K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 6 2018

Hổ không ăn cỏ.

14 tháng 6 2018

Hổ không có ăn cỏ nha !

14 tháng 6 2018

Điền từ có chứa tiếng phúc thích hợp vào chỗ chấm

A. Bà tôi là một người phúc hậu

B. Tết đến, mọi người đều chúc nhau phúc phận dồi dào

C. Ông ấy ăn ở rất phúc đức

D. Bạn ấy làm đơn phúc khảo đề nghị chấm lại bài thi cho bạn ấy.

14 tháng 6 2018

A. Bà tôi là một người nhân hậu .

B Tết đến , mọi người đều chúc nhau sức  khỏe dồi dào .

C . Ông ấy ăn ở rất tử tế .

14 tháng 6 2018

Khi tôi viết những dòng này, thì không biết ngoài kia, ngoài cái xã hội xô bồ có còn những mảnh đời, những tấm thân bé nhỏ, ngây thơ phải chịu cảnh bị "bạo hạnh" nữa hay không? Sở dĩ tôi nói vậy là chỉ trong một thời gian ngắn, chưa đầy một tháng mà báo chí đã phanh phui 2,3 vụ "bạo hành trẻ em" gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần các em.

Nạn bạo hành, phần lớn tạo ra bởi chính từ những con người không có lương tâm, dã man mất hết đạo đức của một con người, và điều đáng nói, đáng xót xa hơn nữa; thủ phạm đã gây ra những cảnh bạo hành đó còn là cha là mẹ của các em, những bậc sinh thành đã không thương tiếc hành hạ trên chính thể xác và tinh thần của con mình, thật đáng hổ thẹn cho những bậc làm cha làm mẹ. Có rất nhiều lí do được những người này đưa ra trước cơ quan công an về hành vi dã man của mình. Âu! Đó cũng là lí do để phủ nhận hành vi, phủ nhận trách nhiệm của mình.

Có lẽ đây là lần đầu tiên dư luận lại có những động thái tích cực đồng loạt mạnh mẽ, có sự quan tâm đặc biệt, và tỏ thái độ gay gắt trước những hành vi đó. Họ trực tiếp đến thăm hỏi, động viên để thấy tận mắt, nhìn tận mặt những nạn nhân của nạn "bạo hành". Tất cả đều xót xa rơi nước mắt trước những thân thể bầm tím, xanh xao, đầy những vết thương, đó là hậu quả của những trận đòn vô cớ gây nên. Các đối tượng phạm tội khi bị cơ quan công an phát hiện hành vi "bạo hành" của mình thì viện đủ thứ lí do để rủ bỏ trách nhiệm như: "Nó lì quá, tôi đánh nó để dạy nó" (lời của hai vợ chồng chủ trại tôm ở Cà Mau nói), rồi còn ngỡ ngàng trước lời nói của một người mẹ: "tôi đánh nó vì nó giống cha nó", trớ trêu thay chỉ vì mâu thuẫn với người cha mà đành lòng hành hạ con trong một thời gian dài như thế; rồi còn có cảnh dở khóc, dở cười, chính người mẹ lại nhốt con vào chuồng chó để răn dạy. Thật đáng buồn cho bậc làm cha làm mẹ.

Một khi nhận thức của các em còn bồng bột và non nớt thì các em làm sao hiểu hết những gì đang xảy ra với chính bản thân mình. Có đi chăng nữa cũng là những cơn đau hằn lên qua những trận đòn. Các em đáng nhận được tình thương yêu, sự đùm bọc, một sự che chở đúng nghĩa, được cắp sách đến trường thì ngược lại, các em bị ngược đãi, bị ghẻ lạnh. Các em bị hành hạ một cách dã man với những thủ đoạn và những dụng cụ nghe qua thì không khỏi rùng mình: Roi tre, dây, chổi, thậm chí những con người mất nhân tính dùng cả nước sôi, thanh sắt nung nóng... Những hành vi "bạo hành" như thế thật đáng để lên án, thật đáng để trừng trị, để răn đe.

Việc đáng nói ở đây là lương tâm, là đạo đức chỉ được dùng như cái vỏ bọc để những người như vợ chồng chủ trại tôm ở (Cà Mau), bà mẹ có đứa con giống cha hay nhiều trường hợp khác chưa được ánh sáng công lí phát hiện để thực hiện hành vi thú đội lớp người của mình. Loài vật còn biết yêu thương nhau, đùm bọc nhau huống chi họ là một con người của xã hội văn minh, của một đất nước có pháp luật.

Khi xảy ra vụ việc, mà là những vụ được thực hiện trong một thời gian dài như thế mà không bị phát hiện, không bị xử lý, khi phát hiện thì các em đã trong tình trạng nghiêm trọng, do tâm lí sợ sệt, sợ bị liên lụy của người dân. Một sự lạnh lùng đến tàn nhẫn, sự im lặng là dung dưỡng cho cái xấu. Họ đâu biết sự vô tình của họ, lơ là trong công tác quản lí đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào. Hằng ngày, các em vẫn phải chịu cảnh hành hạ, mà vẫn phải câm nín trong sự đau đớn của thể xác. Có thật hay không chuyện họ không hay, không biết gì về nạn bạo hành đó, hay họ cho rằng việc bình thường theo quan niệm của người Việt Nam "thương cho roi cho vọt" hay có sự phi lí nào trong cái không hay, không biết, không quan tâm đó.

Từ câu chuyện của bé Hào Anh (Đầm Dơi – Cà Mau), khi vụ việc bị phát hiện, cơ quan chức năng đến để giải cứu và đưa em đi bệnh viện thì chính vợ chồng thủ phạm (Giang - Thơm) đã dúi vào túi mẹ của bé Hào Anh 1.000.000 đồng đề nghị viết đơn bãi nại, nhưng không được cơ quan công an chấp nhận, và tiếp theo là 20.000.000 đồng chỉ để có một tấm đơn bãi nại của phía gia đình bé Hào Anh (theo báo công an ra ngày 08.05.2010). Hành vi của Giang - Thơm có thể được coi là một hành vi mà khi hai nhân cách đã không còn lương tâm, không còn biết suy nghĩ, và thua loài cầm thú, không thể chấp nhận dù bất kì lí do gì.

Ở nước ta "Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có từ năm 1991, trong đó nêu các quyền cơ bản của trẻ và nghiêm cấm bất kỳ hành vi nào gây tổn hại sức khỏe, tinh thần trẻ. Nghị định 114/2006/NĐ-CP quy định phạt tiền những kẻ lợi dụng, đánh đập hoặc xâm phạm thân thể, làm đau đớn thể xác và tinh thần trẻ em. Bộ luật Hình sự có điều 110 về tội hành hạ người khác trong đó quy định người nào đối xử tàn ác với trẻ em lệ thuộc mình thì có thể bị phạt tù đến ba năm". Nhưng thực tế, có rất ít vụ được xử phạt, có cũng chỉ là qua loa, mang nặng hình thức.

Luật phải thật đi vào đời sống người dân, phải thật nghiêm minh, xử phạt đúng người đúng tội. Có như thế thì mới làm giảm bớt nạn "bạo hành" đối với trẻ em đang có chiều hướng gia tăng. Để các em có thể sống trong niềm vui, trong tiếng cười của mọi người thân, của xã hội. Nếu không thì những vết thương thể xác tinh thần sẽ mãi theo các em đến suốt cuộc đời, và sẽ mãi là ác mộng đối với các em

14 tháng 6 2018

Khi nhắc tới môi trường học đường, ai ai cũng nghĩ đó là nơi học hỏi, trao dồi tri thức, đạo đức, tư tưởng giữa thầy cô và học sinh; đó là môi trường lành mạnh, an toàn… Nhưng trên thực tế thì không hoàn toàn như thế. Gần đây, tại một số trường, nạn bạo hành trong học đường đang diễn ra hết sức phức tạp, đa dạng và ngày càng gia tăng.

Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến vấn nạn bạo hành trong học đường? Và chúng ta cần làm gì để giúp môi trường học đường thoát khỏi vấn nạn này?

