K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2021
ko làm mà đòi có ăn thì ăn gì biết chưa ?:)
8 tháng 11 2021

Nhóm mik tự lm rồi

bạn thi r hả

bạn ở đâu vậy

7 tháng 11 2021

Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

Đến thăm bác, bác đang đau ốm ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.

có thể ko hay nhưng đây là tâm huyết của mình đó !

hihi

7 tháng 11 2021

Tham khảo :

Mỗi chúng ta ai cũng có những người bạn để cùng nhau tâm tình và có được những phút giây chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Có những người bạn, người tri kỉ bên cạnh chia sẻ, niềm vui sẽ được nhân lên gấp đôi, nỗi buồn cũng sẽ vơi đi một nửa. Những điều đó đã khiến cho cuộc sống của chúng ta có nhiều kỉ niệm và động lực hơn bao giờ hết. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được những tình bạn như vậy. Và Nguyễn Khuyến nằm trong số những người may mắn đó. Ông có được một tình bạn rất đẹp và tình cảm ấy được thể hiện rất rõ trong bài thơ Bạn đến chơi nhà sau đây.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Hai câu thơ đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoàn cảnh khi hai người bạn gặp nhau. Lúc ấy, người bạn của nhà thơ tới chơi sau một khoảng thời gian khá lâu mà hai người mới gặp nhau. Thế nhưng, tình trạng lúc ấy, chỉ có một mình nhà thơ ở nhà, những người trẻ tuổi trong nhà đều đã đi vắng hết, ngay cả nơi để cho mọi người mua bán cũng lại không gần nhà. Những lí do hết sức khách quan ấy khiến cho nhà thơ không thể tìm được những đồ tốt để mời người bạn của mình.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Không đi được ra chợ, nhà thơ lại nhìn vào nhà mình xem có những đồ gì ngon để thiết đãi khách hay không. Từ cá ở dưới ao cho tới những chú gà được nuôi ở ngoài vườn. Thế nhưng, mọi thứ dường như đều không thể thực hiện được. Nước ao rất to, không thể nào mà bắt cá được, còn gà lại không ở trong chuồng mà lại thả ngoài. Đều là những thứ ngon, tác giả rất muốn mang tới cho người bạn của mình, thế nhưng mọi ý định của ông đều không thể trở thành sự thực. Những thứ muốn mua bắt đầu đơn giản dần.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Không có thịt, mà ngay cả những loại cây cà mướp cũng không có. Những thứ gần gũi với bữa ăn gia đình nhưng lại không có được loại cây nào có thể dùng để tiếp khách, nấu cho người bạn của mình một bữa ngon. Tất cả khiến cho nhà thơ có vẻ cảm thấy buồn, cũng bất lực trước những mong muốn của mình. Thế nhưng, biết làm như thế nào được. Hoàn cảnh của ông lúc bấy giờ thực sự là không thể thực hiện được một điều nào.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta

Theo tập tục của người Việt Nam chúng ta, miếng trầu là đầu câu chuyện. Thế nhưng, trong căn nhà của tác giả, thậm chí ngay cả một miếng trầu cũng không có mời khách. Thế nhưng, chính trong những hoàn cảnh như vậy, câu thơ cuối về tình bạn của ông mới được tỏa sáng. Đâu cần những vật chất bên ngoài, tình cảm bạn bè chẳng cần gì cả, chỉ cần có sự hòa hợp về chí hướng mà thôi. Với ông, người bạn, người tri kỉ đã không còn là người khác nữa mà là bản thân của ông. Hai người chính là một.

Tuy chỉ là một bài thơ ngắn, thế nhưng bài thơ đã khiến cho chúng ta xúc động trước tình bạn của những người tri kỉ cùng nhau. Đối với họ, không hề có vật chất xem vào mà chỉ có tình bạn luôn được tỏa sáng, là sự đồng điệu của hai tâm hồn mà thôi. Đó mới chính là giá trị lớn nhất của tình bạn.

7 tháng 11 2021

khùng!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

7 tháng 11 2021

tôi chịu

TL:

I. Mở bài

  • Giới thiệu chung về ngôi trường: tên trường, địa chỉ...

II. Thân bài

1. Tả bao quát ngôi trường

  • Địa điểm của ngôi trường: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp, cũ kĩ...
  • Diện tích: rộng rãi hay nhỏ hẹp…
  • Trường được xây dựng theo hình chữ U, gồm ba tòa nhà.

