K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2019

TUI CÓ 92 ĐỀ NÀY

4 tháng 11 2019

vậy cho mình xin đề

khiến ba mẹ vui lòng ak dễ ẹt viết đơn giản thôi 

em quét nhà em lau nhà ba mẹ vui thì em cũng vui

4 tháng 11 2019

 Lần làm một việc tốt khiến cho ba mẹ tôi vui lòng đó là: giúp đỡ một bà cụ đi qua đường.

  Hôm ấy, tôi thức dậy trễ nên chạy thật vội để đến trường.

   Trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang muốn băng qua đường.Thế nhưng bà lão còn rụt rè, lo sợ vì thấy trên đường xe quá nhiều, bà không dám băng qua.Tôi đắn đo suy nghĩ: một là giúp bà lão qua đường, hai là bị trễ giờ học. Tôi phải lựa chọn một trong hai.Tôi quyết định giúp bà lão băng qua đường dù biết rằng mình có thể sẽ bị trễ giờ học. Tôi chạy tới gần bà và hỏi thăm, bà có sao không? Bà lão trả lời là muốn qua bên kia đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không dám qua. Tôi đưa ra nhã ý giúp bà băng qua đường. Bà vui vẻ nhận lời.Một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà cũng giống như bà của tôi vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua đường để các chú tài xế nhìn thấy mà nhường cho bà cháu chúng tôi.Đưa bà lão qua được bên kia đường, lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào.Bà lão hỏi tên tuổi của tôi, tôi học trường nào. Tôi nói, tôi phải tới trường ngay sợ trễ giờ. Tôi tới trường vừa kịp chuông reo.Về nhà, tôi kể cho ba mẹ nghe sự việc khi sáng với vẻ rất háo hức.Ba mẹ tôi khen tôi là trẻ ngoan và tự hào về tôi vì đã biết giúp đỡ người lớn tuổi.

          Đó là lần tôi làm việc tốt mà tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

Tôi vẫn còn nhớ, ngày đầu tiên đến trường, tôi đã được thầy cô dạy rằng: "Nhà trường, lớp học là mái nhà thứ hai, và tất cả những thành viên trong một lớp đều là người trong một gia đình". Câu nói đó đã ghi sâu vào tiềm thức của tôi, cho đến tận bây giờ, khi tôi đang học năm cuối cấp 2. Năm học này của tôi có điều gì đó mới mẻ, khi có một cậu học sinh mới chuyển đến. Cậu tạo cho tôi một cảm giác thật khó hiểu, bởi lẽ trong lớp học, cậu là một người ít nói, gương mặt lúc nào cũng mang vẻ lạnh lùng thoáng pha lẫn một ít buồn bã, cậu có rất ít bạn bè, và tôi lại may mắn là một trong số ít đó, cậu ngồi cùng một bàn với tôi. Tôi luôn cố gắng tạo nên một mối quan hệ như những người trong gia đình với cậu, nhưng có vẻ mọi cố gắng của tôi đều bị cậu ấy hòa vào những cơn gió và thổi bay về một nơi nào đó. Điều đó khiến tôi cảm thấy chán cậu ta, và dần dần, những thiện cảm về cậu cũng biến mất trong tôi, mà thay vào đó là những suy nghĩ không mấy hay ho về cậu.Và rồi một ngày nọ, thầy đã trao cho chúng tôi một nhiệm vụ, đó là làm một bài thuyết trình về môn Hóa, một môn mà tôi dở nhất, còn cậu ta thì đứng trong top đầu của trường. Tôi đành phải đến nhà cậu ta để cùng làm bài thuyết trình, và việc này đã vô tình giúp tôi và cậu ta trở thành những người bạn thân thiết, hoặc hơn cả thế.Tôi đến nhà cậu, trong một buổi chiều thu, khi những chiếc lá mang sắc vàng đang dần dần rơi xuống và che phủ lấy con đường đi. Theo sự hướng dẫn của cậu, tôi đã tìm ra địa điểm mà mình cần đến, nó nằm trên một con phố nhỏ hẹp, vắng vẻ và thật yên tĩnh. Nhà của cậu ta khá to, mang nét cổ kính. Xung quanh nhà cậu là những hàng cây kiểng, với đủ loại, được tạo dáng rất đẹp, tôi chắc là nó phải do một bàn tay tài hoa làm nên. Tôi bước đến bậc thềm và gõ nhẹ vài tiếng lên cánh cửa bằng gỗ, cậu bước ra, vẫn với một vẻ mặt vẫn lạnh lùng như mọi khi. Cậu lịch sự mời tôi bước vào nhà. Tôi lặng lẽ bước theo. Tôi nhận ra căn nhà hoàn toàn không có người thứ ba, nhưng điều đó không làm tôi bận tâm bằng cách bày trí trong nhà cậu. Nó được bày trí hoàn toàn theo phong cách của quý tộc phương Tây, tôi thầm nghĩ có lẽ cha mẹ cậu ta phải là những người rất tinh tế và lãng mạn. Vào phòng cậu, tôi lại càng bất ngờ hơn khi căn phòng rất bình thường, không hề có gì khác biệt mấy so với những cậu bạn mà tôi từng biết đến. Và chúng tôi bắt đầu làm bài, với sự hướng dẫn của cậu, tôi nhận ra cậu thật sự thông minh, ít ra là hơn tôi rất nhiều trong môn học này. Khi chúng tôi hoàn thành được khoảng 1/3 bài viết, thì có tiếng chuông điện thoại reo, cậu tất tả chạy xuống nhà, và nhanh chóng quay lại. Cậu ta bảo rằng, cậu ta có chuyện gấp cần phải ra ngoài, nếu muốn, tôi có thể ở lại, khi ra về hãy nhớ khóa cửa lại giùm cậu, và tôi đã ở lại, một mình trong phòng cậu.Trong phòng cậu, không có quá nhiều thứ khiến tôi để tâm đến, chỉ trừ một thứ, đó là một cuốn sổ nhỏ, màu đen, được xếp cẩn thận ở trên bàn, tôi đoán nó là một cuốn nhật ký. Tôi tự nhủ là không xem, vì điều đó là xâm phạm đến sự riêng tư của cậu ta. Nhưng sự đời mấy ai có thể cưỡng lại trí tò mò của chính bản thân, tôi đã lật ra những trang giấy đầu tiên của cuốn nhật ký, và những gì được ghi trong đó đã khiến tôi hết sức kinh ngạc về người bạn học lạnh lùng, ít nói và giỏi giang của mình.Những trang nhật ký đầu tiên cùng với những hàng chữ nhỏ nhắn, ngay hàng hiện lên trước mắt tôi.