Trước khi bàn về vấn nạn trên, chúng ta cần tìm hiểu xem bạo hành là gì? Bạo hành là những hành động bạo lực và lời nói gây áp lực, tổn thương nặng nề lên người khác ở cả hai phương diện thể chất và tinh thần. Có nhiều hình thức bạo hành nhưng chúng ta có thể phân biệt thành hai loại: bạo hành bằng lời nói, bạo hành bằng hành vi. Và vấn nạn bạo hành trong học đường đang ngày càng gia tăng về số lượng cũng như mức độ nguy hiểm mang màu sắc xã hội đen đã khiến xã hội hoang mang và lo lắng.

Thật vậy, trong những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài…), vấn nạn bạo hành trong học đường thường xuyên được đưa lên những trang đầu, những bản tin “nóng” trong ngày. Hành vi bạo hành này xảy ra giữa các thầy cô với nhau, giữa thầy cô và phụ huynh, nhưng nổi bật hơn cả là giữa thầy cô và học sinh, giữa học sinh với nhau. Và hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các cấp học: từ trường mầm non, tiểu học đến các trường trung học phổ thông, thậm chí cả đại học. Mới đây, ở một số trường mầm non, những cô bảo mẫu đã ép trẻ em ăn bằng những hành vi vô cùng tàn độc như đánh, tát, bắt trẻ ăn lại những gì mình ói ra, dán băng keo lên miệng để bé ngưng khóc, nhấn đầu trẻ vào thùng nước để hù dọa… Ôi! Những hành vi thật đáng lên án… Những hành vi bạo lực đó làm những em bé ngây thơ, vô tội, hiếu động trở nên trầm cảm, sợ hãi trước mọi người, mọi vật xung quanh. Còn ở những cấp học cao hơn, một số thầy cô đánh đập, mạt sát, mắng chửi học sinh là “ngu quá”, “lì như trâu”, “đầu óc bã đậu”… và làm nhục học sinh trước mặt bạn bè vì những sự thiếu xót vốn có của tuổi học trò như: viết sai chính tả, làm toán sai, đi học trễ… Thật đáng buồn vì những phương pháp phi sư phạm trong môi trường sư phạm… Và nghiêm trọng hơn nữa đó là hành vi bạo hành của học sinh. Khi bị thầy cô nhắc nhở, kỷ luật, nhiều học trò đã có hành vi trả đũa thầy cô thật vô lễ và bạo lực như một nam sinh đánh thầy chảy máu đầu, nữ sinh tát cô giáo dạy nhạc ở trường trung học cơ sở Ngô Chí Quốc (thành phố Hồ Chí Minh) hay học trò hành hung giáo viên đến mức phải đi cấp cứu ở trường trung học phổ thông Tôn Đức Thắng (tỉnh Ninh Thuận)… Không dừng lại ở đó, chỉ vì những lí do hết sức đơn giản như: “ra oai”, nhìn nhau, va quẹt nhau trong giờ chơi, ghen tuôn… các học sinh sẵn sàng gây gỗ, xích mích với nhau. Và khi có xích mích xảy ra, thay vì chọn phương pháp hòa giải, học sinh lại chọn “nắm đấm” và biến trường học thành chốn giang hồ mang đậm màu sắc bạo lực. Thường những vụ xô xát, ẩu đả này không dừng lại ở hai đối thủ mà còn nghiêm trọng hơn là kéo theo phe phái, băng nhóm với đủ loại hung khí nguy hiểm trong tay. Với những hung khí nguy hiểm đó, các học sinh đã hành hung bạn mình, thậm chí còn gây ra án mạng. Bạo lực không chỉ xuất hiện ở các nam sinh mà hiện nay còn xuất hiện ở cả nữ sinh. Cư dân mạng gần đây đang xôn xao bởi một video clip quay cảnh đánh nhau của hai nhóm học sinh nữ (cỡ năm đến sáu bạn) với những màn đấm đá vào đầu, vào bụng; túm tóc; xé áo… trên hè phố sau giờ học. Đáng buồn hơn nữa, một số học sinh đi ngang qua không biết can ngăn mà còn hò reo, cổ vũ, kích động… và lấy điện thoại ghi hình lại. Và hậu quả sau những cuộc ẩu đả đó thường rất nghiêm trọng. Với những nạn nhân là đau về thể xác và vết thương khó bề liền xẹo về tinh thần. Với gia đình là không khí căng thẳng, sự đau đớn khi con cái bị thương tích, thậm chí mất mạng. Với nhà trường là cảm giác nặng nề, bất an luôn bao trùm.

Đứng trước thực trạng trên, nhiều người vẫn tự hỏi do đâu mà vấn nạn bạo hành trong học đường lại trở nên bùng phát và nghiêm trọng đến như vậy? Và qua cuộc sống hằng ngày, ta có thể nhận thấy được nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên.

Đầu tiên, đó là việc lạm dụng phương pháp “thương cho roi cho vọt” của một số giáo viên và phụ huynh. Họ cứ nghĩ rằng phải đánh, chửi, mắng… mới là dạy, mới làm học sinh sợ, ngoan ngoãn và vâng lời. Nhưng trên thực tế, giáo viên đánh học sinh tới mức gãy tay, bầm mặt… là sai nguyên tắc sư phạm. Bởi vì trẻ em trong giai đoạn đi học là thời kỳ phát triển, hình thành nhân cách và thể chất nên những hành vi bạo lực như trên dễ tác động xấu đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Những hành vi “bạo lực” đó dễ làm trẻ bị ức chế, trầm cảm, tự ti, lãnh đạm với cuộc đời, nghiêm trọng hơn là trở thành những phần tử xấu gây nguy hiểm cho xã hội.

Kế đến, đó là áp lực của nền kinh tế thị trường. Điều đó khiến cho con người trở nên sống thực dụng. Họ đặt vật chất, danh vọng, tiền tài, quyền lực lên trên những thứ khác. Chính vì thế, việc giáo dục trong nhà trường cũng bắt đầu xuất hiện nhiều điều tiêu cực. Chương trình giáo dục chỉ lo trau dồi kiến thức mà không chú trọng giáo dục đạo đức, nhân bản. Việc coi trọng bằng cấp, điểm số, thành tích khiến cho học sinh bị quá tải và chịu nhiều áp lực nên chúng dễ bị căng thẳng, rối loạn tâm lí và dễ đưa ra những hành động thiếu kiểm soát, quá khích. Còn một số giáo viên thì thiếu tâm huyết với nghề nghiệp, với công việc “trồng người” thiêng liêng. Vì thế, họ khuyết những yếu tố cần thiết của một nhà giáo như: lòng nhân ái, sự kiên nhẫn… Trong tình trạng khiếm khuyết như thế, họ làm sao có thể sáng tạo? làm sao có thể đổi mới phương pháp giáo dục? làm sao có đủ kiên nhẫn dùng tình thương yêu mà giáo dục học trò?…

Còn ở gia đình, cha mẹ cũng mải mê bươn chải, lo chu cấp đời sống vật chất cho con cái mà xem nhẹ việc quan tâm, giáo dục đạo đức, lòng yêu thương, bác ái… cho chúng. Và họ phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường. Vì thế, mối liên kết, sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường trở nên lỏng lẻo. Và với áp lực học hành, với bản tính bốc đồng, khó tự chủ bản thân và muốn khẳng định bản thân, học sinh dễ dàng bị kích động, bị bạn bè xấu lôi kéo đánh lộn và gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và người khác.

Và những ảnh hưởng của xã hội cũng có những tác động không nhỏ đến các bạn học sinh, sinh viên. Trong thời đại internet, công nghệ đang phát triển không ngừng và cái tốt – cái xấu thì lẫn lộn, những trào lưu xã hội, những bộ phim, game, tin tức bạo lực dễ dàng lan tràn khắp nơi và khiến cho học sinh, sinh viên dễ tiêm nhiễm và làm theo những hành vi bạo lực đó… Và tất cả những nguyên nhân trên đang góp phần làm cho vấn nạn bạo lực trong học đường không ngừng gia tăng.

