K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2021

a, Mùa hè, gia đình em        đi du lịch rất nhiều nơi          

      TN             CN                                VN

b, sáng sớm , mặt biển         xanh trải rộng mênh mông.      

      TN                 CN                             VN

c, xa xa , từng đoàn thuyền đánh cá      hối hả nối duôi nhau cập bến cạn.           

       TN            CN                                                                      VN

12 tháng 9 2021

a,Mùa hè/gia đình em/đi du lịch rất nhiều nơi.

TN         /CN               /VN

b, ​sáng sớm/mặt biển/xanh trải rộng mênh mông.

TN             /CN      /VN

c, xa xa/​từng đoàn thuyền đánh cá/hối hả nối duôi nhau cập bến cạn

TN,CN,VN như câu đầu

12 tháng 9 2021

Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Xem thêm tại: https://doctailieu.com/doan-van-cam-nhan-ve-dong-cam-xuc-cua-nhan-vat-toi-h1993

12 tháng 9 2021

Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả , truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.

Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.

Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.

12 tháng 9 2021
Bọn người ơi giúp mik đi
12 tháng 9 2021

Tản Viên Sơn Thánh (hay còn gọi là Sơn Tinh) là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam. Theo quan niệm dân gian vị thần này cai quản dãy núi Ba Vì (tức núi Tản Viên). Trong tâm thức dân gian của người Việt, Tản Viên Sơn Thánh là vị thánh biểu đạt cho những khả năng to lớn và vĩnh viễn của cộng đồng trong lao động sáng tạo ra nguồn của cải vô tận và trong chiến đấu chống thiên tai, lũ lụt để bảo vệ mùa màng và cuộc sống.

Ông được xem là người đứng đầu trong trong bốn vị thánh. Và câu chuyện gắn liền với vị thánh này ai nấy cũng đều được biết đến đó chính là: Sơn Tinh – Thủy Tinh.
 

Phù Đổng Thiên Vương (Sóc Thiên Vương) thường được biết đến với tên gọi Thánh Gióng, là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam. Thông qua một câu chuyện một đứa trẻ kì lạ, lên 3 rồi mà chẳng biết nói cười gì cả. Vậy mà khi giặc Ân từ phương Bắc tới thì cậu bé tầm thường kia bỗng nhiên đổi khác, đứng dậy nói năng hết sức dõng dạc và mau chóng lớn thành một tráng sĩ.

Vị tráng sĩ này cưỡi ngựa sắt, đội nón sắt, cầm gậy sắt ... một mình xông pha trận tiền. Đánh tan giặc Ân, rồi bỏ lại tất cả, một mình một ngựa bay thẳng lên trời. Ông tượng trưng cho tinh thần ngoan cường chống ngoại xâm, sức mạnh tuổi trẻ, tình đoàn kết dân tộc và còn là tình mẫu tử thiêng liêng.
 

Chử Đồng Tử là nhân vật thứ 3 trong “Tứ bất tử”, ông tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân và sự sung túc, giàu sang. Huyền thoại Chử Đồng Tử (Chử Đạo Tổ) là câu chuyện của Đạo Giáo, Đạo Thần Tiên, một tín ngưỡng vốn du nhập từ Trung Hoa vào nước ta từ rất sớm.

Cốt lõi huyền thoại cũng như tín ngưỡng Chử Đạo Tổ là tín ngưỡng Đạo giáo lại mang màu sắc tín ngưỡng dân gian thuần Việt. Chử Đồng Tử chính là người đi tiên phong trong cuộc thụ phép thần tiên để tế độ và truyền dạy cho người khác. Dân gian tôn vinh Chử Đồng Tử là Chử Đạo Tổ là vì thế.


Trong tiềm thức của người Việt Nam, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một vị thần biểu tượng cho khát vọng tự do, phóng khoáng, thoát khỏi những quy tắc ràng buộc của xã hội dành cho người phụ nữ. Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân" và cuối cùng quy y cửa Phật. Bà còn được cho là người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu.

