K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 6 2021

B nha bn

13 tháng 6 2021

dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa từ lạc quan?

a. Cách nhìn, thái độ tin tưởng ở tương lai.

b. Luôn tin tưởng những điều tốt đẹp ở tương lai.

c. Không bao giờ nhụt chí, bi quan, kể cả khi gặp khó khăn, nguy hiểm.

d. Không bao giờ lùi bước trước những khó khăn, thử thách.

12 tháng 6 2021

D nha bạn

nhớ k cho mình nha

13 tháng 6 2021

Dòng nào nêu đúng nghĩa của cụm từ danh lam thắng cảnh?

a. Những cảnh đẹp nổi tiếng của mỗi quốc gia.

b. Những di tích lịch sử nổi tiếng.

c. Những di tích hoặc cảnh đẹp nổi tiếng nói chung.

d. Những nơi thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan, ngắm cảnh.

12 tháng 6 2021

D nha bạn

nhớ k cho mình nha

13 tháng 6 2021

Dòng nào nêu đúng nghĩa của cụm từ danh lam thắng cảnh?

a. Những cảnh đẹp nổi tiếng của mỗi quốc gia.

b. Những di tích lịch sử nổi tiếng.

c. Những di tích hoặc cảnh đẹp nổi tiếng nói chung.

d. Những nơi thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan, ngắm cảnh.

12 tháng 6 2021

1. ĐT là gì?

2. Đoạn văn tả cảnh hoạt động của một ngôi làng ven sông vào chiều.

3. Từ láy time: lanh canh 

    Từ ghép time: vắng lặng 

              (Sai nghen : ...thả khói "ghi" ngút cả một vùng... 

                                              "nghi" ngút chứ)

12 tháng 6 2021

ĐT là  động từ

12 tháng 6 2021

I. Mở bài: (0,5 điểm)

Dẫn dắt, đưa nhận định

II. Thân bài:

1. Giải thích: (0,5 điểm)

Đúng như nhà văn A-na tô-li Phơ-răng đã nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”. Có nghĩa là đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ gửi gắm trong đó. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở, suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ.

2. Chứng minh: (8 điểm)

HS tìm các phương diện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ của cả hai bài thơ để phân tích. (Hoặc có thể phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ theo từng bài thơ). Sau đây là gợi ý:

a. LĐ 1: Dù sống trong ngục tù nhưng những người chiến sĩ vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu sâu sắc:

  • Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tu tưởng tượng một mùa hè chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng)
  • Bài thơ “Ngắm trăng”:
    • Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. Người thấy thiếu mọi nghi thức thông thường. Cái thiếu “ rượu” và “hoa” là cái thiếu của một thi nhân chứ không phải là cái thiếu của một tù nhân (dẫn chứng)
    • Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác (dẫn chứng)
    • Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Qua nghệ thuật đối và nhân hoá làm nổi bật tình cảm song phương, cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người (dẫn chứng)

b. LĐ 2: Họ luôn khao khát tự do mãnh liệt:

  • Niềm khao khát mãnh liệt về với tự do còn được bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối: d/c. Cách ngắt nhịp độc đáo, kết hợp với những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất) và những từ cảm thán (ôi, làm sao, thôi) làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ đã tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống. Còn tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới.
  • Còn Bác luôn hướng ra ánh sáng. Đó là vầng trăng, là bầu trời, là tự do và đó cũng là hy vọng, là tương lai.

c. LĐ 3: Người chiến sĩ cộng sản ấy cũng mang một phong thái ung dung, lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù (cuộc vượt ngục tinh thần).

3. Tổng hợp: (0,5 điểm)

  • Như vậy, qua hai bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản khi ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.
  • Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.

III. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lại nhận định và cảm nghĩ, liên hệ…

12 tháng 6 2021

I. Mở bài: (0,5 điểm)

Dẫn dắt, đưa nhận định

II. Thân bài:

1. Giải thích: (0,5 điểm)

Đúng như nhà văn A-na tô-li Phơ-răng đã nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”. Có nghĩa là đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ gửi gắm trong đó. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở, suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ.

