K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2018

Mùa xuân là mùa mà tôi thích nhất trong năm. Trong vườn, những bác cây đâm chồi nảy lộc. Những cây hoa đào bắt đầu nở những bông hoa hồng nhạt làm cho không khí xuân càng thêm tưng bừng. Những chồi hoa bẽn lẽn nấp sau kẽ lá như những người thiếu nữ xấu hổ, e thẹnNhững em bé mặc những bộ đồ mới, màu sặc sỡ đi du xuân. Chúng cùng theo bố mẹ đi chúc tết ông bà, họ hàng người thân. Mỗi dịp Tết đến, tôi cũng như bao đứa trẻ khác đều thích nhận tiền lì xì. Tôi thích lì xì không phải vì tiền mà lì xì sẽ mang may mắn cho tôi trong năm. Không khí mùa xuân trở nên ấm áp hơn, cái giá lạnh của mùa đông đã dịu bớt. Và tôi lại thêm 1 tuổi mới. Mùa xuân là đẹp phải không nào các bạn!

Hok Tốt!!!

   Mùa xuân là mùa mà tôi thích nhất trong năm. Trong vườn, những bác cây đâm chồi nảy lộc. Những cây hoa đào bắt đầu nở những bông hoa hồng nhạt làm cho không khí xuân càng thêm tưng bừng. Những chồi hoa bẽn lẽn nấp sau kẽ lá như những người thiếu nữ xấu hổ, e thẹn. Những em bé mặc những bộ đồ mới, màu sặc sỡ đi du xuân. Chúng cùng theo bố mẹ đi chúc tết ông bà, họ hàng người thân. Mỗi dịp Tết đến, tôi cũng như bao đứa trẻ khác đều thích nhận tiền lì xì. Tôi thích lì xì không phải vì tiền mà lì xì sẽ mang may mắn cho tôi trong năm. Không khí mùa xuân trở nên ấm áp hơn, cái giá lạnh của mùa đông đã dịu bớt. Và tôi lại thêm 1 tuổi mới. Mùa xuân là đẹp phải không nào các bạn!

phép so sánh là :  Những chồi hoa bẽn lẽn nấp sau kẽ lá như những người thiếu nữ xấu hổ, e thẹn

                                                   hk tốt~


 

Cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lâm. Lớn lên Sùng Lâm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lâm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân.

Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi.

Ðến vùng bờ biển Ðông Nam, Lạc Long Quân gặp một con cá rất lớn. Con cá này đã sống từ lâu đời, mình dài hơn năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, miệng có thể nuốt chửng mười người một lúc. Khi nó bơi thì sóng nổi ngất trời, thuyền bè qua lại đề bị nó nhận chìm, người trên thuyền đều bị nó nuốt sống. Dân chài rất sợ con quái vật ấy. Họ gọi nó là Ngư tinh. Chỗ ở của Ngư tinh là một cái hang lớn ăn sâu xuống đáy biển, trên hang có một dãy núi đá cao ngăn miền duyên hải ra làm hai vùng.

Lạc Long Quân quyết tâm giết loài yêu quái, trừ hại cho dân, Lạc Long Quân đóng một chiếc thuyền thật chắc và thật lớn, rèn một khối sắt có nhiều cạnh sắc, nung cho thật đỏ, rồi đem khối sắt xuống thuyền chèo thẳng đến Ngư Tinh, Lạc Long Quân giơ khối sắt lên giả cách như cầm một người ném vào miệng cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng đón mồi. Lạc Long Quân lao thẳng khối sắt nóng bỏng vào miệng nó. Ngư Tinh bị cháy họng vùng lên chống cự, quật đuôi vào thuyền của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân liền rút gươm chém Ngư Tinh làm ba khúc. Khúc đầu hoá thành con chó biển. Lạc Long Quân lấy đá ngăn biển chặn đường giết chết con chó biển, vứt đầu lên một hòn núi, nay gọi hòn núi ấy là Cẩu Ðầu Sơn, khúc mình của Ngư Tinh trôi ra xứ Mạn Cẩu, nay còn gọi là Cẩu Ðầu Thủy, còn khúc đuôi của Ngư Tinh thì Lạc Long Quân lột lấy da đem phủ lên hòn đảo giữa biển, đảo ấy nay còn mang tên là Bạch Long Vĩ.