Nhiều làng xã và các đô thị ở phía bắc Việt Nam đều có đền thờ bà. Lễ hội Thánh Mẫu Liễu Hạnh hàng năm được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch - ngày giỗ của bà, tại nhiều tỉnh phía Bắc Việt Nam.

12 tháng 9 2021

Người đời Thanh nói: Tản Viên Đại Vương đi từ biển lên núi, Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa bay lên không trung, Đồng tử nhà họ Chử gậy nón lên trời; Ninh Sơn (nay  Sài Sơn) Từ Đạo Hạnh in dấu vào đá để đầu thai.Họ đc phong là "Tứ bất tử" vì việc phụng thờ họ là một tín ngưỡng dân gian khắc sâu vào đời sống tâm linh của người Việt Nam. Họ đã là chỗ dựa tinh thần lớn cho người Việt suốt chiều dài lịch sử đấu tranh “dựng nước và giữ nước”, là một bộ phận không thể tách rời trong di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.

12 tháng 9 2021

Tứ bất tử (chữ Hán: 四不死)  tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Namđó là Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử và Công chúa Liễu Hạnh.

Tản Viên Sơn Thánh (hay còn gọi là Sơn Tinh) là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam. Theo quan niệm dân gian vị thần này cai quản dãy núi Ba Vì (tức núi Tản Viên). Trong tâm thức dân gian của người Việt, Tản Viên Sơn Thánh là vị thánh biểu đạt cho những khả năng to lớn và vĩnh viễn của cộng đồng trong lao động sáng tạo ra nguồn của cải vô tận và trong chiến đấu chống thiên tai, lũ lụt để bảo vệ mùa màng và cuộc sống.

Ông được xem là người đứng đầu trong trong bốn vị thánh. Và câu chuyện gắn liền với vị thánh này ai nấy cũng đều được biết đến đó chính là: Sơn Tinh – Thủy Tinh.

Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng)

Phù Đổng Thiên Vương (Sóc Thiên Vương) thường được biết đến với tên gọi Thánh Gióng, là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam. Thông qua một câu chuyện một đứa trẻ kì lạ, lên 3 rồi mà chẳng biết nói cười gì cả. Vậy mà khi giặc Ân từ phương Bắc tới thì cậu bé tầm thường kia bỗng nhiên đổi khác, đứng dậy nói năng hết sức dõng dạc và mau chóng lớn thành một tráng sĩ.

Vị tráng sĩ này cưỡi ngựa sắt, đội nón sắt, cầm gậy sắt ... một mình xông pha trận tiền. Đánh tan giặc Ân, rồi bỏ lại tất cả, một mình một ngựa bay thẳng lên trời. Ông tượng trưng cho tinh thần ngoan cường chống ngoại xâm, sức mạnh tuổi trẻ, tình đoàn kết dân tộc và còn là tình mẫu tử thiêng liêng.

Chử Đồng Tử (Thánh Chử Đạo Tổ)

Chử Đồng Tử là nhân vật thứ 3 trong “Tứ bất tử”, ông tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân và sự sung túc, giàu sang. Huyền thoại Chử Đồng Tử (Chử Đạo Tổ) là câu chuyện của Đạo Giáo, Đạo Thần Tiên, một tín ngưỡng vốn du nhập từ Trung Hoa vào nước ta từ rất sớm.

Cốt lõi huyền thoại cũng như tín ngưỡng Chử Đạo Tổ là tín ngưỡng Đạo giáo lại mang màu sắc tín ngưỡng dân gian thuần Việt. Chử Đồng Tử chính là người đi tiên phong trong cuộc thụ phép thần tiên để tế độ và truyền dạy cho người khác. Dân gian tôn vinh Chử Đồng Tử là Chử Đạo Tổ là vì thế.

Thánh mẫu Liễu Hạnh

Trong tiềm thức của người Việt Nam, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một vị thần biểu tượng cho khát vọng tự do, phóng khoáng, thoát khỏi những quy tắc ràng buộc của xã hội dành cho người phụ nữ. Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân" và cuối cùng quy y cửa Phật. Bà còn được cho là người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu.