2. Chứng minh: (8 điểm)

HS tìm các phương diện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ của cả hai bài thơ để phân tích. (Hoặc có thể phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ theo từng bài thơ). Sau đây là gợi ý:

a. LĐ 1: Dù sống trong ngục tù nhưng những người chiến sĩ vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu sâu sắc:

  • Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tu tưởng tượng một mùa hè chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng)
  • Bài thơ “Ngắm trăng”:
    • Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. Người thấy thiếu mọi nghi thức thông thường. Cái thiếu “ rượu” và “hoa” là cái thiếu của một thi nhân chứ không phải là cái thiếu của một tù nhân (dẫn chứng)
    • Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác (dẫn chứng)
    • Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Qua nghệ thuật đối và nhân hoá làm nổi bật tình cảm song phương, cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người (dẫn chứng)

b. LĐ 2: Họ luôn khao khát tự do mãnh liệt:

  • Niềm khao khát mãnh liệt về với tự do còn được bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối: d/c. Cách ngắt nhịp độc đáo, kết hợp với những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất) và những từ cảm thán (ôi, làm sao, thôi) làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ đã tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống. Còn tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới.
  • Còn Bác luôn hướng ra ánh sáng. Đó là vầng trăng, là bầu trời, là tự do và đó cũng là hy vọng, là tương lai.

c. LĐ 3: Người chiến sĩ cộng sản ấy cũng mang một phong thái ung dung, lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù (cuộc vượt ngục tinh thần).

3. Tổng hợp: (0,5 điểm)

  • Như vậy, qua hai bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản khi ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.
  • Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.

III. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lại nhận định và cảm nghĩ, liên hệ…

12 tháng 6 2021

- Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

- Thân bài:

a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

* Chị Dậu: là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ

nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng:

- Là một người vợ giàu tình yêu thương (dẫn chứng).

- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng (dẫn chứng).

* Lão Hạc: tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân:

- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).

- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng).

b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh…

* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi làm đồn điền cao su, lão thui thủi sống một mình cô đơn làm bạn với cậu vàng.

- Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử – một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội.

c. Bức chân dung của chị Dậu và lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:

- Nó bộc lộ cách nhìn về nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người….

- Kết bài: Khẳng định vấn đề.

12 tháng 6 2021

1/ Mở bài:

Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám.

2/ Thân bài:

a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng.

* Chị Dậu: Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng: Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể:

– Là một người vợ giàu tình thương: Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế.

– Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng.

* Lão Hạc: Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở:

– Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).

– Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng)

b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại.

* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử.

c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm:

– Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người.

– Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người… Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất…

3/ Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề.

12 tháng 6 2021

khi chúng ta cười ở đám ma thì đó là 10 cú đấm :))

Ông cha ta có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Quả thực, trong đời sống mọi thứ đều đáng giá, quý báu vô cùng, vô tận khi ta nhìn nhận nó bởi niềm vui, niềm hạnh phúc. Một nụ cười mang hơi ấm, mang niềm tin và cho con người gắn kết với nhau hơn bao giờ hết. Chỉ khi mang nụ cười yêu thương thì con người mới có thể hạnh phúc và thêm hiểu nhau. Nụ cười xua tan mệt nhọc, nụ cười tiếp thêm động lực. Và ta, ta cười để chính ta hạnh phúc hơn trong cuộc đời nhiều chông gai, trắc trở này. 

Hình như đề bài là tả về lễ hội đền hùng

Bạn tham khảo nha!!!

                                                                                       Bài làm:        

Em rất tự hào về lễ hội Đền Hùng tại Phú Thọ quê em. Dọc con đường trải dài hàng km, hàng nghìn người nghẹn ngào xúc động, từ từ hành hương về phía đền chính. Các cụ, các bà khăn đóng, áo dài, các anh, các chị đua nhau mặc những bộ quần áo nẹp đỏ thời xưa rước kiệu từ các nơi về đền chính. Trời tháng ba mát mẻ. Nắng cuối xuân chiếu xuống cây cối um tùm. Rừng sơn, rừng cọ xum xuê, xanh mướt. Núi Ngũ Lĩnh trông thật hùng vĩ và uy nghi khác thường. Đi theo kiệu sơn son thếp vàng là đoàn người chiêng trống vang vang. Cổng đền Hùng ở chân núi phía tây. Muốn thăm các đền phải leo rất cao, cả thảy 495 bậc đá ong, uốn lượn theo triền núi. Đền Hùng có mấy bậc cấp, dưới cùng là đền có hai cái giếng. Tương truyền là giếng tắm của công chúa con vua đời thứ 18. Lên cao nữa là đền Hạ. Theo cô thuyết minh, đây là nơi bà Âu Cơ sinh trăm con trai, chia nhau làm chủ các vùng. Người con cả ở lại thành Hùng Vương. Lên cao gần 200 bậc nữa thì đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng với Lạc Hầu, Lạc Tướng bàn việc nước hệ trọng. Đến đời Hùng Vương thứ 6 còn thờ Phù Đổng nữa.