2. Tả chi tiết ngôi trường

  • Các dãy nhà: gồm ba tầng, được sơn màu vàng, mái lợp ngói đỏ tươi…
  • Bên trong các lớp học: bảng đen, bàn ghế, các thiết bị khác phục vụ học tập.
  • Dãy nhà hiệu bộ: hiện đại với phòng nghỉ của giáo viên, phòng họp, phía trước có khu vực sân khấu...
  • Sân trường rộng rãi, được đổ bê tông, các bồn cây thẳng hàng, cây cối xanh tốt.
  • Đằng sau dãy nhà hiệu bộ còn có khu vực nhà thể chất khá rộng rãi…

3. Cảnh sinh hoạt của học sinh trong trường

  • Sân trường vắng lặng vào mỗi giờ học.
  • Bên trong các lớp học, học sinh chăm chú nghe giảng, thỉnh thoảng vang lên tiếng đọc bài đồng thanh.
  • Vào những giờ ra chơi, học sinh chơi đùa nhồn nhịp dưới sân trường..

III. Kết bài

  • Cảm nhận của em về ngôi trường.
  • Em mong muốn điều gì về ngôi trường trong tương lai khi quay trở về thăm?

HT

@Kawasumi Rin

I. Mở bài:

- Giới thiệu về trường em.

- Trường Tiểu học Hòa Bình là nơi đã gắn bó thân thiết với em. Nơi em có nhiều kỉ niệm ở tuổi ấu thơ.

II. Thân bài

a. Nhìn từ xa

- Ngôi trường sừng sững như cái hộp khổng lồ.

- Mái ngói đỏ tươi thấp thoáng dưới hàng cây xanh tốt.

b. Đến gần

- Tấm biển màu xanh nổi bật hàng chữ sơn trắng ghi tên trường.

- Cổng sắt đồ sộ, sơn màu xanh đậm.

- Tường thành xây cao chừng hai mét.

c. Vào trong

- Đường hiệu bộ được tráng xi măng nhám.

- Sân trường được lát gạch nung màu đỏ thẫm.

- Giữa sân là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió.

- Dọc hàng hiên là những khóm hoa nhiều màu sắc.

- Những cây bàng, cây phượng tiếp nối nhau như những cái ô che mát một nửa sân trường.

- Các lớp học tiếp nối nhau theo một hình chữ u, cửa lớn màu xanh lam, cửa sổ xanh dậm.

- Bàn ghế trong lớp kê ngay ngắn.

- Trên đầu tường mỗi lớp có ảnh Bác, có những lẵng hoa rực rỡ.

- Cuối mỗi phòng học là bảng thi đua của các lớp học.

- Dãy nhà lớn nhìn ra cổng là văn phòng, thư viện, phòng nghe nhìn và phòng truyền thống.

- Dụng cụ trang trí ở các phòng chức năng rất khoa học, gọn gàng.

III. Kết bài

- Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, giúp em mỗi ngày một hiểu biết.

- Em rất yêu trường yêu lớp.

- Mong rằng ngôi trường em mỗi ngày một khang trang và tươi đẹp.

7 tháng 11 2021

Trả lời:

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép sau đây là quan hệ nguyên nhân - kết quả.

- Trong đó:

+ Vế câu "có lẽ" là giả thuyết về kết quả: tiếng Việt của chúng ta đẹp.

+ Từ nối "bởi vì" nêu nguyên nhân: tâm hồn người Việt Nam ta rất đẹp, vì cuộc đấu tranh của ta từ trước tới nay cao quý...



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/soan-bai-cau-ghep-tiep-theo-trang-123-sgk-ngu-van-8-c35a23596.html#ixzz7BXGpHhqp

TL

Mik trả lời câu 1 thui nha

- Quan hệ tương phản: Tuy có bận nhiều việc đấy nhưng tôi vẫn phải đến thăm bạn.

- Quan hệ thời gian nối tiếp: Một chiếc xe đạp chạy vào sân, một chiếc khác đến đỗ bên cạnh nó.

- Quan hệ điều kiện: Hễ trời mưa to thì đường này ngập nước.

- Quan hệ bổ sung: Lính cơ, cai lệ vẫn nằm chầu chánh tổng ở bên bàn đèn, thủ quỹ, thư kí chánh hội, phó hội và các chức dịch ngổn ngang bề bộn ngồi ở cạnh những cuốn sách.