Nhiều làng xã và các đô thị ở phía bắc Việt Nam đều có đền thờ bà. Lễ hội Thánh Mẫu Liễu Hạnh hàng năm được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch - ngày giỗ của bà, tại nhiều tỉnh phía Bắc Việt Nam.

 Em hãy phỏng đoán vì sao họ được phong là Thánh?

Tứ bất tử là tên gọi chung cho 4 vị thánh bất tử được người Việt suy tôn từ xưa đến nay và được xem là một nét đặc sắc văn hóa, tinh túy trong truyền thống tốt đẹp từ bao đời. Có thể bạn chưa biết, trong tiềm thức của người Việt, con số 4 (tứ) luôn có một ý nghĩ đặc biệt.

Nó bao quát cho một phạm trù bất kỳ, đại diện cho những gì tiêu biểu nhất, nổi bật nhất, bền vững nhất và mang tính cân đối, tính thời đại. Vì thế, tứ bất tử của Việt Nam cũng là 4 vị thần được nhân dân bao đời tôn sùng nhất, được cho là hàng Thượng đẳng thần, là những vị thần lúc sinh thời được trực tiếp thăng thần. Tứ bất tử có ảnh hưởng trong đời sống văn hóa và phong tục của người Việt.

12 tháng 9 2021

Như thường lệ, mỗi buổi sáng, khi chú gà trống cất tiếng gáy là em cũng tỉnh dậy để chào đón một ngày mới. Bao giờ cũng thế, khi tập thể dục xong, em liền đứng trước vườn nhà để tận hưởng không khí trong lành của buổi sáng, chào đón một ngày mới cùng thiên nhiên để một ngày mới bắt đầu trong tâm trạng vui vẻ, sảng khoái! Chao ôi! Mỗi buổi sáng trong vườn cây thật đẹp làm sao!

Khi em tỉnh dậy thì làn sương sớm còn giăng giăng, vạn vật như được khoác lên mình một tấm áo choàng mỏng. Nhưng khi ông mặt trời đã tỉnh dậy, ban phát những tia nắng đầu ngày xuống mặt đất thì tất cả mọi vật và cả khu vườn cũng như thức giấc sau một đêm dài. Khu vườn nhà em không rộng lắm nhưng lúc nào cũng mang một vẻ đẹp tươi mới. Những hạt sương đêm như những hạt ngọc, như những hạt pha lê còn vương lại trên nhành hoa, kẽ lá. Cây cối cũng như thức tỉnh, tất cả đều tràn đầy, hừng hực sức sống. Những cây cỏ xanh mươn mướt trong gió. Nổi bật giữa tấm thảm xanh của cây cối ấy là những bông hồng nhung kiêu sa đang nở rộ, khoe sắc. Cạnh đó là những bông cúc với đủ những màu sắc: vàng, trắng,... cùng những bông hoa hướng dương như những mặt trời bé nhỏ. Ở góc trái vườn, những cây chuối đang trong thời kì sinh trưởng, lá nó vươn dài, rộng, có những chiếc lá non còn cuộn lại trông như những cuộn giấy, thân cây chắc, dưới ánh mặt trời trông mới đẹp tuyệt! Ở góc phải vườn là cây nhãn- cây mà nghe ông em kể lại rằng nó đã có thâm niên đến mấy chục năm rồi với những bông hoa vàng đang nở rộ hứa hẹn năm nay sẽ có nhiều quả đây mà. Kia nữa là cây khế ngọt với những bông hoa tím nhỏ, li ti, tưởng như chỉ cần một cơn gió nhẹ thoảng qua thôi là những cánh hoa ấy có thể rơi xuống mặt đất. Và kia, những giàn mồng tơi mẹ trồng với những quả đen thẫm cùng những lá to, xanh và những cây rau đay rung rinh trong gió. Còn có cả những chậu hoa lan, chậu hoa mười giờ mà bố em đã kì công mua về rồi chăm sóc nữa, tất cả đều thật tuyệt đẹp.

