể.

Bố mẹ tần tảo lao động nuôi các con. Thời buổi bấy giờ cả nước đều khó khăn. Vì thế dẫu có lao động cật lực “đầu tắt mặt tối” cũng không đủ ăn. Cái đói luôn đeo đẳng gần như suốt cả tuổi thơ của 6 anh em Lê Đình Chinh: “Một thời đói quay quắt thế/ Dạ dày không lúc nào no/ Con thèm ăn no, mặc ấm/ Tưởng như chẳng có bao giờ”- trong cuốn sổ tay của mình (được đồng đội trao lại cho gia đình sau khi Chinh hy sinh) anh đã viết về thời thơ ấu của mình như vậy.

Hôm đưa hài cốt của Lê Đình Chinh về Nghĩa trang Hàm Rồng, gặp thầy Nguyễn Thế Vinh, người từng dạy Chinh ở Trường cấp 2 Nguyệt Ấn. Ông kể lại rằng, nhà Chinh nghèo, nên dù còn rất nhỏ anh vẫn phải vừa đi học, vừa phải chăm các em cho bố mẹ đi làm. Dẫu nghèo là vậy và cái đói, cái rét vẫn không làm Chinh nhụt chí, và thủa ấy anh vẫn học giỏi hơn những bạn bè cùng trang lứa.

17 tháng 10 2017

Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan,  huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà tranh dột nát, siêu vẹo. Đói quá, không có cái ăn Phan Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7.

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950 thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi lên đại đoàn, thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót đã được ghi nhận.

Sống tập thể trong một môi trường quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng yêu thương giúp đỡ đồng đội và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ khó khăn về mình, anh được các đồng đội rất quý mến. Phan Đình Giót tham gia rất nhiều các chiến dịch lớn như: Trung Du; Hòa Bình; Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ…

ảnh 1
Phan Đình Giót lấy thân mình bịt lỗ châu mai 

 

Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng, nhưng Anh vẫn kiên trì giúp đồng đội về đến đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.

Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều.

Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.

16 tháng 10 2017

kể tóm tắt truyện em bé thông minh

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài mọi người hy vọng tìm ra người hiền tài giúp nước.

Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài cậu bé, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han, đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

chúc các bn học tốt ! ^^

15 tháng 10 2017

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài mọi người hy vọng tìm ra người hiền tài giúp nước.

Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài cậu bé, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han, đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

15 tháng 10 2017

Bài này mình thấy cũng được, bạn tham khảo nhé.

15 tháng 10 2017

 Xin lỗi mình ko viết được khi vào TTHCS (chả nhớ gì )

   Tôi năm nay mười bốn tuổi, trải qua rất nhiều kì thi, gặp rất nhiều bạn, học rất nhiều thầy cô giáo và tôi được tham dự bảy lần khai giảng. Nhưng đối với tôi, ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm không bao giờ tôi quên.

Tôi đã suýt được học mẫu giáo nếu lần ấy tôi không khóc và ôm mẹ khư khư, nên buổi đầu tiên vào lớp một là một ngày rất trọng đại đối với tôi và gia đình tôi. Mẹ sợ rằng tôi sẽ khóc và đòi về. Mẹ cũng sợ rằng tôi phải tạm dừng việc học sang năm sau, khi tôi đã đủ lớn để mẹ không còn cảm thấy sợ và lo nữa. Từ mấy tuần trước, gia đình tôi đã nhộn nhịp hẳn lên. Bố mẹ mua cho tôi bao nhiêu thứ lạ: bút chì, thước kẻ, cặp sách, vở và rất nhiều đồ dùng khác mà tôi không nhớ rõ. Tôi có rất nhiều váy áo nhưng lần này mẹ vẫn đi mua cho tôi một bộ đồ khác: áo trắng váy đỏ. Mẹ nói với tôi đó là “đồng phục”. Tôi được bố mẹ kể nhiều về trường lớp và tôi cũng lấy làm thích thú lắm về cái trò “tập viết”. Tôi có nhiều ước mơ. Tôi thích làm lớp trưởng, muốn có nhiều bạn, muốn học thật giỏi. Tối hôm đó, tôi nghĩ rất nhiều và mong cho đến ngày mai, ngày đầu tiên đi học. Sáng hôm sau, trời sẽ trong xanh, mát dịu, tôi sẽ cùng mẹ đi đến trường. Ôi! Thích quá!

Đúng như tôi dự đoán, sáng thu ấy, một buổi sáng thật đẹp, trời rất cao và mây cũng rất xanh như tôi mong muốn. Ngồi sau mẹ, tôi hút sữa chùn chụt, nhìn ngắm con đường lạ. Tôi chưa đi con đường này bao giờ. Con đường rất đẹp, hai bên cây xanh rì rào như chào đón tôi. Mẹ hỏi tôi rất nhiều nhưng chung quy điều mẹ lo lắng nhất là sợ tôi khóc, đòi về. Sau khi tôi đã uống hết hai hộp sữa thì mẹ đi xe chậm lại và nói: “Đến rồi! Trường của con đấy! Trường Nam Thành Công”.

