K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2018
  • Một em bé chừng 4 – 5 tuổi:

Hình dáng: nhỏ nhắn, tròn trĩnh,...

Khuôn mặt: mũm mĩm, mắt long lanh, môi đỏ hồng,...

Cử chỉ: ngây ngôn, hay cười, ...

Giọng nói: dễ thương, nói nhiều như ông cụ non,...

  • Một cụ già cao tuổi:

Hình dáng: lưng còng, chống gậy,...

Khuôn mặt: hiền từ, da nhắn nheo, mắt đeo kính, miệng móm mém,...

  • Cô giao của em đang say sưa giảng bài

Cô giáo dạy môn gì? (tiếng anh, toán,…)

Giờ học về nội dung gì? (Các thì trong tiếng anh, lũy thừa,…)

Giọng của cô giáo khi giảng bài? (nhỏ nhẹ, rõ ràng,…)

Khi cô giáo giảng bài thì biểu lộ sắc thái như thế nào? (nghiêm khắc, hiền từ,…)

19 tháng 2 2018

kết bạn thì k cho mik ik

19 tháng 2 2018

hay qua

19 tháng 2 2018

kiểu anime là đẹp nhất bạn ạ hihi

19 tháng 2 2018

bạn ấn vào chỗ thông tin tài khoản rồi ấn vào thay ảnh là xonh

19 tháng 2 2018

Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu hy vọng, tượng trưng cho sự giàu sang phú quý (vì trùng với màu của vàng), hợp với niềm hân hoan chờ đón Tết đang rạo rực trong lòng người dân. Với ý nghĩa đó, gia đình nào cũng cố gắng trang trí một vài cây hoa mai nở rộ trong nhà với mong muốn bước sang năm mới có nhiều niềm hân hoan, hạnh phúc, tiền tài, công danh được dâng cao gấp bội. 

Theo quan niệm của nhiều người, hoa mai nở càng có nhiều cánh thì càng đẹp và nhà đó càng giàu có. Nhưng theo quan niệm của các cụ già xưa, nếu cây mai nhà nào chỉ nở toàn hoa mai 7 cánh thì nhà đó sẽ “đại cát đại quý” trong năm đó.Hoa mai thích hợp với khí hậu ở miền Trung và miền Nam nước ta. 

Mai vàng tượng trưng cho sự phú quý, giàu sang. Trong ngày Tết, mọi người thường mua cây (hoặc cành) mai vàng nhiều lộc bởi theo quan niệm của phong thủy, hoa mai nở đúng lúc giao thừa hay sớm mùng một sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc sẽ đến với gia đình trong năm đó. 
đây ý nghĩa đây ^^

19 tháng 2 2018

lên google là có hết

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
28 tháng 2 2018

- Câu thơ sử dụng phép nhân hóa "khăn" mà biết "thương" thực chất nhằm kín đáo bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình, đó là nỗi nhớ "đứng ngồi không yên" của cô gái dành cho chàng trai.

- Câu thơ sử dụng phép hoán dụ (lấy bộ phận để chỉ toàn thể) qua từ "bàn tay". Ý nói nhờ trí óc và sức lao động của con người có thể tạo nên mọi thứ của cải vật chất.

29 tháng 4 2018

Khăn: chỉ người con gái

Bộc lộ sâu sắc kín đáo nỗi nhớ của người con gái nhưng cũng rất mãnh liệt 

Hoán dụ lấy  cái bộ phận  chỉ  cái toàn  thể

Khẳng định sức mạnh  của lao động 

19 tháng 2 2018

câu đố :

cái gì quan trọng nhất của phụ nữ

đáp án : 

hội Liên Hiệp Phụ Nữ

hok tốt !

19 tháng 2 2018

Cái lưỡi

18 tháng 2 2018

Học tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí" của nhà văn Tô Hoài, em thích nhất là chương I. Đó là chương kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

 

Theo phong tục của họ hàng nhà Dế thì Dế Mèn phải ra ở riêng bắt đầu cuộc sống tự lập. Điều này khiến Dế Mèn phấn khởi vô cùng. Hàng ngày Dế Mèn dậy thật sớm cặm cụi đào hang thật sâu có đầy đủ ngách thượng, đường tắt, cửa sau phòng khi có kẻ đến bắt nạt thì có đường thoát thân. Đào đất xong Dế Mèn còn làm một cái giường vững chãi và đẹp. Hoàng hôn xuông, Mèn cùng bà con hàng xóm tụ tập ở bãi cỏ ca hát chào tạm biệt ông mặt trời. Khi trăng lên, tất cả cùng nhau nhảy múa tưng bừng. Chẳng bao lâu Dế Mèn đã hòa nhập vào cuộc song thường ngày của họ hàng nhà Dế.