Đi hết các đền ở dưới, đi tiếp khoảng hơn 100 bậc nữa là tới núi Hùng, nơi thờ trời đất…. Nên người ta sắm lễ bánh chưng, bánh giầy, xôi, gà, hoa quả để làm lễ vật dâng lên thành tâm tưởng nhớ vể tổ tiên. Nhũng người đi thăm đất tổ đều chung một mong muốn là để nhớ về cội nguồn, dâng lên tổ tiên tấm lòng thành kính của mình bằng nén hương, lễ vật. Theo tục lệ, bất cứ ai, dù theo đạo Phật, đạo Gia Tô, là người Mường hay người Kinh,… đều tới đây với tâm niệm ấy. Bởi vậy, sau lời phát biểu của Bộ trưởng Bộ Văn hóa nói về ý nghĩa nguồn dân tộc. Sau giờ phút trang nghiêm thành kính của con cháu trước tổ tiên, các cuộc vui mở ra nhiều hình, lắm vẻ. Các cô gái Mường lấy chầy như cây gậy sơn xanh đỏ, gõ xuống mặt trống xen lẫn với đoàn người đánh chiêng, cồng theo nhịp điệu lạ tai. Lại có cả đám nam, nữ thanh niên lấy chầy gõ xuống cái máng gỗ nhịp nhàng. Rồi múa lân, múa sư tử, nhảy sạp…

Được về dự ngày giỗ tổ, cha mẹ em cũng như mọi người, nét mặt ai cũng rạng rỡ, vui vẻ khi nhớ lại những câu chuyện về cái thời “xã tắc vững bền, vua tôi hòa thuận”, và còn bao nhiêu truyền thuyết thú vị nữa, không sao nhớ hết. Sau phần lễ, các trò chơi được mở ra rất vui nhộn và hấp dẫn. Buổi tối, pháo hoa rực rỡ in trên bầu trời.

Ra về nhưng những hình ảnh về buổi lễ vẫn còn nguyên trong tâm trí em. Các vua Hùng đã có công lao rất lớn đối với dân tộc, em tự hứa với lòng mình, sẽ học tập tốt để đền đáp công ơn của tổ tiên, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

                                                                                      Học tốt!!!

12 tháng 6 2021

a, đi : là một hành động, một sự chuyển động của con người

b, đi : hiểu theo nghĩa là " ra đi " tức là mất, chết

12 tháng 6 2021

a) "đi" ở đây có nghĩa là đi bộ

b) "đi" ở đây có nghĩa là chết

12 tháng 6 2021

Bạn tham khảo!

Em yêu quý nhất là mẹ trong lòng em ,mẹ luôn là người mẹ hiền và là hinh ảnh cao dẹp nhất. Mẹ một tiếng nghe dảng dị mà lại chứa chan tình cảm vô bờ bếnh như lời bài hát:

“Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào

Tình mẹ tha thiết như dòng suốI hiền ngọt ngào”

Năm nay mẹ em 42 tuổi .Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truỵên cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Dôi bàn tay mẹ ko đẹp , nó dã bị chai như ghi lai những nổI vất vả của mẹ trong bao năm nay dã nuôi em khôn lớn nên ngườI. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm! Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình. Tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em... Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em...

Có lần tôi bị bệnh mẹ chở em lên bệnh viện trảng Bàng . Mẹ em nghỉ dạy để chăm sóc tôi vì ba tôi bận công tác xa , cơm nước quần áo , tắm rửa mẹ em phảI làm cả . Về nhà em cảm thấy khỏe , nên mẹ đi dạy một buổI , trưa về mẹ chăm sóc cho em , hai bàn tay mẹ gượng nhẹ thận trọng âu yếm biết bao . lúc đó ánh mắt mẹ tràng gặp thương xót , nhưng miệng mẹ vẫn tươi cườI kể chuyện này chuyện nọ cho em nghe để em chống mau hết bệnh. MỗI khi đau ốm mẹ em túc trực bên em sáng đêm , tận tụy lo lắng ,cử động chậm rãi , gượng nhẹ xếp đặt mọI công việc trong ngoài không rảnh tay dù bận mấy đi nữa mẹ cũng không quên nấu những bữa ăn ngon

Mẹ khuyên lơn em đủ điều , giọng lúc nào cũng êm đềm thấm thía .

