K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2018

Tuần trước em bị sốt cao nên bố mẹ phải đưa đến trạm xá truyền nước. Tại đây em được cô Hạnh – một y tá của trạm chăm sóc.

Cô Hạnh có dáng người dong dỏng cao. Khuôn mặt hình trái xoan, mái tóc đen dài ngang lưng được buộc gọn gàng. Cô có đôi mắt rất sáng, tỏa ra ánh nhìn rất trìu mến. Vẻ mặt của cô luôn tươi tỉnh khiến cho ai nấy cũng phần nào lo lắng khi đến trạm. Cũng như các bác sĩ và y tác khác, cô Hạnh mặc một chiếc áo blu trắng dài đến đầu gối, trên đậu đội chiếc mũ trắng dành cho nhân viên y tế. Cô làm gì cũng nhanh nhẹn và hoạt bát, không để bênh nhân phải chờ lâu.

Khi bố mẹ đưa em đến trạm xá, em đã rất lo lắng và run sợ. Thế nhưng khi được cô Hạnh hỏi thăm em đã cảm thấy thoải mái hơn. Cô nhẹ sờ trán của em và bảo mẹ: “Cháu sốt cao đấy. Chị cho cháu nằm xuống giường đây để em cặp nhiệt kế cho cháu. Mười lăm phút sau em sẽ qua xem cháu sốt thế nào rồi xem xét tình hình để truyền cho cháu nhanh khỏi”. Sau khi dặn mẹ em xong, cô Hạnh liền sang giường bên cạnh thăm khám cho một bà cụ khác. Cô còn ngồi xuống giường xoa bóp tay chân cho cụ vì cụ nằm lâu thấy mỏi người. Nhìn cô Hạnh ân cần chăm sóc bà cụ, em cảm thấy thật quý mến cô.

Đến khi cô trở lại giường của em, cô xem nhiệt kế rồi chuẩn bị dụng cụ truyền cho em. Lúc đó em đã rất lo sợ. Cô liền bảo em quay người lại, rồi hỏi thăm việc học hành của em. Được biết em chuẩn bị thi học sinh giỏi cấp huyện cô liền nhờ em cuối tuần sang dạy Toán cho em Hưng – con trai cô chuẩn bị vào lớp Một. Vì mải nói chuyện mà em quên cả đau. Hôm ấy ra về, em thấy trong người đã khỏe hơn. Và hôm sau em đã có thể đến trường đi học bình thường.

Bây giờ nhớ lại sự ân cần của cô Hạnh, em lại càng cảm phục và yêu quý cô hơn. Nhất định Chủ nhật tuần này em sẽ sang nhà cô giúp em Hưng học Toán như đã hứa.

THAM KHẢO NHA BẠN

2 tháng 5 2018

Chiều hôm qua, mẹ em đi khám ở bệnh viện huyện; trong lúc chờ mẹ ngoài hành lang em chú ý đến cô y tá trong phòng điều dưỡng đang chăm sóc bệnh nhân. Cô y tá đó tỉ mi, cẩn thận hỏi han bệnh nhân và luôn tạo cảm giác thoải mái nhất cho người bệnh. Cũng vì thế mà em ấn tượng với cô y tá đó.

Cô y tá mặc một bộ đồ màu trăng của bệnh viện, trên đầu đội mũ cũng màu trắng. Cô đi một đôi hài màu đen thấp. Dáng cô mảnh mai nên khi có yêu cầu gì khẩn cấp cô có thể chạy đi nhanh chóng.

Trong lúc cô chăm sóc cho bệnh nhân, cô luôn nở nụ cười thật tươi và thật hiền. Giọng nói trầm nhẹ khi trò chuyện với bệnh nhân khiến người khác cảm thấy dễ chịu. Mặc dù trong phòng bệnh có rất nhiều người, ai cũng có nhu cầu chăm sóc, tuy nhiên cô vẫn không hề kêu ca, lần lượt chăm sóc người này sang người khác. Cứ từng người, từng người một đều do bàn tay của cô chăm sóc.

tacoytabacsychamsocbenhnhan

Tả cô y tá, bác sĩ đang chăm sóc bệnh nhân-Văn

Cô thay ga trải dường cho bệnh nhân, mang thuốc và nướ lớp 3c đến tận giường cho bệnh nhân. Có nhiều bệnh nhân khó tính, không chịu uống thuốc, cô đều nhẹ nhàng khuyên bảo. Giọng nói của cô nhẹ nhàng, ngọt ngào khiến cho người bệnh không muốn uống cũng chấp nhận uống thuốc.

