K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2021

Tham khảo :

Mỗi người đều dành một ngày của mình cho các hoạt động khác nhau, người thì học tập, người làm việc. Và dưới đây là một ngày hoạt động của em.

Đó là hoạt động của ngày hôm qua, ngày thứ Hai đầu tuần sau hai ngày nghỉ là thứ Bảy và Chủ nhật để bước vào một tuần học tập mới. Em học buổi sáng và buổi học bắt đầu từ lúc bảy giờ vì vậy đồng hồ báo thức của em luôn được đặt lúc sáu giờ sáng. Đúng giờ, đồng hồ báo thức reo vang, em thức dậy và vươn vai tập bài thể dục buổi sáng quen thuộc chỉ trong năm phút. Sau đó em đi đánh răng, rửa mặt sạch sẽ và ăn sáng. Tô mì nấu với trứng đã được mẹ chuẩn bị sẵn đặt ngay ngắn trên bàn đang đợi em.

Sau khi bữa sáng đã xong, em liền thay quần áo em chọn cho mình chiếc áo trắng và quần sẫm màu vì hôm nay là thứ hai đầu tuần có buổi chào cờ, khăn quàng đỏ, mũ ca nô và sách vở đã được em chuẩn bị từ tối hôm trước. Em chải tóc gọn gàng và đạp xe đến trường. Hôm nay có năm tiết, một tiết chào cờ và bốn tiết học trên lớp. Những tiết học cứ thế trôi qua cho đến tiết cuối cùng, rồi tiếng trống trường đã điểm báo hiệu kết thúc buổi học. Hôm nào cũng vậy cứ đến trưa là cái bụng lại đói meo, nhưng vẫn phải cố gắng đạp xe về nhà. Vì năm tiết nên chúng em về đến nhà cũng khá muộn, về nhà bố mẹ em đã ăn cơm rồi để riêng hai phần ra phần em và chị gái em cũng học cấp ba nên về muộn hơn em. Mẹ giục em đi ăn cơm kẻo đói, em vội vã đi thay quần áo, rửa mặt và ăn cơm trưa.

Sau khi đã ăn no em lên giường đi ngủ khoảng một tiếng và thức dậy tiếp tục ngày hoạt động của mình. Em thức dậy lúc hai giờ chiều, vì chiều nay được nghỉ nên em sẽ ở nhà học bài và giúp mẹ một số công việc nhà. Trời khá là nắng nên tranh thủ khi trời chưa mát, em ngồi vào bàn học xem qua một số bài tập thầy cô giao để giảm bớt gánh nặng bài tập vào buổi tối. Mày mò với đống bài tập nhưng mãi không ra em liền gọi Hương – đứa bạn học cùng lớp ở ngay cạnh nhà em qua chơi và hai đứa cùng giải bài tập. Khi số bài tập đã được giải quyết gần hết, Hương về nhà còn em đi nhổ cỏ vườn rau và tưới rau giúp mẹ.

Thấy trời cũng bắt đầu tối, em quét sân quét nhà sạch sẽ và lấy rau chuẩn bị bữa tối. Chị gái em chuẩn bị ôn thi đại học nên khá bận với việc học tập nên không có nhiều thời gian giúp đỡ bố mẹ. Còn em, chương trình học cũng không phải quá vất vả nên có nhiều thời gian rảnh hơn chị. Bữa tối đã được chuẩn bị xong, em đợi bố mẹ đi làm và chị gái đi học về ăn cơm. Tranh thủ lúc đợi em đi tắm và thu quần áo, gấp xếp gọn gàng vào tủ. Khi mọi người đã về đầy đủ, cả nhà ăn cơm rất vui vẻ, mẹ khen em nhỏ mà đã giúp đỡ được mẹ rất nhiều việc. Chị em thấy vậy tỏ vẻ ganh tỵ với em và bảo: “chẳng qua chị bận học thôi nhé!”, em mỉm cười sung sướng, ăn cơm xong chị gái em nhận việc rửa bát, còn em thì ngồi vào bàn học giải quyết số bài tập còn lại và chuẩn bị sách vở cho ngày mai.

Xong xuôi, em xem ti vi với bố mẹ một lúc rồi đi ngủ sớm để ngày mai thức dậy cho đúng giờ. Đi ngủ em nghĩ về một ngày hoạt động của mình với nhiều việc thật ý nghĩa.