Mẹ luôn công tư rạch ròi , về nhà mẹ là mẹ , nhưng trên bục giảng mẹ là ngườI thầy , nếu em vi phạm thì phạt ngay , mẹ không hề châm chước hay thiên vị.

Cảnh đêm khuya mẹ ngồI soạn từng trang giáo án , để chuẩn cho tiết dạy ngày mai Có hôm thấy mẹ thả dài ngườI trên ghế có vẽ nghĩ ngợI xa xôi

Mẹ ôm tôi , nâng niu ng vòng tay âu yếm. Mẹ đứng ngồi không yên, khi em đi học về muộn .

Lòng mẹ còn mênh mông bao la hơn cả biển rộng sông dài. Biển dù rộng vẫn còn không ra khỏi giới hạn của địa cầu. Sông dù có dài thăm thẳm vẫn còn thước để đo. Còn lòng mẹ thì cao xa vời vợi như lòng trời vô tận trong vũ trụ mênh mông. Lòng mẹ là thiên đàng hạnh phúc thăm thẳm ngút ngàn. Chỉ có lòng mẹ mới đủ sức chứa nổi nguồn sống của nhân loại. Thượng Đế đã ban tặng cho con người sự sống phát sinh từ lòng mẹ. Vì vậy mà ta có thể nói hạnh phúc của loài người chính tâm hồn cao thượng của người mẹ hiền. Mỗi người chúng ta, dù sang hèn hay giàu nghèo. Chúng ta cũng có một tình thương vô bờ vô bến của mẹ hiền. Vì mẹ chúng ta, yêu thương chúng ta bằng tình yêu của Thượng Đế. Cũng vì thế mà không có gì có thể sánh với tình mẹ thương con.

Ai rằng công mẹ bằng non

Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn.”

12 tháng 6 2021

                         Dàn ý

I. Mở bài

Ví dụ:

Gia đình em bao gồm 4 thành viên, mọi người đều rất yêu thương và quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Nhưng người mà luôn hy sinh và yêu thương gia đình nhiều nhất chính là mẹ của em. Mẹ là người chăm sóc em từng li từng tí và luôn đồng hành cùng em trên mọi chặng đường.

II. Thân bài

1. Kể bao quát về mẹ của em

- Mẹ em năm nay 44 tuổi.

- Mẹ em là một người nội trợ của gia đình.

- Mẹ em rất yêu thương và chăm sóc gia đình.

2. Kể chi tiết về mẹ của em

a. Kể về ngoại hình của mẹ em

- Mẹ em rất xinh đẹp.

- Mẹ em có mái tóc dài đen óng ả.

- Khuôn mặt mẹ ốm.

- Đôi mắt mẹ long lanh.

- Mũi mẹ cao.

- Miệng mẹ luôn cười chum chím.

- Mẹ có dáng người thấp nhỏ.

- Mẹ hay mặc đồ kín đáo và chừng mực.

b. Kể về tính tình của mẹ em

- Mẹ em rất hiền.

- Mẹ dịu dàng.

- Mẹ luôn thương yêu và giúp đỡ mọi người.

- Mẹ được mọi người yêu mến và thương yêu.

c. Kể về hoạt động của mẹ em

- Mẹ em làm công việc nội trợ.

- Mỗi ngày mẹ đi chợ, mẹ nấu ăn, giặt đồ…

- Mẹ có nuôi một đàn gà.

- Mẹ chăm sóc thửa rau bên nhà.

- Mẹ tất bật với mọi công việc.

III. Kết bài

Ví dụ: Mẹ em là một người phụ nữ vừa xinh đẹp vừa dịu dàng, vất vả chăm sóc gia đình, nuôi nấng chúng em. Vì vậy em sẽ luôn nghe lời mẹ, học tập thật giỏi để không bao giờ làm phiền lòng mẹ.