Ánh mắt cô khi nhìn bệnh nhân rất trìu mến. Em đã từng bắt gặp những cô y tá khó tính, gắt gỏng bệnh nhân nhưng cô y tá này hoàn toàn ngược lại. Một phòng bệnh có 6 người bệnh nhưng cô đều nhẹ nhàng đến từng giường bệnh hỏi han và tiêm cho bệnh nhân.

Lúc cô tiêm thuốc cho bệnh nhân, cô tiêm rất nhẹ nhàng và động viên mọi người sẽ không đau đâu. Chính điều này đã tạo thiện cảm tốt dành cho cô y tá.

Khi bệnh nhân đau nhức ở chỗ nào, nếu cô có thể giúp được thì cô vẫn sẵn sàng giúp đỡ mà không hề kêu ca bất cứ điều gì.

Em đã từng thấy nhiều cô y tá gắt gỏng bệnh nhân nhưng cô y tá này thì ngược lại. Cô luôn tìm mọi cách để tạo cảm giác thoải mái nhất cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Đối với những chị thực tập mới vào, cô cũng hướng dẫn rất nhiệt tình và chu đáo. Luôn động viên thực tập sinh phải cố gắng hết mình để hoàn thành tốt công việc.

Cô y tá chăm sóc bệnh nhân này thực sự khiến cho em khâm phục vì đức tính cần cù, chịu khó cũng như có tấm lòng bồ tát với mọi người.

2 tháng 5 2018

Ngày đầu tiên đến trường chắc ai cũng trong tâm trạng lo sợ, bẽn lẽn không dám nói chuyện với thầy cô, bạn bè của mình đúng không nào? Em cũng vậy đó. Khi ấy em rất nhút nhát, sợ sệt với những cảnh vật mới và cả thầy cô mới nữa. Và một người bạn đã giúp em hòa đồng tự tin hơn là Ngọc. Một người bạn thân ở lớp mà em quý mến nhất.

Em và Ngọc chơi thân với nhau từ lớp Một đến giờ. Hai đứa bằng tuổi nhau nhưng Ngọc cao hơn em một cái đầu và tính tình lại chững chạc, điềm đạm như người lớn đấy . Bạn không đẹp nhưng với khuôn mặt hiền lành dễ thương nên được rất nhiều bạn quý mến. Làn da ngăm ngăm màu bánh mật khỏe khoắn nhưng rất mịn màng bạn tự hào vì đó là sở hữu một làn da giống ba. Khuôn mặt dễ nhìn, tô điểm cho khuôn mặt ấy là mái tóc đen huyền trông khá mượt mà, lúc nào cũng được bạn cột rất gọn gàng. Thỉnh thoảng, Ngọc còn thắt bính hai bên trông thật dễ thương làm sao . Vầng trán cao và rộng hơi nhô nhô về phía trước cho thấy bạn là một người thông minh và nhanh nhẹn. Nhưng em nghĩ bạn học giỏi là do bạn ham học hỏi, tìm tòi chứ không phải nhờ vầng trán cao. Ngọcluôn thu hút mọi người vì đôi mắt như biết cười, biết nói. Mỗi khi nói chuyện cùng bạn, em mới thấy đôi mắt ấy đẹp biết nhường nào. Đã vậy, khi nhìn ai , Trúc cũng nhìn thẳng cho thấy bạn là một người trung thực, can đảm không sợ gì cả. Chiếc mũi củ tỏi , dù nó không đẹp lắm nhưng em lại thấy nó rất hợp với khuôn mặt tròn trịa của bạn. Sở hữu một hàm răng trắng đều như hạt bắp, bạn trông thật “ăn ảnh” trong các bức hình chụp em cùng với bạn.
Bạn là tấm gương để em noi theo . Ở lớp , Ngọc là tổ trưởng nên bạn vừa học giỏi vừa tích cực tham gia các hoạt động học tập, văn nghệ do lớp, trường tổ chức. Mỗi ngày đi học, quần áo của bạn đều tươm tất, gọn gàng chứ không luộm thuộm như các bạn khác do bạn đã chuẩn bị trước từ tối. Tác phong của bạn luôn được cô tuyên dương trước lớp trong các buổi sinh hoạt cuối tuần, thế còn học tập thì sao nhỉ ? Thật ra , bạn rất chăm học và chữ viết của bạn cũng đẹp nữa . Trong lớp, mỗi khi cô cho bài tập toán nâng cao, bạn đều kiên trì suy nghĩ để tìm ra hướng giải chứ không bỏ cuộc như chúng em. Còn khi không hiểu bài, bạn liền tự tin nhờ cô hướng dẫn để rút kinh nghiệm cho các bài tập khác. Bạn còn được bạn bè đặc biệt danh là cây văn vì bạn viết văn rất hay, mạch lạc. Ở lớp, bạn vừa chăm học vừa lễ phép với thầy cô, hòa đồng cùng bạn bè còn ở nhà thì bạn cũng rất ngoan ngoãn , siêng năng làm việc . Có dịp đến nhà bạn chơi , em vô cùng bất ngờ khi thấy bạn đang cặm cụi nấu ăn , tưới cây... giúp bố mẹ . Bạn chia thời gian làm bài, làm việc rất hợp lý nên dù bận làm bài nhưng bạn vẫn còn thời gian giúp bố mẹ, chơi đùa giải trí.
Bạn Ngọc là bạn thân nhất của em suốt thời Tiểu học. Mỗi khi buồn hay vui , chúng em đều trò chuyện chia sẻ với nhau rất vui vẻ. Đối với em, bạn luôn là một tấm gương sáng để em học tập theo . Còn vài tháng nữa là chúng em xa trường . Có thể chúng sẽ không gặp lại nhau nữa nhưng các kỉ niệm về bạn , em sẽ không bao giờ quên.