Vấn nạn bạo hành trong học đường là vấn đề nan giải, đã gây đau đầu cho nhiều nhà chức trách. Tuy nhiên, chúng ta sẽ đẩy lùi được vấn nạn này nếu ngành giáo dục và các ngành liên quan, gia đình, xã hội, chính thầy cô giáo và mỗi học sinh ý thức, nhận thức được tác hại, mức độ nguy hiểm của vấn nạn này và quyết tâm đẩy lùi nó. Cụ thể là, ngành giáo dục cần cải cách chương trình học và thi cử cho hợp lí, đổi mới phương pháp giáo dục để học sinh giảm tải được áp lực học hành nhưng vẫn phát triển toàn diện về đức dục và trí dục. Bên cạnh đó, họ cần huấn luyện, đào tạo thật tốt đội ngũ giáo viên và nâng cao nhận thức của người thầy về nghề nghiệp thiêng liêng của mình, công việc đào tạo những mầm non tương lai của đất nước. Và họ cần tuyên truyền rộng rãi luật Chăm sóc, bảo vệ trẻ em Việt Nam và Công ước quốc tế về quyền trẻ em cho giáo viên, học sinh và phối hợp với các cơ quan chức năng khác xử lí nghiêm minh các hành vi bạo lực trong học đường.

Về phía gia đình, cha mẹ cần phải phối hợp với nhà trường một cách chặt chẽ với nhà trường để quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ, khuyên bảo… con cái sống có trách nhiệm, yêu thương đối với bản thân và mọi người xung quanh. Và cha mẹ cần phải luôn sống mẫu mực để nêu gương và giáo dục trẻ về cách đối nhân xử thế, lòng vị tha, các kỹ năng sống… Từ đó, những người trẻ mới cảm nghiệm được những điều tốt đẹp đó mà sống yêu thương bạn bè, thầy cô; sẵn sàng tha thứ, hòa giải, xin lỗi khi có xích mích, hiểu lầm và biết suy nghĩ, đắn đo trước khi muốn làm một điều gì.

Còn đối với xã hội, mọi người cần phải đề cao và tuyên dương những gương sống tốt, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng; tôn vinh và phát huy truyền thống hiếu hòa của dân tộc. Song song đó, mọi người cần phải khơi dậy tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi bạo lực, nhất là trong học đường. Có như thế, môi trường học đường mới trở thành một nơi tốt đẹp, lành mạnh để trao đổi, học hành và đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước.

Tóm lại, cuộc sống ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt. Chúng kéo theo nhiều áp lực khiến cho một số người dễ nổi nóng và đưa ra những hành động nông nổi, thiếu kiềm chế và bạo lực. Và môi trường học đường cũng bị ảnh hưởng một cách sâu đậm, vấn nạn bạo hành xảy ra ngày càng tăng và ở mức độ ngày càng nguy hiểm giữa các giáo viên, học sinh với nhau, thậm chí giữa giáo viên và học sinh. Chính vì thế, chúng ta không thể để vấn nạn này tiếp tục leo thang thêm nữa. Chúng ta cần cùng nhau đoàn kết lại và quyết tâm đẩy lùi bạo lực trong học đường để môi trường học đường trở nên an toàn, thân thiện mà học hành, nghiên cứu.

14 tháng 6 2018

B;con hơn cha là nhà có phúc

C;có tài mà ko có đức thì vứt

   có đức mà ko có tài thì làm việc gì cũng khó

Dko thầy đố mày làm nên

MÌNH KO CHẮC ĐÂU NHA HIHIHI

14 tháng 6 2018

Em lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng em lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biêt bao tình cảm thương yêu của bà dành cho em. Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng, ở bà luôn có một tình cảm ấm áp, khiến cho em vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.

Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.

Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em.

Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan…Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.

Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em. Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.

14 tháng 6 2018

Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.

Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.

Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.

14 tháng 6 2018

ông thỏ

học tốt nha

14 tháng 6 2018

ông thọ

14 tháng 6 2018

CN: a) một màu xanh non

       b) dòng sông

VN:a) ngọt ngào... sườn đồi

      b)sáng rực lên...hai bên bờ cát

Câu đơn: a

Câu ghép: b

14 tháng 6 2018

a,Câu đơn

TN:Sau những cơn mưa xuân

CN:Một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát 

VN:Trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

b,Câu ghép

TN:Dưới ánh trăng

CN1:Dòng sông

VN1:Sáng rực lên

CN2:Những con sóng nhỏ

VN2:Vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.

thơ chửi cùng dằn mặt bạn bè nào ( đã rõ luật , nếu nói về luật là con chó )1. Mày đừng so sánh tao với nó_vì nó là chó còn tao là người_Mày đừng bật cười khi nghe điều đó_vì cả mày và nó đều chó như nhau2. Bản chất ngoan hiền!-Chỉ văng tục khi bị sỉ nhục:)-Bản chất không mất dạy!-Chỉ chửi bậy trong lúc ức chế không chịu đựng được thôi-Đã từng hư nhưng chưa...
Đọc tiếp

thơ chửi cùng dằn mặt bạn bè nào ( đã rõ luật , nếu nói về luật là con chó )

1. Mày đừng so sánh tao với nó
_vì nó là chó còn tao là người
_Mày đừng bật cười khi nghe điều đó
_vì cả mày và nó đều chó như nhau

2. Bản chất ngoan hiền!
-Chỉ văng tục khi bị sỉ nhục:)
-Bản chất không mất dạy!
-Chỉ chửi bậy trong lúc ức chế không chịu đựng được thôi
-Đã từng hư nhưng chưa từng hỏng
-Đã từng chơi ,nhưng không bao giờ xa đọa
-Tuy chửi,nhưng không bao giờ mất bản chất con người

3. Người khôn thì nói tao khôn, người ngu thì nói tao ngu…

4. – Đời bắt mình diễn
– Thì ngại gì không nhận 1 vai
– Đúng thì nai mà sai thì cáo
– Cuộc đời nó láo
– Mình bát nháo để thêm vui
những câu chửi hay nhất

 5. Hiền lành bị chửi là ngu!
Khôn hơn thì bị chửi là đểu!
Khốn khó các bạn không chơi!
Biết ăn chơi các bạn bảo đú!
Nhan sắc trời phú các bạn lại ghen!
Xấu xí bon chen các bạn kêu bựa!
Vì cuộc đời quá khựa nên biết sống sao cho vừa?
Thôi thì cứ sống bừa cho chất!
6. Cuộc sống ồn ào
– Xã hội giả tạo…
– Má dạy tao…
– Kẻ khốn nạn là chó
– Đéo có và cũng đéo cần…

7. Một khi đã ghét thì chỉ muốn dẫm và đạp cho nát bét là xong

Còn một khi đã khinh, thì chỉ lặng thinh và coi như đéo tồn tại.

8. Mình im:

Là để mình xem bạn diễn tiếp

Và để xem mình phát khiếp đến độ nào

9. Bớt soi mói đi các má

Ừ thì tao xấu, còn chúng mày đẹp..

Một nét đẹp xúc phạm bao nhiêu người nhìn

10.  Bạn chứ không phải Bạc.
. Nên đừng có mà tưởng mình có giá.
. Rồi làm Má người ta .
. Khốn nạn mình cho ăn Đạn đó Bạn à.

11. – Không xinh
– Không lung linh
Nhưngg ít ra . . .
– Tao không bị thần kinh giống mày
– Mày nghĩ mày là ai ?
Mà . . . .
– Mangg tao ra để so sánh
Xin Lỗi
– Tao khác mày
Nên . . . .
– NEXT mẹ đi cho nhiệt độ trái đất được bình yên.

12.  – Những gì tao gây ra cho mày
– Chưa bằng 1 nửa những gì mày đã làm cho tao
– Xin lỗi mày nha
– Lòng vị tha tao không có.

