K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2018

Bài làm 1

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.

Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.

Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".

Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…

Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng.

Một trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.

Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.

Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.

Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng năm châu.

Bài làm 2

Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.

Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc… gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng.

Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu"…

Ông Phạm Ngọc Lưu, Trợ lý thanh niên Phòng Giáo dục quận 9, Tp Hồ Chí Minh cho rằng: Vấn đề bạo lực học đường hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, đang có nguy cơ nổ bùng và lan rộng. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bản thân các em tìm cách tự trả thù theo kiểu "xã hội đen" mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường.

Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.

Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:

Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sock về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Vụ ba học sinh ở thành phố Vinh (Nghệ an) hành hung bạn, vụ học sinh Hà Nội hành hạ bạn giữa vườn hoa công viên: túm tóc, lột áo. Vụ học sinh trường THCS Chu Văn An (Tp Hồ Chí Minh) đánh bạn, quay phim… làm nhức nhối dư luận trong thời gian qua. Chưa hết bàng hoàng thì vừa qua vào tháng 5 năm 2010 học sinh lớp 10 ở trường THPT Hồng Bàng tỉnh Đồng Nai đâm chết bạn ngay tại cửa lớp. Thầy Nguyễn Văn Đạo (42 tuổi), dạy môn Vật lý của trường THPT Trần Quang Diệu, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi bị một nhóm học sinh đánh bị thương nặng phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đặng Thuỳ Trâm, huyện Đức Phổ. Những thông tin này trong một bài viết ngắn không thể đem lên hết được nhưng cũng đủ để chúng ta gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi đạo đức của một bộ phận giới trẻ Việt Nam.

Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải sây sát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy…

Giải pháp nào cho Bạo lực học đường?

Theo phapluat.vn có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:

Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.

Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.

Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.

Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.

Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.

Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.Theo bản thân người viết: Hs cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.

Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình – nhà trường- xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.

3 tháng 11 2018

Dàn ý nghị luận về bạo lưc học đường 

Dàn ý nghị luận về bạo lưc học đường



I. Mở bài: giới thiệu về bạo lực học đường
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sang, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa được. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

II. Thân bài: nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:

- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
- Hành vi này càng ngày càng phổ biến
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác
- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô
- Thầy cô xúc phạm đến học sinh
- Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh
3. Nguyên nhân dãn đến hiện tượng bạo lực học đường:
- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình
- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường
- Xã hội dửng dung trước những hành động bạo lực
- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất
- Làm cho gia định họ bị đau thương
- Làm cho xã hội bất ổn
b. Với người gây ra bạo lực:
- Phát triển không toàn diện
- Mọi người chê trách
- Mất hết tương lai, sự nghiệp
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
- Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất
- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lách tính trạng bạo lực học đường

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường
- Đây là một hành vi không tốt
- Em sẽ làm gi để ngăn chặn tình trạng này

2 tháng 11 2018

khó lém chị ơ

2 tháng 11 2018

Xàm lon quan trọng là ngoài đời có thật lòng ko

2 tháng 11 2018

 sao đăng linh tinh thek

2 tháng 11 2018

1.Vô tình

2.Mặt trời của em

3.Dẫu biết chỉ là mơ

2 tháng 11 2018

Thánh Giongs vươn vai biến thành tráng sĩ,cưỡi ngựa sắt đánh giặc, roi gãy-> Gióng nhổ tre quật vào giặc và đuổi giặc

2 tháng 11 2018

Bốn câu thơ trên nhắc đến sự tích kì lạ về cậu bé làng Gióng hoá thành tráng sĩ, nhổ tre đánh tan giặc Ân, bảo vệ bờ cõi nước ta. Giặc tan, tráng sĩ cưỡi ngựa bay về trời. Nhà vua ghi nhớ công ơn, truyền lập miếu thờ và phong tặng danh hiệu cao quý: Phù Đổng Thiên Vương.

Truyền thuyết Thánh Gióng kể rằng, vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng thuộc vùng Tiên Du, Bắc Ninh có hai vợ chồng ông lão hiền lành phúc đức, chăm chỉ làm ăn. Khổ một nỗi là họ đã già mà chưa có một mụn con nối dõi.