tk mik 

hok tốt

2 tháng 5 2018

1,Nhà máy Cơ khí Số 1

2,Hội đồng Đội Trung ương

Chúc bạn học tốt nha.​

10 tháng 5 2018

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.

Tính nó vẫn còn trẻ con lắm.

Nga ơi k mk nha

2 tháng 5 2018

mỗi sáng thứ 6,các bạn sao nhi đồng lại sinh hoạt sao

trẻ con thời này rất thông minh

2 tháng 5 2018

Khảm trai là một nghề cần nhiều công sức, lắm công phu, có 6 công đoạn cơ bản: vẽ mẫu cho bức tranh, cưa trai theo nét vẽ, đục gỗ và gắn trai vào gỗ, mài khảm, thể hiện đường nét và cuối cùng là dùng bột đen sơn để làm rõ các chi tiết của bức tranh.

2 tháng 5 2018

MB:Giới thiệu loài cây định tả

TB:Tả hình dáng của cây

KB:Nêu tình cảm của mk và lợi ích của cây.

k mk nha

2 tháng 5 2018

Mở bài :- giới thiệu cây định tả

              - nêu thời điểm em quan sát cây đó.

Thân bài :- tả bao quát toàn bộ cái cây

                 - tả từng bộ phận của cây,hoặc sự thay đổi của cây theo thời gian

                - tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh,hoạt động của con người.chim chóc,... liên quan đến cây

Kết bài : nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của bạn đối với cây được miêu tả

2 tháng 5 2018

bạn có thể lên mạng tham khảo có nhiều bài hay lắm đấy

2 tháng 5 2018

Đứa trẻ nào cũng gắn bó với một món đồ chơi mà mình yêu thích. Em cũng vậy, với em con búp bê vải mà mẹ em mua tặng không chỉ là một món đồ chơi mà còn là một người bạn thân thiết cùng em trải qua những ngày tháng đáng nhớ của tuổi thơ.