Học tốt

7 tháng 11 2021

Con trai mặc váy thì bảo bê đê

Còn con gái mặc đồ con trai thì lại bảo là cá tính

haha

Qúa công bằng lun

7 tháng 11 2021

vì con người ko thể bất tử

7 tháng 11 2021

ngôi trường của tôi rất tuyệt , nó rất sạch - đẹp , tôi rất thích ngôi trường này .

7 tháng 11 2021

"Su" là sao vậy bạn

7 tháng 11 2021

Dàn ý 

Tham khảo :

1. Mở bài

- “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi là bài số 43 trong chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” của “Quốc âm thi tập”.

- Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả.

2. Thân bài

- Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên là cuộc sống ngày hè:

  • Cây hòe màu xanh lục có tán lá giương cao che rợp.
  • Cây thạch lựu bên hiên nhà đang tràn trề sắc đỏ.
  • Hoa sen màu hồng đang tỏa ngát hương thơm.

=> Qua những chi tiết trên ta thấy cảnh vật tươi tắn, rực rỡ.

- Với động từ: “rợp, phun, tiễn” ta thấy cảnh vật ngày hè sinh sôi nảy nở.

- Cùng với từ láy: “đùn đùn, lao xao, dắng dỏi” đã tô thêm bức tranh ngày hè sôi động náo nhiệt.

- Tác giả đã sử dụng đảo ngữ: “lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve” cho ta thấy cuộc sống yên bình, hạnh phúc, ấm no.

- Nhà thơ đã cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác nhìn thấy cây hòe màu xanh lục, thạch lựu màu đỏ, hoa sen màu hồng, những chú ve, người dân làng chài.

- Ngoài ra nhà thơ đã nghe thấy âm thanh những người dân làng chài cười nói và tiếng ve râm ran trong chiều ta như tiếng đàn dội lên.

- Nhà thơ còn ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt của hoa sen.

=> Nguyễn Trãi là người yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống.

- Ta thấy được tác giả ung dung dạo chơi ngắm cảnh qua câu “rồi hóng mát thuở ngày trường”.

- Tác giả mong ước có cây đàn của vua ngu thuấn để hát ca ngợi cuộc sống thái bình.

- Lúc nào, Nguyễn Trãi cũng khao khát mang lại cuộc sống hạnh phúc ấm no cho dân.

=> Nguyễn Trãi là người yêu nước thương dân.

3. Kết bài

- Đánh giá về nội dung bài thơ, tấm lòng của Nguyễn Trãi.

 
7 tháng 11 2021

TL:

Tham khảo :

phân tích 

Thiên nhiên là nguồn cảm hứng thơ bất tận, để người nghệ sĩ mài mực viết nên những trang hoa tờ hoa của mình. Đến với Cảnh ngày hè người đọc bắt gặp một bức tranh thiên nhiên mới mẻ, sinh động, giàu sức sống nội lực toát ra từ chính cảnh vật. Điều khiến bài thơ trở nên đặc biệt là ở chỗ, bức tranh cảnh ngày hè được pha trộn giữa những đường nét mới mẻ hiện đại, đậm chất sống nguyên sơ của cuộc sống đời thường - điều vô cùng hạn chế trong văn học trung đại, kết hợp với chất liệu cổ điển của một mùa hè đã đi vào điển tích, từ đó khiến bài thơ mang đậm dấu ấn riêng của hồn thơ Nguyễn Trãi.

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”.