13. Ừ thì tao xấu
– Nhưng kết cấu tao hài hòa
– Còn đỡ hơn mày
– Xấu từ xương chậu xấu ra =))
– Đến ma còn phải tránh xa khi gặp mày
– Ăn ở bầy hầy mà cứ như sạch sẽ
– Thân hình đầy ghẻ mà cứ tưởng hột xoàn :))
– Đéo đựơc đàng hoàng mà ra giọng thanh cao =))
– Chơi xấu với tao thì tao cho phắn ra nghĩa địa

14. Mở mồm ra chưởi tao là CHÓ (:
Văn vẻ méo mó
Thích gây sóng gió đòi làm khó tao sao ??!
Đừng nghĩ trình độ cao mà khiến tao lao đao :’j*
Chưa đủ xôn xao đâu con Cáo.

15. Mở mồm ra chưởi tao là CHÓ (:
Văn vẻ méo mó
Thích gây sóng gió đòi làm khó tao sao ??!
Đừng nghĩ trình độ cao mà khiến tao lao đao :’j*
Chưa đủ xôn xao đâu con Cáo.

16. Quá khứ và hiện tại cũa tao á.?
– Không phãi thứ cho mày soi mói
– Hơn nữa là tương lai cũa tao á.?
– Đéo có mướn con chó như mày xem bói.

những câu chửi hay nhất

17. 1 Nụ cười = 10 thang thuốc bổ, cười không đúng chỗ thì lấy rổ mà hứng răng.

18. – Đời…
* Lắm đứa giống C.H.Ó
– Đời tạo ra nó…
– Sao còn tạo ra chó…


* Để khó phân biệt…?!?

19. Đã ngu mà còn cố tỏ ra nguy hiểm.

20.  Chúng ta ko thể chống lại những thằng ngu bởi vì chúng quá đông và nguy hiểm !!!

21.  Nói tiếng Anh như gió, gặp từ khó ta bắn sang tiếng Việt.

22.  Thà ngu vì thiếu i ốt còn hơn là có i ốt mà vẫn ngu.

23.  Cống rãnh đòi sánh vs đại dương.
Kênh mương đòi tương đương vs bể nước.

24. Với mày tao chỉ là đồ bỏ đi
Nhưng là cái thèm của bao nhiêu người khác
Mày vác tình cảm Tao bỏ vào trong sọt rác
lại có người khác vác về nhà lau
– VỀ SAU
Khi trái tim mày bị đau, lại quay lại tìm nó
xin lỗi nó đã không còn ở sọt rác nữa rồi

25. Tao là tao còn nó là nó
– Đừng đau vì nó bỏ rồi mới dòm ngó tới tao! oke.
– Tao có linh hồn và cả thể xác.
– Đừng mang hồn của nó vứt vào trong thể xác của tao
26. Bạn ơi sống thật đi
– Ác thì ác hẳn để Tao ghê
– Tốt thì tốt luôn cho Tao nể
– Chứ đừng có lúc này lúc khác như vậy biết đường đâu Tao né
– Đừnq có mở mồm ra nói tao chơi ko đẹp
– Mà mày phải hỏi lại bản thân mày xem . . . Đã chơi đẹp với tao chưa?

27. Xe Pháo Mã tao chẳng có gì.
Tao chỉ là con Tốt thí….
Nhưng….
Cuộc đời tao như Tốt ngang nhiên, chỉ có nhìn lên và khi đã sang sông thì tiến ngang tiến dọc chứ KHÔNG BIẾT LÙI , Không biết luồn chéo cũng chẳng hề cúi đầu.

28. Lùn thì sao?

– Cúi xuống mà nhìn tao.

– Đừng tưởng mày cao mà mày oai vs người thấp.

– Nói chuyện vs tao mày có dám vênh mặt lên không hay toàn phải cắm mặt xuống đất ?

29. Cái bản mặt của Bạn
– Mình đã Thấu
– Hay là do Bạn quá Xấu ?
– Nên phải dùng Mặt Nạ để che giấu.

30. Gia đình Tao á !
– Cũng bình thường thôi !
– Bố Tao ko nghiện.
– Mẹ Tao ko ăn diện.
– Nhà thì cũng chẳng phải điều kiện .
– Cho nên đương nhiên với Tao …
– Không bao giờ có khái niệm: quý nhau vì đồng tiền !
những câu chửi hay nhất

31. Đã tồn tại ở dạng 2 chân
– Thì đừng hành xử theo kiểu 4 cẳng
32. Tao không phải loại thù dai…
– Nhưng thuộc dạng nhớ lâu…
– Tao không thèm trả thù đâu…
– Nhưng còn lâu tao mới để yên cho mà sống…

33. Đời dạy tao :
– Cứ giả khờ , giả ngu đôi khi lại được tiếp thu nhiều thứ.
– Đừng cố tỏ ra hiểu biết hết , vậy thì chẳng khác nào .. Cố tỏ ra nguy hiểm !

35. Tao là tao, nó là nó
– Đừng đau vì NÓ rồi mới dòm ngó tới TAO.
– Tao có linh hồn và thể xác.
– Đừng mang hồn NÓ vứt vào xác TAO.

36. Chúng ta ko thể chống lại những thằng ngu bởi vì chúng quá đông và nguy hiểm !!!

37. Người thì như cái chậu mà nghĩ mình là hoa hậu.

38. Chó Hoang mà cứ nghĩ mình là Bà Hoàng của xã hội .

39. Bạn ơi sống thật đi
– Ác thì ác hẳn để Tao ghê
– Tốt thì tốt luôn cho Tao nể
– Chứ đừng có lúc này lúc khác như vậy biết đường đâu Tao né
– Đừnq có mở mồm ra nói tao chơi ko đẹp
Những câu chửi bá đạo
Mà mày phải hỏi lại bản thân mày xem . . . Đã chơi đẹp với tao chưa ?

40. Ở đời bây giờ có 2 loại người …
.. Loại thứ Nhất là loại : – Đã Ngu lại còn tỏ ra Nguy Hiểm ..
.. Loại thứ Hai là loại : – Nguy Hiểm nhưng cứ giả vờ Ngu ..

41. Toàn là dìm nhau để tồn tại
– Ai cũnq mún làm Bố Đời
– Mẹ Xã Hội
– Cha Giag Hồ
– Má Thiên Hạ
– Xin thưa sốnq thư thả cho đời nó yên ả
– Nếu đã là Cáo thì đừng tập diễn thành Nai
– Còn nếu đã cố gắng diễn hơp vai ..
– Thì về sau đừng lộ ra cái đuôi chồn giả tạo

những câu chửi hay nhất

42. Tiếp Xúc thì hiểu
• Không chơi thì đừng PHÁT BIỂU…. Và…..
• Bạn Thân chỉ là khái niệm cho cái gọi…
• Còn hoàn cảnh mới là lúc nhận ra bản chất của bạn thân.

43. Tao nói xấu trc mặt, nhưng thật thà sau lưng…
– Còn đỡ hơn mấy con chó cưng, suốt ngày đi nịnh hót…
– Háu đá như bò tót, mà lại đ.éo có tiềm năng
– Thì cũng giống như con chó loăng quăng trong thau sắp đổ…
– Đời nhiều những con người thật lắm tài…
– Sinh ra đã có khả năng diễn hài 1 cách bài bản..!

44. Cuộc đời này ảo lắm
Cái xã hội này giả tạo lắm…
Ai cũng thích nhau chỉ vì vật chất
Yêu nhau bởi khuôn mặt
Được mấy người đến với nhau bằng hai chữ “thật lòng” ???
Cuộc đời mà..
– Giàu thì thích
– Nghèo thì khinh
– Xấu thì chê
– Mà xinh thì tán
• Đúng là cuộc sống.. thật lòng thì ít mà giả tạo thì quá Nhiều!!!

45. -Em là cô gái mặc áo màu đỏ
-Miệng luôn mắng mỏ nhưng vẫn rất thương anh
-Cô ấy là người mặc váy xanh
-Lòng dạ chanh chua hơn c0n chó.

2
14 tháng 6 2018

Bạn biết rõ luật rồi mà còn đăng câu linh tinh lên.Bạn không có đạo đức sao?.Bác Hồ có nói:''Có tài mà không có đức là người vô dụng.Có đức mà không có tài thì chẳng làm được việc gì''.