Trừ xong nạn Ngư Tinh, Lạc Long Quân đến Long Biên. Ở đây có con cáo chín đuôi sống đến hơn nghìn năm, đã thành tinh. Nó trú trong một hang sâu, dưới chân một hòn núi đá ở phía Tây Long Biên. Con yêu này thường hóa thành người trà trộn trong nhân dân dụ bắt con gái đem về hang hãm hại. Một vùng từ Long Biên đến núi Tản Viên, đâu đâu cũng bị Hồ Tinh hãm hại. Nhân dân hai miền rất lo sợ, nhiều người phải bỏ cả ruộng đồng, nương rẫy, kéo nhau đi nơi khác làm ăn.

Lạc Long Quân thương dân, một mình một gươm đến sào huyệt Hồ tinh, tìm cách diệt trừ nó. Khi Lạc Long Quân về đến tới cửa hang, con yêu tinh thấy bóng người, liền xông ra, Lạc Long Quânliền hoá phép làm mưa gió, sấm sét vây chặt lấy con yêu. Giao chiến luôn ba ngày ba đêm, con yêu dần dần yếu sức, tìm đường tháo chạy, Lạc Long Quân đuổi theo chém đứt đầu nó. Nó hiện nguyên hình là một con cáo khổng lồ chín đuôi. Lạc Long Quân vào hang cứu những người còn sống sót, rồi sai các loài thủy tộc dâng nước sông Cái, xoáy hang cáo thành một vực sâu, người đương thời gọi là đầm Xác Cáo, đời sau mới gọi là Tây Hồ.

Dẹp yên nạn Hồ Tinh nhân dân quanh vùng lại trở về cày cấy trên cánh đồng ven hồ, và dựng nhà lập xóm trên khu đất cao nhất gọi là làng Hồ, đến nay vẫn còn.

Thấy dân vùng Long Biên đã được yên ổn làm ăn Lạc Long Quân đi ngược lên vùng rừng núi đến đất Phong Châu. Ở vùng này có một cây cổ thụ gọi là cây chiên đàn, cao hàng nghìn trượng, trước kia cành lá sum suê tươi tốt che kín cả một khoảng đất rộng, nhưng sau nhiều năm, cây khô héo, biến thành yêu tinh, người ta gọi là Mộc Tinh. Con yêu này hung ác và quỷ quyệt lạ thường. Chỗ ở của nó không nhất định, khi thì ở khu rừng này, khi thì ở khu rừng khác. Nó còn luôn luôn thay hình đổi hạng ẩn nấp khắp nơi, dồn bắt người để ăn thịt. Ði đến đâu cũng nghe thấy tiếng khóc than thảm thiết, Lạc Long Quân quyết ra tay cứu dân diệt trừ loài yêu quái. Lạc Long quân phải luồn hết rừng này đến rừng kia và qua nhiều ngày gian khổ mới tìm thấy chỗ ở của con yêu. Lạc Long Quân giao chiến với nó trăm ngày đêm, làm cho cây long đá lở, trời đất mịt mù mà không thắng được nó. Cuối cùng Lạc Long Quân phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống làm nó khiếp sợ và chạy về phía Tây Nam, sống quanh quất ở vùng đó, người ta gọi là Quỷ Xương Cuồng.