Một ngày hoạt động trôi qua với nhiều việc làm, tuy mệt mỏi nhưng em cảm thấy rất vui vì đã học tập thật hiệu quả và giúp đỡ bố mẹ một số công việc dù rất nhỏ.

~ HT ~

Bài làm:

Là một học sinh cấp hai, hoạt động chủ đạo của em là học và chơi, không gian sinh hoạt chủ yếu cũng là trường học và ở nhà. Nghe có vẻ nhàm chán nhưng mỗi ngày của em đều là những hứng khởi mới với bao nhiêu điều mới mẻ, kì thú chờ đợi em khám phá. Với em thì mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Sau đây em sẽ kể về một ngày hoạt động của mình.

Mỗi ngày mới là một sự đổi thay, những sự kiện cũng mang tính mới mẻ, đầy lí thú nên mỗi ngày đối với em đều là những niềm vui, là tâm trạng háo hức đón chờ, trải nghiệm những sự mới mẻ, đổi thay đó. Theo thời khóa biểu thông thường của em thì cứ sáu giờ sáng em sẽ dậy để ăn sáng và chuẩn bị trang phục, sách vở để đến trường học, đồng hồ sinh học đã thành thói quen nên em không còn cần bố mẹ đánh thức mà có thể tự mình thức dậy, tự mình chuẩn bị đầy đủ tất cả mọi thứ.

Vì ngôi trường cấp hai em đang theo học là một ngôi trường huyện, gần nhà nên em không cần mọi người đưa đón mà em tự đi xe đạp cùng chúng bạn lên trường, rồi lại từ trường trở về nhà. Ngày nào cũng vậy, cứ 6h30 là chúng em sẽ tụ tập nhau lại tại nhà văn hóa của làng, sau khi đã đầy đủ thì chúng em bắt đầu xuất phát, trong số những người đi học cùng em, có người cùng lớp, có người khác lớp hay hơn một lớp nhưng chúng em cùng học một trường và chơi với nhau rất thân thiết. Vì đi đông nên con đường đến trường chưa bao giờ là tẻ nhạt, buồn chán, lúc nào cũng vang lên những tiếng nói, tiếng cười đùa vui vẻ.

Khi đi chung với nhau còn có một lợi thế, đó là chúng em có thể giúp đỡ lẫn nhau khi gặp sự cố trên đường về, nếu xe của em hay một ai đó trong nhóm bị hỏng thì những người còn lại luôn cố gắng giúp đỡ bằng cách giúp em về nhà. Chúng em cùng nhau đi học, cùng nhau chia sẻ những niềm vui bắt gặp trên đường hay kể những câu chuyện thú vị mà mình đã trải qua hay chứng kiến ở trên lớp.

Khi đến trường thì chúng em chia nhau ra để vào lớp học của mình, hôm nào đến lượt trực nhật của mình thì em sẽ đến sớm hơn một chút để hoàn thành nhiệm vụ được giao, dọn dẹp lớp học sạch sẽ để sẵn sàng cho một buổi học đầy lí thú. Thông thường, một buổi học của em thường có từ bốn đến năm tiết học, mỗi tiết kéo dài bốn mươi lăm phút, sau mỗi tiết học thì chúng em sẽ được giải lao năm phút ra chơi. Những giờ học đầy lí thú với những kiến thức bổ ích, mới lạ thu hút sự chú ý của em và các bạn trong lớp, sau mỗi tiết học chúng em đều có thêm cho mình những kiến thức mới đầy bổ ích.

Đối với những tiết học yêu thích của em như: tiết ngữ văn, tiết lịch sử thì em thường bị những lời giảng của cô giáo hấp dẫn, thời gian trôi qua cũng nhanh hơn, nhưng đối với những môn học căng thẳng, đòi hỏi sự tập trung nhiều hơn như: môn toán, môn hóa thì em lại cảm thấy mệt mỏi và thời gian cũng trôi chậm hơn những môn học khác. Dù có căng thẳng hay thích thú thì thời khắc mà em và các bạn yêu thích nhất là giờ ra chơi, đây là lúc chúng em được thỏa sức vui nghịch, giải lao sau những giờ học đầy căng thẳng.

Sau khi năm tiết học kết thúc, tiếng trống dồn cuối buổi báo hiệu kết thúc một buổi học thì chúng em lại ra về, như thường lệ, chúng em sẽ tập trung nhau lại ở cổng trường, sau đó lại cùng nhau ra về. Lúc về thời tiết thường nắng nóng, mặt khác thì ai cũng mệt mỏi, đói bụng nhưng không khí vẫn vô cùng huyên náo, mọi người vẫn cười nói rôm rả làm cho mọi người vui vẻ, cái đói, cái nóng vì thế mà cũng bị đầy lùi.