                                                                     Ai đồng ý thì !

14 tháng 6 2018

mày ko đọc à con chó

14 tháng 6 2018

Bài thứ nhất:

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra, như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm hoa phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!

Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với Mặt Trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực

Bài thứ hai:

Cây phượng là loại cây hay được trồng ở trường học. Xung quanh trường em là những cây phượng, với những chùm hoa đỏ rực một góc trời vào mùa hè, báo hiệu một mùa chia tay bạn bè, mái trường và thầy cô nữa lại đến.

Cây phượng ở trường em khá to, có lẽ nó được những thế hệ thầy trò đầu tiên của ngôi trường mà em đang học trồng. Đến thế hệ của chúng em thì nó đã lớn và chiếm một khoảng khá rộng ở sân trường. Thân cây rất to chắc phải mấy đứa chúng em ôm mới xuể. Phần rễ cây rất phát triển nhô cả lên mặt đất, vô tình như một cái ghế tạo thành chỗ ngồi cho học sinh ở trường. Cây phượng có rất nhiều cành, cành to, cành nhỏ thi nhau vươn cao, vươn xa để đón lấy ánh nắng mặt trời. 

Lá phượng rất đặc biệt, mỗi cành có rất nhiều cành lá, trên mỗi cành lá lại có nhiều lá con. Vì lá phượng nhỏ như vậy nên cả một cây phượng không tạo thành một bóng mát, những tia nắng lọt qua kẽ lá chiếu xuống sân như những đốm sáng nhỏ trông rất đẹp. Mỗi khi hè đến, cả cây phượng chìm trong tiếng ve kêu, rất ồn ào nhưng lại vui tai, những chum hoa phượng bắt đầu nở, rồi cả cây phượng nở hoa, che lấp những cành lá màu xanh, nhìn từ xa cây phượng đỏ rực cả một góc trời.

Nếu không có tiếng ve, không có những chùm hoa phượng thì có ai biết hè đã đến từ bao giờ. Chúng em thường nhặt hoa phượng làm thành con bướm rồi đem nó ép vào trang vở như để cất giữ những kỉ niệm. Hoa phượng nở báo hiệu mùa hạ về, mùa thi đến, mùa chia tay thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu khiến ai cũng có cảm giác xốn xang. Thế rồi hoa phượng tàn, kết thành những quả phượng dài, cong cong mà mấy bạn con trai hay nhặt để làm kiếm. Khi quả phượng rụng hết, cây phượng cũng trụi lá và đợi đến mùa xuân để mọc lên những tán lá xanh non mơn mởn.

Cây phượng vẫn đứng đó chứng kiến bao lớp học sinh đã trưởng thành từ đây. Dù xa trường nhưng em sẽ nhớ mãi về cây phượng như một người bạn của một thời học sinh.

Thân cây rất to chắc phải mấy đứa chúng em ôm mới xuể

Thân cây rất to chắc phải mấy đứa chúng em ôm mới xuể

Nếu không có tiếng ve, không có những chùm hoa phượng thì có ai biết hè đã đến từ bao giờ

Nếu không có tiếng ve, không có những chùm hoa phượng thì có ai biết hè đã đến từ bao giờ

Bài thứ ba:

Mùa xuân đã trôi đi một cách âm thầm, lặng lẽ nhường chỗ cho mùa hè mến yêu. Lại một niềm vui mới cho lũ học trò nghịch ngợm nhưng lại nôn nao không muốn xa mái trường thân yêu, xa thầy cô, bạn bè, xa cây bàng già và cây phượng thân yêu nữa. Cây phượng mà học sinh thầm thì các bí mật suốt bao năm trời nay. Còn bây giờ thì hoa phượng nở đỏ rực trên từng cành như thắp lửa cả ngôi trường em. Tiếng ve sầu cũng bắt đầu cất tiếng kêu vang. Mọi thứ như hòa quyện vào nhau và tạo nên một bức tranh tuyệt mĩ.

Nhìn từ xa, cây phượng như khoác lên mình một chiếc váy đỏ thật tráng lệ. Gốc phượng to sần sùi vì bao năm tháng dãi dầu mưa nắng. Rễ cây ngoằn ngoèo bò trên mặt đất như những con rắn đang vui đùa và cùng nhau mừng mùa hè đến. Hoa phượng đỏ bao nhiêu thì lá cây của nó có một màu xanh um bấy nhiêu. Cành cây đâm ra từ người mẹ của nó. Cuống hoa xanh mơn mởn khoảng tám phân, thon dài, nối liền giữa bông hoa và cành hoa. Nụ hoa thật đẹp, lúc thoáng nhìn cứ tưởng hạt ngọc bích. Hoa phượng nở từng chùm, một màu đỏ rực như muốn tô điểm lên vẻ đẹp lộng lẫy của ngày hè ở trường em. Hoa phượng đỏ rực thế mà sao hiền dịu quá.

Khi có một làn gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm hoa phượng rơi xuống đất. Nhưng không vì thế mà phượng lấy làm buồn bã, cứ hàng ngày, phượng lại cho ra những bông hoa đẹp của tuổi học trò. Và rồi cuối cùng những bông hoa phượng nở đầy cả cây. Có ai biết rằng, giữa chùm hoa màu đỏ rực đó là nỗi nhớ thương của học trò nhớ thầy cô, bạn bè, trường lớp. Năm cánh hoa phượng mịn như nhung, lung linh dưới nắng hè, có lúc rực lên như chứa lửa chứa nắng. Giữa năm cánh hoa là nhụy hoa như những cô tiên áo vàng đáng tỏa hương thơm ngát, lan tỏa khắp cả khu vườn.

Cánh hoa phượng như những anh hùng vĩ đại đã hi sinh vì tổ quốc thân yêu. Màu vàng của nhị hoa như màu da của con người Việt Nam. Hoa phượng như lá cờ đỏ, sao vàng. Thể hiện cho sự anh dũng, yêu Tổ Quốc bao đồng bào dân tộc đã hi sinh vì Tổ Quốc mến yêu. Màu máu đỏ như hòa quyện với màu hoa phượng, để nhắc nhở chúng em nhớ đến những chiến sĩ của đồng bào dân tộc mà cố gắng học tập thật giỏi để mai sau Tổ Quốc giàu đẹp. Lũ học trò chúng em xem chị phượng như người bạn tri kỉ, chia sẻ những chuyện vui buồn. 

Cứ mỗi buổi ra chơi, chúng em lại tụ nhau ngồi dưới gốc phượng để tâm tình. Có bạn mặt rạng rỡ khoe với các bạn những điểm mười đỏ chói. Có bạn mặt buồn bực vì những chuyện không vui. Còn gì thích hơn được ngồi dưới gốc phượng, tận hưởng cái cảm giác mát mẻ, dễ chịu giữa trưa hè. Nghe những tiếng ve đang râm rang rạo rực như tan biến những cái mệt mỏi, căng thẳng sau giờ học. Trong không khí nhộn nhịp, nàng phượng vẫn lặng lẽ đứng nhìn chúng em vui chơi, đùa giỡn, em chợt thấy ánh mắt phượng rộn lên, vẫy tay trong nắng. 

Rồi những buổi chúng em nhặt những cành phượng để chơi đá gà. Lũ học trò chúng em tụm năm, tụm ba lại mà không biết rằng chị phượng cũng đang đón chờ kết quả. Cây phượng như người bạn tri kỉ của tuổi học trò chúng em. Hoa phượng báo hiệu cho học trò đủ thứ chuyện. Nào là hè đã đến rồi, đã đến lúc nghỉ ngơi sau một học kì. Một năm học căng thẳng đã đến lúc vui chơi rồi. Nhưng điều quan trọng là hoa phượng báo hiệu đã đến lúc phải xa mái trường, thầy cô, bạn bè. Nhưng dù có xa cách mấy, nó luôn ở trong tim, trong tâm trí của mỗi người. Hoa phượng như đánh dấu bước ngoặt trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn lại thấy nao nao. 