Khi em còn là đứa học sinh lớp một, ba mẹ dọn ra sống riêng với ông bà nên ba mẹ phải nhận thêm công việc để tăng thu nhập. Ba thường xuyên đi công tác xa, mẹ thì ngoài giờ dạy ở trường còn nhận dạy kèm ôn thi cho các anh chị tại nhà. Em không có anh chị nên thường xuyên khóc vì cô đơn chẳng ai chơi cùng. Mẹ thương em nên mua cho em một cô búp bê thật xinh chơi cùng em. Lúc nhận được cô búp bê từ tay mẹ em đã rất hào hứng và thích thú. Cô búp bê của em không to lắm, thân cô ấy chỉ bằng bắp chân của em, tay chân thì bé bằng nửa cổ tay em. Cô ấy cao chừng 40cm, khuôn mặt búp bê rất tròn và ngây thơ. Khuôn mặt to hơn cả thân hình lộ ra đôi mắt đen tròn long lanh lúc nào cũng nhìn em trìu mến. Cái đầu tròn lẵn được đội một chiếc nón bo tròn trịa ôm sát đầu khiến cô búp bê thật nhí nhảnh. Trên trán của cô ấy là mái tóc thưa để ngang, hai bên cột thành hai bím gọn gàng. Mái tóc màu nâu đỏ cộng vơi làn da trắng và đôi má hồng phúng phính làm cho búp bê càng giống một đứa trẻ Châu Âu. Em sờ vào chiếc miệng bé xíu đỏ hồng của búp bê, chiếc miệng rất kì lạ vì chỉ là chấm hồng hồng làm nổi bật khuôn mặt của cô ấy. Búp bê của em mặc chiếc áo đầm rộng màu vàng có in hoa be bé. Cái quần bé xíu làm lộ đôi chân tròn trịa của cô ấy. Cô búp bê của em không thể đứng được nếu em không vịn, suốt ngày cô ấy chỉ thích ngồi và đứa hai tay về phía em như muốn em ôm vào lòng.Có búp bê rồi em không còn sợ cô đơn nữa. Chuyện vui buồn gì em đều tâm sự cùng búp bê. Cô ấy thương em nên lúc nào cũng lắng nghe và mỉm cười an ủi. Em không còn giật mình khi ngủ vì ba không có bên cạnh. Em xem búp bê là đứa em nhỏ của mình nên thường ru em ấy ngủ rồi may cho em ấy những bộ váy thật xinh.
Đến bây giờ, dù đã lớn nhưng em vẫn giữ thói quen ngủ cùng búp bê và thương búp bê hơn cả. Em sẽ chăm chỉ học tập và ngoan ngoãn vâng lời để cha mẹ an tâm làm việc. Em không đòi mẹ mua quà như trước nữa vì em đã có búp bê.

 

2 tháng 5 2018

A . Nguyên nhân - Kết quả 

Mk làm trên trạng nguyên rồi , đúng hết .

2 tháng 5 2018

theo mình là C

 Nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với nền văn minh lúa nước, gắn với những tên làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Nghề thủ công không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, mà còn chứa đựng nhiều phong tục  tập quán, những nét đẹp văn hoá truyền thống làng quê Việt Nam. 

TRANG CHỦ/SẮC MÀU CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Nghề thủ công truyền thống của người Việt

Tô Tuấn -  

21 Tháng Năm 2013 | 10:01:32

   

(VOV5) - Nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với nền văn minh lúa nước, gắn với những tên làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Nghề thủ công không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, mà còn chứa đựng nhiều phong tục  tập quán, những nét đẹp văn hoá truyền thống làng quê Việt

Gắn với nền văn minh lúa nước, các làng nghề truyền thống ở Việt nam tập trung chủ yếu ở châu thổ sông Hồng, tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định…rồi phát triển theo chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa, bởi vậy ngoài công việc đồng áng, những lúc nông nhàn, nhà nông thường tranh thủ làm ra các đồ dùng bằng mây, tre hay làm dụng cụ bằng sắt, bằng đồng phục vụ  sinh hoạt sản xuất. Trải qua thời gian, các ngành nghề thủ công phát triển theo quy mô gia đình rồi dần hình thành nên những phường nghề, làng nghề  thủ công chuyên sâu một nghề. Có làng chuyên làm nghề gốm, làm nghề dệt chiếu, dệt lụa, làng chạm gỗ, làng chạm khắc, đúc đồ đồng…

Thủ đô Hà Nội với lịch sử nghìn năm Thăng Long - Đông Đô là nơi tập trung nhiều làng nghề, trong đó nhiều làng nghề có lịch sử lâu đời nhất cả nước. Đặc biệt, Hà Nội có khu phố cổ 36 phố phường, mà tên mỗi phố thường bắt đầu từ chữ “Hàng” chỉ một ngành nghề thủ công nhất định. Đây chính là những phường nghề có nguồn gốc từ các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều địa phương đổ lên kinh thành Thăng Long lập nghiệp. Ngày nay, nhiều phố vẫn giữ được tên phố cùng nghề thủ công truyền thống như: Hàng Bạc vẫn sản xuất, chế tác vàng bạc, phố Hàng Thiếc làm đồ gò, hàn thiếc, phố Hàng Đồng có nghề trạm khắc đồng…Nhưng cũng có nơi giữ tến cũ như phồ Hàng Buồm, Hàng Cân, Hàng Quạt hay Hàng Lọng…nhưng nghề xưa đã mai một.  Tuy nhiên ở những nơi này vẫn lưu giữ nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử liên quan đến các phường nghề xưa. Giáo sư, tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, cho biết: “Có những phố như phố Hàng Quạt không còn làm quạt nữa, nhưng để lại ký ức cho mọi người biết ở đây đã từng tồn tại một nghề truyền thống, tạo ra một nếp sống và còn giữ lại nếp sống truyền thống với những sắc thái về phương diện kiến trúc, lối sống làng nghề xưa”