Nhờ ăn uống có điều độ và làm việc có chững mực nên chẳng bao lâu Dế Mèn trở thành một chàng thanh niên cường tráng và bảnh trai lắm và cũng từ đó tính tình của Mèn cũng thay đổi hẳn. Hắn kiêu căng, hống hách hung hăng, dám cà khịa với bà con lối xóm, rồi quát mắng chị Bò Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… Vì nể mặt nên bà con xóm giềng không ai nói đến. Nhưng, Dế Mèn lầm tưởng mọi người sợ mình nên ngày càng kiêu ngạo và tự cho mình là đứng đầu thiên hạ. Chính cái tính kiêu ngạo ngang bướng ấy mà Dế Mèn phải trả một giá rất đắt và cũng là bài học đường đời đầu tiên của hắn.

Hàng xóm của Dế Mèn có một chú dế bi tật bẩm sinh, ốm yếu gầy gò nên luôn bị Dế Mèn chế giễu – đó là Dế Choắt. Một hôm, Mèn sang chơi nhà Choắt. Thấy đồ đạc bề bộn, nó lên giọng kẻ cả: 

– Sao sống cẩu thả thế này? Có cái hang mà đào không nổi sao, nhỡ thằng Chim cắt đi ngang qua trông thấy chú mày, nó tưởng là mồi thế là di đời đấy. Chú mày lớn mà chẳng khôn gì cả.

Nghe Mèn nói thế, Choắt ngỏ ý nhờ Mèn đến giúp cái ngách thông giữa nhà Choắt và nhà Mèn đê khi “tắt lửa tối đèn" hoặc có kẻ bắt nạt thì Choắt có đường thoát thân. Vừa mới nghe xong Mèn không giúp mà còn mắng cho một trận rồi bỏ về.

Một buổi chiều kia, Mèn ra đứng trước cửa xem Cò, Diệc… bắt tôm, cá ở cái hồ trước nhà. Mặt hồ mênh mông. Cò vạc kéo về rất đông cãi cọ nhau om sòm. Bỗng chị Cốc béo núp ở dưới đám cỏ bay lên đứng ria lông, ria cánh trước cửa hang của bế Mèn. Dế Mèn muốn trêu chị Cốc bèn lên tiếng gọi Choắt phụ họa. Lúc này Choắt đang lên cơn hen nên từ chối và có lời khuyên can Mèn. Nhưng Mèn không nghe rồi cất giọng khiêu khích:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông 

Ba con cùng béo vặt lông con nào

Vặt lông con Cốc cho tao 

Tao nấu, tao nướng, tao xào tao ăn.

Vừa nghe hát, Cốc hoảng sợ định bay lên cao. Nhưng khi định thần lại, chị đi chậm rãi đến cửa hang Mèn. Thấy vậy, Mèn vội chạy và chui vào giường nằm. Nhìn vào bên trong không thấy Dế Mèn nhưng lại thấy Choắt đang loay hoay ở cửa hang, Cốc tiến tới hỏi lớn.

– Đứa nào dám cạnh khóe gì tao thế?

– Thưa chị em đâu có đám nói gì ạ!

Choắt vừa nói vừa tụt lùi vào trong hang, nhưng Cốc nhanh hơn đã mổ xuống lưng Choắt hai cái làm Choắt gãy xương sống nằm mẹp. Một lúc sau biết Cốc đi rồi, Mèn bò lên chạy sang Choắt thấy Choắt nằm thoi thóp. Mèn nâng Choắt lên với cõi lòng tan nát Trước khi tắt thở, Choắt nhắn lại với Mèn "Ở đời không nên ngông cuồng hung hăng, hống hách, kiêu ngạo". Dế Mèn chôn cất Choắt tử tế đắp thành một nấm mộ cao bên vùng cỏ non xanh mượt. Đứng thật lâu trước mộ Choắt, Dế Mèn ngẫm nghĩ lại những chuyện dã qua với lòng nặng triu nỗi buồn thương da diết về Choắt. Đây là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