Các anh chị cuối cấp còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào kì thi quan trọng. Vì sao tuổi học trò chúng em lại yêu hoa phượng đến thế. Mỗi lần nhìn thấy hoa phượng hay nghe tiếng ve cất tiếng là lòng em lại nôn nao quá. Chính vì vậy mà cây phượng là kí ức tươi đẹp mà học trò. Với nhiều người, mùa hè đơn giản chỉ là một mùa trong bốn mùa, không hơn, không kém. Nhưng đối với ai đã trải qua thời áo trắng thì mùa hè là nỗi niềm, là tâm trạng và trong thẩm sâu tâm hồn ta còn nỗi háo hức đón hè về. 

Phượng ơi, ve ơi, lũ học trò sẽ chẳng bao giờ quên bạn đâu. Nhờ các bạn mà mình hiểu được mùa hè thú vị đến thế nào. Mùa hè mang lại cho chúng mình màu sắc của tuổi thơ yêu dấu. Chúng mình sẽ mãi mãi không quên màu đỏ của hoa phượng. Các bạn ơi đừng ngắt phượng, bắt ve, đừng tàn phá mùa hè bạn nhé.

Cây phượng như người bạn tri kỉ của tuổi học trò

Cây phượng như người bạn tri kỉ của tuổi học trò

Nhìn từ xa, cây phượng như khoác lên mình một chiếc váy đỏ thật tráng lệ

Nhìn từ xa, cây phượng như khoác lên mình một chiếc váy đỏ thật tráng lệ

Bài thứ tư:

Trên sân trường em có rất nhiều loại cây: cây bàng, cây xà cừ, cây bằng lăng, cây phượng. Loài cây nào cũng có đặc trưng và vẻ đẹp riêng của nó. Nhưng em vẫn thích nhất là cây phượng ở ngay bên dưới cột cờ.

Em không biết cây phượng này có từ bao giờ, chỉ biết từ khi em bước vào ngôi trường này, cây phượng đã sừng sững đứng hiên ngang bên dưới cột cờ. Mỗi mùa hè đến, phượng nở đỏ rực một góc. Cô giáo em vẫn thường bảo rằng màu hoa phượng chính là màu của tuổi học trò. Cây phượng này cao hơn ngôi trường của em học, từng cành, từng lá xum xuê, bao phủ và tạo nên một bóng râm rất mát. Thân cây phượng xù xì, có nhiều con mắt nổi lên ở thân cây. Lá của cây phượng giống như lá của cây me, nhưng nó dài hơn lá cây me một chút. 

Ở dưới gốc cây, có những cái rễ rất to và dài bò lan ra ngoài mặt đất như những con rắn đang im lặng nằm ngủ một giấc thật ngon lành. Rễ cây chính là nơi chúng em vẫn ngồi mỗi khi giờ ra chơi. Chúng em nói đủ mọi thứ chuyện và có những trò chơi đặc biệt dưới gốc phượng này. Trò chơi rất thú vị, đó là vẽ một vòng tròn rộng xung quanh cây phượng, chia thành hai nhóm, một nhóm ở trong vòng tròn và một nhóm ở ngoài. Nhóm ở ngoài sẽ đuổi bắt nhóm ở trong, cứ thế chúng em chạy xung quanh gốc phượng không biết mệt mỏi. Mỗi khi có làn gió thổi qua, tán phượng rung rung lên âm thanh rất thích thú. Ánh nắng xuyên qua những tán lá, rọi vào khung cửa sổ lớp em.

Những sáng thứ hai đầu tuần, trường em tổ chức chào cờ, khi ngước mắt lên nhìn lá cờ bay phấp phới trên bầu trời bao la, chúng em cũng thấy những tán phượng đang reo đùa như đang vẫy chào chúng em. Khi mùa hè đến, những chú ve êu râm ran trên những tán cây không chịu ngớt. Vào tháng Năm, hoa phượng bắt đầu nở rộ, màu đỏ của hoa phượng rực cả một góc sân trường. Chúng em thường nhặt lấy từng cánh phượng rơi rụng xuống đất ép vào trang vở thành những chú bướm xinh đẹp nhất. Bạn nào cũng thích thú ép hoa vào trang mở chưa viết gì. 

Cây phượng trên sân trường là người bạn của em, em đã có rất nhiều kỉ niệm đối với loại cây này. Có lẽ sau này khi rời xa mái trường này, em vẫn sẽ luôn luôn nhớ đến cây phượng dưới cột cờ này.

Ánh nắng xuyên qua những tán lá, rọi vào khung cửa sổ lớp em.

Ánh nắng xuyên qua những tán lá, rọi vào khung cửa sổ lớp em.

Chúng em thường nhặt lấy từng cánh phượng rơi rụng xuống đất ép vào trang vở thành những chú bướm xinh đẹp nhất

Chúng em thường nhặt lấy từng cánh phượng rơi rụng xuống đất ép vào trang vở thành những chú bướm xinh đẹp nhất

Bài thứ năm:

Giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng đang nở rộ những chùm hoa thắm tươi như báo hiệu cho chúng tôi một mùa hè nữa lại bắt đầu.

Cây phượng đã nhiều tuổi lắm rồi. Thân cây to dễ đến mấy người ôm không xuể. Dưới gốc phượng có đến mấy cái rễ to nhỏ khác nhau. Cái thì trồi lên trên mặt đất vài mét mới chui xuống dưới. Cái thì ngoằn ngoèo, cái thì thẳng đuột. Tán phượng thì xòe rộng ra như cái dù phi công trùm lây một khoảng sân rộng, che bóng mát cho tụi nhỏ chúng tôi. Trên những cành phượng cao tít chim chóc thường đến đây ca hát líu lo làm cho sân trường không chỉ rộn rã tiếng trẻ thơ mà còn âm vang cả một bản hợp xướng yêu đời của người và chim.

Giữa khoảng trời mênh mông, những chùm phượng nổi lên một màu đỏ rực như có ai đó bắn lên một chùm pháo trong đêm giao thừa đón mừng thiên niên kỉ mới. Đây là hình ảnh đọng lại trong tâm tưởng tôi mỗi khi tiếng ve sầu bắt đầu râm ran trên các cành phượng và phượng bắt đầu ra hoa rồi hè đến. Hè sắp về là y như phượng khoe sắc là dấu ấn thời gian thúc giục tụi nhỏ chúng tôi mau mau luyện bài chuẩn bị kì thi sắp tới. Và đây cũng là khoảng thời gian chuẩn bị tinh thần chia tay nhau trong mấy tháng hè đầy bịn rịn và nhớ nhung.

Rồi đây nữa, những trang lưu bút hồn nhiên, ngây thơ nhưng chứa đầy những cảm xúc tình bạn. Trong ấy có thể là những kỉ niệm buồn vui với những cánh phượng hồng ép khô thành con bướm màu huyết dụ, gợi nhớ những ngày học bên nhau dưới gốc phượng này, Và sau nữa, những cơn mưa mùa hạ sẽ đến, xác phượng khắp sân trường đỏ hồng như xác pháo. Và biết bao bạn học sinh cũng như tôi cảm thấy xót xa trước những cánh hoa tơi tả. Nhưng rồi sau đó, hè qua đi, năm học mới lại đến, phượng đâm chồi nảy lộc! Cứ thế, cứ thế phượng lại ra hoa, thắp đỏ cả một vùng trời, báo hiệu năm học mới sắp kết thúc. Và hè lại đến.

Giã từ những cánh phượng thắm, lòng tôi lại cảm thấy xao xuyến bâng khuâng khi phải chia tay với cây phượng thân yêu, chia tay với những người bạn cùng học với biết bao lưu luyến nhớ nhung.

Tán phượng thì xòe rộng ra như cái dù phi công trùm lây một khoảng sân rộng

Tán phượng thì xòe rộng ra như cái dù phi công trùm lây một khoảng sân rộng

Xác phượng khắp sân trường đỏ hồng như xác pháo.

Xác phượng khắp sân trường đỏ hồng như xác pháo.