                                                         Bài làm:

Gia đình là tiếng gọi thật thiêng liêng. Đó là nơi mỗi người muốn tìm về dù ở bất cứ hoàn cảnh nào trong cuộc đời. Bởi ở đó có những người thân yêu luôn dang rộng vòng tay chào đón chúng ta. Đặc biệt là mẹ - người yêu thương chúng ta nhất trong cuộc đời.

Mẹ của em cũng giống như bao người mẹ khác - luôn vất vả một đời vì con. Năm nay, mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi. Khuôn mặt tròn trịa phúc hậu. Nước da không còn trắng hồng như trước, mà đã điểm những nốt tàn nhang. Dáng người mẹ khá đầy đặn. Đôi bàn tay nhiều vết chai sần. Với em, mẹ là người phụ nữ xinh đẹp nhất. Mẹ em làm nghề bác sĩ. Công việc hàng ngày rất bận rộn. Nhưng mẹ vẫn dành thời gian chăm sóc chung em. Em thích nhất là được ăn những món ăn do mẹ nấu. Tuy đó không phải là sơn hào hải vị, nhưng lại vô cùng ngon. Vì nó được nấu từ chính tình yêu thương của mẹ dành cho em, cho bố.

Ngày 20 tháng 10 - ngày Phụ nữ Việt Nam năm nay, em và bố đã chuẩn bị cho mẹ một món quà bất ngờ. Em và bố đã tự tay nấu một bàn thức ăn có những món mà mẹ thích: sườn xào chua ngọt, canh cá nấu chua, măng kho tương… Em còn cắm một lọ hoa hồng rồi để chính giữa bàn ăn. Tuy không được đẹp bằng mẹ cắm nhưng em tin chắc nếu mẹ biết là do cô con gái rượu tự tay cắm tặng mình, thì sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Mọi công việc chuẩn bị đã xong xuôi. Hai bộ con đồng ý với nhau rằng công việc quả nội trợ quả thật rất vất vả. Mẹ thật phi thường khi vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà. Khi mẹ về đến nhà, nhìn thấy bàn ăn thịnh soạn đã rất bất ngờ. Bố còn tặng mẹ một bó hoa loa kèn - loài hoa mà mẹ rất thích. Em đã nhìn thấy trong đôi mắt mẹ là niềm vui. Sau đó, chúng tôi cùng nhau ăn cơm thật vui vẻ, mẹ còn khen các món ăn rất ngon. Và mẹ cảm thấy rất tự hào khi con gái thật khéo tay, cắm được một lọ hoa rất đẹp.

Có khi em đã khiến mẹ cảm thấy buồn lòng. Còn nhớ khi em còn học lớp 5, một lần tôi đến nhà bạn chơi. Do quá mải chơi nên khi về đến nhà thì trời đã tối. Trên đường về, em nghĩ rằng chắc chắn sẽ bị mẹ mắng. Nhưng về đến nhà, em lại không thấy mẹ đâu, bố thì đi công tác phải cuối tuần mới về. Nhưng trên bàn ăn lại có mâm cơm đã dọn sẵn. Em ngồi ăn cơm xong mà lòng đầy lo âu. Sau khi ăn xong, em lén vào phòng ngủ thì nhìn thấy mẹ đang nằm trên giường. Em khẽ gọi: “Mẹ ơi!” nhưng không thấy tiếng trả lời. Em liền đến cạnh giường. Mẹ khẽ thì thào rằng mẹ đang bị ốm. Lúc đó, em cảm thấy rất hối hận và lo lắng. Em liền hỏi han xem mẹ đã uống thuốc chưa. Rồi chạy đi pha cho mẹ một bát cháo, giúp mẹ uống thuốc. Xong xuôi, em ngồi bên cạnh nhìn mẹ. Ánh mắt mẹ trìu mến nhìn em. Em liền bật khóc rồi xin lỗi mẹ. Nhưng mẹ chỉ nhẹ nhàng vuốt tóc rồi an ủi em. Sau kỉ niệm lần đó, em đã cảm nhận được sự vất vả của mẹ. Em còn tự nhủ sẽ cố gắng ngoan ngoan để mẹ luôn vui lòng.

Đối với em, mẹ là người rất quan trọng. Không chỉ dạy dỗ em nhiều điều mà còn dành cho em tình yêu thương vô bờ. Mẹ chính là điểm tựa của mỗi con người trong cuộc đời này.