Sau khi về nhà, em được ăn những món ăn đầy thơm ngon của mẹ, ngồi trong mâm cơm gia đình, em kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện thú vị ở trường, mâm cơm vì thế mà cũng vui vẻ hơn rất nhiều. Ăn cơm xong em giúp bố mẹ dọn dẹp mâm bát, sau đó nghỉ trưa. Đến chiều em giúp mẹ quét sân, dọn vườn và phụ giúp mẹ nấu bữa tối. Ăn tối xong thì em bắt đầu ngồi vào bàn học, làm hết những bài tập mà thầy cô giao, soạn sách cho ngày mới và bắt đầu đi ngủ.

Hoạt động trong ngày của em tuy không có gì đặc biệt, chỉ lặp lại hoạt động học và chơi nhưng đối với em, những hoạt động ấy không hề tẻ nhạt, nó luôn mới mẻ với những điều kì thú mới, mang đến cho em những trải nghiệm mới.

~HT~

25 tháng 9 2021

Ò…ó…o…o… 1 tiếng, 2 tiếng rồi cả một vùng quê mênh mông vang dội tiếng gà gáy sớm. Em cũng giật mình choàng tỉnh dậy theo tiếng gà. Mở cửa bước ra sân, em chợt nhận ra cảnh buổi sáng trên cánh đồng quê mình thật đẹp

Trời đã sáng rõ, bầu trời nhuộm một màu xanh ngọc bích, cao vời vợi và trong sáng như một viên ngọc quý. Vài áng mây trắng nhè nhẹ trôi thanh thản và ung dung như chẳng có gì có thể khiến chúng bận tâm tới. Mặt trời ló rạng sau lũy tre ngà đầu làng, ban phát xuống trần gian những tia nắng đầu tiên vừa vàng óng vừa ấm áp lạ thường. Cơn gió nồm nam mát rượi vờn trên mái tóc em khiến em cảm thấy vừa man mát lại nhồn nhột, ngứa ngứa. Gió thổi khiến cánh đồng lúa như trở mình thức giấc, gợn lên những làn sóng lăn tăn. Cả cánh đồng lúa rộng mênh mông chín vàng lại càng tươi rói dưới màu nắng ban mai. Nắng hắt lên từng bông lúa vàng tươi, từng hạt thóc vàng óng, từng lá lúa vàng ruộm. Cả làng quê như chìm trong muôn sắc vàng rực rỡ. Em bỗng dưng thấy nghi ngờ. Là mặt trời đã nhuộm sắc nắng vàng ươm cho không gian hay chính cánh đồng đã hắt lên cuộc sống buổi sớm nơi làng quê này một màu vàng đầy sức sống. Có lẽ đối với những người dân nơi đây thù cánh đồng quê màu mỡ hứa hẹn một vụ mùa bội thu này chính là mặt trời trong tim họ, bởi đó là tinh hoa của đất trời, là nguồn sống nuôi dưỡng cuộc đời họ đã mấy đời trôi qua.

Thay cho cảnh tĩnh lặng của ban đêm, nơi đây bắt đầu tấp nập nhịp sống con người. Từ phía xa vọng lại đã nghe thấy tiếng cười nói của các cô các bác ra đồng gặt lúa. Nụ cười trên môi họ tươi rói, gương mặt sáng bừng lên vì một mùa thu hoạch nữa lại bội thu, một mùa no ấm lại tiếp tục. Lúa như loại vàng ròng mang lại cuộc sống hạnh phúc. Bên nhà hàng xóm, tiếng đứa trẻ con níu áo mẹ đòi đi theo, tiếng nỉ non hòa lẫn với tiếng nói cười, tiếng trò chuyện làm không gian huyên náo, nhộn nhịp lại vô cùng yên bình, an ổn.

Màu vàng của bình minh trên cánh đồng là màu của quê hương, màu của vùng đất hứa. Rời xa quê hương, ngày trở lại có lẽ chỉ cần thấy màu vàng tươi sáng ấy cũng đủ hạnh phúc, cũng đủ yên lòng.

hc tốt!

cr: download

Vào sáng sớm, cánh đồng lúa quê em mùa lúa chín đẹp vô cùng, khi ông mặt trời còn chưa thức dậy cả khung cảnh chìm trong yên tĩnh, gió se se lạnh, những giọt sương đọng trên lá lung linh như những viên pha lê.