Và ở đâu đó là những chú chim non đang cất tiếng hót líu lo như hòa cùng cảnh sắc của vườn quê mỗi sớm. Những cánh bướm sặc sỡ sắc màu đang chao mình nghiêng lượn. Chị gió như đang cất tiếng trò chuyện, hỏi thăm với muôn vật. Cảnh sắc muôn loài thật sống động biết bao!

Yêu biết bao khu vườn nhà em mỗi buổi sáng! Vì vậy, cùng với bố mẹ, em luôn chăm sóc khu vườn thật cẩn thận vì nó khiến em thoải mái, thư giãn sau những phút giây mỏi mệt.

12 tháng 9 2021

Như thường lệ, mỗi buổi sáng, khi chú gà trống cất tiếng gáy là em cũng tỉnh dậy để chào đón một ngày mới. Bao giờ cũng thế, khi tập thể dục xong, em liền đứng trước vườn nhà để tận hưởng không khí trong lành của buổi sáng, chào đón một ngày mới cùng thiên nhiên để một ngày mới bắt đầu trong tâm trạng vui vẻ, sảng khoái! Chao ôi! Mỗi buổi sáng trong vườn cây thật đẹp làm sao!

Khi em tỉnh dậy thì làn sương sớm còn giăng giăng, vạn vật như được khoác lên mình một tấm áo choàng mỏng. Nhưng khi ông mặt trời đã tỉnh dậy, ban phát những tia nắng đầu ngày xuống mặt đất thì tất cả mọi vật và cả khu vườn cũng như thức giấc sau một đêm dài. Khu vườn nhà em không rộng lắm nhưng lúc nào cũng mang một vẻ đẹp tươi mới. Những hạt sương đêm như những hạt ngọc, như những hạt pha lê còn vương lại trên nhành hoa, kẽ lá. Cây cối cũng như thức tỉnh, tất cả đều tràn đầy, hừng hực sức sống. Những cây cỏ xanh mươn mướt trong gió. Nổi bật giữa tấm thảm xanh của cây cối ấy là những bông hồng nhung kiêu sa đang nở rộ, khoe sắc. Cạnh đó là những bông cúc với đủ những màu sắc: vàng, trắng,... cùng những bông hoa hướng dương như những mặt trời bé nhỏ. Ở góc trái vườn, những cây chuối đang trong thời kì sinh trưởng, lá nó vươn dài, rộng, có những chiếc lá non còn cuộn lại trông như những cuộn giấy, thân cây chắc, dưới ánh mặt trời trông mới đẹp tuyệt! Ở góc phải vườn là cây nhãn- cây mà nghe ông em kể lại rằng nó đã có thâm niên đến mấy chục năm rồi với những bông hoa vàng đang nở rộ hứa hẹn năm nay sẽ có nhiều quả đây mà. Kia nữa là cây khế ngọt với những bông hoa tím nhỏ, li ti, tưởng như chỉ cần một cơn gió nhẹ thoảng qua thôi là những cánh hoa ấy có thể rơi xuống mặt đất. Và kia, những giàn mồng tơi mẹ trồng với những quả đen thẫm cùng những lá to, xanh và những cây rau đay rung rinh trong gió. Còn có cả những chậu hoa lan, chậu hoa mười giờ mà bố em đã kì công mua về rồi chăm sóc nữa, tất cả đều thật tuyệt đẹp.

Và ở đâu đó là những chú chim non đang cất tiếng hót líu lo như hòa cùng cảnh sắc của vườn quê mỗi sớm. Những cánh bướm sặc sỡ sắc màu đang chao mình nghiêng lượn. Chị gió như đang cất tiếng trò chuyện, hỏi thăm với muôn vật. Cảnh sắc muôn loài thật sống động biết bao!

Yêu biết bao khu vườn nhà em mỗi buổi sáng! Vì vậy, cùng với bố mẹ, em luôn chăm sóc khu vườn thật cẩn thận vì nó khiến em thoải mái, thư giãn sau những phút giây mỏi mệt.