Hai ông bà ngày đêm ao ước. Một hôm, bà ra đồng, thấy vết chân to kì lạ bèn ướm thử. Không ngờ bà thụ thai và sau mười hai tháng, sinh ra một cậu con trai mặt mũi khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm, ra sức nâng niu chăm bẵm. Nhưng đến khi đã lên ba tuổi mà cậu bé vẫn đặt đâu nằm đấy, chẳng biết đi, chẳng biết nói, chẳng biết cười.

Bấy giờ giặc Ân ở phương Bắc cậy đông cậy mạnh, ồ ạt kéo sang xâm chiếm nước ta. Tình thế rất nguy. Nhà vua lo lắng bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng dưng cất tiếng nói rành rọt từng câu: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!”. Sứ giả vào, cậu bé bảo: “ông về tâu với vua cấp cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.

Nghe xong, sứ giả vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ, vội về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ rèn ngày đêm làm gấp những thứ cậu bé dặn.

Sau khi gặp sứ giả, hàng loạt chuyện thần kì đã xảy ra với cậu bé làng Gióng. Cậu lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng chẳng no, quần áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Cả làng góp gạo nấu cơm nuôi cậu bé vì ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước.

Giặc đã tràn đến chân núi gần làng. Thế nước rất nguy, người người lo lắng. Vừa lúc ấy, sứ giả đem mọi thứ tới. Cậu bé chợt vùng dậy, vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Cậu mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa sắt. Ngựa hí vang, miệng phun ra lửa, chở tráng sĩ lao thẳng về phía quân thù. Với cây gậy sắt trong tay, tráng sĩ đón đầu giặc, giết chúng chết như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, tráng sĩ nhổ cả bụi tre ven đường quật tơi bời vào giặc. Đuổi đánh tàn quân đến tận chân núi Sóc, tráng sĩ phi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cưỡi ngựa bay lên trời.

Trong suốt mấy ngàn năm liên tiếp bị nạn ngoại xâm, dân tộc Việt Nam muốn có được một sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù. Vì vậy, hình ảnh thần kì về cậu bé làng Gióng chính là mơ ước của nhân dân ta.

Hình tượng Thánh Gióng chính là hiện thân của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí dũng cảm kiên cường đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, thế hệ trẻ hăng hái xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước và đã lập nên bao chiến công lừng lẫy, mở đường đến chiến thắng vẻ vang 30 tháng 4 năm 1975, quét sạch quân thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Họ chính là những chàng trai Phù Đổng của thời đại mới, làm rạng danh cho lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của ông cha.

2 tháng 11 2018

Viết bài văn cảm thụ - Nhớ con sông quê hương ( Tế Hanh )

                                Bài làm

          Hẳn ai cũng biết, phép tu từ so sánh là một trong những yếu tố nghệ thuật để tạo nên sức biểu cảm lớn cho văn chương. Ta có thể phần nào cảm nhận được hiệu quả của chúng mang lại qua những câu thơ sau :

        Quê hương tôi có con sông xanh biếc

        Nước gương trong soi tóc những hàng tre

        Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

        Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng.

                        ( Trích từ “Nhớ con sông quê hương” – Tế Hanh)

 

        Ngay từ câu thơ đầu tiên, nhà thơ Tế Hanh đã giới thiệu về con sông quê hương êm đềm, dịu dàng, bộc lộ niềm tự hào của nhà thơ đối với con sông quê hương. Sắc xanh ở đây là sác xanh của nước sông hay sắc xanh của nỗi nhớ thương đọng lại trong tâm hồn tác giả đã gửi vào từng câu chữ? Xanh biếc gợi cho ta nghĩ đến một con sông dài bất tận, in đậm trong tâm trí của Tế Hanh. Xanh biếc là một màu rất đẹp, hơi ánh lên dưới ánh mặt trời, lại trong vắt, trải rộng mênh mang. Đó còn là sắc xanh quen thuộc của quê hương, luôn đọng lại trong tâm trí của những người xa quê. Nhà thơ đã dùng biện pháp so sánh ngầm (ẩn dụ) để so sánh mặt nước như một tấm gương khổng lồ, trong vắt, soi bóng những hàng tre hai bên bờ. Những hàng tre xanh mướt, mang dáng hình của người thiếu nữ yêu kiều, thướt tha đang nghiêng mình xõa tóc soi gương. Tâm hồn là một khái niệm trừu tượng lại so sánh với buổi trưa hè là một hình ảnh cụ thể đã khắc họa rõ nét tình cảm sâu nặng, nỗi nhớ da diết của nhà thơ. Có phải mặt trời chói lọi hay chính là tâm hồn nhà thơ đang tỏa nắng? Nhờ những tình cảm yêu mến đặc biệt ấy mà con sông như đẹp thêm dưới ánh mặt trời. Chỉ bằng bốn câu thơ mà Tế Hanh đã bộc lộ lòng yêu quê hương sâu nặng, da diết của mình. Nếu không có tình yêu, không có sự rung động của một trái tim nghệ sĩ thì Tế Hanh đã không viết được những câu thơ đầy cảm xúc như thế.