Ngày...tháng...năm...Hôm nay, lần đầu tiên mình viết nhật ký, và cũng có lẽ, cuốn nhật ký này sẽ là người bạn tâm tình với mình trong quãng thời gian dài còn lại, bởi vì người duy nhất quan tâm đến mình đã không còn nữa, đó là mẹ mình, mẹ đã ra đi mãi mãi trong một tai nạn giao thông mà mẹ không phải là người có lỗi.

Mất đi mẹ, mình cảm thấy như mất đi một phần cuộc sống, rồi đây, sẽ còn ai đánh thức mình dậy vào những buổi sớm mai, sẽ còn ai làm những bữa ăn ngon dành riêng cho mình, và còn ai cho mình ôm vào lòng mỗi khi cảm thấy yếu đuối...Mất mẹ, mình như mất tất cả, bởi vì người cha chưa từng một lần bế đứa con, cũng như chưa từng một lần ôm hôn đứa con này, ông chỉ biết làm một việc duy nhất, đó là gửi tiền về cho mẹ con mình. Có lẽ đối với ông như thế là đã hoàn thành trách nhiệm một người cha....Đọc đến đây, bất giác đôi hàng mi của tôi lại hơi ươn ướt, bởi tôi là một đứa con gái đa cảm nên dễ bị rung động vì những chuyện như thế này. Tôi lại tiếp tục lật sang những trang nhật ký khác, những dòng chữ tâm sự chân thật của cậu ta ghi sâu vào tâm trí tôi."Hôm nay buồn thật, những việc xảy ra trong cuộc sống tại sao lại cứ ngoài ý muốn của mình? Giờ đây, mình chỉ ước ao có một người có thể ngồi bên cạnh và nghe mình tâm sự, có một bàn tay để mình nắm lấy để có mình thêm chỗ dựa...Nhưng có lẽ tất cả sẽ không bao giờ trở thành hiện thực".Tôi vẫn tiếp tục, trong sự tò mò và thương hại người bạn của mình."Thật đáng sợ, mình dần nhận ra mình không còn là chính mình, không biết từ bao giờ, mình đã trở nên xa lánh với bạn bè, trở nên là một kẻ ít nói, vô cảm với mọi thứ xung quanh, nụ cười và nước mắt đã bắt đầu rời xa khỏi gương mặt mình... Có những lúc, mình chỉ muốn được khóc thật to nhưng lại không thể, liệu trên đời có gì đau khổ hơn thế không?"Và đến những trang cuối cùng của cuốn nhật ký, tôi như òa khóc, vì đã hiểu nhầm người bạn của mình."Ngôi trường mới, lớp học mới, bạn bè mới,... tất cả dường như đều muốn trở nên thân thiện với mình, nhưng chẳng hiểu sao mình không thể cười đùa và hòa đồng với tất cả, có lẽ bởi vì từ lâu mình đã quên cười như thế nào rồi. Đặc biệt là đối với cô bạn cùng bàn, đôi khi, mình cảm thấy thật không phải khi đã vô hình từ chối mọi cô gắng của cô ta, nhưng chẳng biết làm thế nào nữa đây..."Những dòng nhật ký này, như những lời tâm tình của một người bạn thân, nó thật tha thiết, chân thành và đầy những suy nghĩ của cậu ta, hình ảnh về cậu ta trong tâm trí tôi dần thay đổi theo từng trang nhật ký. Đọc xong, tôi lặng lẽ khóa cửa lại, và bước về nhà trong một tâm trạng khó tả. Kể từ lúc đó, tôi đã nỗ lực hơn rất nhiều để có thể trở thành người chia sẻ với cậu ta mọi điều, và dường như cậu ta cũng nhận ra điều đó, thế là một tình bạn ra đời, và có thể còn hơn thế nữa. Giờ thì còn ai bảo đọc trộm nhật ký người khác là xấu nào, bất cứ việc gì cũng có hai mặt của nó mà thôi.