Tôi giật mình, rồi tò mò tự hỏi sao trường to thế? Sao nhiều người thế? Tôi chợt thấy lo. Mẹ gửi xe rồi nắm tay tôi dắt vào cánh cổng trường to ơi là to! Nếu có ai bảo tôi diễn tả sự to lớn của nó thì tôi chỉ có thể nói: “Nó to đến mức tôi tự hỏi mình có thể đi qua được không?” Vì tôi nghĩ cổng to chỉ dành cho người to béo mà thôi! Giữa một biển người tôi thấy mình thật nhỏ bé, nếu không có mẹ chắc tôi bị họ đè bẹp mất. Mẹ dẫn tôi đi lòng vòng một lúc rồi dừng lại ở một dãy những bạn học sinh khác. Mẹ tôi nói: “Lớp con đấy, bước vào đi con”. Tôi thấy sợ, níu lấy tay mẹ, tôi ước mẹ học cùng tôi mặc dù mẹ có to hơn tôi và các bạn một chút.

Trên loa là tiếng của cô hiệu trưởng trường tôi. Tôi không nghe thấy gì vì lúc đó tôi giật nảy mình khi thấy mẹ lại dắt tôi đi. Tôi tự hỏi: “Mẹ dắt tôi đi đâu?”. Tôi đứng trước cửa của một căn phòng rất to, có nhiều bộ bàn ghế rất đẹp, nhìn thật sáng sủa sạch sẽ. Xung quanh tôi có rất nhiều bạn, người thì nắm tay mẹ, người thì ôm chân bố, có bạn còn bắt cả bà bế. Cái phòng mà tôi đứng đó là lớp 1D. Từ căn phòng có một người lạ bước ra. Cô ấy còn trẻ và nom rất đẹp. Cô mặc bộ áo dài màu hồng phấn. Cô cười rất tươi, ngồi xuống hỏi thăm từng bạn. Cô hỏi đến tôi, tôi hơi sợ vì mẹ tôi từng dặn: “Ai hỏi nhiều là mẹ mìn đấy! Họ hỏi để biết con ở đâu rồi đến tối bắt đi. Nên ai hỏi con thì con đừng trả lời nhé!”. Nhưng tôi thấy cô dịu hiền quá thành ra khi cô hỏi gì tôi trả lời hết, cả việc tôi tưởng cô là mẹ mìn. Cô cười và xoa đầu tôi. Tôi lại cười và nhìn mẹ, mẹ tôi cười thật xinh, gương mặt mẹ không còn lo âu mà rạng rỡ vô cùng. Tôi thiết nghĩ: “Đi học à? Đâu có gì đáng sợ!”.

Rồi cô giáo đọc tên từng bạn, nghe đọc đến tên có một bạn khóc nấc lên. Và người lớn phải đẩy vào lớp. Các bạn sợ, tôi hiểu tại sao, vì mọi thứ mới lạ quá. Nhưng tôi không khóc, mẹ tôi cũng không phải đẩy hay ấn, tôi tự đi. Tôi chẳng thấy lo ngại, tôi thấy mọi sự đều tốt đẹp: “Trời đẹp, phòng đẹp, cô giáo đẹp và mẹ tôi cũng đẹp”. Tôi không muốn những cái đẹp ấy bị nước mắt làm xấu đi. Và mẹ cũng đã dặn trước sẽ phải làm gì khi đến trường, mẹ sẽ phải xa tôi. Nhưng rồi tôi lại thấy sợ, không hiểu là sợ gì nữa nên tôi tự bước vào lớp khi cô đọc tên. Tôi ngoái lại nhìn mẹ, tạm biệt mẹ và tạm biệt cả tuổi ấu thơ. Cái tuổi thơ đầy ắp trò chơi. Tôi nhìn bạn bên cạnh, nó cũng không rơi một giọt nước mắt, mặt tươi cười hớn hở. Nó có vẻ cao hơn tôi. Tôi hỏi nó: “Sao cậu can đảm vậy?”. Nó bảo nó đi học lần này là lần thứ hai. Tôi nghĩ: “Vậy là nó bị đúp”. Thảo nào … Tôi quay ra cửa sổ, nhìn mẹ, mẹ cười, tôi cũng cười. “Đi học à! Bình thường thôi đâu có gì đáng sợ!”. Ngoài trời nắng nhảy nhót như cũng đang “đi học”.

Ngày đầu tiên đi học của tôi đấy! Thật là đặc biệt phải không. Tôi cũng không hiểu vì sao lúc ấy tôi không khóc nhưng tôi chỉ biết hôm đó mẹ tôi rất vui. Tôi hãnh diện vì làm cho mẹ vui. Tôi đã bước vào lớp một bằng một nụ cười …

16 tháng 10 2017

ngoi thu 1

14 tháng 10 2017

Bài làm : 

Bài văn "Thánh Gióng" nếu tác giả để cho tráng sĩ Gióng ở lại mà bay về trời vì nếu như vậy thì ý nghĩa của truyện sẽ khác.Vì ý nghĩa của truyện là: nhân dân ta biết làm đồ sắt( Thánh Gióng cởi áo giáp sắt rồi mới bay về trời) và nếu Thánh Gióng ở lại thì sẽ được vua ban thưởng thì có nghĩa là Thánh Gióng chỉ muốn lấy thưởng vua ban ( giúp dân rồi chỉ có mục đích là lấy lộc vua ban).Nên như vậy thì vua sẽ không lập đền thờ và những dấu tích của Thánh Gióng sẽ không được lưu lại và truyện sẽ có ý nghĩa thay đổi.Nên muốn truyện hay và có ý nghĩa về 'người dũng sĩ' đánh quân xâm lược và không cần trả ơn thì tác giả phải để Thánh Gióng bay về trời.Truyện sẽ có ý nghĩa hay hơn.

Vì bay sẽ ko phải giải thích Giong ở đâu