Diệt xong được nạn yêu quái, Lạc Long Quân thấy dân vùng này vẫn còn đói khổ thiếu thốn, phải lấy vỏ cây che thân, tết cỏ gianh làm ổ nằm bèn dạy cho dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ. Lạc Long Quân còn dạy dân ở cho ra cha con, vợ chồng. Dân cảm ơn đức ấy, xây cho Lạc Long Quân một toà cung điện nguy nga trên một ngọn núi cao. Nhưng Lạc Long Quân không ở, thường về quê mẹ dưới thủy phủ và dặn dân chúng rằng: “Hễ có tai biến gì thì gọi ta, ta sẽ về ngay! “

Lúc bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam. Ðế Lai đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ và nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh tươi đẹp, lại nhiều chim muông, nhiều gỗ quý. Ðế Lai sai quân dựng thành đắp lũy định ở lâu dài. Phải phục dịch rất cực khổ, nhân dân chịu không nổi, hướng về biển Ðông gọi to: “Bố ơi! Sao không về cứu dân chúng con!”. Chỉ trong chớp mắt, Lạc Long Quân đã về.

Nhân dân kể chuyện, Lạc Long Quân hóa làm một chàng trai rất đẹp, có hàng trăm đầy tớ theo hầu, vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Ðế Lai ở. Lạc Long Quân không thấy Ðế Lai đâu cả, mà chỉ thấy một cô gái nhan sắc tuyệt trần cùng vô số thị tỳ và binh lính. Cô gái xinh đẹp đó là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về ở trong cung điện của mình, trên núi cao. Ðế Lai về, không thấy con gái đâu, liền sai quân lính đi tìm khắp nơi, hết ngày này qua ngày khác. Lạc Long Quân sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy. Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.

Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời.

Hàng chục năm trôi qua, Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ thủy phủ. Một hôm Lạc Long Quân từ giã Âu Cơ và đàn con, hóa làm một con rồng vụt bay lên mây, bay về biển cả. Âu Cơ và đàn con muốn theo Lạc Long Quân, nhưng không đi được, buồn bã ở lại trên núi. Hết ngày này qua ngày khác, họ mỏi mắt trông chờ mà vẫn biền biệt tăm hơi. Không thấy Lạc Long Quân trở về, nhớ chồng quá, Âu Cơ đứng trên ngọn núi cao hướng về biển Ðông lên tiếng gọi: “Bố nó ơi! Sao không về để mẹ con chúng tôi sầu khổ thế này”.

Lạc Long Quân trở về tức khắc. Âu Cơ trách chồng:

– Thiếp vốn sinh trưởng ở núi cao, động lớn, ăn ở với chàng sinh được trăm trai, thế mà chàng nỡ lòng bỏ đi, để mặc con thiếp sống bơ vơ khổ não.

Lạc Long Quân nói:

– Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.

Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.

Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long

Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng.

2 tháng 8 2018

Cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lâm. Lớn lên Sùng Lâm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lâm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân.

Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi.

Ðến vùng bờ biển Ðông Nam, Lạc Long Quân gặp một con cá rất lớn. Con cá này đã sống từ lâu đời, mình dài hơn năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, miệng có thể nuốt chửng mười người một lúc. Khi nó bơi thì sóng nổi ngất trời, thuyền bè qua lại đề bị nó nhận chìm, người trên thuyền đều bị nó nuốt sống. Dân chài rất sợ con quái vật ấy. Họ gọi nó là Ngư tinh. Chỗ ở củaNgư tinh là một cái hang lớn ăn sâu xuống đáy biển, trên hang có một dãy núi đá cao ngăn miền duyên hải ra làm hai vùng.

Lạc Long Quân quyết tâm giết loài yêu quái, trừ hại cho dân, Lạc Long Quân đóng một chiếc thuyền thật chắc và thật lớn, rèn một khối sắt có nhiều cạnh sắc, nung cho thật đỏ, rồi đem khối sắt xuống thuyền chèo thẳng đến Ngư Tinh, Lạc Long Quân giơ khối sắt lên giả cách như cầm một người ném vào miệng cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng đón mồi. Lạc Long Quân lao thẳng khối sắt nóng bỏng vào miệng nó. Ngư Tinh bị cháy họng vùng lên chống cự, quật đuôi vào thuyền của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân liền rút gươm chém Ngư Tinh làm ba khúc. Khúc đầu hoá thành con chó biển. Lạc Long Quân lấy đá ngăn biển chặn đường giết chết con chó biển, vứt đầu lên một hòn núi, nay gọi hòn núi ấy là Cẩu Ðầu Sơn, khúc mình của Ngư Tinh trôi ra xứ Mạn Cẩu, nay còn gọi là Cẩu Ðầu Thủy, còn khúc đuôi của Ngư Tinh thì Lạc Long Quân lột lấy da đem phủ lên hòn đảo giữa biển, đảo ấy nay còn mang tên là Bạch Long Vĩ.