18 tháng 2 2018

Học tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí" của nhà văn Tô Hoài, em thích nhất là chương I. Đó là chương kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Theo phong tục của họ hàng nhà Dế thì Dế Mèn phải ra ở riêng bắt đầu cuộc sống tự lập. Điều này khiến Dế Mèn phấn khởi vô cùng. Hàng ngày Dế Mèn dậy thật sớm cặm cụi đào hang thật sâu có đầy đủ ngách thượng, đường tắt, cửa sau phòng khi có kẻ đến bắt nạt thì có đường thoát thân. Đào đất xong Dế Mèn còn làm một cái giường vững chãi và đẹp. Hoàng hôn xuông, Mèn cùng bà con hàng xóm tụ tập ở bãi cỏ ca hát chào tạm biệt ông mặt trời. Khi trăng lên, tất cả cùng nhau nhảy múa tưng bừng. Chẳng bao lâu Dế Mèn đã hòa nhập vào cuộc song thường ngày của họ hàng nhà Dế.

Nhờ ăn uống có điều độ và làm việc có chững mực nên chẳng bao lâu Dế Mèn trở thành một chàng thanh niên cường tráng và bảnh trai lắm và cũng từ đó tính tình của Mèn cũng thay đổi hẳn. Hắn kiêu căng, hống hách hung hăng, dám cà khịa với bà con lối xóm, rồi quát mắng chị Bò Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… Vì nể mặt nên bà con xóm giềng không ai nói đến. Nhưng, Dế Mèn lầm tưởng mọi người sợ mình nên ngày càng kiêu ngạo và tự cho mình là đứng đầu thiên hạ. Chính cái tính kiêu ngạo ngang bướng ấy mà Dế Mèn phải trả một giá rất đắt và cũng là bài học đường đời đầu tiên của hắn.

Hàng xóm của Dế Mèn có một chú dế bi tật bẩm sinh, ốm yếu gầy gò nên luôn bị Dế Mèn chế giễu – đó là Dế Choắt. Một hôm, Mèn sang chơi nhà Choắt. Thấy đồ đạc bề bộn, nó lên giọng kẻ cả: 

– Sao sống cẩu thả thế này? Có cái hang mà đào không nổi sao, nhỡ thằng Chim cắt đi ngang qua trông thấy chú mày, nó tưởng là mồi thế là di đời đấy. Chú mày lớn mà chẳng khôn gì cả.

Nghe Mèn nói thế, Choắt ngỏ ý nhờ Mèn đến giúp cái ngách thông giữa nhà Choắt và nhà Mèn đê khi “tắt lửa tối đèn" hoặc có kẻ bắt nạt thì Choắt có đường thoát thân. Vừa mới nghe xong Mèn không giúp mà còn mắng cho một trận rồi bỏ về.

Một buổi chiều kia, Mèn ra đứng trước cửa xem Cò, Diệc… bắt tôm, cá ở cái hồ trước nhà. Mặt hồ mênh mông. Cò vạc kéo về rất đông cãi cọ nhau om sòm. Bỗng chị Cốc béo núp ở dưới đám cỏ bay lên đứng ria lông, ria cánh trước cửa hang của bế Mèn. Dế Mèn muốn trêu chị Cốc bèn lên tiếng gọi Choắt phụ họa. Lúc này Choắt đang lên cơn hen nên từ chối và có lời khuyên can Mèn. Nhưng Mèn không nghe rồi cất giọng khiêu khích:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông 

Ba con cùng béo vặt lông con nào

Vặt lông con Cốc cho tao 

Tao nấu, tao nướng, tao xào tao ăn.

Vừa nghe hát, Cốc hoảng sợ định bay lên cao. Nhưng khi định thần lại, chị đi chậm rãi đến cửa hang Mèn. Thấy vậy, Mèn vội chạy và chui vào giường nằm. Nhìn vào bên trong không thấy Dế Mèn nhưng lại thấy Choắt đang loay hoay ở cửa hang, Cốc tiến tới hỏi lớn.

– Đứa nào dám cạnh khóe gì tao thế?

– Thưa chị em đâu có đám nói gì ạ!