4 tháng 11 2019

Mình cần 1 đoạn văn thôi, ai giúp mình với

4 tháng 11 2019

I. Mở bài :

- “Hoàng Lê nhất thống chí” là một cuốn tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán được viết theo thể chương hồi do nhiều tác giả trong Ngô Gia Văn Phái (Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du…) sáng tác. Đây là một bức tranh sâu rộng vừa phản ánh được sự thối nát, suy tàn của triều đình Lê Trịnh, vừa phản ánh được sự phát triển của phong trào Tây Sơn.

- Trong hồi thứ 14 của tác phẩm, hình tượng người anh hùng Quang Trung hiện lên thật cao đẹp với khí phách hào hùng, trí tuệ sáng suốt và tài thao lược hơn người.

II. Thân bài:

1. Trước hết Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ quyết đoán:

- Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn luôn là con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn có chủ đích và rất quả quyết.

- Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng “định thân chinh cầm quân đi ngay”.

- Rồi chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: “tế cáo trời đất”, lên ngôi hoàng đế, dốc xuất đại binh ra Bắc…

2. Đó là một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén:

* Ngay khi mấy chục vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị hùng hổ kéo vào nước ta, thế giặc đang mạnh, tình thế khẩn cấp, vận mệnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”, Nguyễn Huệ đã quyết định lên ngôi hoàng đế để chính danh vị, lấy niên hiệu là Quang Trung.

Việc lên ngôi đã được tính kỹ với mục đích thống nhất nội bộ, hội tụ anh tài và quan trọng hơn là “để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người”, được dân ủng hộ.

* Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta:

- Qua lời dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ở Nghệ An, Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”.

- Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…

- Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính chí tình, vừa nghiêm khắc: “các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”.

* Sáng suốt trong việc sét đoán bê bối:

- Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời nói của Quang Trung với Sở và Lân ta thấy rõ: Ông rất hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi này. Đúng ra thì “quân thua chém tướng” nhưng không hiểu lòng họ, sức mình ít không địch nổi đội quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam Điệp để tập hợp lực lượng. Vậy Sở và Lân không bị trừng phạt mà còn được ngợi khen.

- Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sĩ “đa mưu túc trí” việc Sở và Lân rút chạy Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa là để bảo toàn lực lượng, vừa gây cho địch sự chủ quan. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao.

3. Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng:

- Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”.

- Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch 10 tới ta hoà bình. Đối với địch, thường thì biết là thắng việc binh đao không thể dứt ngay được vì xỉ nhục của nước lớn còn đó. Nếu “chờ 10 năm nữa ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng”.

4. Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người:

- Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung hoạch định kế hoạch từ 25 tháng chạp đến mùng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tiết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức 2 ngày.

- Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng đội quân vẫn chỉnh tề cũng là do tài tổ chức của người cầm quân.

5. Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trận:

- Vua Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông làm tổng chỉ huy chiến dịch thực sự.

- Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy này, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù.

- Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng cũng được khắc hoạ lẫm liệt: trong cảnh “khói tỏ mù trời, cách gang tấc không thấy gì” nổi bật hình ảnh nhà vua “cưỡi voi đi đốc thúc” với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng.

- Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.

III. Kết bài

Với ý thức tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc, những người trí thức – các tác giả Ngô Gia Văn Phái là những cựu thần chịu ơn sâu, nghĩa nặng của nhà Lê, nhưng họ đã không thể bỏ qua sự thực là ông vua nhà Lê yếu hèn đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lẫy lừng của nghĩa quân Tây Sơn, làm nổi bật hình ảnh vua Quang Trung – người anh hùng áo vải, niềm tự hào lớn của cả dân tộc. Bởi thế họ đã viết thực và hay đến như vậy về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.