Cứ sắp đến mùa gặt, sáng nào em và mẹ cũng ra đồng sớm để xem trông nom cây lúa xem chúng chống chọi như thế nào với những trận mưa của đêm hôm trước. Đứng trước cánh đồng lúa vào buổi sớm, em cảm thấy mình thật nhỏ bé khi đứng giữa khung cảnh kỳ vĩ như thế này, mùi lúa chín thơm ngát làm ta cảm thấy xao xuyến và dễ chịu vô cùng.

Cả khung trời vàng rực mùa lúa chín, như một tấm thảm khổng lồ bao phủ cánh đồng. Những cây lúa nặng trĩu hạt, hạt lúa căng mọng, thẳng tắp mang hy vọng một mùa bội thu cho người nông dân, biết bao giọt mồ hôi đã đổ xuống để giờ đây họ thấy thành quả của mình đã bỏ ra. Gió thổi vi vu làm đung đưa những cây lúa tạo âm thanh xào xạc như thủ thỉ trò chuyện cùng nhau.

Xa xa các cô, bác đang đi thăm đồng, họ vui vẻ trò chuyện cùng nhau, nhấp nhô nón lá như những đồi núi nho nhỏ mọc lên giữa tấm thảm lúa vàng rực. Họ chia sẻ cho nhau kinh nghiệm là nông, đôi tay thoăn thoắt kiểm tra từng bông lúa, làm tụi sâu bọ tỉnh thức dưới kẽ lá. Sắp tới mùa gặt nên công đoạn bắt lũ sâu bọ này cũng vô cùng quan trọng chúng sẽ làm vụ mùa thất thu, người nông dân phải đối mặt vô vàn những khó khăn. Những chú chim hót vang cả bầu trời, bầu trời trong xanh với những đám mây trắng bay lơ lửng.

Ông mặt trời đã lên, chiếu những tia nắng vàng rực chói chang xuống cánh đồng, xuyên qua kẽ lá tạo cảm giác thật ấm áp. Lá lúa uyển chuyển nhẹ nhàng trong gió, như cô gái e thẹn khi gặp người yêu. Thân lúa khẳng khiu nâng đỡ những bông lúa như những người mẹ cõng con trên vai nhưng chả bao giờ kêu than mà thấy hạnh phúc. Đàn bướm trắng bay lượn nô đùa trên những bông lúa như muốn nhắn gửi điều gì đó, hình ảnh ấy càng tô điểm thêm cho bức tranh đồng lúa vào sáng sớm thật đẹp.

Dù có đi đâu, hình ảnh cánh đồng lúa chín luôn để lại trong em ấn tượng đẹp và sâu sắc, nó là công sức của những người nông dân sắp tới ngày hái quả. Hạt gạo chúng ta có chứa những giọt mồ hôi của bao người nông dân nên chúng ta phải biết quý trọng từng hạt gạo đừng bao giờ lãng phí chúng.

25 tháng 9 2021

Mik ko có nên ko bt nha xl bn

25 tháng 9 2021

Ông nội kính mến của cháu,

Đầu thư, cháu xin được gửi lời hỏi thăm sức khỏe đến ông bà và cô chú. Tết đã sắp đến rồi. Nhưng năm nay, do bố mẹ phải đi công tác nên cả gia đình cháu không thể về thăm ông bà được. Cháu cảm thấy rất buồn. Không biết ở quê lúc này, ông bà đã chuẩn bị xong hết chưa ạ? Cháu vẫn còn nhớ những món ăn ngày tết do bà nấu. Cũng như những lúc cùng ông đánh cờ, xem hài… Thật vui biết mấy. Năm nay cháu không về, ông bà đừng buồn nhé. Bố mẹ đã hứa qua Tết sẽ đưa cháu về thăm ông bà. Đến lúc đó, ông cháu mình lại cùng nhau đánh cờ nhé ạ? Cháu nhất định sẽ thắng ông!

Viết thư cho ông nội mẫu 3

Ông nội kính nhớ! Ông ơi, cháu là Thủy Tiên, cháu nội viết thư cho ông đây. Ông có khỏe không? Chú Dân, cô Hoa có khỏe không? Bố mẹ cháu, chị em cháu kính chúc ông, chú và cô được dồi dào sức khỏe.