Với cương vị là một bậc công thần của dân tộc, ngày ngày mang vác trên vai gánh nặng chính sự, quốc sự thì hình ảnh Nguyễn Trãi trong câu thơ đầu này quả thực có chút lạ lẫm. Nhưng “Hóng mát thuở ngày trường”, phần nào cho người đọc thấy một tâm thế khác của Nguyễn Trãi, ông phải chăng đã tạm gác việc triều chính, thế sự nhiễu nhương sang một bên, tạm lánh đục về trong, sống đời sống của một hiền nhân thanh cao không vướng bụi trần. Phần nào có lẽ cũng vì thế, mà tâm hồn thi sĩ, tình yêu thiên nhiên trong thi nhân đã khiến những cảnh sắc thiên nhiên vốn thân thuộc, bình dị trở nên mơn mởn sức sống sức xanh:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Nếu trong thơ Mới ta bắt một thế giới hữu sắc đa hương, mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ thì ngược dòng thời gian trở về trước, văn học trung đại còn kiềm tỏa sự sáng tạo và cái tôi nghệ thuật. Thiên nhiên cũng không được tự do thể hiện bản sắc đa dạng và sức sống nội lực của nó, thiên nhiên trong văn học trung đại vẫn là những ước lệ điển hình mà người sau kẻ trước noi theo. Thế nhưng, đến với Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, ta dường như cảm nhận được một nội lực khác tỏa ra từ bài thơ. Vẫn là những hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên ngày hè, nào hòe, nào lựu, và cả hồng liên trì. Cái mới lạ ở đây là cách Nguyễn Trãi gọi dậy sức sống ở trong từng loại thảo mộc, là ở ngòi bút rất có hồn của thi nhân như đã điểm bút lực vào cho cả những thứ tưởng rất đỗi vô tri. Các động từ mạnh “đùn đùn, phun, tiễn” cho thấy sức sống căng tràn, dồi dào, thấy được nhựa sống đang lên trong lòng vạn vật. Thơ trung đại ưa vẻ đẹp của cái tĩnh, thanh trong vị, đạm trong màu sắc, ít khi nào ta thấy thiên nhiên trong thơ trung đại có những chuyển động mạnh, ấy vậy mà trong thơ Nguyễn Trãi sự sống như đang phun trào từ chính bản thân của cảnh vật. Đó không chỉ là sức sống, mà còn là nội lực sống căng tràn, tưởng như đang chảy tràn trên trang sách. Nghe thấy được những chuyển động tế vi, mạch sống quý giá ấy bên trong cảnh vật thiên nhiên, Nguyễn Trãi qủa nhiên phải là một hồn thơ vô cùng tinh tế với những sợi tơ đàn bén nhạy đến độ. Có được cảm quan đó, hẳn đấy phải là một tâm hồn yêu thiên nhiên, và rạo rực với niềm tin vào cuộc sống, vào dòng lưu chuyển đất trời. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi nhờ những chuyển động mạnh mẽ đầy nội lực ấy mà bớt đi vẻ đài các cao sang ước lệ của văn chương cổ điển, mà mang đậm hơi thở của cuộc sống:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

Ở trên là bức tranh thiên nhiên rạo rực sức sống, thì ở dưới là hình ảnh cuộc sống bình dị, câu trên là dân dã thường ngày câu dưới lại vẫn pha chút ước lệ cổ điển của văn học trung đại. Rõ ràng, trong tâm niệm của người Việt, hình ảnh chợ biểu hiện phần nào chất lượng cuộc sống, ở câu thơ này, chợ cá “lao xao”, phần nào thấy được cuộc sống no đủ, tấp nập, buôn bán huyên náo của người dân chứ không còn “lác đác bên sông chợ mấy nhà nữa”. Chính những gợi ý nho nhỏ từ câu thơ này, mà ở dưới mong ước của bậc trung quân, yêu nước thương dân càng thêm sâu sắc, rõ nét:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương".

Điển tích đàn Ngu cầm của vua Nghiêu Thuấn là hình ảnh về đời sống nhân dân an cư lạc nghiệp, thái bình thịnh trị. Từ đây, có thể hiểu tấm lòng tác giả đó là ông khao khát, mong muốn, mong mỏi nhân dân có cuộc sống an lạc, thái bình, không trải qua cảnh binh đao giày xéo. Chính ước mơ ấy đã phần nào giúp ta hiểu hơn về tấm lòng Nguyễn Trãi, một nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ.

Bằng việc sử dụng sinh động, linh hoạt các động từ mạnh mang đến nội lực từ bên trong sự vật, Nguyễn Trãi dường như không chỉ đang khắc họa bức tranh mùa hè mà còn đang khiến sự vật tự họa mình trên trang viết, tự thể hiện sức sống nội lực, căng tràn của chính nó, có lẽ vì thế mà dẫu sử dụng kết hợp một vài chất liệu cổ điển đã cũ đã quen, bài thơ của Nguyễn Trãi vẫn để lại dấu ấn riêng của hồn thơ ông. Đặc biệt, đằng sau bức tranh thiên nhiên, điều đọng lại làm xúc động trái tim người đọc là tấm lòng lo cho nước, thương dân của nhà thơ.

Bằng chiếc thuyền tâm hồn có mái chèo là ngòi bút, Nguyễn Trãi đã mang cả tâm hồn yêu thiên nhiên và cái đẹp vào trang viết, để khiến sự vật như hồi sinh và thể hiện sức sống nội lực bên trong cảnh vật. Bên cạnh đó, một cách giản dị và sâu sắc bài thơ còn khiến người đọc thêm ngậm ngùi và thấm thía bởi tấm lòng cao cả của Nguyễn Trãi khi luôn một lòng yêu nước, thương dân.