Bài thứ sáu:

“Hoa học trò”. Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò, phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến. 

Không biết cây phượng đã được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết ngày đầu tiên bước vào lớp một đã thấy nó đứng sừng sững giữa sân trường. Nó như một người bạn lâu năm gắn bó với mái trường. Nhìn từ xa, cây phượng tựa chiếc ô xanh mát rượi, che rợp cả một khoảng sân. Thân cây to cỡ hai vòng tay của bạn học sinh. Vỏ cây sần sùi nhiều mấu, thời gian đã phủ lên nó một màu nâu bạc dầu dãi nắng mưa. Những chiếc rễ lớn ngoằn ngoèo nổi gồ ghề trên mặt đất. Từ thân cây toả ra nhiều cành như những cánh tay giang rộng đón làn gió mát. 

Lá phượng xanh um, mát rượi, mượt mà như lá me non. Những chiếc lá mọc song song hai bên cuống, trông như đuôi chim phượng. Hoa phượng có năm cánh, mềm như nhung. Nhuỵ hoa dài và cong. Nhờ vào tán lá rộng của cây phượng, chúng em có nơi chuyện trò, ôn bài, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Mùa huy hoàng của phượng, đó là lúc được thoả sức khoe màu đỏ của hoa phượng lên nền trời xanh bao la. Đó là mùa hè. Lúc này, hoa phượng sáng rực cả một góc trời nhờ vào sắc đỏ của hoa được kết thành những tán lớn. Mùa hoa phượng nở cũng là lúc những nhạc công “ve sầu” râm ran tiếng hát. 

Rồi mùa hè đi qua, trên mặt sân lả tả sắc màu đỏ của những cánh phượng rơi. Trên cành cây bắt đầu xuất hiện những trái phượng non dài và mỏng. Mùa hoa phượng rạo rực đã kết thúc. Cây phượng già lại trở về với dáng vẻ thân quen vốn có hàng ngày, vẫn tiếp tục hân hoan chào đón chúng em tung tăng cắp sách đến trường.

Em yêu trường em bởi những nét đẹp thiên nhiên bình dị, yêu cây phượng gắn với hình ảnh mùa hè như người bạn nhỏ thân quen. Mãi mãi hình ảnh ấy cùng thầy, cô, bè bạn vẫn sống trong lòng em với ký ức đẹp đẽ nhất.

Hoa phượng sáng rực một góc trời

Hoa phượng sáng rực một góc trời

Trên cành cây bắt đầu xuất hiện những trái phượng non dài và mỏng cũng là lúc mùa hè sắp qua

Trên cành cây bắt đầu xuất hiện những trái phượng non dài và mỏng cũng là lúc mùa hè sắp qua

Bài thứ bảy:

Hằng năm, đến độ cuối xuân, học sinh chúng em lại được làm bạn với hoa phượng. Cây phượng ở góc sân trường em đã làm vui cho cảnh vật ngày hè. Và có lẽ, đây là loài cây em yêu nhất.

Cây phượng khá to. Dưới gốc, hai cánh tay em ôm mới xuể. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi. Lá phượng xòe ra, mềm mại, hao hao giống lá me. Tán lá như một chiếc ô lớn che mát một khoảng trời nho nhỏ. Cành phượng uyển chuyển, lung linh những chùm hoa đỏ thắm. Mỗi bông hoa như ngọn đèn đỏ thắp trong lùm cây xanh thẫm. Nhưng phượng ở đây không chỉ một đóa, không phải vài hoa, mà phượng nở từng chùm, từng cành bóng bẫy như chứa lửa, chứa nắng. Gặp làn gió nhẹ, từng nhụy hoa mang túi phấn rung rinh trông như đàn bướm thắm đang rập rờn trong vòm lá xanh non. 

Thỉnh thoảng, những đóa hoa lìa cành ngập ngừng bay nghiêng theo chiều gió rồi lả tả rơi dưới góc sân trường. Trên cành cao, ve kêu ra rả, chim chóc đua nhau chuyền cành, dường như chúng cũng bâng khuâng trước màu hoa phượng. Dưới bóng cây râm mát ấy, chúng em tụm nhau để chơi chọi gà, có bạn tung tăng chạy theo những đóa hoa bay. Có lúc em thầm hỏi: "Phượng ơi! Cây có từ bao giờ mà đẹp đến thế?". Nhìn thấy hoa phượng nở mà lòng em thêm rạo rực, phơi phới niềm vui. Phượng gợi nhắc mùa thi sắp đến, mùa hè đã về, mùa gặt hái kết quả học tập của tất cả học sinh.

Hình ảnh cây phượng đang vào mùa hoa đã khắc sâu trong tâm trí em. Rồi đây, chúng em sẽ xa ngôi trường thân yêu này, xa cây phượng vĩ ở góc sân trường đã chứa chan biết bao nhiêu kỉ niệm. Dù có đi đâu, về đâu chúng em vẫn nhớ mãi ngôi trường thuở ấu thơ, nơi có biết bao bè bạn thân thương, có bao thầy cô sớm hôm chăm sóc và có cây phượng trầm ngâm đang đứng đợi mỗi ngày.

Hình ảnh cây phượng đang vào mùa hoa đã khắc sâu trong tâm trí em

Dưới bóng cây râm mát ấy, chúng em tụm nhau để chơi chọi gà

Dưới bóng cây râm mát ấy, chúng em tụm nhau để chơi chọi gà

Bài thứ tám:

Đứng bên cổng trường em là cây phượng già. Một buổi trưa tháng năm, em ngồi dưới gốc phượng, ngắm nhìn những đóa hoa thắm tươi như báo hiệu một mùa hè nữa lại bắt đầu.

Cây phượng đã già lắm rồi, nghe bác bảo vệ kể lại, ngày xây dựng ngôi trường này, thầy hiệu trưởng đã trồng cây phượng làm kỷ niệm. Hai mươi năm trôi qua, cây phượng đã hai mươi tuổi. Cây đứng giang rộng cánh tay che chở cho chúng em dưới bóng mát của mình. Dưới gốc phượng, một cái rễ lớn, ngoằn ngoèo uốn lượn trông như con rắn đang trườn. Lớp da phong sương bạc phếch của phượng trông như màu đất ải. Quanh gốc cây giờ đã được xây một cái vòng tròn có đường kính năm mét. Bờ gạch xây giữ đất gốc được láng xi măng cho chúng em ngồi chơi. 

Buổi trưa ngồi trên bờ gạch, chúng em thích thú ngắm cây phượng tỏa bóng mát cho sân chơi. Cái thân nó đẫy đà vòng tay của em, sần sùi, cằn cỗi. Phần dưới gốc tròn vo làm ta ngỡ nó sẽ cao vút lên nhưng không, chỉ khoảng hơn hai mét là nó phân ra làm hai, rồi từ hai phần thân ấy các cành đua nhau mọc ra xiên chéo lên, đâm xòe về các phía. Tán phượng xòe rộng ra như một cái ô che mát cả một góc sân, chim đậu làm tổ trên đó, suốt ngày đua nhau hót líu lo. Từ những cành nhánh, lá phượng xòe ra với một bộ xương lá đều đặn đối xứng nhau. Trên các xương lá đó các phiến lá lại xòe ra đối xứng. 

Giữa vùng trời mênh mông, giữa đám lá xanh um, những đóa phượng nổi bật lên, rực lửa kiêu sa dưới ánh nắng hạ; tươi mát dịu dàng vào những buổi chiều tắt nắng; xinh xắn dễ thương vào những buổi sáng trong mát. Bây giờ đang mùa hè, các cành nở bung chùm hoa như lửa đỏ chói chang. Mỗi cánh hoa như cánh bướm bay. Một chùm hoa trong gió như bướm kết chùm lại. Hè còn về là phượng còn nở, là còn một khung trời trong sáng dành cho tuổi thơ, là còn những trang lưu bút với những dòng chữ xinh xắn, với lời lẽ ngây thơ nhưng chứa chan biết bao cảm xúc. 