8 tháng 11 2019

tham khảo

Học trực tuyến vs. học truyền thống 

vào thống kê 

hc tốt 

5 tháng 7 2020

Các bạn biết đấy chúng ta đã có suốt mấy tháng giời để học online hay còn gọi là học trên mạng . 

lớp học thông qua điện thoại nên hơi bé nhưng trong phòng học online thì lại rất là đông có thể có đến 30 đến 35 bạn . Mỗi lần học là cô lại báo trên nhóm zalo . Học trên mang rất bổ ích cho đời sống như là mình có thể biết nhiều về kiến thức hơn có thể nghe những bài văn hay của cô giáo thông qua mạng . Chính vì thế mỗi lần thi tôi đều được ít nhất là một điểm 10 và nhiều điểm 9 .

Học online là một phương pháp rất tốt và có thể  bạn yếu đều được học . Nên nó hơn học thêm rất nhiều .

6 tháng 11 2019

Khi Hasan - một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: "Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?"

Hasan đáp: "Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.

Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: "Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm."

Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: "Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!" Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: "Có trộm được gì không?" và ông ta đều đáp: "Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ". Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc.

Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: "Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!"

Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta: con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động.

Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến dã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: "Con tự thắp cây nến này phải không?" Đứa bé đáp: "Thưa phải." Đoạn ta hỏi: "Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?"

Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: "Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?"

Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình.

Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. "

Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật. 

#Trang

8 tháng 11 2019

tham khảo

70 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ,luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn

vào thống kê

hc tốt 

1.

Đột biến gen là những biến đối trong câu trúc gen do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN, xuất phát một cách tự nhiên do con người gây ra.
Ví dụ: Do nhiễm chất độc màu da cam gây đột biến gen dẫn đến biến đổi kiểu hình ở người là cụt hai bàn tay bẩm sinh

2. 

- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình, thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

- Chúng có ý nghĩa với chăn nuôi, trồng trọt vì đột biến gen làm xuất hiện các biến dị di truyền, làm nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống.

- Đa số các đột biến là gen lặn và có hại nhưng chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp. Qua quá trình giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp thì một gen có hại cũng có thể có lợi. Trong thực tế người ta thường gặp những đột biến có lợi cho bản thân sinh vật và cho con người

8 tháng 11 2019

Câu 1

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit.

- Một số ví dụ về đột biến gen: ...

+ Bệnh máu khó đông, bệnh mù màu do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X.

Câu 2

- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình, thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

- Chúng có ý nghĩa với chăn nuôi, trồng trọt vì đột biến gen làm xuất hiện các biến dị di truyền, làm nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống.

- Đa số các đột biến là gen lặn và có hại nhưng chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp. Qua quá trình giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp thì một gen có hại cũng có thể có lợi. Trong thực tế người ta thường gặp những đột biến có lợi cho bản thân sinh vật và cho con người

2 tháng 11 2019

a) Quê hương anh nước mặn đồng chua

    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

    Anh với tôi đôi người xa lạ

    Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

    Súng bên súng đầu sát bên đầu

    Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

    Đồng chí!

b) Tác phẩm Đồng chí

    Nhà Thơ Chính Hữu

d) "Đồng chí" là những người có chung mục đích, chung lý tưởng. Đồng chí đó là thứ tình cảm mới trong thời đại mới nảy nở giữa người lính thời đại  HCM. Câu thơ có 1 hình thức hết sức đặc biệt: đó chính là nhan đề của bài thơ được điệp lại y nguyên tạo nên 1 điểm nhấn hết sức ấn tượng. Bằng dấu ! câu thơ gợi cho ta cảm giác nó như nhữngtiếng gọi bật ra từ sâu thảm trái tim của những người lính. Cùng tiếng gọi đồng chí ấm áp thâm tình thiêng liêng ấy là  ánh mắt tao nhau là cái nắm tay siết chặt truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh. Câu thơ hệt như chiếc bản lề khép lại 6 câu thơ đầu, mở ra những câu thơ tiếp. Nếu nói bài thơ là 1 cô gái đồng quê xinh tươi, óng ả thì câu thơ thứ bảy chính là chiếc eo thon thắt lại đầy gợi cảm của cô gái. Câu thơ vừa giống như 1 đốm lửa bừng sáng giữa đêm đông lại vừa như 1 nốt nhạc trầm hùng vang lên trong bài ca " đồng chí". Nhờ sự đặc biệt ấy tình đông chí đông đọi giữa những người lính càng trở nên cảm động đẹp đẽ ấm áp hơn! Hai tiếng đồng chí như khép lại nội dung của phần 1 để mở ra những biển hiện và sức mạnh của tình đông chí ở phần sau.

1 tháng 11 2019

Bạn học văn kiểu gì mà đoạn bạn nói không có chấm phẩy gì hết à