Choắt vừa nói vừa tụt lùi vào trong hang, nhưng Cốc nhanh hơn đã mổ xuống lưng Choắt hai cái làm Choắt gãy xương sống nằm mẹp. Một lúc sau biết Cốc đi rồi, Mèn bò lên chạy sang Choắt thấy Choắt nằm thoi thóp. Mèn nâng Choắt lên với cõi lòng tan nát Trước khi tắt thở, Choắt nhắn lại với Mèn "Ở đời không nên ngông cuồng hung hăng, hống hách, kiêu ngạo". Dế Mèn chôn cất Choắt tử tế đắp thành một nấm mộ cao bên vùng cỏ non xanh mượt. Đứng thật lâu trước mộ Choắt, Dế Mèn ngẫm nghĩ lại những chuyện dã qua với lòng nặng triu nỗi buồn thương da diết về Choắt. Đây là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

18 tháng 2 2018

Ví dụ:

RAU CÂU DỪA

NỘM RAU CÂU

CANH RAU CÂU BIỂN 

RAU CÂU XÀO THẬP CẨM

RAU CÂU XÀO THỊT BÒ

18 tháng 2 2018

nhanh lên, mình h cho 3 cái

18 tháng 2 2018

Đây là môn sinh học.Bạn lộn web rồi
 

18 tháng 2 2018

bạn cần làm j vậy

18 tháng 2 2018

Tôi là thầy Mạnh Tử. Mẹ của tôi là một người mẹ tuyệt vời. Tôi xin kể lại cho các bạn nghe câu chuyện mẹ đã dạy dỗ tôi học khi tôi còn bé. Lớn lên, tôi thành người như ngày hôm nay là nhờ công dạy dỗ của mẹ tôi.

Thuở nhỏ, nhà tôi ở gần nghĩa địa, hàng ngày tôi thấy người ta đào, chôn, lăn khóc. Vì còn nhỏ, nhìn thấy cảnh đó hay hay, tôi về nhà cũng bắt chước người ta. Tôi cũng đào, chôn, lăn và khóc. Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, chẳng nói gì mà chuyển nhà tôi đến nơi ở mới. Lần này, nhà tôi ở gần một cái chợ. Tôi hay ra chợ chơi, thấy cảnh người ta buôn bán điên đảo thậm chí còn lấy làm thích thú. Về nhà, tôi cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán điên đảo nhưng mẹ tôi không vui. Mẹ lại chuyển nhà đi nơi khác. Nhà mới của tôi ở gần trường học. Nơi đây, tôi thấy lũ trẻ đua nhau học tập, lễ phép với thầy giáo, về nhà, tôi cũng bắt chước học tập theo lũ trẻ. Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, mẹ vui lắm.

Một hôm, tôi nhìn thấy hàng xóm giết lợn. Tò mò, tôi đem hỏi mẹ. Mẹ nhìn tôi cười và nói "Để cho con ăn đấy". Tôi vui mừng reo lên: "Hay quá! sắp có thịt lợn ăn rồi". Tôi thấy mẹ thoáng chau mày. Lúc sau, mẹ mang thịt lợn về cho tôi ăn. Tôi thấy, mọi lời nói và việc làm của mẹ đều đi đôi với nhau.

Một lần, tôi đang đi học nhưng vì mải chơi nên đã bỏ học về nhà. Tôi thấy mẹ đang ngồi dệt vải. Thấy tôi không đi học, mẹ gọi tôi lại gần. Tôi nghĩ lần này nhất định sẽ bị ăn đòn. Nhưng khi tôi đến gần, mẹ chẳng nói gì, chỉ lẳng lặng cầm dao cắt đứt tấm vải dang dệt trên khung và nhẹ nhàng bảo tôi: "Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như người ta đang dệt vải mà mình cắt đứt đi vậy".



 

18 tháng 2 2018

Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị (người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử). Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng. Thời niên thiếu, Mạnh Tử làm môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng giáo.

Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia... (thời kỳ bách gia tranh minh). Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác. Ông cho rằng "kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị người trị". Học thuyết của ông gói gọi trong các chữ "Nghĩa", "Trí", "Lễ", "Tín". Ông đem học thuyết của mình đi truyền bá đến vua chúa các nước chư hầu như Tề Tuyên Vương (nước Tề), Đằng Văn Công (nước Đằng), Lương Huệ Vương (nước Nguỵ)...nhưng không được áp dụng. Về cuối đời ông dạy học và viết sách, sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách quan trọng của Nho giáo. Ông được xem là ông tổ thứ hai của nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử).

Tham khảo thêm tại: Mạnh Tử – Wikipedia tiếng Việt