2 tháng 11 2018

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung - Quãng Ngãi, một vùng đất cằn cỗi, quanh năm chỉ có gió và cát, một vùng quê nghèo. Do hoàn cảnh bắt buộc, ông rời xa quê hương từ thuở thiếu thời. Trong thời gian xa quê ông viết rất nhiều tác phẩm, chủ yếu là về quê hương, bằng tất cả những tình yêu, nỗi nhớ của mình. Một vùng đất đầy thơ mộng và rất đẹp trong thơ Tế Hanh. Trong đó có phần:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre."
Xa quê, xa cả con sông. Có thể nói đó là nỗi đau của ông.Qua những kỉ niệm, hồi tưởng về con sông trong “nỗi nhớ con sông quê hương”, Tế Hanh đã thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt, một hình ảnh quê hương thân thiết, ruột rà.
"Tâm hồn tôi là buổi trưa hè
Tỏa sáng dưới dòng sông láp loáng"
​Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người. Đối với Tế Hanh, quê hương luôn là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa.. Dù ở phương trời nào lòng ông vẫn nhớ quê hương, nó luôn dạt dào, cháy bỏng trong ông khiến nhà thơ thấy được hình ảnh quê hương liên tục hiện ra. Quê hương chính là sức sống của ông, ở một khía cạnh nào đó, ta lại thấy tình yêu quê hương của Tế Hanh rất đa chiều và phức tạp. Lúc da diết, ngập tràn với “Nhớ con sông quê hương”, nhưng lúc khác lại cho người đọc thấy một hồn thơ trẻ trung phơi phới của “Quê hương”. Nhưng dù ở góc độ, khía cạnh nào thì nó đều ẩn chứa một tình yêu, nỗi khát khao đoàn tụ, bày tỏ khát vọng gặp gỡ cụ thể. Không như thơ Huy Cận, Lưu Trọng Lư đầy chất mộng ảo, không như thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên hun hút sầu thương, thơ Tế Hanh trong sáng, khoẻ mạnh, đắm đuối rất thực. Bởi ông có một vùng quê bằng xương, bằng thịt, mà ông luôn dõi theo bằng đôi mắt rất thực, bằng trái tim có địa chỉ rõ ràng. Có thể nói những bài thơ về quê hương trước và hai mươi năm sau Cách mạng Tháng Tám của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về con sông hiền hòa đã. Mỗi chúng ta một lần nữa vui mừng khi được giao tiếp với một hồn thơ khoẻ mạnh, trong sáng song lại rất đỗi bình dị mà sâu sắc. Nó không hề làm nặng đầu ta với những bóng dáng siêu hình hay những vô thức u minh, nó chấp cánh mộng mơ, bồi đắp cho mỗi chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết, là điểm trở về bình yên của ta trong cuộc đời nhiều bươn trải, cũng là sự thôi thúc ta vươn lên.

4 tháng 4 2023

? mà để làm j

2 tháng 11 2018

Đài vừa báo bão xong thì cơn bão số sáu cũng ập đến. Bầu trời vần vũ, mưa gió quay cuồng gào rít tung bụi mịt mù. Bà con trong xóm nháo nhác chuẩn bị đủ thứ chống bão. Nào gậy gộc, tre nứa, nào cuốc xẻng loảng xoảng va vào nhau.

Từng cơn gió lốc kéo đến, sấm chớp ầm ầm rung chuyển cả bầu tròi. Cây cối nghiêng ngả. Gió thổi ù ù rồi mưa ập đến nhanh như chớp. Mưa ào ào như thác. Trận này chưa qua trận khác đã kéo đến, xối xả ngày càng mạnh. Tưởng chừng bao nhiêu nước ở sông biển, ông trời đều hút lên rồi đổ cả xuống đây. Cây cối vặn mình răng rắc trong mưa. Nhìn ra xa chỉ một màn trắng xóa. Mưa to quá, nước lênh láng ngập hết đồng ruộng, con đường làng cũng nhòa đi trong mưa. Suốt mấy ngày, mưa sầm sập, hết trận này đến trận khác. Nước sông dâng lên nhanh đỏ ngầu, sôi sục. Nước xiết quá khiến con đê trở nên mong manh như sắp tan vỡ ra thành từng mảnh vụn. Thanh niên trai tráng trong làng được huy động ra để giữ đê.