Do đặc tính sản xuất nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam với tổ chức xã hội gần như khép kín, người dân nông thôn Việt nam thường đề cao tính tự cung tự cấp, tinh thần đoàn kết cộng đồng, nên nhiều làng xã hình thành các ngành nghề thủ công độc đáo với bí quyết riêng. Bí quyết làng nghề ấy lại được lưu truyền từ đời này sang đời khác, bởi vậy mà qua hàng trăm năm, nhiều nghề thủ công truyền thống không những được duy trì  mà còn phát triển. Ngày nay tại Việt nam vẫn có các làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá… Trong đó có nhiều làng nghề cổ truyền tiêu biểu như: Làng gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, làng dát quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ (Hà Nội),  Làng tranh Đông Hồ, làng gỗ Đồng Kỵ (Bấc Ninh), Làng sơn mài Cát Đằng (Ý Yên, Nam Định), Làng đá mỹ nghệ Non Nước ( Đà Nẵng)… Ông Nguyễn Hữu Nam, chủ một cơ sở làm nghề ở làng Kiêu Kỵ, cho biết: “Nghề này là nghề truyền thống của gia đình từ thời cụ tổ, cụ cố của chúng tôi, cho đến bây giờ tôi nắm bắt được công nghệ gia công các sản phẩm quỳ vàng qùỳ bạc của địa phương và hiện tại tôi đã truyền nghề cho các cháu, các em trong gia đình”.

Sản phẩm của làng nghề không chỉ đơn thuần là trao đổi thương mại, mà còn có giá trị về văn hoá, lịch sử. Trong đó nhiều địa danh làng nghề, phố nghề đã trở thành điểm hấp dẫn trong các tour du lịch văn hoá và du lịch làng nghề.

Hiện ở Việt Nam có khoảng 4.500 làng nghề, trong đó có gần 400 làng nghề truyền thống. Các làng nghề đang thu hút khoảng 12 triệu lao động, ngoài ra còn tạo việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn lúc nông nhàn. Sản phẩm do thợ thủ công các làng nghề góp phần đưa kim ngạch kim ngạch xuất khẩu lên tới hơn 1 tỷ USD/năm. Các sản phẩm thủ công truyền thống không chỉ gắn bó với đời sống, mà còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người. Nhiều làng nghề không chỉ tạo ra những hàng hoá cụ thể mà còn tạo ra những sản phẩm mang tính văn hoá dân gian độc đáo như làng nghề tò he ( trò chơi nặn bằng đất cho trẻ em) ở Hà Nội, hay là nghề tạc tượng, làm các con rối cạn, rồi nước ở Nam Định, Thái  Bình…Những ngành nghề ở các làng nghề thủ công truyền thống chính là nơi lưu giữ, bảo tồn nhưng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể và là điểm đến du lịch cho khách trong nước và quốc tế./.

Hiện ở Việt Nam có khoảng 4.500 làng nghề, trong đó có gần 400 làng nghề truyền thống. Các làng nghề đang thu hút khoảng 12 triệu lao động, ngoài ra còn tạo việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn lúc nông nhàn. Sản phẩm do thợ thủ công các làng nghề góp phần đưa kim ngạch kim ngạch xuất khẩu lên tới hơn 1 tỷ USD/năm. Các sản phẩm thủ công truyền thống không chỉ gắn bó với đời sống, mà còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người. Nhiều làng nghề không chỉ tạo ra những hàng hoá cụ thể mà còn tạo ra những sản phẩm mang tính văn hoá dân gian độc đáo như làng nghề tò he ( trò chơi nặn bằng đất cho trẻ em) ở Hà Nội, hay là nghề tạc tượng, làm các con rối cạn, rồi nước ở Nam Định, Thái  Bình…Những ngành nghề ở các làng nghề thủ công truyền thống chính là nơi lưu giữ, bảo tồn nhưng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể và là điểm đến du lịch cho khách trong nước và quốc tế./.