Trừ xong nạn Ngư Tinh, Lạc Long Quân đến Long Biên. Ở đây có con cáo chín đuôi sống đến hơn nghìn năm, đã thành tinh. Nó trú trong một hang sâu, dưới chân một hòn núi đá ở phía Tây Long Biên. Con yêu này thường hóa thành người trà trộn trong nhân dân dụ bắt con gái đem về hang hãm hại. Một vùng từ Long Biên đến núi Tản Viên, đâu đâu cũng bị Hồ Tinh hãm hại. Nhân dân hai miền rất lo sợ, nhiều người phải bỏ cả ruộng đồng, nương rẫy, kéo nhau đi nơi khác làm ăn.

Lạc Long Quân thương dân, một mình một gươm đến sào huyệt Hồ tinh, tìm cách diệt trừ nó. Khi Lạc Long Quân về đến tới cửa hang, con yêu tinh thấy bóng người, liền xông ra, Lạc Long Quân liền hoá phép làm mưa gió, sấm sét vây chặt lấy con yêu. Giao chiến luôn ba ngày ba đêm, con yêu dần dần yếu sức, tìm đường tháo chạy, Lạc Long Quân đuổi theo chém đứt đầu nó. Nó hiện nguyên hình là một con cáo khổng lồ chín đuôi. Lạc Long Quân vào hang cứu những người còn sống sót, rồi sai các loài thủy tộc dâng nước sông Cái, xoáy hang cáo thành một vực sâu, người đương thời gọi là đầm Xác Cáo, đời sau mới gọi là Tây Hồ.

Dẹp yên nạn Hồ Tinh nhân dân quanh vùng lại trở về cày cấy trên cánh đồng ven hồ, và dựng nhà lập xóm trên khu đất cao nhất gọi là làng Hồ, đến nay vẫn còn.

Thấy dân vùng Long Biên đã được yên ổn làm ăn Lạc Long Quân đi ngược lên vùng rừng núi đến đất Phong Châu. Ở vùng này có một cây cổ thụ gọi là cây chiên đàn, cao hàng nghìn trượng, trước kia cành lá sum suê tươi tốt che kín cả một khoảng đất rộng, nhưng sau nhiều năm, cây khô héo, biến thành yêu tinh, người ta gọi là Mộc Tinh. Con yêu này hung ác và quỷ quyệt lạ thường. Chỗ ở của nó không nhất định, khi thì ở khu rừng này, khi thì ở khu rừng khác. Nó còn luôn luôn thay hình đổi hạng ẩn nấp khắp nơi, dồn bắt người để ăn thịt. Ði đến đâu cũng nghe thấy tiếng khóc than thảm thiết, Lạc Long Quân quyết ra tay cứu dân diệt trừ loài yêu quái. Lạc Long quân phải luồn hết rừng này đến rừng kia và qua nhiều ngày gian khổ mới tìm thấy chỗ ở của con yêu. Lạc Long Quân giao chiến với nó trăm ngày đêm, làm cho cây long đá lở, trời đất mịt mù mà không thắng được nó. Cuối cùng Lạc Long Quân phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống làm nó khiếp sợ và chạy về phía Tây Nam, sống quanh quất ở vùng đó, người ta gọi là Quỷ Xương Cuồng.

Diệt xong được nạn yêu quái, Lạc Long Quân thấy dân vùng này vẫn còn đói khổ thiếu thốn, phải lấy vỏ cây che thân, tết cỏ gianh làm ổ nằm bèn dạy cho dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ. Lạc Long Quân còn dạy dân ở cho ra cha con, vợ chồng. Dân cảm ơn đức ấy, xây cho Lạc Long Quân một toà cung điện nguy nga trên một ngọn núi cao. Nhưng Lạc Long Quân không ở, thường về quê mẹ dưới thủy phủ và dặn dân chúng rằng: “Hễ có tai biến gì thì gọi ta, ta sẽ về ngay! “ .