Tiếng gọi, tiếng loa ồn ã cả một khúc sông. Hàng trăm, hàng nghìn người vác bao đất, tre, gộc ra chấn bờ đê lại. Nhưng mưa mỗi ngày một to hơn làm sự cố gắng của bà con cũng vô ích. Đê vỡ. Nước tràn ngập vào vườn, vào sân rất nhiều nhà. Mọi người vội đưa trâu bò, lợn gà lên trên nóc. Nước ngập khắp xóm làng. Cả làng tôi bị chìm ngập trong nước. Đứng trên nóc nhà nhìn ra, cả một vùng mênh mông như biển vậy. Khủng khiếp quá!

Những thân cây chuối, cây phi lao bị lật gốc trôi lềnh bềnh. Mãi bốn năm ngày sau máy bay cứu tế mới tới, nước cũng rút dần. Cơn bão qua đi, bà con tập trung sửa chữa lại đê điều. Cả làng xóm tiêu điều xơ xác hẳn. Nước cuốn đi vô số của cải của mọi người. Thủy thần cũng chẳng trừ nhà tôi, cây chuối, cây na gãy tan tành, các cây hoa màu khác cũng thối hết, tác hại quá mức. Quả thật chưa có trận mưa bão nào tai hại đến thế trong vòng năm mươi năm nay. Các cụ bảo thế.

Cơn bão khủng khiếp đã qua đi hơn 6 tháng nhưng cho đến bây giờ tác hại của nó vẫn còn ảnh hưởng đến mùa màng và cuộc sống của người dân quê tôi.

2 tháng 11 2018

em đang ở nhà học bài bỗng lũ lụt kéo đến vỡ đê và rồi ngập xóm

em đang chạy thoát thì ...á ..cứu tôi..xin lỗi vì em ko thể viết hết bài văn này nhưng em muốn trăn trối 1 điều,hãy tích đúng cho em

2 tháng 11 2018

ở nước Pháp, Anh.......

2 tháng 11 2018

Nguồn gốc từ mượn : từ mượn tiếng Hán ( gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt), từ mượn tiếng Anh, từ mượn tiếng Pháp, từ mượn tiếng Nga,...
Cách viết từ mượn : Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối với nhau.

Hôm ấy là một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo, từng cơn gió bấc rít gào bên ô cửa sổ khiến em run lên. Chẳng hiểu sao chiều hôm trước em còn khỏe mạnh, chạy từ đầu sân đến cuối sân chơi trò đuổi bắt với anh trai mà ngày hôm sau đã ốm đến không dậy nổi. Em mệt mỏi mở to đôi mắt thẫn thờ nhìn bầu trời xám đen bên ngoài ô cửa, lòng nghĩ thầm cách để đến lớp mà không làm phiền ai. Mùa đông đến, em biến thành con sâu lười ham ngủ, chính vì vậy mà em luôn là nguời ngủ dậy muộn nhất nhà. Ba mẹ thường cùng anh trai em ăn sáng rồi đi học, đi làm em dậy sau nên sẽ ăn sáng sau rồi tự đi học. Nếu không phải hôm nay trường anh em tổ chức làm tình nguyện nên phải đi từ sớm thì nếu không anh sẽ không để em như thế này mà đến trường. Em đang đau đầu định bước xuống giường thì nghe thấy tiếng của Kha vọng từ bên ngoài vào:
- Lan ơi, cậu không đi bây giờ là cậu muộn học đấy!

Em muốn nói thật to cho nó rằng tớ đang bị ốm nhưng lời nói chẳng thể nào thoát ra khỏi cổ họng được. Chờ mãi không thấy ai trả lời, lại thấy đèn nhà em đang sáng, nó tò mò bước vào nhà không quên kèm theo câu: “Cháu xin phép ạ.”. Vào đến phòng em nó hoảng hốt chạy vào, hết sờ mặt lại sờ đến trán:
- Cậu sốt rồi, sao không gọi tớ vào, bố mẹ cậu đâu, anh trai cậu đâu sao cậu ở nhà một mình thế?
- Bố…mẹ…tớ…đi làm. Còn… còn anh tớ đi tình nguyện rồi…khụ..
- Cậu đã ăn sáng chưa? Rồi còn nhà cậu có thuốc không, để đâu chỉ tớ, tớ đi lấy.