Bỗng nhiên không khí chợt xôn xao hẳn lên khi trên tán cây con ve sầu cất tiếng. Tiếng ve inh ỏi. Một con ve kêu, hai con ve kêu... cả một dàn nhạc ve sầu lên tiếng. Tán phượng say nồng những cành mềm rung rinh màu lá xanh hoa đỏ. Sau mùa thi cử, những cánh bướm làm bằng hoa phượng lại bay lượn trong các quyển lưu bút học trò. Bóng tán lá xanh sáng hôm nay bỗng hừng hực sắc đỏ nôn nao. Sắc đỏ nhập nhòa trong tâm trí em dòng mực đỏ lời phê, điểm số của thầy giáo, cô giáo, sắc đỏ của hoa phượng bên màu đỏ mái ngói ngôi trường như thì thầm nói: Mùa nghỉ hè nữa lại về.

Giữa vùng trời mênh mông, giữa đám lá xanh um, những đóa phượng nổi bật lên, rực lửa kiêu sa dưới ánh nắng hạ

Giữa vùng trời mênh mông, giữa đám lá xanh um, những đóa phượng nổi bật lên, rực lửa kiêu sa dưới ánh nắng hạ

Những cánh phượng được dán trong lưu bút của tuổi học trò

Những cánh phượng được dán trong lưu bút của tuổi học trò

Bài thứ chín:

Trời chớm hè trong xanh, một màu xanh mượt mà của cỏ cây, hoa lá. Làn gió nhè nhẹ thoảng qua, cây phượng ở góc sân trường rùng mình đánh thức những búp non tỉnh giấc. Phượng cùng lũ học trò chúng tôi đón mùa hè tươi đẹp đã về. Và có lẽ đây là loài cây tôi yêu thích nhất.

Mới ngày nào, cây phượng có những cành trụi lá. Nhìn cây trông như không còn sức sống. Một dạo không để ý, hôm nay nhìn cây phượng tôi thật sự bàng hoàng. Tán lá xòe ra như cái ô khổng lồ che mát một góc sân trường. Cây phượng bắt đầu thắp lửa rồi! Lúc này tôi sực nhớ: Hè đã đến!

Những ngày đầu hè, phượng lác đác những bông hoa như cánh bướm. Sau đó, nhiều đóa lung linh, lung linh từng chùm rồi rực rỡ khắp cành. Muôn vàn búp nõn là muôn vàn bông hoa rực đỏ. Nhìn những chùm hoa trên cành, tôi nhớ câu chuyện kể của bà: Ngày xưa, khi mặt đất còn lạnh lẽo, Ngọc Hoàng đã đưa các con mình xuống trần gian để sưởi ấm cho muôn loài. Nhưng các con ngài bị kẻ ác đe dọa, Ngọc Hoàng bèn chọn cây phượng để treo Mặt Trời, phượng là nơi các con Ngài trú ngụ.

Ôi! Phượng có một quá khứ tuyệt vời. Quá khứ vinh quang, hào hùng và đáng yêu đến thế!... Tôi yêu những nụ hoa vừa hé. Yêu những bông hoa nở rộ và yêu những cánh hoa lác đác bay nghiêng. Tôi yêu cái gốc cây sần sùi, bạc phếch, nơi học trò chúng tôi thích đến tụm bảy, tụm năm. Có lúc chúng tôi khắc tên nhau lên chiếc áo nâu sần giản dị ấy, rồi những lúc ngước nhìn lên cây để đón hoa rơi. 

Và sự mong chờ đón đợi cũng đến. Hoa lác đác rụng xuống sân trường, hoa thản nhiên rơi xuống đất, không chút do dự vẩn vơ, có hoa tung tăng bay lượn với làn gió nhẹ. Có hoa còn lưu luyến khi phải xa cành. Có lẽ hoa cũng giống chúng tôi trong giờ phút chia tay, giờ phút xa trường, xa lớp vì đã kết thúc năm học. Những lúc ấy, ai cũng có sắc hoa nằm ở trong tâm hồn.

Cứ như thế, hoa phượng thả những cánh hoa son xuống cỏ, đến từng giây phút xa các bạn học trò. Hoa phượng rơi, rơi...Hoa phượng rạt rào, lay động khi các bạn đã về. Hoa phượng yêu chúng tôi đến thế. Tôi cũng yêu hoa phượng biết nhường nào. Cây phượng đã hằn sâu trong kí ức tôi, làm cho tôi thêm gắn bó với trường, với lớp.

Những ngày hè, cổng trường khép kín. Trường vắng lặng, không tiếng trống, không tiếng vui đùa. Cây phượng cô đơn giữa không gian yên ắng. Tôi vui với mùa hè nhưng không sao quên được mái trường yêu dấu, nơi đó có cây phượng trầm ngâm đứng đợi mỗi ngày...Tôi nhớ từng cành cây, kẽ lá, nhớ từng nụ hoa, từng cánh hoa lác đác dưới sân trường. Tôi nhớ những chiều xuân hửng ấm, chúng tôi tụm nhau dưới gốc cây để chuyện trò. Tôi muốn tìm lại nơi đây giữa những ngày hè xa vắng.

Ôi, cây phượng thật đáng yêu, thật giản dị và cũng thật rực rỡ, phượng hãy đứng đấy để làm vui cho cảnh trường. Phượng đã tô điểm cho cảnh trường thêm đẹp. Đối với tôi, phượng là loài hoa đẹp nhất.

Cây phượng đã hằn sâu trong kí ức tôi, làm cho tôi thêm gắn bó với trường, với lớp.

Cây phượng đã hằn sâu trong kí ức tôi, làm cho tôi thêm gắn bó với trường, với lớp.

Phượng cùng lũ học trò chúng tôi đón mùa hè tươi đẹp đã về

Phượng cùng lũ học trò chúng tôi đón mùa hè tươi đẹp đã về

Bài thứ mười:

Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó - một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.

Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút. Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập. 

Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất. Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường, xa thầy cô, xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu, dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường, bơ vơ giữa biển nắng vàng. 

Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những cơn gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng… Ba tháng hè trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng. Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày khai giảng lại về. Phượng mong nhớ, chờ đợi để được gặp lại các bạn học sinh. 

Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng…Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào. 

Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm? Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng - loài hoa học trò thân thương.

Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng

Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng

Phượng mong nhớ, chờ đợi để được gặp lại các bạn học sinh

Phượng mong nhớ, chờ đợi để được gặp lại các bạn học sinh

Bạn nhớ k mk nhé!

CHÚC BẠN HỌC TỐT

14 tháng 6 2018

Mùa hè đến là mùa của những tia nắng gay gắt và cũng là mùa của những chùm hoa phượng nở.Hôm qua , trên cây còn lấm tấm những chùm hoa phượng đỏ  xen lẫn với màu của cây lá . Trông chúng như những hạt ngọc nhỏ li ti giữa một tấm thảm xanh . Trong vòm lá , một vài tia nắng chói chang le lói xuyên qua cùng với một vài chú chim nhỏ hót véo von.Giữa những bông hoa đó là một vài hạt nhụy màu xanh cùng với một mùi hương thoảng nhẹ nhàng.Chỉ vài cơn gió thoảng nhẹ qua , một vài bông hoa rơi xuống như những chùm sáng đỏ.Sáng hôm sau .....Ôi , thật là kì diệu.Từng chùm hoa nhỏ li ti hôm qua đã nở rộ và biến thành những chùm hoa đỏ . Trông chúng hệt những chùm lửa đỏ rực thì nhậu thả sức nóng với mùa hè.Những tia nắng nóng bỏng đó như muốn đốt cháy cả cành cây.Từng chùm hoa nở đỏ rực như những cánh tay vươn mình ra nắng mới.Những bông hoa phượng đã rất gắn bó với em . Nó đã chứng kiến biết bao mùa thi , tựa trường của chúng em.

14 tháng 6 2018

- Những truyền thuyết của Việt Nam thật là hay.

- Trận đấu bóng chuyền này thật gay cấn. 

14 tháng 6 2018

Truyền hình phát thanh.

Các anh chuyền bóng.