                    Được rùi đóa ~

12 tháng 9 2021

Thầy cô và cha mẹ luôn luôn dặn dò tôi phải làm một người tốt, biết dang tay giúp đỡ người khác. Chính vì vậy tôi luôn ghi nhớ và thực hiện nó. Hôm trước tôi đã làm được một việc tốt đó là giúp một cụ già sang đường khiến tôi cảm thấy rất hạnh phúc.

Hôm đó là chủ nhật, em được bố mẹ dẫn đi chơi phố. Giữa chừng, vì có việc nên bố mẹ bảo em cứ đi loanh quanh khoảng một lúc rồi quay lại. Em vâng lời rồi đi đến những địa điểm mà em thích. Đây không phải là lần đầu tiên em đi chơi ở phố nên đường xá ở đây em khá quen thuộc và thành thạo. Đang đi dạo, lúc chuẩn bị sang đường để tới nhà sách, em đã bắt gặp một bà cụ.

Bà cụ đã lớn tuổi, trông mái tóc bạc phơ của bà thì có lẽ bà đã trên tám mươi tuổi. Bà chống một chiếc gậy trúc, tay xách một cái giỏ trông khá nặng. Bà đang đứng nép vào mép đường, hình như bà có ý định sang bên kia nhưng đây là đoạn đường không có đèn tín hiệu, xe cộ lại khá đông đúc nên loay hoay mãi mà bà vẫn chưa sang đường được. Nhìn khuôn mặt bà, em đoán rằng hình như bà đang rất vội thì phải.

Em tiến tới cạnh bà và cất tiếng hỏi:

– Bà ơi! Hình như bà muốn sang bên kia đường đúng không ạ?

Bất ngờ nghe một tiếng nói lạ, bà ngước nhìn tôi bằng đôi mắt hiền từ, nhân hậu. Nghe tôi nói hết câu, bà liền nở một nụ cười móm mém:

– Cảm ơn cháu đã quan tâm! Bà đang có việc gấp muốn sang đường nhưng đứng mãi từ nãy đến giờ vẫn không sao sang được!

Nghe bà nói vậy, em liền tìm cách giúp đỡ bà mà không cần suy nghĩ:

– Vậy thì bà ơi, để cháu giúp bà sang đường nhé!

– Cháu có thể giúp được bà sao?

– Dạ! Cháu đã đi chơi ở đây được mấy lần rồi nên cháu nghĩ cháu sẽ giúp được bà thôi!

Vừa dứt lời, tôi nhanh chóng đỡ lấy tay bà, tay còn lại tôi xách giúp bà chiếc giỏ to nặng. Quả thật, hôm nay là ngày nghỉ nên việc sang đường có chút khó khăn khi mà lượng xe cộ tăng nhiều hơn so với thường ngày. Tuy vậy, tay tôi vẫn đỡ tay bà mà không hề do dự, nao núng trước làn xe tấp nập. Hai bà cháu khẽ nhích từng bước nhỏ, vừa đi tôi vừa ra hiệu xin đường cho các xe khác. Do vậy, sau một lúc vất vả, em đã đưa được bà sang được phía bên kia đường.

– Cảm ơn cháu! Nếu không có cháu thì bà cũng chẳng biết phải làm sao! Cháu đúng là một đứa bé ngoan!

Bà nhìn tôi, vừa cười hiền từ vừa cảm ơn em như vậy. Em chỉ khẽ đáp lại lời bà bằng một sự chân thành và nụ cười tươi rói:

– Dạ! Không có gì đâu bà! Cháu chúc bà một ngày tốt lành!

Nhìn bóng lưng bà dần khuất sau những con phố, lòng em cảm thấy vui sướng đến lạ. Đây là lần đầu em dắt một bà cụ sang đường, là lần đầu em làm một việc tốt. Em tự hứa với lòng, sau này em sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt hơn nữa để có thể mang lại niềm vui đến cho nhiều người.