Lúc bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam. Ðế Lai đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ và nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh tươi đẹp, lại nhiều chim muông, nhiều gỗ quý. Ðế Lai sai quân dựng thành đắp lũy định ở lâu dài. Phải phục dịch rất cực khổ, nhân dân chịu không nổi, hướng về biển Ðông gọi to: “Bố ơi! Sao không về cứu dân chúng con!”. Chỉ trong chớp mắt, Lạc Long Quân đã về.

Nhân dân kể chuyện, Lạc Long Quân hóa làm một chàng trai rất đẹp, có hàng trăm đầy tớ theo hầu, vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Ðế Lai ở. Lạc Long Quân không thấy Ðế Lai đâu cả, mà chỉ thấy một cô gái nhan sắc tuyệt trần cùng vô số thị tỳ và binh lính. Cô gái xinh đẹp đó là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về ở trong cung điện của mình, trên núi cao. Ðế Lai về, không thấy con gái đâu, liền sai quân lính đi tìm khắp nơi, hết ngày này qua ngày khác. Lạc Long Quân sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy. Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.

Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời.

Hàng chục năm trôi qua, Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ thủy phủ. Một hôm Lạc Long Quân từ giã Âu Cơ và đàn con, hóa làm một con rồng vụt bay lên mây, bay về biển cả. Âu Cơ và đàn con muốn theo Lạc Long Quân, nhưng không đi được, buồn bã ở lại trên núi. Hết ngày này qua ngày khác, họ mỏi mắt trông chờ mà vẫn biền biệt tăm hơi. Không thấy Lạc Long Quân trở về, nhớ chồng quá, Âu Cơ đứng trên ngọn núi cao hướng về biển Ðông lên tiếng gọi: “Bố nó ơi! Sao không về để mẹ con chúng tôi sầu khổ thế này”.

Lạc Long Quân trở về tức khắc. Âu Cơ trách chồng:

– Thiếp vốn sinh trưởng ở núi cao, động lớn, ăn ở với chàng sinh được trăm trai, thế mà chàng nỡ lòng bỏ đi, để mặc con thiếp sống bơ vơ khổ não.

Lạc Long Quân nói:

– Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.

Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.

Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc LongQuân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng.

2 tháng 8 2018

' Cây bàng ' là chỉ một loại cây cụ thể => từ ghép phân loại

' Cây cối ' là chỉ chung các loại cây => từ ghép tổng hợp

Học tốt~

2 tháng 8 2018

"cây bàng"là danh từ riêng

"cây cối"là danh từ chung

ai thấy đúg thì ủng hộ nha,^_^

2 tháng 8 2018

         CAU 1  :  THẰNG An còn 3 cái bánh                                                                                                                                                  câu 2  :   VIỆT NAM thắng vì nạn đói ở VIỆT NAM nên người VIỆT NAM                                                                                              CÂU3   :   không biết

2 tháng 8 2018

người anh trai là nhân vật chính , vì câu chuyện kể tập trung diễn biến tâm trạng của người anh 

truyện được kể theo lời người anh , có tác dụng diễn tả cảm xúc , tâm trạng được sâu sắc , chân thành hơn 

Cho các đoạn văn sau:a) Bóng tre trùm lên âu yếm bản,xóm,thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa,thấp thoáng mái đình cổ kính.Dưới bóng tre xanh,ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời,người dân cày Việt Nam,dựng nhà,dựng cửa,vỡ ruộng,khai hoang.Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre,nứa,mai,vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.Tre là cánh tay của người nông dân.   b) Những động...
Đọc tiếp

