K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏiRa khỏi lạch, thuyền kéo buồm bắt cơn gió tây nam chạy thẳng ra khơi. Chiếc thuyền, dáng hơi nặng nề, lù đù tiến, hai mát tròn trân trân nhìn về trước. Khi một ngọn sóng kéo đến, nó chồm dậy rồi đâm chúi xuống, làm tung nước bạc trắng xóa. Càng xa bờ, sóng càng bớt mạnh, chỉ còn là những cái lượn, lưng cong và rộng, kéo lừ đừ nhưng...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Ra khỏi lạch, thuyền kéo buồm bắt cơn gió tây nam chạy thẳng ra khơi. Chiếc thuyền, dáng hơi nặng nề, lù đù tiến, hai mát tròn trân trân nhìn về trước. Khi một ngọn sóng kéo đến, nó chồm dậy rồi đâm chúi xuống, làm tung nước bạc trắng xóa. Càng xa bờ, sóng càng bớt mạnh, chỉ còn là những cái lượn, lưng cong và rộng, kéo lừ đừ nhưng hùng cường. Những mảnh nước lớn thốc vào dưới mũi thuyền khiến bọt trắng toé, rồi tự rẽ đôi chảy róc rách hai bên mạn. Các bác chài đã gác chèo ngồi bện dây neo, quai chèo và tán chuyện, có vẻ không biết đến sự nhồi lắc của sóng. Gió lồng lộng, thuyền chạy phăng phăng, để lại sau một vạch phổng lì, vĩ nước đã bị khối nặng của thuyền dàn ra. Nhưng chẳng bao lâu, những làn sóng lô nhô hai bên mép tiến vào và xoá mất vạch phẳng. Càng xa bờ, gió càng mạnh, như dậy từ bốn phương của khoảng rộng. Nắng vàng và gay gắt thêm. Khi mặt trời đứng bóng, biển biếc ngả sang màu lục.

(Theo Bùi Hiển)

a) Cảnh thuyền ra khơi trong đoạn văn trên được miêu tả theo trật tự gì? Hãy lấy dẫn chứng để giải thích.

b) Những hiện tượng thiên nhiên nào được miêu tả trong đoạn văn?

c) Những hình ảnh nào cho thấy vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền lướt sóng ra khơi?

Câu 2. Sắp xếp các từ dưới đây thành 3 nhóm:

gay gắt, lô nhô, nặng nề, trân trân, tung toé, róc rách, lồng lộng, phăng phăng, lừ đừ.

– Từ láy âm đầu và vần

– Từ láy âm đầu

– Từ láy vần

0
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏiRa khỏi lạch, thuyền kéo buồm bắt cơn gió tây nam chạy thẳng ra khơi. Chiếc thuyền, dáng hơi nặng nề, lù đù tiến, hai mát tròn trân trân nhìn về trước. Khi một ngọn sóng kéo đến, nó chồm dậy rồi đâm chúi xuống, làm tung nước bạc trắng xóa. Càng xa bờ, sóng càng bớt mạnh, chỉ còn là những cái lượn, lưng cong và rộng, kéo lừ đừ nhưng...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Ra khỏi lạch, thuyền kéo buồm bắt cơn gió tây nam chạy thẳng ra khơi. Chiếc thuyền, dáng hơi nặng nề, lù đù tiến, hai mát tròn trân trân nhìn về trước. Khi một ngọn sóng kéo đến, nó chồm dậy rồi đâm chúi xuống, làm tung nước bạc trắng xóa. Càng xa bờ, sóng càng bớt mạnh, chỉ còn là những cái lượn, lưng cong và rộng, kéo lừ đừ nhưng hùng cường. Những mảnh nước lớn thốc vào dưới mũi thuyền khiến bọt trắng toé, rồi tự rẽ đôi chảy róc rách hai bên mạn. Các bác chài đã gác chèo ngồi bện dây neo, quai chèo và tán chuyện, có vẻ không biết đến sự nhồi lắc của sóng. Gió lồng lộng, thuyền chạy phăng phăng, để lại sau một vạch phổng lì, vĩ nước đã bị khối nặng của thuyền dàn ra. Nhưng chẳng bao lâu, những làn sóng lô nhô hai bên mép tiến vào và xoá mất vạch phẳng. Càng xa bờ, gió càng mạnh, như dậy từ bốn phương của khoảng rộng. Nắng vàng và gay gắt thêm. Khi mặt trời đứng bóng, biển biếc ngả sang màu lục.

(Theo Bùi Hiển)

a) Cảnh thuyền ra khơi trong đoạn văn trên được miêu tả theo trật tự gì? Hãy lấy dẫn chứng để giải thích.

b) Những hiện tượng thiên nhiên nào được miêu tả trong đoạn văn?

c) Những hình ảnh nào cho thấy vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền lướt sóng ra khơi?

Câu 2. Sắp xếp các từ dưới đây thành 3 nhóm:

gay gắt, lô nhô, nặng nề, trân trân, tung toé, róc rách, lồng lộng, phăng phăng, lừ đừ.

– Từ láy âm đầu và vần

– Từ láy âm đầu

– Từ láy vần

0
Bài tập 1: Nêu ý nghĩa của những hoán dụ được sử dụng trong các câu sau:a. Một tay lái chiếc đò ngang Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày.b. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lình.c. Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách.d. Vì sao? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí minhe. Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người.f. Mồ hôi...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Nêu ý nghĩa của những hoán dụ được sử dụng trong các câu sau:

a. Một tay lái chiếc đò ngang Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày.

b. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lình.

c. Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách.

d. Vì sao? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí minh

e. Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

f. Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

g. Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Bài tập 2: Hãy phân loại hoán dụ ở bài tập 1 vào bốn nhóm đã học. Bài tập 3: Tìm năm cụm từ gọi tên người, tên địa lí có sử dụng phép hoán dụ.

VD: Nhật Bản được gọi là “xứ sở hoa anh đào”.

0