Nhìn bộ dạng lo sốt vó của nó mà em ngỡ ngàng, bấy lâu nay em nghĩ Kha cũng chẳng ưa em vậy mà khi em ốm bạn liền lo lắng đến như vậy. Tự nhiên em cảm thấy mình đúng là một đứa bạn tồi, không nhận ra Kha tốt như thế nào mà chỉ theo suy nghĩ riêng của mình mà ghét bạn. Em ngại ngùng đón nhận sự giúp đỡ từ bạn mà vui sướng khi có một người bạn tốt như Kha. Sau khi nấu cháo cho em ăn, bạn còn giúp em uống thuốc và gọi điện xin phép cho cả hai chúng em cùng nghỉ bởi vì chăm sóc em đã khiến bạn muộn giờ học.

2 tháng 11 2018

Theo mk hiểu thì có lẽ là ko có đêm (ý kiến riêng đừng gạch đá)

2 tháng 11 2018

Đêm trắng hay bạch dạ là những ngày với khoảng thời gian ban đêm (tại địa phương) có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp cho dù Mặt Trời đã lặn xuống dưới đường chân trời, nghĩa là khoảng thời gian ban đêm chỉ có thể coi như là bao gồm mỗi hiện tượng tranh tối tranh sáng (hoàng hôn hay rạng đông). Tại các vĩ độ gần với các vòng cực (bao gồm vòng Bắc cực và vòng Nam cực) và ở phía ngoài của nó người ta quan sát được hiện tượng này gần sát với thời điểm hạ chí tại mỗi bán cầu.

Các điểm thấy đêm trắng
Sự xác định các đêm trắng phụ thuộc vào định nghĩa về tranh tối tranh sáng. Nếu coi tranh tối tranh sáng như là tranh tối tranh sáng dân dụng, thì các đêm trắng chỉ có thể quan sát được tại các vĩ độ không thấp hơn 60°, mặc dù người ta vẫn nói tới đêm trắng tại các vĩ độ thấp hơn thế một chút; tuy rằng định nghĩa chung được đồng thuận là hoàn toàn không có. Tại các vĩ độ cao hơn vòng cực, đêm trắng có thể quan sát thấy trong khoảng thời gian từ 1-2 tuần trước và sau hiện tượng ban ngày vùng cực. Ở những nơi có đêm trắng nhưng không có ban ngày vùng cực thì hiện tượng đêm trắng xuất hiện gần với thời điểm hạ chí, trong đó nếu địa điểm càng gần với vòng cực bao nhiêu thì số lượng ngày có đêm trắng lại càng tăng lên với độ chiếu sáng cao nhất diễn ra trong đêm của ngày hạ chí.

Tại Nga
Tại một số vùng của Nga, các đêm trắng có một ý nghĩa văn hóa quan trọng. Các thành phố của Nga đáng chú ý nhất về quan sát đêm trắng là Saint Peterburg, Arkhangelsk, Severodvinsk, Naryan Mar, Murmansk. Các thành phố này được liệt kê theo trật tự từ các thành phố có ít số đêm trắng nhất (và tối nhất) tới các thành phố có số đêm trắng nhiều nhất (và sáng nhất).

Đêm trắng tại Saint Peterburg
Tại Saint Peterburg, các đêm trắng được coi là kéo dài từ ngày 11 tháng 6 tới ngày 2 tháng 7 mỗi năm;[1] trong khi khoảng thời gian với bầu trời ban đêm khá sáng kéo dài từ cuối tháng 5 cho tới cuối tháng 7.

Các đêm trắng là biểu tượng đặc sắc của Saint Peterburg. Người ta tạo ra một loạt lễ hội gần với khoảng thời gian này với người dân đi dạo trong đêm, chẳng hạn như lễ hội những cánh buồm đỏ thắm (Алые паруса). Hình ảnh các "đêm trắng" cũng được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật và văn chương. Chẳng hạn như Afanasy Fet đã viết về chúng trong bài thơ Ответ Тургеневу