Cho các đoạn văn sau:

a) Bóng tre trùm lên âu yếm bản,xóm,thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa,thấp thoáng mái đình cổ kính.Dưới bóng tre xanh,ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời,người dân cày Việt Nam,dựng nhà,dựng cửa,vỡ ruộng,khai hoang.Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre,nứa,mai,vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.Tre là cánh tay của người nông dân.   b) Những động tác thả xào,rút xào rập ràng nhưng như cắt.Thuyền cố lấn lên.Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn,hai hàm cắn chặt,quai hàm bạnh ra,cặp mắt nảy lửa,ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà,nói năng nhỏ nhẻ,tính nết nhu mì,ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.           Xác định thành phần chính của các câu trong những đoạn văn trên?Chỉ ra câu trần thuật đơn có từ là

0
2 tháng 8 2018

Bài làm ai trên 11 điểm tích mình thì mình tích lại

                     Ông tùng hơn tùng số tuổi là :

                            29 + 32 = 61 (tuổi )

            Vậy ông của tùng hơn tùng 61 tuổi 

2 tháng 8 2018

- Hoa nở thật đẹp nhưng rồi cũng tàn .

- Mẹ già vất vả lo cho đàn con .

2 tháng 8 2018

Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.

Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.

Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.

2 tháng 8 2018

Vùng đất Cần Thơ đã gắn bó với em rất nhiều năm, nó như một phần không thể thiếu trong tâm trí em. Cần Thơ có rất nhiều cảnh đẹp như Bến Ninh Kiều, cầu Cần Thơ, chợ nổi Cái Răng cùng với những đặc sản và quả chín thơm. Nhưng rất gần gũi nhất với những người dân Cần Thơ đó là hình ảnh con sông Hậu hiền hòa ở Bến Ninh Kiều.