Bố mẹ cháu đã được chuyển về dạy học ở thị xã Đồ Sơn. Chị Hương đã lên học lớp Mười, cháu đã lên lớp Ba. Mẹ cháu hứa là hai chị em đạt học sinh giỏi thì hè tới sẽ cho vào Đà Lạt thăm ông và ở chơi một tháng.

Chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thương của gia đình. Và trường học sẽ là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ. Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp. Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò. Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn. Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp.

 PauseUnmute Loaded20.45%  Remaining Time 5:57Close Player 
25 tháng 9 2021

chúng ta đc sinh ra và lớn nên trong một môi trường yên bình và đc yêu thương trong vòng tay của ba mẹ . Và trường học là nơi ta học hỏi và phát triển tri thức của những đứa trẻ ngây ngô như chúng ta (em) . Các thầy cô là người dạy chúng ta (em) thầy (cô) như ba mẹ thứ 2 của chúng ta . thầy cô dạy chúng ta (em) những kiến thức  chúng ta  áp dụng trong cuộc sống , các cô các thầy có một tâm hồn lương thiện giúp các bạn có hoàn cảnh nghèo tôi (em) biết ơn những ngày mà tôi (em) đã học hỏi những thứ mới lạ ở những trang giấy , sách vở . Trường học của tôi  (em) rất quan trọng với tôi (em) . End tui hết ý ngĩa òi ( Lạc đề :>) 

Ngẫm về thiên chức người cầm bút, nhà văn Nguyễn Minh Châu từng chia sẻ: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường…Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”. Nhà văn cũng từng chia sẻ một quan niệm sâu xa khác về điều này khi cho rằng: “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Qua hình tượng người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, ta càng thấm thía hơn thiên chức của Nguyễn Minh Châu trong những trang văn nghệ thuật.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi tới người đọc một quan niệm, một cái nhìn hết sức sâu sắc về vai trò của nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn nói đến hành trình “đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” phải chăng ý muốn nói đến những vẻ đẹp cao quý, không phô lộ mà khuất lấp, ẩn tàng thậm chí nhiều lúc còn nương náu dưới một cái vỏ xấu xí, thôi ráp như hạt ngọc ẩn sâu trong lòng con trai. Quan điểm của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã góp một cái nhìn sâu sắc về “thiên chức của nhà văn trong quá trình sáng tác văn học”.

Khi miêu tả người đàn bà hàng chài, thiên chức của nhà văn được thể hiện trước hết ở những nét phác họa chân thực và niềm sẻ chia, thương cảm trước một nạn nhân của đói nghèo tăm tối. Dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu, người đàn bà mang thân hình cao lớn, thô kệch. Khuôn mặt rỗ, sắc mặt tái ngắt với vẻ mặt đầy mệt mỏi. Áo bạc phếch còn nửa thân dưới thì ướt sũng. Những hình ảnh, những nét vẽ ấy đã phác họa chân thực chân dung người đàn bà hàng chài khiến ta cảm tưởng như đó là một người phụ nữ bước từ cuộc đời vào trang văn. Trong văn học, ta đã bắt gặp nhiều cảnh tượng cái đói bủa vây, dồn đẩy cuộc sống con người xuống cùng cực đến mức phải ăn cháo cám, “làm no” bằng cách ăn đất sét. Còn ở đây, cái đói buộc họ phải ăn xương rồng luộc chấm muối – một loài cây hoang dại, đắng chát. Cuộc sống lam lũ, cực khổ của người đàn bà càng tăng lên gấp bội phần khổ đau với những tháng ngày bị chồng đánh đập. Những trận đòn mụ phải gánh nhiều như cơm bữa, bị đánh đến thừa sống thiếu chết. Người đàn bà ấy cam chịu đón nhận đòn roi như thể mình là người mang lỗi, không van xin, chối tội, thanh minh, không chống trả hay trốn chạy. Tất cả những tháng ngày ấy, mụ đều đứng im chịu đòn như một tảng đá nhẫn nhục.

Xem thêm:  Soạn Bài Tính Thống Nhất Về Chủ Đề Của Văn Bản

Thiên chức của nhà văn Nguyễn Minh Châu khi miêu tả hình tượng người đàn bà hàng chài còn được thể hiện ở sự trân trọng, ngợi ca những nét đẹp phẩm chất, tâm hồn người phụ nữ này. Đó là một người phụ nữ giàu đức hy sinh và rộng lòng vị tha. Vì con mà mụ buộc phải gửi thằng Phác lên bờ để không phải suốt ngày chứng kiến cảnh bố đánh đập mẹ. Dù bị đánh đập dã man, người đàn bà ấy vẫn không bỏ chồng để có người đàn ông chèo chống lúc phong ba, biển động, để các con của mụ có cha, nhà mụ có nóc. Mụ nhẫn nhục chịu khổ đau như vậy cũng một phần vì chồng mình, coi đó là một cách sẻ chia bất đắc dĩ khi người chồng bế tắc, mất cân bằng.

Một nét đẹp tâm hồn nữa ở người đàn bà hàng chài mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm rất khéo léo đó chính là tâm hồn sâu sắc, thấu trải lẽ đời. Mục đích Đẩu gọi người đàn bà lên tòa án huyện là để giải phóng giúp mụ, khuyên mụ bỏ chồng. Nhưng kết quả là Đẩu vẫn không thể thuyết phục được sau khi nghe người đàn bà tâm sự. Người đàn bà hàng chài nhận thức được vì xấu, mặt rỗ nên mình ế muộn, nói không quá lời thì người chồng chính là ân nhân cuộc đời mụ. Hơn nữa, với mụ thì chồng mình là người hiền lành, chỉ hơi cục tính, trước đây chưa bao giờ đánh đập mụ. Cái thói vũ phu không phải là bản chất vốn có của người chồng. Bản thân mụ lúc nào cũng thấy có lỗi vì đẻ nhiều, nhà nghèo nên gánh nặng mưu sinh lúc nào cũng đè nặng lên vai người chồng. Theo như mụ nói, thì vì quá khổ, nên chồng mụ mới đánh chửi – một hành xử tiêu cực của kẻ bị dồn vào cảnh cùng đường. Chẳng những thế, trên thuyền cũng cần có một người đàn ông chèo chống, tấm lưng như lưng gấu của gã tuy đáng sợ nhưng lại là nơi vững chãi để mẹ con mụ dựa vào.

Nguyễn Minh Châu có lẽ thực hiện thành công thiên chức nhà văn của mình khi qua những trang văn “Chiếc thuyền ngoài xa”, ông đã gửi gắm thiên chức của người đàn bà mộc mạc, tự nhiên và sâu sắc rằng người đàn bà trên thuyền phải sống vì các con. Cuộc sống gia đình người đàn bà hàng chài không phải lúc nào cũng chỉ có đòn roi nước mắt mà cũng có những lúc vợ chồng, con cái thuận hòa, vui vẻ. Người đọc qua đây cũng nhận ra rằng khi đứng trước một tác phẩm cần có cái nhìn con người, đời sống một cách đa diện nhiều chiều. Với bản thân người đàn bà hàng chài, quá khứ với mụ là một may mắn, hiện tại là nạn nhân nhưng tương lai sẽ vì con vì chứ phận làm vợ làm mẹ mà cố gắng sống. Người chồng trong quá khứ là ân nhân người đàn bà hàng chài phải biết ơn, hiện tại là nạn nhân mụ thương cảm và sẻ chia, phải thừa nhận rằng bản chất không hề xấu và trân trọng vai trò không thể thiếu của người chồng.

Nhà văn Đặng Thai Mai từng nói: “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người”. Trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã hướng ngòi bút của mình đến con người, một cách chân thực và sâu sắc, ông đã phác họa đậm nét chân dung tâm hồn người đàn bà hàng chài, đem đến cho người đọc cái nhìn sâu rộng hơn về con người, về đời sống.

26 tháng 9 2021

chỉ mình 1 câu được ko

26 tháng 9 2021

MINH CHỈ GIẢI ĐƯƠC CÂU CHỊU THƯƠNG CHỊU KHÓ

25 tháng 9 2021
Câu nào bn
25 tháng 9 2021

câu nào

Cây bàng đang sải những cách tay già che nắng cho chúng em vui chơi.

- Cái trống trường nói '' Tùng... tùng... tùng'' nhắc nhở chúng em đã đến giờ vào lớp bắt đâu tiết học.

Cắp sách của em đẹp lắp lánh như một nàng công chúa biết tỏa sáng.

25 tháng 9 2021

mùa hè, trống ngồi im lặng mà buồn 

cây bàng vui đùa theo cơn gió

cặp  sách của em buồn vì phải xa em

25 tháng 9 2021

Làm ơn đấy giúp mình đi mà mình sẽ tích hết 

25 tháng 9 2021

Hzzzz