Con sông chạy dài như bất tận,dáng uốn lượn quanh co, mềm mại như tấm vải khổng lồ. Buổi sáng, mặt hồ phẳng lặng, dòng sông thấp thoáng trong một vẻ yên tĩnh lạ thường. Hai hàng cây còn đang nghiêng mình chìm trong giấc ngủ. Sương mù giăng trên mặt nước làm dòng sông trở nên huyền ảo như đang ngủ trong tấm chăn sương êm ắm. Ông mặt trời thức dậy, phá tan màn sương sớm bằng những tia nắng sắc nhọn. Dòng sông bừng tỉnh. Nó đã thay chiếc áo ngủ bằng chiếc áo khoác màu hồng đào lấp lánh kim tuyến. Nước sông lại ánh lên những gợn màu hồng hồng bởi những tia nắng đang nhảy múa đâu đó trong không trung mà mất đà ngã xuống dòng sông tạo nên sắc màu ấy. Hàng dừa tỉnh giấc nghiêng mình xuống mặt nước để chải lại mái tóc của mình. Dòng sông cần cù chảy đưa thuyền bè xuôi ngược đi đến khắp các vùng miền trải dọc trên đất nước Việt Nam. Những chú chim hót ríu rít như đang vui cùng dòng sông. Buổi trưa nóng nực đã kéo đến, hàng vạn tia nắng nhảy nhót trên mặt sông. Sông thay chiếc áo màu hồng đào bằng chiếc áo vàng óng ánh như mật ong. Dòng sông trở nên phẳng lặng nằm im. Phải chăng nó cũng đang cảm thấy cô đơn vì không được đùa giỡn với đám trẻ nhỏ. Đâu đó chỉ nghe được tiếng tàu chạy. Mọi vật như đều nghỉ ngơi trong tiếng ru trầm ắm của gió. Bởi những tia nắng chói chang nên nếu nhìn từ xa con sông như một một dòng lửa đỏ rực. Buổi chiều đã vội vã đến, những tia nắng đã bắt đầu tắt, mặt trời đã lùi dần về phía xa. Sông có một vẻ đẹp rất diệu kì vào buổi chiều. Dòng sông như sẫm lại, những đám mây bồng bềnh trôi, chị gió dạo bước và cùng vui đùa trên sông như không biết mệt mỏi. Trên mặt sông, lục bình cùng với vài nhánh tre nhẹ nhàng trôi. Tiếng nói cười đã bắt đầu rộ lên làm dòng sông cảm thấy bớt cô đơn hơn. Tối đến, dòng sông êm ả khoác chiếc áo tím lấp lánh. Đây cũng là lúc vui sướng nhất của con sông Hậu. Mọi người cùng nhau đi ngắm dòng sông, thăm tượng Bác cùng với những ly nước hoặc một loại thức ăn nào đó. Khi có trăng lên con sông càng đẹp hơn. Trăng như một cái bát vàng thật to trôi trên mặt nước. Ánh sáng của đèn đường chiếu xuống mặt nước làm con sông trở nên huyền ảo. Đâu đó có vài chiếc du thuyền qua lại trên con sông. Bây giờ , ở Cần Thơ chắc sẽ không có nơi nào vui hơn Bến Ninh Kiều này. Mỗi mùa con sông đều có một vẻ đẹp riêng . Đối với em con sông Hậu đẹp nhất là vào buổi sáng mùa xuân . Vào những ngày mùa xuân, dòng sông chảy hiền hòa, từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới. Tiếng hò kéo lưới vang lên xáo động khắp cả mặt sông. Những ngư dân với khuôn mặt nhuộm màu năng gió, nhưng rạng ngời, hạnh phúc đang quay về với khoang thuyền chất đầy tôm cá sau một ngày làm việc vất vả. Dòng sông dịu dàng đưa những conthuyền trôi. Hai bên bờ những hàng cây vui tươi như đang vui cùng những đoàn thuyền chở đầy cá . Mọi thứ đều tươi hẳn lên vào ngày xuân . Con sông luôn giữ được cho mình màu xanh biếc. Nhưng tiếc thay, màu “xanh” của con sông nay dần biến mất. Những người hành động thản nhiên vứt rác của con người làm cho nước sông không còn một màu xanh trong mà là một màu xanh đen, không phải là phù sa mà là của chất độc hóa học đổ về. Rồi sự vô ý thức của con người khi xem dòng sông là một bãi chứa rác. Biết bao nguy hiểm do bệnh tật đang chực chờ con người khi dần không còn hưởng được dòng nước trong lành từ các dòng sông trong tương lai. Em đã tận mắt thấy một việc làm xả rác bừa bãi của mọi người. Vào một buổi chiều khoảng trước vài tuần, em cùng ba mẹ đi chơi ở Bến Ninh Kiều. Đi một hồi thì gia đình em nghỉ chân ở băng ghế đá. Trước mắt em là con sông Hậu hiền hòa chảy nhẹ nhàng , đột nhiên em thấy một bịt rác của ai đó trôi lơ lửng dưới sông. Gần chỗ em ngồi thì có các anh chị sinh viên đứng ở hàng rào chắn của sông. Các anh chị ăn, uống rồi thản nhiên vứt rác xuống sông rồi đi. Nhìn những hành động đó em cảm thấy con sông sẽ rất buồn. Em cứ tự nghĩ: “Có thùng rác mà sao mấy anh, chị đó không vứt mà vứt. Ngoài những việc làm vô ý thức đó ra, có những người còn tụ tập mua, bán ở lề đường. Mọi người kêu la gọi khách vào làm cho em cảm thấy nó đã làm mất mỹ quan của Bến Ninh Kiều. Em cảm thấy những tấm biển cấm buôn bán không có hiệu lệnh gì. Không biết con sông sẽ nghĩ sao về những hành động này?”

Con sông Hậu này như một người bạn của Cần Thơ. Con sông đã là một hình ảnh khongo thể thiếu khi nhắc đến Cần Thơ. Em yêu sông lắm, em mong mọi người sẽ có ý thức hơn trong việc xả rác bừa bãi cũng như những việc bán hàng lấn chiếm lề đường để trong tương lai con sông luôn là một dấu ấn trong lòng của những du khách khi đến thăm Cần Thơ .

1 tháng 8 2018

gửi lời mời kb rồi nha

1 tháng 8 2018

kb nha

k mk 100 lần nha

nổi ko?

Chỉ k đc 3 lần à